Nghệ thuật truyền thống các
dân tộc Việt
Chắp cánh cho ví phường vải
Qua thời gian, cùng với sự mai một của nghề canh cửi, những đêm hát ví phường vải cứ thưa dần rồi vắng bóng. Để khôi phục hát ví phường vải, các nghệ nhân xã Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An đã cất công sưu tầm những câu hát xưa, tái hiện chiếc xa quay sợi truyền thống và vận động con cháu thành lập câu lạc bộ hát ví phường vải Kim Liên.
Lối hát bắt nguồn từ nghề canh cửiHát ví phường vải ở Nghệ An cũng giống như hát ví, hát lượn ở một số vùng khác, hai bên con trai, con gái hát đối nhau. Bên này hỏi, bên kia trả lời. Cái khó của hát ví phường vải là có bao nhiêu câu hỏi thì phải có ngần ấy câu đáp lại, nhất thiết không được nhiều hơn mà phải đủ ý của câu hỏi. Trong hát phường vải, phe nữ luôn là vai chủ, phe nam luôn là vai khách, nhưng luân phiên vừa vào vai cắt giọng hát vừa đóng vai người nghe. Điều đặc biệt, bên nữ là những cô gái lao động, làm nghề dệt vải, còn bên nam thì nghề nghiệp đa dạng, phong phú hơn. Đó có thể là những chàng trai làm nông nghiệp, chài lưới, buôn bán, sĩ tử đang dùi mài kinh sử hay thầy đồ làm nghề gõ đầu trẻ.
Qua thời gian, cùng với sự mai một của nghề canh cửi, những đêm hát ví phường vải cứ thưa dần rồi vắng bóng. Để khôi phục hát ví phường vải, các nghệ nhân xã Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An đã cất công sưu tầm những câu hát xưa, tái hiện chiếc xa quay sợi truyền thống và vận động con cháu thành lập câu lạc bộ hát ví phường vải Kim Liên.
Lối hát bắt nguồn từ nghề canh cửiHát ví phường vải ở Nghệ An cũng giống như hát ví, hát lượn ở một số vùng khác, hai bên con trai, con gái hát đối nhau. Bên này hỏi, bên kia trả lời. Cái khó của hát ví phường vải là có bao nhiêu câu hỏi thì phải có ngần ấy câu đáp lại, nhất thiết không được nhiều hơn mà phải đủ ý của câu hỏi. Trong hát phường vải, phe nữ luôn là vai chủ, phe nam luôn là vai khách, nhưng luân phiên vừa vào vai cắt giọng hát vừa đóng vai người nghe. Điều đặc biệt, bên nữ là những cô gái lao động, làm nghề dệt vải, còn bên nam thì nghề nghiệp đa dạng, phong phú hơn. Đó có thể là những chàng trai làm nông nghiệp, chài lưới, buôn bán, sĩ tử đang dùi mài kinh sử hay thầy đồ làm nghề gõ đầu trẻ.
Nhắc tới lịch sử ra đời của
hát ví phường vải, nghệ nhân Trần Văn Tư, 85 tuổi, ở Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An
cho biết: theo các cụ truyền lại thì hát ví phường vải bắt nguồn từ nghề trồng
bông, nuôi tằm, dệt vải. Vào những đêm hè, trăng thanh gió mát, chị em thường tập
hợp thành phường, vừa quay xa kéo sợi vừa góp vui bằng những câu hát có vần...
Trai làng dạo chơi bị níu chân bởi những lời ca ngọt ngào, sâu lắng cũng dừng lại
hát đối đôi câu. Ví phường vải trở thành những câu hát lứa đôi, diễn ra trong
suốt mùa kéo sợi.Hát ví phường vải thường diễn ra qua ba chặng. Chặng thứ nhất
là hát dạo, hát chào, hát mừng, hát hỏi. Để mở đầu cho một cuộc hát khi bên nam
đến phải đứng hát từ ngoài đường, ngoài ngõ. Sau hát hỏi là hát chào, làm tăng
vẻ lịch sự của phường hát và nói lên sự mừng rỡ vì được gặp nhau. Ở chặng một,
cả chủ và khách ở giai đoạn thăm dò, lựa lời chào hỏi, tìm hiểu tên tuổi, nghề
nghiệp, quê quán, gia đình..., để làm quen.
Chặng thứ hai là hát đố, vai chủ thử thách vai khách kiến thức, hiểu biết về sử sách, cuộc sống, xã hội. Vượt qua chặng này, vai khách được mời vào nhà ăn trầu, uống nước, cùng vai chủ hát thâu đêm, suốt sáng và tiến tới quan hệ thân thiết, gần gũi. Cuối cùng là chặng hát xe kết và hát tiễn, trai gái thể hiện tình cảm với nhau. Hai bên lưu luyến, nói về nhưng vẫn muốn ở, nói đi nhưng vẫn chưa đành lòng đi...Bảo tồn và phát triển hát ví phường vải
Chặng thứ hai là hát đố, vai chủ thử thách vai khách kiến thức, hiểu biết về sử sách, cuộc sống, xã hội. Vượt qua chặng này, vai khách được mời vào nhà ăn trầu, uống nước, cùng vai chủ hát thâu đêm, suốt sáng và tiến tới quan hệ thân thiết, gần gũi. Cuối cùng là chặng hát xe kết và hát tiễn, trai gái thể hiện tình cảm với nhau. Hai bên lưu luyến, nói về nhưng vẫn muốn ở, nói đi nhưng vẫn chưa đành lòng đi...Bảo tồn và phát triển hát ví phường vải
Hát ví phường vải khác các loại dân ca
khác ở chỗ có sự tham gia của các nhà nho, nhà thơ. Trong cuộc đời mình, Phan
Bội Châu đã đi hát ví ở nhiều nơi. Sinh thời, say câu hát ví phường vải, nên
giờ đây trong khu nhà tưởng niệm ông vẫn trưng bày xa quay, khung cửi... Và
trong ký ức của các nghệ nhân nơi đây, giai thoại về cụ Phan Bội Châu đi hát
ví ở phường bà Hạnh vẫn được nhắc như một kỷ niệm vui trong thời gian đi chơi
phường vải của cụ...
|
Sự ra đời của các nhà máy dệt
khiến công việc quay xa kéo sợi không còn thịnh hành. Các cô gái phường vải trẻ
trung, xinh đẹp thuở nào giờ thành những cụ già, tóc pha sương, nhưng họ vẫn giữ
nguyên lề lối xưa, những cây chào phường vải, hát mời nước mỗi khi có khách đến
chơi nhà. Và đáng quý hơn, họ vẫn tâm huyết với phường vải, mong muốn những câu
hát phường vải mãi được giữ gìn, trở thành nét văn hóa ăn vào máu thịt của những
người con xứ Nghệ. Để khôi phục hát ví phường vải, nghệ nhân Trần Văn Tư cùng
các cụ cao tuổi trong làng Kim Liên đã cất công sưu tầm những câu hát xưa, tái
hiện chiếc xa quay sợi truyền thống và vận động con cháu lập ra câu lạc bộ hát
phường vải Kim Liên. Câu lạc bộ phường vải Kim Liên đã có gần 30 thành viên
tham gia với mọi lứa tuổi. Các nghệ nhân cao tuổi luyện cho lớp trẻ từng câu
hát, từng động tác quay xa... Giờ đã ở tuổi 90 nhưng nghệ nhân Hoàng Thị Út,
thôn Hoàng Trù vẫn cố gắng truyền dạy những câu hát ví phường vải cho các con,
các cháu trong nhà. Ai muốn học tìm đến bà cũng dạy. Niềm vui đến với câu hát,
điệu ví phường vải khi tỉnh Nghệ An đã xây dựng đề án Giữ gìn, bảo tồn và
phát triển hát ví phường vải, phục dựng khung cảnh những đêm trăng phường vải,
vừa kéo sợi, quay tơ, vừa hát giao duyên, đối đáp...
Bây giờ vào những đêm trăng sáng hay mỗi khi khách du lịch có nhu cầu nghe hát ví, các nghệ nhân cùng những người hát giỏi trong làng lại tất bật chuẩn bị cho buổi hát. Thế nhưng, hát ví phường vải vẫn chưa có được mảnh đất thực sự màu mỡ để phát triển. Không chỉ vậy, đội ngũ kế cận gìn giữ, phát triển loại hình nghệ thuật dân gian này vẫn mỏng. Nghệ nhân Trần Văn Tư trăn trở: “Lớp trẻ giờ không mấy ham học vì hát ví khó hát và không có nhạc đệm, không sôi động như các loại hình ca nhạc khác”.Vẫn biết việc bảo tồn văn hóa truyền thống luôn gặp nhiều khó khăn, nhưng hy vọng với tâm huyết của các nghệ nhân, sự quan tâm của các ngành chức năng, hát ví phường vải sẽ khẳng định được sức sống mãnh liệt của một di sản trong kho tàng dân ca xứ Nghệ.
Bây giờ vào những đêm trăng sáng hay mỗi khi khách du lịch có nhu cầu nghe hát ví, các nghệ nhân cùng những người hát giỏi trong làng lại tất bật chuẩn bị cho buổi hát. Thế nhưng, hát ví phường vải vẫn chưa có được mảnh đất thực sự màu mỡ để phát triển. Không chỉ vậy, đội ngũ kế cận gìn giữ, phát triển loại hình nghệ thuật dân gian này vẫn mỏng. Nghệ nhân Trần Văn Tư trăn trở: “Lớp trẻ giờ không mấy ham học vì hát ví khó hát và không có nhạc đệm, không sôi động như các loại hình ca nhạc khác”.Vẫn biết việc bảo tồn văn hóa truyền thống luôn gặp nhiều khó khăn, nhưng hy vọng với tâm huyết của các nghệ nhân, sự quan tâm của các ngành chức năng, hát ví phường vải sẽ khẳng định được sức sống mãnh liệt của một di sản trong kho tàng dân ca xứ Nghệ.
Kim Ngoan
Hát trống quân
Trống quân có tính cách đối thoại. Nó là một lối hát đối giữa trai và gái, một lối đối đáp hỏi trả qua lại.
Hát trống quân là loại hình dân ca thi tài đối đáp thông qua những câu hát giao duyên có nội dung trao đổi về nhận biết và kinh nghiệm sống giữa nam, nữ thanh niên trong xã hội nông nghiệp với nền văn minh lúa nước. Hát trống quân là hình thức rất phổ biến ở đồng bằng và trung du bắc bộ, từ Thanh Hoá trở ra. Nhưng hình thức hát giao duyên mang tên trống quân này ở mỗi địa phương lại có làn điệu và lối hát riêng của mình.
Hát trống quân có từ bao giờ?
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Vũ Ngọc Phan cho rằng: hát trống quân "Tục truyền có từ đời Trần (thế kỷ XIII) vào thời gian nhân dân ta chống quân xâm lược nhà Nguyên. Những lúc nghỉ ngơi, binh sĩ Việt Nam đã nghĩ ra cách giải trí là ngồi thành hai hàng đối diện nhau, gõ vào tang trống mà hát cứ một bên hát xướng vừa dứt thì bên kia lại "hát đáp". Về sau, khi đã đánh đuổi quân xâm lược, điệu hát được phổ biến trong dân gian miền Bắc..."
Xưa, hát trống quân là loại diễn xướng ca hát dân gian phổ biến nhất ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Kết quả điều tra điền dã cho thấy, ở vùng đồng bằng Hà Tây, trước những năm 50, vào mùa thu khá nhiều làng tổ chức các đám hát trống quân; nhưng trở thành truyền thống, có nhiều nghệ nhân hát giỏi, số người tham gia cuộc hát phổ biến cả làng thì mới chỉ thấy ở các làng chạy men theo tả hữu ngạn đoạn cuối dòng Tô, thuộc đất Hà Tây.Nổi bật nhất là làng Quần Hiền (xã Hòa Bình) tên nôm là làng Quèn Dưới - một làng cổ có ngôi đình nằm sát bờ sông thời Lê Lai quên thân cứu chủ tướng Lê Lợi lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Số nghệ nhân hát giỏi chủ yếu là nữ như các bà: bà Chiến, bà Lấu, bà Mỹ, bà Bô...Sau đó là làng Đỗ Hà (xã Khánh Hà) đối diện với làng Quần Hiền. Hai làng nối nhau bằng một cây cầu tình nghĩa xây gạch bắc quá sông Tô. Số nghệ nhân giỏi như ông Hoàng, bà Nôi, bà Đãi, bà Xuyền, bà Miên...Tiếp nữa là làng Khánh Vân (xã Khánh Hà). Khánh Vân nghĩa là mây lành. Truyền ráng, thuở Lê Lợi cầm đại binh ra vây đánh thành Đông Quan (Hà Nội), đoàn quần có nghỉ chân ở một làng ven sông, vừa hay có đám mây ngũ sắc từ phương trời xa kéo đến che rợp cả đoàn quân. Hôm sau, đoàn quân vào trận giành chiến thắng vẻ vang. Cho là điềm trời trợ giúp, Lê Lợi đã phong tên chữ cho làng là Khánh Vân. Vào cuối thế kỷ: 18 "Mùa thu năm Mậu Ngọ (1798)" (2), Phạm Đinh Hổ tác già cuốn Tùy bút viết trong những ngày mưa (Vũ trung tùy bút) nổi tiếng văn hay mà lại sâu sắc về giá trị phản ánh hiện thực thời đại, từng về làng Khánh Vân dạy học và thả hồn tìm thi hứng theo mây nước dòng Tô...Ngoài ra còn hai làng: Hoàng Xá (xã Khánh Hà), Phụng Công (xã Hòa Bình) tên nôm là Quèn Trên có những nghệ nhân mê hát như các ông Tư Luân, Hai Dụ ở Phụng Công, sáng đi lên Hà Nội làm, tối lại từ Hà Nội về nhà tham gia cuộc hát. Còn bà Mỹ ở Hoàng Xá đi hát giật giải từ năm 17 tuổi.Mỗi làng trên đều có một sắc thái văn hóa riêng nhưng chung nhau soi bóng dòng Tô, cùng ở trong cái nôi một thời nuôi dưỡng và phát triển làn điệu hát trống quân.Thời gian tổ chức hát trống quân ở các làng này chủ yếu vào mùa thu. Cuối tháng 7, công việc đồng áng đã vãn, tiết trời khô ráo, các làng bắt đàn nhóm hát. Cuộc hát thịnh hành suốt tháng 8, tháng 9, sang đến đầu tháng 10 âm lịch lúc lúa đổ đòng mới thôi hát (ngày xưa cấy giống lúa dài ngày phải tháng 10 mới gặt). Thời điểm hát trừ hát giải vào các ngày hội còn chủ yếu là hát vào các buổi tối mỗi ngày. Bắt đầu lúc trăng đầu tháng nhô khỏi lũy tre làng, trai thanh gái lịch kéo nhau ra cầu kệ ven sông cạnh làng cất tiếng hát. Thường mở đầu:- Một đàn cò trắng bay tungBên nam bên nữ ta cùng hát lên.Bên nam bên nữ ăn lời thì hát trao duyên. Lời vàng tiếng bạc trao qua đổi lại càng về khuya càng mặn mà sâu xa tình nghĩa. Sau năm 1958, các cuộc diễn xướng hát trống quân ở đây bị mai một. Hát trống quân ở vùng này còn ghi lại có ba hình thức chính:
Một: Bên nam bên nữ hát với nhau khoảng cách không xa là mấy, nhất thiết phải có một chiếc trống con đặt ngửa mặt buộc vào cọc cách đất, (có nơi dưới đáy trống đào một hố đất để âm thanh vang xa) trên là sợi dây kéo căng ghìm cọc. Mặt trống có nẫy để dây cách mặt hoặc có cọc xiên qua tâm mặt trống. Người hát dùng que đánh vào dây, dây bật vào mặt trống, kết hợp hài hòa với nhịp điệu lời ca trống quân tạo ra âm hưởng tác động vào trái tim người nghe. (Một số nơi ở thời kỳ trước 1945 đã thay thế dây thừng bằng dây thép, trống bịt da bằng thùng sắt tây làm hạn chế cảm xúc trữ tình của âm nhạc trống quân).
Đây là lời hát trống quân cổ nhất, nam nữ hát đối nhau qua mặt trống. Hình thức này thường lập ra để hát ở sân đình, sân chùa các làng, nhân ngày hội làng (ở làng Khánh Vân, làng Đỗ Hà). Dân trong vùng quen gọi là hát giải hay hát treo giải. Làng nào mở hội có tổ chức hát thi trống quân thì mời các nghệ nhân hát ở các làng khác đến dự. Cuộc hát thi phần tuân thủ theo qui định truyền thống, hát có bài bản, dứt điểm từng chặng. Từ hát mở cho đến hát ví, hát vận, hát họa, hát đố... Và cuộc hát thường có lời giao ước rằng:
Tháng tám anh đi chơi xuân
Gặp đây có hội trống quân anh vào
Anh vào anh có lời giao
Không chồng thì vào, có chồng thì ra
Có con thì tránh đi xa
Không anh chạm phải về nhà chồng ghen.
Cứ hát vui vậy thôi, chớ xưa kia bố mẹ dựng vợ gả chồng cho con cái khi tuổi còn rất trẻ, do vậy, hầu hết những người hát trống quân vùng này đều đã có chồng, có vợ cả rồi. Say đắm giọng hát của nhau mà càng quí trọng nhau, đó là cái nghĩa cái tình của người đi hát trống quân. Bên hát thua thường là do không trả lời đúng tinh thần của câu đố đối phương đặt ra, hoặc quá trình hát bị thất vận. Khó nhất là lúc thi giọng, người hát giỏi phải thuộc đủ 36 giọng hát ở vùng châu thổ sông Hồng từ hát chèo, hát ru đến hát quan họ, hò sông nước, v.v... Do vậy, kiến thức của nghệ nhân ở vùng này khá phong phú. Đặc trưng của hát trống quân là chỉ hát có một làn điệu, chủ yếu sử dụng lời hát theo thể lục bát, lục bát biến thể. Cái khó là đòi hỏi người hát phải nhanh trí nối vần. Chữ cuối của người hát trước phải vần với chữ cuối dòng đầu của người hát sau. Cách hát này ngoài việc tổ chức ở sân đình trong các ngày hội làng còn được tổ chức ở nhà riêng. Người hát cùng làng hoặc mời người khác làng tới vui hát.
Hai: Hát trống quân không cần đến âm nhạc, nghĩa là bên nam bên nữ ngẫu hứng lập cuộc hát không cần có trống, vì thế lời hát theo làn điệu trống quân bay đi, bay lại không có âm nhạc bổ trợ. Lối hát này được diễn xướng rất phong phú ở nhiều nơi và thường mượn một không gian để trao qua đối lại. Ví như nam nữ hát vọng qua mặt ao, hoặc kéo nhau ra cầu, nam ngồi đầu cầu bên này, nữ ngồi đầu cầu bên kia. Có khi, họ kéo nhau ra một lối ngõ, nam tụ ở đầu ngõ, nữ tụm ở cuối ngõ. Phổ biến hơn cả, trai làng này hát đối với gái làng kia qua mặt sông, thường làng Quần Hiền hát với làng Đỗ Hà, làng Hoàng Xá hát với làng Phụng Công. Lối hát này không diễn ra theo bài bản, không phải hát để ăn thua nên chẳng có trọng tài; mê tiếng hát của nhau, cứ hát đến tận gà gáy te te mới chịu giã bạn. Cái chính là mượn lời hát trống quân để giãi tỏ tâm tình; cho nên, những phần không cần thiết bộc lộ nội tâm thì bỏ qua. Chỗ nào cần tâm sự thì cứ vận nhau kéo dài như chặng hát hỏi thăm, hát đố, hát kết, hát họa. Dân trong vùng gọi lối hát này là hát đúm. Mở đầu thường bằng các câu hát gọi như:- Anh cả, anh hai đó ơi,Đi đâu từ tối đến giờ,Tin nhắn, tin bó, tin chờ, tin mong.
Ba: Nét độc đáo nhất chỉ mới thấy ở vùng này là các làng mượn con sông Tô làm môi trường diễn xướng để họ ngồi thuyền bơi dọc theo sông vui hát với nhau. Hệ quả là địa điểm hát di động theo con thuyền trên sông nước. Tuy không có trống đệm, âm nhạc trống quân không vì thế bị bãi bỏ, mà họ mượn ngay mạn thuyền, dùng con gỗ gõ vào đó thay cho âm nhạc trống quân. Đây là lối hát rất gợi cảm hứng, bên nam bên nữ cứ bơi thuyền suốt dòng sông dưới bầu trời sáng trăng từ đầu làng này đến cuối làng kia và quay lại. Lời hát cùng nhạc gõ theo điệu trống quân vang lên trên làn nước xao xuyến bóng trăng, tạo ra cảm hứng thi ca vô bờ.
Trống quân có tính cách đối thoại. Nó là một lối hát đối giữa trai và gái, một lối đối đáp hỏi trả qua lại.
Hát trống quân là loại hình dân ca thi tài đối đáp thông qua những câu hát giao duyên có nội dung trao đổi về nhận biết và kinh nghiệm sống giữa nam, nữ thanh niên trong xã hội nông nghiệp với nền văn minh lúa nước. Hát trống quân là hình thức rất phổ biến ở đồng bằng và trung du bắc bộ, từ Thanh Hoá trở ra. Nhưng hình thức hát giao duyên mang tên trống quân này ở mỗi địa phương lại có làn điệu và lối hát riêng của mình.
Hát trống quân có từ bao giờ?
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Vũ Ngọc Phan cho rằng: hát trống quân "Tục truyền có từ đời Trần (thế kỷ XIII) vào thời gian nhân dân ta chống quân xâm lược nhà Nguyên. Những lúc nghỉ ngơi, binh sĩ Việt Nam đã nghĩ ra cách giải trí là ngồi thành hai hàng đối diện nhau, gõ vào tang trống mà hát cứ một bên hát xướng vừa dứt thì bên kia lại "hát đáp". Về sau, khi đã đánh đuổi quân xâm lược, điệu hát được phổ biến trong dân gian miền Bắc..."
Xưa, hát trống quân là loại diễn xướng ca hát dân gian phổ biến nhất ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Kết quả điều tra điền dã cho thấy, ở vùng đồng bằng Hà Tây, trước những năm 50, vào mùa thu khá nhiều làng tổ chức các đám hát trống quân; nhưng trở thành truyền thống, có nhiều nghệ nhân hát giỏi, số người tham gia cuộc hát phổ biến cả làng thì mới chỉ thấy ở các làng chạy men theo tả hữu ngạn đoạn cuối dòng Tô, thuộc đất Hà Tây.Nổi bật nhất là làng Quần Hiền (xã Hòa Bình) tên nôm là làng Quèn Dưới - một làng cổ có ngôi đình nằm sát bờ sông thời Lê Lai quên thân cứu chủ tướng Lê Lợi lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Số nghệ nhân hát giỏi chủ yếu là nữ như các bà: bà Chiến, bà Lấu, bà Mỹ, bà Bô...Sau đó là làng Đỗ Hà (xã Khánh Hà) đối diện với làng Quần Hiền. Hai làng nối nhau bằng một cây cầu tình nghĩa xây gạch bắc quá sông Tô. Số nghệ nhân giỏi như ông Hoàng, bà Nôi, bà Đãi, bà Xuyền, bà Miên...Tiếp nữa là làng Khánh Vân (xã Khánh Hà). Khánh Vân nghĩa là mây lành. Truyền ráng, thuở Lê Lợi cầm đại binh ra vây đánh thành Đông Quan (Hà Nội), đoàn quần có nghỉ chân ở một làng ven sông, vừa hay có đám mây ngũ sắc từ phương trời xa kéo đến che rợp cả đoàn quân. Hôm sau, đoàn quân vào trận giành chiến thắng vẻ vang. Cho là điềm trời trợ giúp, Lê Lợi đã phong tên chữ cho làng là Khánh Vân. Vào cuối thế kỷ: 18 "Mùa thu năm Mậu Ngọ (1798)" (2), Phạm Đinh Hổ tác già cuốn Tùy bút viết trong những ngày mưa (Vũ trung tùy bút) nổi tiếng văn hay mà lại sâu sắc về giá trị phản ánh hiện thực thời đại, từng về làng Khánh Vân dạy học và thả hồn tìm thi hứng theo mây nước dòng Tô...Ngoài ra còn hai làng: Hoàng Xá (xã Khánh Hà), Phụng Công (xã Hòa Bình) tên nôm là Quèn Trên có những nghệ nhân mê hát như các ông Tư Luân, Hai Dụ ở Phụng Công, sáng đi lên Hà Nội làm, tối lại từ Hà Nội về nhà tham gia cuộc hát. Còn bà Mỹ ở Hoàng Xá đi hát giật giải từ năm 17 tuổi.Mỗi làng trên đều có một sắc thái văn hóa riêng nhưng chung nhau soi bóng dòng Tô, cùng ở trong cái nôi một thời nuôi dưỡng và phát triển làn điệu hát trống quân.Thời gian tổ chức hát trống quân ở các làng này chủ yếu vào mùa thu. Cuối tháng 7, công việc đồng áng đã vãn, tiết trời khô ráo, các làng bắt đàn nhóm hát. Cuộc hát thịnh hành suốt tháng 8, tháng 9, sang đến đầu tháng 10 âm lịch lúc lúa đổ đòng mới thôi hát (ngày xưa cấy giống lúa dài ngày phải tháng 10 mới gặt). Thời điểm hát trừ hát giải vào các ngày hội còn chủ yếu là hát vào các buổi tối mỗi ngày. Bắt đầu lúc trăng đầu tháng nhô khỏi lũy tre làng, trai thanh gái lịch kéo nhau ra cầu kệ ven sông cạnh làng cất tiếng hát. Thường mở đầu:- Một đàn cò trắng bay tungBên nam bên nữ ta cùng hát lên.Bên nam bên nữ ăn lời thì hát trao duyên. Lời vàng tiếng bạc trao qua đổi lại càng về khuya càng mặn mà sâu xa tình nghĩa. Sau năm 1958, các cuộc diễn xướng hát trống quân ở đây bị mai một. Hát trống quân ở vùng này còn ghi lại có ba hình thức chính:
Một: Bên nam bên nữ hát với nhau khoảng cách không xa là mấy, nhất thiết phải có một chiếc trống con đặt ngửa mặt buộc vào cọc cách đất, (có nơi dưới đáy trống đào một hố đất để âm thanh vang xa) trên là sợi dây kéo căng ghìm cọc. Mặt trống có nẫy để dây cách mặt hoặc có cọc xiên qua tâm mặt trống. Người hát dùng que đánh vào dây, dây bật vào mặt trống, kết hợp hài hòa với nhịp điệu lời ca trống quân tạo ra âm hưởng tác động vào trái tim người nghe. (Một số nơi ở thời kỳ trước 1945 đã thay thế dây thừng bằng dây thép, trống bịt da bằng thùng sắt tây làm hạn chế cảm xúc trữ tình của âm nhạc trống quân).
Đây là lời hát trống quân cổ nhất, nam nữ hát đối nhau qua mặt trống. Hình thức này thường lập ra để hát ở sân đình, sân chùa các làng, nhân ngày hội làng (ở làng Khánh Vân, làng Đỗ Hà). Dân trong vùng quen gọi là hát giải hay hát treo giải. Làng nào mở hội có tổ chức hát thi trống quân thì mời các nghệ nhân hát ở các làng khác đến dự. Cuộc hát thi phần tuân thủ theo qui định truyền thống, hát có bài bản, dứt điểm từng chặng. Từ hát mở cho đến hát ví, hát vận, hát họa, hát đố... Và cuộc hát thường có lời giao ước rằng:
Tháng tám anh đi chơi xuân
Gặp đây có hội trống quân anh vào
Anh vào anh có lời giao
Không chồng thì vào, có chồng thì ra
Có con thì tránh đi xa
Không anh chạm phải về nhà chồng ghen.
Cứ hát vui vậy thôi, chớ xưa kia bố mẹ dựng vợ gả chồng cho con cái khi tuổi còn rất trẻ, do vậy, hầu hết những người hát trống quân vùng này đều đã có chồng, có vợ cả rồi. Say đắm giọng hát của nhau mà càng quí trọng nhau, đó là cái nghĩa cái tình của người đi hát trống quân. Bên hát thua thường là do không trả lời đúng tinh thần của câu đố đối phương đặt ra, hoặc quá trình hát bị thất vận. Khó nhất là lúc thi giọng, người hát giỏi phải thuộc đủ 36 giọng hát ở vùng châu thổ sông Hồng từ hát chèo, hát ru đến hát quan họ, hò sông nước, v.v... Do vậy, kiến thức của nghệ nhân ở vùng này khá phong phú. Đặc trưng của hát trống quân là chỉ hát có một làn điệu, chủ yếu sử dụng lời hát theo thể lục bát, lục bát biến thể. Cái khó là đòi hỏi người hát phải nhanh trí nối vần. Chữ cuối của người hát trước phải vần với chữ cuối dòng đầu của người hát sau. Cách hát này ngoài việc tổ chức ở sân đình trong các ngày hội làng còn được tổ chức ở nhà riêng. Người hát cùng làng hoặc mời người khác làng tới vui hát.
Hai: Hát trống quân không cần đến âm nhạc, nghĩa là bên nam bên nữ ngẫu hứng lập cuộc hát không cần có trống, vì thế lời hát theo làn điệu trống quân bay đi, bay lại không có âm nhạc bổ trợ. Lối hát này được diễn xướng rất phong phú ở nhiều nơi và thường mượn một không gian để trao qua đối lại. Ví như nam nữ hát vọng qua mặt ao, hoặc kéo nhau ra cầu, nam ngồi đầu cầu bên này, nữ ngồi đầu cầu bên kia. Có khi, họ kéo nhau ra một lối ngõ, nam tụ ở đầu ngõ, nữ tụm ở cuối ngõ. Phổ biến hơn cả, trai làng này hát đối với gái làng kia qua mặt sông, thường làng Quần Hiền hát với làng Đỗ Hà, làng Hoàng Xá hát với làng Phụng Công. Lối hát này không diễn ra theo bài bản, không phải hát để ăn thua nên chẳng có trọng tài; mê tiếng hát của nhau, cứ hát đến tận gà gáy te te mới chịu giã bạn. Cái chính là mượn lời hát trống quân để giãi tỏ tâm tình; cho nên, những phần không cần thiết bộc lộ nội tâm thì bỏ qua. Chỗ nào cần tâm sự thì cứ vận nhau kéo dài như chặng hát hỏi thăm, hát đố, hát kết, hát họa. Dân trong vùng gọi lối hát này là hát đúm. Mở đầu thường bằng các câu hát gọi như:- Anh cả, anh hai đó ơi,Đi đâu từ tối đến giờ,Tin nhắn, tin bó, tin chờ, tin mong.
Ba: Nét độc đáo nhất chỉ mới thấy ở vùng này là các làng mượn con sông Tô làm môi trường diễn xướng để họ ngồi thuyền bơi dọc theo sông vui hát với nhau. Hệ quả là địa điểm hát di động theo con thuyền trên sông nước. Tuy không có trống đệm, âm nhạc trống quân không vì thế bị bãi bỏ, mà họ mượn ngay mạn thuyền, dùng con gỗ gõ vào đó thay cho âm nhạc trống quân. Đây là lối hát rất gợi cảm hứng, bên nam bên nữ cứ bơi thuyền suốt dòng sông dưới bầu trời sáng trăng từ đầu làng này đến cuối làng kia và quay lại. Lời hát cùng nhạc gõ theo điệu trống quân vang lên trên làn nước xao xuyến bóng trăng, tạo ra cảm hứng thi ca vô bờ.
Nguyễn Hữu Thức
Câu hát Bru - Vân Kiều bên
mái Trường Sơn
Khi núi rừng bừng tỉnh sau mùa đông lạnh giá, khắp các làng bản Bru - Vân Kiều ở Quảng Bình lại tràn ngập âm thanh lúc trầm, lúc bổng, lúc thánh thót của sáo Kalui, sáo Sui, đàn Tíntùng, và điệu Chachấp, Xanớt... vang lên, báo hiệu vào mùa rẫy mới...
Ðêm trăng sáng. Dân bản Khe Cát, xã Trường Sơn (Quảng Ninh, Quảng Bình), già làng Hồ Ai cùng ngồi quanh bếp lửa đang cháy rừng rực. Rượu cần mềm môi, điệu Chachấp, Oát, Xanớt theo men rượu mà say đắm lòng người. Như già Hồ Ai kể lại, gốc gác của người Bru - Vân Kiều ở Quảng Bình vốn là ở vùng núi rừng huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Không biết từ bao giờ, qua những đợt di dân, đồng bào cứ bám theo con sông, con suối, qua những triền núi cao mà tiến dần ra phía bắc. Ðến những vùng đất mới trù phú, họ dừng chân, phát rẫy, dựng nhà. Thế rồi dần hình thành nên nhiều bản mới bên mái Trường Sơn phía tây Quảng Bình. Ði qua hai cuộc chiến tranh, sau đó là một thời kỳ khó khăn, gian khổ, tưởng chừng các phong tục hay, những làn điệu dân ca trữ tình của người Bru - Vân Kiều sẽ mai một dần. Nhưng không, một cuộc sống mới đã đến với vùng đất này. Và kỳ diệu thay, khi con ong đi tìm mật, gái trai hẹn hò nhau vào mùa đi Sim, các bản làng Vân Kiều lại tràn ngập những âm thanh Kalui, sáo Pi, sáo Sui, đàn Plựa, đàn Tíntùng... như nhắn nhủ, mời gọi mọi người con của bản làng mau mau trở về đón mùa xuân mới, đón mùa rẫy mới với niềm tin về sự no đủ, như lời khấn đầu năm của già làng: "Các vị thần hãy về với người Bru - Vân Kiều, chứng giám một mùa làm rẫy mới. Hạt lúa đã gieo xuống đất rồi, cầu cho con thú dữ đừng phá rẫy, để hạt lúa nảy mầm. Cầu cho một mùa rẫy bội thu. Người con Vân Kiều hãy lắng nghe lời Sinớt ngân xa kể về cây lúa, cho bản làng ta lúa vàng đầy sân nhà. Người Vân Kiều đã có cái ăn, cái mặc, đã có cuộc sống ấm no, hạnh phúc...".
Già Hồ Văn Thương, nguyên là Trưởng bản Khe Dây, xã Trường Xuân đã có lần giới thiệu với chúng tôi những nhạc cụ truyền thống của đồng bào Bru - Vân Kiều mà hơn nửa thế kỷ qua ông nâng niu, gìn giữ. Ông nói giọng buồn buồn: "Ngày xưa, những nhạc cụ này, con trai, con gái Bru - Vân Kiều ai cũng sử dụng được cả. Mỗi dịp Tết đến, khi bản làng tổ chức lễ hội, đám cưới, đám hỏi... núi rừng Trường Sơn lại rộn ràng tiếng đàn, tiếng sáo và những làn điệu dân ca say đắm lòng người. Bây giờ đời sống khá lên rồi, thanh niên Vân Kiều làm quen với nhiều cái văn hóa khác rồi dần dần như quên đi cái văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình. Tao phải cố gắng giữ lấy loại nhạc cụ này và truyền lại cho thế hệ cháu con". Có lẽ vì thế, già Hồ Văn Thương được đồng bào ví như người giữ hồn cho các nhạc cụ và văn hóa dân tộc Bru - Vân Kiều ở Quảng Bình. Già Thương nhấp một hơi rượu rồi đưa cây sáo Sui lên môi. Ngôi nhà sàn tràn ngập âm thanh lúc trầm, lúc bổng.
Tiếng sáo Sui như có hồn, nỉ non, gọi mời, níu kéo... Khách một lần nghe tiếng sáo Sui "kể chuyện" đều không muốn rời xa. Rồi ông chuyển sang đánh đàn Tíntùng, tiếng đàn sâu lắng trầm trầm, âm ấm. Cuối cùng là đàn Plựa, tiếng đàn trong trẻo, hiền hòa. Kết thúc màn độc diễn mấy loại nhạc cụ, già Thương lại say sưa cất cao tiếng hát. Khúc hát dân gian ngày xưa ông từng hát bên suối, bên nương khi cùng trai bản vào mùa đi Sim. Con trai, con gái Bru - Vân Kiều đến với nhau qua điệu Tào ải: "Ðôi ta lớn lên bên nhau, ngày ngày lên rẫy làm nương, bây giờ đã bén duyên nhau, hẹn đến mùa trăng sáng ta về chung một nhà". Trai gái bén duyên, già làng gật đầu, ngày lành tháng tốt được chọn để tổ chức lễ cưới. Nhà trai đem lễ vật sang nhà gái, tối hôm đó người nhà trai ở lại nhà gái cùng ăn uống, nhảy múa tàn đêm, chờ đến ngày mai đưa dâu về. Và giai điệu bài hát Mừng đám cưới được cất lên: "Một mùa lúa nữa lại về, hôm nay ta hát mừng buôn làng ta có ngày vui. Hạnh phúc của đôi vợ chồng mới. Mong sao đôi vợ chồng trẻ có nhà, có rẫy, có nhiều con nhiều cháu. Buôn làng ơi hãy hát lên cho niềm vui đầy, hãy múa lên cho đám cưới vui".
Ngày nay, người Bru - Vân Kiều ở Quảng Bình vẫn còn lưu giữ kho tàng dân ca, nghệ thuật âm nhạc dân gian đặc sắc và phong phú. Nguyên Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Bình Lê Hùng Phi - người từng có nhiều năm nghiên cứu văn hóa dân gian trên địa bàn tỉnh, cho rằng: "Dân ca và âm nhạc dân gian giữ một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của con người, đặc biệt là đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số như Bru - Vân Kiều. Dân ca, nghệ thuật âm nhạc dân gian thường gắn với các sinh hoạt tín ngưỡng, lễ hội và các phương thức sản xuất của đồng bào. Nội dung của dân ca và âm nhạc dân gian đồng bào Bru - Vân Kiều thường phản ánh những suy tư, triết lý của dân tộc mình về tự nhiên, xã hội và cuộc sống, thể hiện tư tưởng, tâm hồn, tình cảm, lý tưởng thẩm mỹ và tính cách dân tộc bằng âm thanh, nhịp điệu, giai điệu, ca từ. Cái riêng trong nghệ thuật dân ca, âm nhạc dân gian của dân tộc Bru - Vân Kiều đã góp vào bức tranh chung đa dạng về văn hóa của các dân tộc ở Quảng Bình.
Ðể bảo tồn bản sắc nét văn hóa nghệ thuật đặc sắc này, vừa qua tỉnh Quảng Bình đã tổ chức hai lớp truyền dạy âm nhạc truyền thống cho đồng bào Bru - Vân Kiều ở hai xã Trường Xuân, Trường Sơn. Tại các lớp này, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã lựa chọn các nghệ nhân là người lớn tuổi, có uy tín trong cộng đồng, đam mê dân ca, âm nhạc truyền thống. Học viên là những người trẻ, nhiệt tình tham gia phong trào văn hóa, văn nghệ tại địa phương. Sau lớp truyền dạy, họ thật sự là hạt nhân quan trọng trong việc thúc đẩy phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Ngoài việc truyền dạy của các nghệ nhân cho thế hệ trẻ, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh còn cử cán bộ có chuyên môn về âm nhạc bám sát lớp để hướng dẫn bà con kỹ năng biểu diễn. Qua các buổi học tập, học viên đã biết sử dụng thành thạo một số loại nhạc cụ tiêu biểu như sáo, biết hát một số bài hát, các làn điệu dân ca, múa truyền thống của dân tộc mình như hát múa mừng đám cưới, hát Sim, hát múa cầu mùa...
Giờ đây tại các bản làng của đồng bào Bru - Vân Kiều ở Quảng Bình, nhiều đội văn nghệ đã được thành lập. Ðây là dịp để tập hợp, bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống của dân tộc và phục vụ nhân dân. Ðiển hình là đội văn nghệ tuyên truyền xây dựng nông thôn mới ở bản Khe Ngang, xã Trường Xuân. Chị Hồ Thị Huệ, hạt nhân của đội, cho biết: "Ngoài các giai điệu, lời hát, lời ru của dân tộc Bru - Vân Kiều, các già làng còn sáng tác những câu hát mới ca ngợi đất nước và bản làng, nhất là từ khi xuống núi định canh, định cư, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Như lời bài hát Tình bạn với lời ca rằng: "Tình đoàn kết keo sơn gắn bó giữa hai dân tộc Kinh - Vân Kiều chung tay kiến thiết bản làng, anh em một nhà đoàn kết giúp nhau vươn lên. Từ đó, đồng bào Vân Kiều có ánh điện tỏa sáng, trẻ con Vân Kiều học được cái chữ và có những con đường khang trang đi vào tận các thôn, bản, trong đó có bản Khe Ngang...". Trưởng bản Khe Ngang Hồ Nam thì kể: "Ðược gợi ý, chỉ dạy, tuyên truyền qua lời ca, tiếng hát của đội văn nghệ, bà con trong bản càng chăm lo làm ăn, vươn lên thoát nghèo, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới. Từ khi có đội văn nghệ, đồng bào Bru - Vân Kiều bản Khe Ngang đã tạo được nếp sống văn hóa mới, thế hệ trẻ ý thức hơn trong lối sống".
Bản Khe Ngang nay đã có điện - đường - trường - trạm, trở thành điểm sáng trong việc xây dựng nông thôn mới, nơi núi rừng miền tây Quảng Bình. Niềm vui ấm no, niềm vui hạnh phúc đã và đang đến với mọi người trên vùng đất chon von trên mái Trường Sơn. Ðó cũng chính là lý do để khi đến với đồng bào Bru - Vân Kiều ở phía tây Quảng Bình giữa những ngày đầu xuân, chúng tôi đã được đắm mình trong từng lời ca, tiếng hát, tiếng sáo, cung đàn.
Câu hát Bru - Vân Kiều mãi vang xa, mãi ngân nga, neo giữ chân người xuống núi.
Khi núi rừng bừng tỉnh sau mùa đông lạnh giá, khắp các làng bản Bru - Vân Kiều ở Quảng Bình lại tràn ngập âm thanh lúc trầm, lúc bổng, lúc thánh thót của sáo Kalui, sáo Sui, đàn Tíntùng, và điệu Chachấp, Xanớt... vang lên, báo hiệu vào mùa rẫy mới...
Ðêm trăng sáng. Dân bản Khe Cát, xã Trường Sơn (Quảng Ninh, Quảng Bình), già làng Hồ Ai cùng ngồi quanh bếp lửa đang cháy rừng rực. Rượu cần mềm môi, điệu Chachấp, Oát, Xanớt theo men rượu mà say đắm lòng người. Như già Hồ Ai kể lại, gốc gác của người Bru - Vân Kiều ở Quảng Bình vốn là ở vùng núi rừng huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Không biết từ bao giờ, qua những đợt di dân, đồng bào cứ bám theo con sông, con suối, qua những triền núi cao mà tiến dần ra phía bắc. Ðến những vùng đất mới trù phú, họ dừng chân, phát rẫy, dựng nhà. Thế rồi dần hình thành nên nhiều bản mới bên mái Trường Sơn phía tây Quảng Bình. Ði qua hai cuộc chiến tranh, sau đó là một thời kỳ khó khăn, gian khổ, tưởng chừng các phong tục hay, những làn điệu dân ca trữ tình của người Bru - Vân Kiều sẽ mai một dần. Nhưng không, một cuộc sống mới đã đến với vùng đất này. Và kỳ diệu thay, khi con ong đi tìm mật, gái trai hẹn hò nhau vào mùa đi Sim, các bản làng Vân Kiều lại tràn ngập những âm thanh Kalui, sáo Pi, sáo Sui, đàn Plựa, đàn Tíntùng... như nhắn nhủ, mời gọi mọi người con của bản làng mau mau trở về đón mùa xuân mới, đón mùa rẫy mới với niềm tin về sự no đủ, như lời khấn đầu năm của già làng: "Các vị thần hãy về với người Bru - Vân Kiều, chứng giám một mùa làm rẫy mới. Hạt lúa đã gieo xuống đất rồi, cầu cho con thú dữ đừng phá rẫy, để hạt lúa nảy mầm. Cầu cho một mùa rẫy bội thu. Người con Vân Kiều hãy lắng nghe lời Sinớt ngân xa kể về cây lúa, cho bản làng ta lúa vàng đầy sân nhà. Người Vân Kiều đã có cái ăn, cái mặc, đã có cuộc sống ấm no, hạnh phúc...".
Già Hồ Văn Thương, nguyên là Trưởng bản Khe Dây, xã Trường Xuân đã có lần giới thiệu với chúng tôi những nhạc cụ truyền thống của đồng bào Bru - Vân Kiều mà hơn nửa thế kỷ qua ông nâng niu, gìn giữ. Ông nói giọng buồn buồn: "Ngày xưa, những nhạc cụ này, con trai, con gái Bru - Vân Kiều ai cũng sử dụng được cả. Mỗi dịp Tết đến, khi bản làng tổ chức lễ hội, đám cưới, đám hỏi... núi rừng Trường Sơn lại rộn ràng tiếng đàn, tiếng sáo và những làn điệu dân ca say đắm lòng người. Bây giờ đời sống khá lên rồi, thanh niên Vân Kiều làm quen với nhiều cái văn hóa khác rồi dần dần như quên đi cái văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình. Tao phải cố gắng giữ lấy loại nhạc cụ này và truyền lại cho thế hệ cháu con". Có lẽ vì thế, già Hồ Văn Thương được đồng bào ví như người giữ hồn cho các nhạc cụ và văn hóa dân tộc Bru - Vân Kiều ở Quảng Bình. Già Thương nhấp một hơi rượu rồi đưa cây sáo Sui lên môi. Ngôi nhà sàn tràn ngập âm thanh lúc trầm, lúc bổng.
Tiếng sáo Sui như có hồn, nỉ non, gọi mời, níu kéo... Khách một lần nghe tiếng sáo Sui "kể chuyện" đều không muốn rời xa. Rồi ông chuyển sang đánh đàn Tíntùng, tiếng đàn sâu lắng trầm trầm, âm ấm. Cuối cùng là đàn Plựa, tiếng đàn trong trẻo, hiền hòa. Kết thúc màn độc diễn mấy loại nhạc cụ, già Thương lại say sưa cất cao tiếng hát. Khúc hát dân gian ngày xưa ông từng hát bên suối, bên nương khi cùng trai bản vào mùa đi Sim. Con trai, con gái Bru - Vân Kiều đến với nhau qua điệu Tào ải: "Ðôi ta lớn lên bên nhau, ngày ngày lên rẫy làm nương, bây giờ đã bén duyên nhau, hẹn đến mùa trăng sáng ta về chung một nhà". Trai gái bén duyên, già làng gật đầu, ngày lành tháng tốt được chọn để tổ chức lễ cưới. Nhà trai đem lễ vật sang nhà gái, tối hôm đó người nhà trai ở lại nhà gái cùng ăn uống, nhảy múa tàn đêm, chờ đến ngày mai đưa dâu về. Và giai điệu bài hát Mừng đám cưới được cất lên: "Một mùa lúa nữa lại về, hôm nay ta hát mừng buôn làng ta có ngày vui. Hạnh phúc của đôi vợ chồng mới. Mong sao đôi vợ chồng trẻ có nhà, có rẫy, có nhiều con nhiều cháu. Buôn làng ơi hãy hát lên cho niềm vui đầy, hãy múa lên cho đám cưới vui".
Ngày nay, người Bru - Vân Kiều ở Quảng Bình vẫn còn lưu giữ kho tàng dân ca, nghệ thuật âm nhạc dân gian đặc sắc và phong phú. Nguyên Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Bình Lê Hùng Phi - người từng có nhiều năm nghiên cứu văn hóa dân gian trên địa bàn tỉnh, cho rằng: "Dân ca và âm nhạc dân gian giữ một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của con người, đặc biệt là đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số như Bru - Vân Kiều. Dân ca, nghệ thuật âm nhạc dân gian thường gắn với các sinh hoạt tín ngưỡng, lễ hội và các phương thức sản xuất của đồng bào. Nội dung của dân ca và âm nhạc dân gian đồng bào Bru - Vân Kiều thường phản ánh những suy tư, triết lý của dân tộc mình về tự nhiên, xã hội và cuộc sống, thể hiện tư tưởng, tâm hồn, tình cảm, lý tưởng thẩm mỹ và tính cách dân tộc bằng âm thanh, nhịp điệu, giai điệu, ca từ. Cái riêng trong nghệ thuật dân ca, âm nhạc dân gian của dân tộc Bru - Vân Kiều đã góp vào bức tranh chung đa dạng về văn hóa của các dân tộc ở Quảng Bình.
Ðể bảo tồn bản sắc nét văn hóa nghệ thuật đặc sắc này, vừa qua tỉnh Quảng Bình đã tổ chức hai lớp truyền dạy âm nhạc truyền thống cho đồng bào Bru - Vân Kiều ở hai xã Trường Xuân, Trường Sơn. Tại các lớp này, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã lựa chọn các nghệ nhân là người lớn tuổi, có uy tín trong cộng đồng, đam mê dân ca, âm nhạc truyền thống. Học viên là những người trẻ, nhiệt tình tham gia phong trào văn hóa, văn nghệ tại địa phương. Sau lớp truyền dạy, họ thật sự là hạt nhân quan trọng trong việc thúc đẩy phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Ngoài việc truyền dạy của các nghệ nhân cho thế hệ trẻ, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh còn cử cán bộ có chuyên môn về âm nhạc bám sát lớp để hướng dẫn bà con kỹ năng biểu diễn. Qua các buổi học tập, học viên đã biết sử dụng thành thạo một số loại nhạc cụ tiêu biểu như sáo, biết hát một số bài hát, các làn điệu dân ca, múa truyền thống của dân tộc mình như hát múa mừng đám cưới, hát Sim, hát múa cầu mùa...
Giờ đây tại các bản làng của đồng bào Bru - Vân Kiều ở Quảng Bình, nhiều đội văn nghệ đã được thành lập. Ðây là dịp để tập hợp, bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống của dân tộc và phục vụ nhân dân. Ðiển hình là đội văn nghệ tuyên truyền xây dựng nông thôn mới ở bản Khe Ngang, xã Trường Xuân. Chị Hồ Thị Huệ, hạt nhân của đội, cho biết: "Ngoài các giai điệu, lời hát, lời ru của dân tộc Bru - Vân Kiều, các già làng còn sáng tác những câu hát mới ca ngợi đất nước và bản làng, nhất là từ khi xuống núi định canh, định cư, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Như lời bài hát Tình bạn với lời ca rằng: "Tình đoàn kết keo sơn gắn bó giữa hai dân tộc Kinh - Vân Kiều chung tay kiến thiết bản làng, anh em một nhà đoàn kết giúp nhau vươn lên. Từ đó, đồng bào Vân Kiều có ánh điện tỏa sáng, trẻ con Vân Kiều học được cái chữ và có những con đường khang trang đi vào tận các thôn, bản, trong đó có bản Khe Ngang...". Trưởng bản Khe Ngang Hồ Nam thì kể: "Ðược gợi ý, chỉ dạy, tuyên truyền qua lời ca, tiếng hát của đội văn nghệ, bà con trong bản càng chăm lo làm ăn, vươn lên thoát nghèo, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới. Từ khi có đội văn nghệ, đồng bào Bru - Vân Kiều bản Khe Ngang đã tạo được nếp sống văn hóa mới, thế hệ trẻ ý thức hơn trong lối sống".
Bản Khe Ngang nay đã có điện - đường - trường - trạm, trở thành điểm sáng trong việc xây dựng nông thôn mới, nơi núi rừng miền tây Quảng Bình. Niềm vui ấm no, niềm vui hạnh phúc đã và đang đến với mọi người trên vùng đất chon von trên mái Trường Sơn. Ðó cũng chính là lý do để khi đến với đồng bào Bru - Vân Kiều ở phía tây Quảng Bình giữa những ngày đầu xuân, chúng tôi đã được đắm mình trong từng lời ca, tiếng hát, tiếng sáo, cung đàn.
Câu hát Bru - Vân Kiều mãi vang xa, mãi ngân nga, neo giữ chân người xuống núi.
Nguồn LangViet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét