Sơn nữ với nhịp chiêng Jhô và vòng xoang cổ
Sơn nữ với nhịp chiêng Jhô
và vòng xoang cổ. Trong khi ở nhiều nơi đang có hiện tượng lớp trẻ phai nhạt với
văn hóa truyền thống thì ở những buôn làng người Êđê, M’nông trên cao nguyên
Dak Lak, nhịp chiêng Jhô và vòng xoang cổ mà nhiều cô gái tuổi còn rất trẻ ở
Buôn Trấp và Ea Tul tiếp tục kế thừa, nắm giữ đã nối dài những ước mơ, khát vọng
bao đời của dân tộc họ…Tiếp tục thăng hoaMỗi khi được xem họ diễn tấu, tôi đều
cảm nhận được một điều: những giá trị âm nhạc ấy đích thực là những “viên ngọc”
được những cô gái xinh đẹp bên dòng sông Krông Ana này lưu giữ và không ngừng
làm sáng lên vốn văn hóa độc đáo của tổ tiên, ông bà họ để lại. Cũng như các
Amí ngày xưa, sáu cái chiêng trong tay sáu cô gái trẻ bây giờ vẫn thế, vẫn đang
ngân lên trong không gian bình dị để chào đón người đi xa trở về, mừng và tiễn
người nơi khác đến, hoặc để làm lễ thổi tai và đặt tên cho con… Vậy mà sao có sức
lôi cuốn đến lạ kỳ!.
Truyền dạy chiêng Jhô cho
thiếu nữ buôn Trấp (Krông Ana).
Sáu đôi chân nhún nhảy cùng
những đôi tay đầy ma mị đã hợp lại thành đội chiêng trẻ diễn tấu những cung bậc
tình cảm sâu lắng và đầy tha thiết, dẫn dụ người nghe bằng một thứ âm thanh vô
cùng huyền hoặc. “Tờng proòng-tờng proòng/ tờng prênh - tờng proòng…”- điệu
chiêng phải hòa hợp mới hay, nhịp trống đánh làm nền cho đúng mới khiến người
nghe nhận ra cái độc đáo của dàn chiêng Jhô-Buôn Trấp - bà H’Riu - mẹ của cô
gái H’Dhao diễn giải cho cả nhóm hiểu ra sau mỗi lần tập luyện. Đến nay, sau mấy
năm được các bà, các mí truyền thụ và chỉ bảo tận tình, cả nhóm đã diễn tấu nhuần
nhuyễn không thua kém gì thế hệ trước. Cũng từ niềm đam mê ấy, những cô gái trẻ
ở đây đã thuộc nằm lòng những bài chiêng cổ và những điệu chiêng truyền thống của
người Êđê Bing sinh sống dọc dài bên dòng sông Mẹ. Vừa diễn tấu, H’Rút và H’Liu
vừa giới thiệu cho tôi nghe về những bài chiêng rất đổi thân thuộc và gần gũi của
dân tộc mình: Này là bài “Drôk tue-Đón khách”, “Hohoh-Mừng sức khỏe”, “Wăk
weih-Mừng lúa mới”… mà họ đã học thuộc làu từ lúc tuổi mười hai, mười ba.
Những cô gái này nói rằng dàn chiêng nữ ở đây không giống với tiếng chiêng của những người đàn ông bản xứ: dũng mãnh và trầm hùng, rộn ràng và khoáng đạt, còn nhịp chiêng Jhô có không gian riêng của nó - là mái ấm gia đình gắn với những buồn vui trong đời sống sinh hoạt của mọi nhà. Sự độc đáo của dàn chiêng Jhô - Buôn Trấp là rất ít khi tham gia nghi lễ cộng đồng, thường chỉ diễn tấu trong không gian gia đình bình dị, ấm cúng. Phiên chế của dàn chiêng nữ được chia ra thành ba cặp và cứ hai cái có cùng một cái tên, lần lượt là: Amí (mẹ), Ama (cha) và Anắc (con) - tương ứng với một mô hình gia đình sum vầy, đoàn tụ. Và cũng chính nhờ đặc điểm khác biệt đó nên việc học tập và truyền thụ lại cho các thành viên (là con gái) trong các gia đình người Êđê Bing ở đây trở nên thân thuộc, dễ dàng hơn. Cô H’Dhao, tâm sự: vốn âm nhạc quí báu này không bao giờ mất, từ đời này sang đời khác, bà dạy cho mẹ, mẹ truyền cho con và cứ thế nhịp chiêng Jhô ở đây thấm sâu và ngân dài qua bao thế hệ. Con gái phải biết đánh chiêng để bày tỏ, gửi gắm tình cảm của mình với mọi người; và cũng vì lẽ đó mà tiếng chiêng Jhô luôn gắn bó với mỗi phận đời từ lúc còn là thiếu nữ, cho đến khi làm mẹ, làm bà...rồi trở về với đất. Đánh thức ký ứcTrong ký ức của người già ở Ea Tul dưới chân Núi Hoa, huyện Cư M’gar vẫn còn nhớ những vòng xoang cổ của ông bà. Ấy là xoang T’lang (chim Grứ bay lên), xoang Khớt H’gơr (hát múa trong nghi lễ bọc trống) và Mặp mọ T’rai (mời rượu thác đổ)… từ lâu đã trở thành niềm tự hào của người Êđê M’thun bản địa. Vậy mà bây giờ không ai nhớ nữa. Bà H’Duôn, H’Nhé có lần tâm sự như vậy với chị H’Hoa-Phó phòng VH-TT huyện Cư M’gar. Một bận về đây công tác, nữ cán bộ văn hóa người dân tộc tại chỗ này đem những tâm sự trên kể cho tôi nghe, tôi khuyên chị: sao không làm một việc gì đó (đại loại như xây dựng đề án) sưu tầm, bảo tồn và phát huy những điệu múa cổ truyền thống chẳng hạn? H’Hoa nghe ra, mừng lắm và nói sẽ bàn bạc cùng anh chị em trong ngành văn hóa đưa ý tưởng này vào chương trình hành động trong năm 2012.
Những cô gái này nói rằng dàn chiêng nữ ở đây không giống với tiếng chiêng của những người đàn ông bản xứ: dũng mãnh và trầm hùng, rộn ràng và khoáng đạt, còn nhịp chiêng Jhô có không gian riêng của nó - là mái ấm gia đình gắn với những buồn vui trong đời sống sinh hoạt của mọi nhà. Sự độc đáo của dàn chiêng Jhô - Buôn Trấp là rất ít khi tham gia nghi lễ cộng đồng, thường chỉ diễn tấu trong không gian gia đình bình dị, ấm cúng. Phiên chế của dàn chiêng nữ được chia ra thành ba cặp và cứ hai cái có cùng một cái tên, lần lượt là: Amí (mẹ), Ama (cha) và Anắc (con) - tương ứng với một mô hình gia đình sum vầy, đoàn tụ. Và cũng chính nhờ đặc điểm khác biệt đó nên việc học tập và truyền thụ lại cho các thành viên (là con gái) trong các gia đình người Êđê Bing ở đây trở nên thân thuộc, dễ dàng hơn. Cô H’Dhao, tâm sự: vốn âm nhạc quí báu này không bao giờ mất, từ đời này sang đời khác, bà dạy cho mẹ, mẹ truyền cho con và cứ thế nhịp chiêng Jhô ở đây thấm sâu và ngân dài qua bao thế hệ. Con gái phải biết đánh chiêng để bày tỏ, gửi gắm tình cảm của mình với mọi người; và cũng vì lẽ đó mà tiếng chiêng Jhô luôn gắn bó với mỗi phận đời từ lúc còn là thiếu nữ, cho đến khi làm mẹ, làm bà...rồi trở về với đất. Đánh thức ký ứcTrong ký ức của người già ở Ea Tul dưới chân Núi Hoa, huyện Cư M’gar vẫn còn nhớ những vòng xoang cổ của ông bà. Ấy là xoang T’lang (chim Grứ bay lên), xoang Khớt H’gơr (hát múa trong nghi lễ bọc trống) và Mặp mọ T’rai (mời rượu thác đổ)… từ lâu đã trở thành niềm tự hào của người Êđê M’thun bản địa. Vậy mà bây giờ không ai nhớ nữa. Bà H’Duôn, H’Nhé có lần tâm sự như vậy với chị H’Hoa-Phó phòng VH-TT huyện Cư M’gar. Một bận về đây công tác, nữ cán bộ văn hóa người dân tộc tại chỗ này đem những tâm sự trên kể cho tôi nghe, tôi khuyên chị: sao không làm một việc gì đó (đại loại như xây dựng đề án) sưu tầm, bảo tồn và phát huy những điệu múa cổ truyền thống chẳng hạn? H’Hoa nghe ra, mừng lắm và nói sẽ bàn bạc cùng anh chị em trong ngành văn hóa đưa ý tưởng này vào chương trình hành động trong năm 2012.
Vừa rồi trở lại Cư M’gar,
tôi gặp lại H’Hoa và chị tỏ ra rất phấn chấn: đến nay đã có ít nhất tám buôn ở
các xã Ea Tul, Ea Đinh và Cư D’lei M’nông đã có đội văn nghệ trẻ hát múa dân
gian. Các điệu xoang cổ truyền thống đã được sưu tầm và phục dựng trở lại dưới
sự giúp đỡ, hướng dẫn của các nghệ nhân lớn tuổi như bà H’Duôn, H’Nhé, chị
H’Nen, H’Bhướt… Rồi, H’Hoa dẫn tôi vào buôn Phơng-Ea Tul để gặp gỡ và xem đội
múa nữ ở đây biểu diễn. Thật đẹp và kiêu hãnh với vũ điệu cổ T’lang, những cô
gái tuổi mười tám, đôi mươi nhịp nhàng-lúc nhón chân vươn lên trong tư thế như
muốn bay lên, khi dịu dàng nghiêng người nhuốm vẻ mơ màng, say đắm. Sinh động
và tinh tế hơn là đôi cánh tay của những cô sơn nữ, cứ xòe ra rồi khép lại tựa
con chim Grứ sải cánh bay lên, hạ xuống cùng bạn tình giữa không gian núi rừng
khoáng đạt. Chị H’Nen diễn giải rằng: điệu xoang này chỉ dành cho con gái vào độ
xuân sắc, đẹp như con chim Grứ, là biểu tượng của khát vọng và đam mê. Điệu
xoang Khớt H’gơ và Mặp mọ T’rai có khác về không gian diễn xướng, điệu múa phải
theo cùng nghi lễ (bọc trống và mời rượu) nên sự tung tẩy của các vũ nữ có phần
hạn chế. Nhưng không vì thế mà “ngôn ngữ” của các vũ điệu này không mang một sức
nặng thông điệp tình cảm của cộng đồng gửi đến mọi người - cả khách lẫn chủ có
mặt trong nghi lễ thông qua sự cách điệu và ước lệ hết sức nghệ thuật. Mí
H’Duôn đúc kết: nhìn vào phần múa thì biết nghi lễ đó ở tầm mức nào, long trọng
và đông vui thì những cánh tay mời rượu càng nhiều, những cái lắc vai càng nối
dài để dòng nước xuống ghè rượu miên man như dòng thác… Thật độc đáo, chiều sâu
văn hóa của tộc người miền cao này được “mã hóa” trong đó và cố nhiên đã nói
thay cho con người nhiều điều thi vị và thầm kín. Rõ ràng, sự khơi gợi về ý thức
cội nguồn cho lóp trẻ hôm nay đồng nghĩa với việc tìm lại và phát huy sức mạnh
nội sinh tiềm tàng cho mỗi cộng đồng dân tộc tồn tại và phát triển. Trong hành
trình ấy, chắc chắn không thể thiếu đi lòng đam mê, vốn hiểu biết sâu sắc của mỗi
người nhằm tiếp nối và khơi nguồn dòng chảy văn hóa của các tộc người bản địa
trên cao nguyên Dak Lak này chảy mãi từ ngàn xưa đến mai sau.
HTSN
Nguồn Báo Đăk Lăk điện
tử
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét