Ban đầu, tôi có ý định lấy
lại nguyên văn đầu đề bài viết “Thay cho lời tựa”cho Tuyển tập của nhà
thơ Bằng Việt, làm tiêu đề của bài viết này: “Người của một thời, thơ của một
người…”. Ngay cái tên của bài viết đó đủ nói lên một phần nào về sự đúc kết lại những
suy ngẫm, trăn trở và đôi khi dằn vặt, từ mọi trải nghiệm của một đời người cầm
bút, khi kinh qua chặng đường dài gian khó hiểm nguy nhất của vận mệnh một đất
nước, một dân tộc. Đó cũng là tiếng nói từ cõi lòng sâu thẳm của người đứng
trong cuộc đối với thời đại của mình.
Vào những ngày cuối thu
năm 2009, nhà thơ Bằng Việt nói với tôi: “ Mình đang tập trung làm một Tuyển
thơ ”. Anh bảo, cũng đã đến lúc phải làm tuyển rồi, nay Nhà xuất bản yêu cầu,
mình tranh thủ tập trung làm gấp cho xong!. Về bố cục khi tuyển chọn, nhà thơ
Bằng Việt cũng rất cân nhắc. Anh bảo, trước đây có làm một tuyển thơ theo chủ
đề, nay nghĩ có nhiều bất cập, nên lần này sẽ sắp xếp theo thứ tự thời gian
sáng tác. Về Lời tựa cho tuyển chọn, nhà thơ Bằng Việt rất ngẫm
nghĩ, từ việc đặt tên bài viết “Thay cho lời tựa”, cho đến nội dung
của bài tựa. Anh cũng cho biết,Lời tựa lần thứ nhất, dự anh đã viết xong
gửi Nhà xuất bản, nhưng sau một tuần đi cụng tỏc về, anh nghĩ lại và viết lại
một bài khác, theo anh, đó là một bản mới hẳn về nội dung, thay thế bản trước,
đó chớnh là bài “ Người của một thời, thơ của một người...”. Anh
đưa cho tôi đọc cả hai bản, quả là có sự khác biệt khá rõ giữa bản đầu và bản
viết mới - dùng để in chính thức.
Bài viết thay lời tựa của
nhà thơ Bằng Việt cho tập sách “Tác phẩm chọn lọc” của
anh đã khái quát và đúc kết lại các đặc điểm về phương pháp và thế giới quan
chung cho các nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Qua đó
phác họa nờn những đặc trưng của các sáng tác trong thời kỳ này. Thực ra, đây
là câu chuyện của cả một đời người cầm bút với bốn mươi nhăm năm trăn trở,
suy ngẫm, chiêm nghiệm và sáng tạo. Nhà thơ Bằng Việt viết: “Có một điểm
có lẽ là điểm mấu chốt nhất của thế hệ văn học trưởng thành trong cuộc chiến
tranh chống Mỹ, đó là phạm trù cái tôi biết tự nguyện điều tiết thế nào trong
cái ta, bản thể cá nhân mình hoà nhập đến đâu với cả thế hệ mình và biết đặt
mình vào mối quan hệ tương hỗ như thế nào, để sẵn sàng đóng góp trên ý thức
xây dựng chung, cho tất cả cộng đồng”.
Tập sách “Tác phẩm chọn
lọc” của nhà thơ Bằng Việt, cùng với việc tuyển chọn những sáng tác thơ
từ các tập thơ của anh đã xuất bản gần nửa thế kỷ nay, cũng cũn một phần là
tuyển chọn những tỏc phẩm cổ điển và hiện đại do anh chuyển ngữ từ sáng tác của
nhiều nhà thơ trên thế giới. Nhiều bản dịch thơ của nhà thơ Bằng Việt lâu nay
đã được nhiều thế hệ sinh viên thuộc và truyền nhau chép vào sổ tay. Nhà thơ
Bằng Việt là một dịch giả có uy tín, đã góp phần chuyển tải những tinh túy của
thơ thế giới vào nước ta đến với nhiều thế hệ bạn đọc.
Tác phẩm chọn lọc” của
Bằng Việt gồm những sáng tác thơ được trích ra từ 7 tập thơ in riêng và 2 tập
thơ in chung, xuất bản từ 1968 đến 2008: Hương cây - Bếp lửa (in chung với
Lưu Quang Vũ - 1968); Những gương mặt, những khoảng trời (1973); Đất
sau mưa (1977); Khoảng cách giữa lời (1984); Cát
sáng (in chung với Vũ Quần Phương - 1985); Hai tập thơ tình
yêu: Phía nửa mặt trăng chìm (1995) và Thơ trữ tình (2002); Ném
câu thơ vào gió (2001); Nheo mắt nhìn thế giới (2008). Số
bài được tuyển lần này, theo anh, cú lẽ chiếm độ khoảng gần non nửa tổng số
các bài đó in vào các tập trước đây.
Đọc tập Tuyển chọn thơ Bằng
Việt tôi thấy rực lên một thời đại hào hùng đã ghi thêm những trang mới huy
hoàng vào lịch sử dân tộc Việt Nam. Thời đại mà cả dân tộc qua các thế hệ
nối tiếp, đã nung đỏ ý chí của mình, cùng hướng tới một lý tưởng, là giải
phóng dân tộc. Nhà thơ Bằng Việt cùng bao nhà thơ cựng thế hệ đã tự nguyện
mang tuổi trẻ, tài năng và tâm huyết dâng hiến trọn vẹn cho lý tưởng cao quý
đó. Về tinh thần hiến dâng cho lý tưởng của thời đại, trong bài viết “Thay
cho lời tựa”, nhà thơ Bằng Việt đã nói rất sáng rõ: “Tính cập nhật
quyết liệt, lòng yêu nước cháy bỏng trong chiến tranh, ý thức chủ động phục vụ
cho các nhiệm vụ chiến lược của đất nước, tinh thần lạc quan và hăm hở khám
phá để khẳng định được cái mới trong đời sống… tất cả những điều đó, hơn bao
giờ hết, được đề cao và được coi là tiêu chí phấn đấu cho sáng tác của thời
chúng tôi”.
Sự khốc liệt của cuộc chiến
tranh chống Mỹ cứu nước, được nhà thơ Bằng Việt tái hiện thông qua những hình
ảnh của sức sống quật cường của cả một dân tộc, sức sống đó thật bền bỉ
và mãnh liệt, tựa như những thân măng tre mạnh mẽ, đội đất đội đá mà vọt dậy
vươn thẳng lên trời cao.
Hình ảnh một em bé vừa được
sinh ra trong một căn hầm phủ đầy bom đạn, được nhà thơ nâng lên thành biểu
tượng, đó là phút sinh ra những thần Phù Đổng:
“Em bé ngỡ ngàng hơi thở đầu
tiên
Hầm sặc vì oi khói
Cô đỡ run tay trong tối
Làm sao cắt rốn cho em?
Bom rơi ù tai
Tiếng nổ rát trời đêm
Xăng đặc bắt trên nhà lem
lém (…)
Pháo sáng bay lung liêng
Soi bàn tay cô đỡ”
(Phút sinh ra những thần
Phù Đổng)
Ở một tình huống khác
trong cuộc chiến tranh, đó là:
“Hộ tập thể chốt trên đồi
cao/ Một trai ba gái/
Bi đông nước và băng đạn/ Súng,
xẻng và dao”
(Trước Cửa Tùng).
Và đây là lời chú của tác
giả dưới bài thơ này: Thời chiến tranh chống Mỹ ác liệt nhất,
các gia đình ở Vĩnh Linh được chia nhỏ, để phân ra thành các “hộ tập thể”,
bao gồm thành viên từ nhiều gia đình, cùng xum họp, ăn ở và trực chiến với
nhau. Phải làm như thế vì bom giặc thời ấy quá ác liệt, nhiều gia đình bị bom
vùi chết hoặc mất tích cả nhà. Chia lẻ ra, ăn ở riêng, cùng các “hộ tập thể”,
nếu có một hộ nào đó không may bị thương vong tất cả sau trận đánh, thì còn
các thành viên khác của gia đình vẫn sống, khi đang được ghép vào sinh hoạt ở
một “hộ tập thể” khác.
Sự khốc liệt của cuộc chiến
tranh, và sức sống phi thường của cả dân tộc Việt Nam thời kỳ chống Mỹ cứu nước,
đã hiện lên sống động trên các bài thơ của nhà thơ Bằng Việt xuyên qua các tập
thơ, được xuất bản từ năm 1968 đến năm 1985. Ngày nay, chúng ta chỉ cần đọc
tên những bài thơ được nhà thơ Bằng Việt sáng tác trong thời kỳ này, đã đủ thấy
toả lên ngùn ngụt cái không khí của cả thời kỳ lịch sử đáng ghi nhớ ấy: Tình
yêu và báo động; Bên địa đạo Vĩnh Quang; Trước cửa ngõ chiến trường; Đêm gió
Trường Sơn; Ghi từ một vùng đất lửa; Bản cũ giữa rừng Lào; Viết cho em dọc
Trường Sơn; Tiếng hát dọc những cánh rừng; Từ chiến trường lại viết cho con;
Quảng Bình, đêm nghe bom toạ độ; Đêm cuối cùng trên đường 20; Những đoạn thơ
tình giữa hai cuộc chiến tranh phá hoại; v.v…
Những sự biến đổi của các
vùng quê miền Bắc trong thời kỳ này, cũng được nhà thơ Bằng Việt dành nhiều
tâm huyết trong các sáng tác của anh.
Đây là quê lúa Thái Bình bị
tàn phá trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ:
“Sau lưng hai ta, bờ bãi
Thái Bình
Những nhà đổ in lên màu đất
cháy...(…)
Anh qua con sông nước ngập
buổi chiều
Bỗng sửng sốt gặp cánh đồng
bảy tấn”
(Tột cùng gian truân, tột
cùng hạnh phúc)
Dưới bài thơ này, nhà thơ
Bằng Việt có lời chú như sau: Thời chiến tranh phá hoại, Thái Bình và Phủ
Lý là nơi mà tất cả máy bay địch, sau khi giao chiến trong đất liền với mạng
lưới cao xạ và lực lượng không quân ta, hễ tháo chạy ra biển là phải trút bừa
xuống đó cho hết tất cả cơ số bom đạn mang theo, nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối
khi hạ cánh xuống Hạm đội Bảy. Chính vì thế, mà mức độ huỷ diệt ở hai vùng đất
này là khủng khiếp nhất và vô lý nhất.
Cùng với quê lúa Thái Bình,
nhà thơ Bằng Việt cũng để lại những bài thơ vạm vỡ từ thời kỳ này về
thành phố cảng Hải Phòng (Hương mùa thu, phố biển…), về khu công nghiệp Việt
Trì, Phú Thọ (Bè bạn một vùng đồi), về sự thay da đổi thịt của vùng đất Điện
Biên (Em hãy đến cánh đồng Mường Thanh), về sự phát triển của làng gốm Bát
Tràng (Nghe trong trưa Bát Tràng), và về vùng đất sinh sôi màu mỡ của Nam Bộ,
vùng đất cực Nam của Tổ Quốc (Đất trẻ; Hòn Khoai)…
Những sáng tác thơ của nhà
thơ Bằng Việt trong hơn 40 năm mà tôi vừa điểm qua, tôi nhận thấy thật
khó nói khác hơn và khú cú thể nhận xột một cách sáng tỏ hơn những
lời do chính tác giả đã khái quát và đúc kết trong bài viết thay lời tựa của
tập tuyển chọn thơ Bằng Việt: “Như vậy là trên 40 năm sáng tác và dịch thuật
đã được tác giả gói gọn trong một Tuyển tập này, tuy chưa phải là tất cả,
nhưng hy vọng cũng đủ tái hiện lại từng giai đoạn đáng ghi nhớ của một đời
thơ, từ lúc chập chững cho đến khi trưởng thành. Nó cũng có thể được coi là
chứng tích và trải nghiệm cho cả một thời đối với một người sáng tác”.
Bài thơ đầu tiên của nhà
thơ Bằng Việt mà tôi có ấn tượng và cảm tình, là bài thơ “Trở lại trái tim
mình”. Tôi đọc bài thơ này lần đầu tiên trên báoVăn nghệ giải phóng, một tờ
báo văn nghệ rất có uy tín những năm 60, 70 của thế kỷ trước, song tồn cùng tờ
báo Văn nghệ ở thủ đô Hà Nội. Tôi nhận thấy cái chất “chờn vờn
sương sớm” từ những bài thơ đầu tay của nhà thơ Bằng Việt, được lắng tụ
và nâng lên ở một tầm mức mới trong bài thơ “Trở lại trái tim mình”. Ở bài
thơ này, ta đã thấy dáng dấp của thi sĩ, thi nhân hiển lộ; cái sức vóc sáng tạo
thi ca đã được đẩy lên trong sự vạm vỡ của trải nghiệm và suy tưởng. Cùng
trên nền của cảm xúc này của nhà thơ Bằng Việt, trong cùng một năm anh đã
sáng tạo nờn bài thơ thứ hai, đó là bài “Tình yêu và báo động”. Tôi cho rằng,
trong thời kỳ đầu sáng tác, nhà thơ Bằng Việt đã sáng tạo lên hai bài thơ như
hai tán cây rực rỡ vươn mãi suốt chặng dài sáng tạo thi ca của anh xuyên qua
thời chiến tranh bom lửa. Những dòng thơ của hai bài thơ này, sau 42 năm, giờ
đây tôi đọc lại vẫn thấy rộn lên cái xao động tươi mới của cảm xúc và suy tư
được hoà quyện thật chuẩn xác, tạo nên cái trong trẻo xao xuyến của một vẻ đẹp
thật sâu lắng và nguyên khôi. Có lẽ đó là thời kỳ sẫm chín của cảm xúc giữa cái
tôi hoà quyện trong cái ta, như nhà thơ Bằng Việt đã nói trong Lời
tựa.
“Tôi trở lại những bờ đường
mùa xuân
Cây già trắng lá
Ôi, thành phố tôi yêu kỳ lạ
Cái sống như trăn trở ngày
đêm
Tôi lớn lên, lo nghĩ nhiều
thêm
Thành phố cũng như tôi
đang lớn
Những gác xép bộn bề hy vọng
Những đầu hồi bóng nắng nhấp
nhô...(…)
Đến hơi mưa trong khóm hoa
màu tím
Gáy sách cũ xếp chồng như
kỷ niệm
Lá thiếp mừng đám cưới mát
trên tay...”
(Trở lại trái tim mình)
“Cơn báo động tan rồi
Cảm động quá, khi mùa thu
lại đến! (…)
Sông Hồng nước lên. Em đưa
anh qua
Tháng tám cầu nhô hai nhịp
gãy. (…)
Ta quen sống những giờ đột
biến
Bỗng sững sờ trước một
sớm không đâu
Thành phố trong mưa. Hoa rắc
trên đầu
Hoa mưa nở từng bông trên
mái tóc
Em tươi tắn như mùa xuân
thứ nhất...”
(Tình yêu và báo động)
Cái chất “chờn vờn
sương sớm”, ngay từ thuở ban đầu đã kiến tạo nên một thể chất thơ Bằng Việt -
một thể chất thơ khác biệt trong thế hệ các nhà thơ chống Mỹ. Cái thể chất trữ
tình, thi vị, mơ mộng và lãng mạn ấy, là một thứ sản vật thật hiếm hoi trong
các sáng tác thời kỳ này. Thực ra, đó chính là cảm xúc thuần tuý, cảm
xúc gốc luôn mang chứa sự bí ẩn của cái đẹp và giá trị vĩnh hằng trong
nó – Đó cũng là một trong những đặc tính cơ bản cấu tạo nên giá trị nền tảng
của cảm xúc thi ca. Điều mà nhà thơ Bằng Việt trong bài viết thay lời tựa của
mình, cũng đã bày tỏ và dành nhiều tâm huyết trong những suy tư trăn trở về “tính
cá biệt và tính đặc thù của cảm xúc thơ cũng như tính độc đáo trong mỗi khám
phá nội tâm – là chủ thể trong thơ”. Thể chất thơ ca khác biệt của nhà thơ Bằng
Việt, đã mang đến một cái nhìn tươi tắn trong sự thốt nhiên ngỡ ngàng trước một
hiện thực thật khốc liệt với sức sống thật phi thường của một dân tộc yêu
chân lý, độc lập tự do, yêu và nâng niu cái thiện, cái đẹp trong những năm
tháng dài của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Cái chất thi sĩ cứ “chờn
vờn sương sớm” ấy, đã loé nở lan tỏa ở chỗ này chỗ kia trong các sáng tác của
nhà thơ Bằng Việt suốt thời kỳ này:
“Có gì bâng khuâng mãi
Những cánh hoa bìm gợi nhớ
rất xa…
Ôi những xe trâu thủng thẳng
vào cơn mơ
Bắt tuổi thơ nóng lòng
theo bước một
Ôi những nương cao màu
trăng lục nhạt...”
(Từ giã tuổi thơ)
“Đâu những mùa hè giữa cơn
lốc xoáy
Trẻ con reo trong đám lá
bay mù
Đâu những mùa xuân, đâu những
mùa thu
Những khẩu hiệu giấy điều,
những đèn treo lủng lẳng...”
(Thị trấn)
“Những con chim mỏ vàng lại
tha rơm về làm tổ
Trong bóng cây chưa cao,
nghe tiếng trẻ con cười...(…)
Đâu tiếng ru à ơi qua
nghìn làng sơ tán?
Đêm thức trắng không đèn,
chuyến phà chật mùa mưa?
Kỷ niệm vẫn theo ta, diết
da và loé sáng
Truyền sức sống hôm qua
vào sức sống bây giờ”.
(Đất nước)
Trong bốn mươi nhăm năm cầm
bút trăn trở với sáng tạo thi ca, những bài thơ của nhà thơ Bằng Việt viết về
Hà Nội, vẫn là những bài thơ kết tinh chất thi vị đằm thắm sâu lắng nhất. Hà
Nội là nơi nhà thơ ký thác những suy tư trăn trở thầm kín nhất của mình. Đúng
như từ dùng trong tên một bài thơ, nhà thơ Bằng Việt gọi đó là “Thành phố của
đời mình”. Hà Nội trong thơ Bằng Việt, chính là Hà Nội được nhìn bằng “ánh
mắt xanh ngăn ngắt” của thi sĩ:
“Chuông xe điện trong màn
sương rạng sớm
Và nắng nhỏ trên hàng cây
rét muộn...(…)
Những con đường dạ hương
làm tim đập không yên
Tôi đi một mình dưới chiều
xanh bối rối
Thành phố thầm thì trong
tình yêu vừa nhen”
(Một chút thầm thì
trong tình yêu Hà Nội)
“Tôi có những ước mơ
trong thành phố cũ
Như những ngôi sao tự tuổi
chín mười…
Sau hai mươi năm
Chúng vẫn nhìn tôi bằng
ánh mắt xanh ngăn ngắt”
(Trò chuyện với thành phố
của đời mình)
“Năm anh gặp em, những cơn
bão liên miên đang đổ vào Hà Nội
Bến xe mưa bay, em đứng đợi
một mình…”
(Năm anh gặp em
Trong bài viết thay lời tựa của nhà thơ Bằng Việt có nhắc đến việc ra đời của
bài thơ “Nghĩ lại về Pauxtôpxki”, anh cho biết: “Tôi để
trong sổ tay hàng chục năm, và có cả một thế hệ sinh viên chép tay lưu truyền
cũng chừng ấy năm, trước khi được in”. Những chi tiết này đã gợi dậy trong
tôi kỷ niệm, vào quãng cuối năm 1980 trong nhóm bạn bè của tôi lên công tác ở
Hoà Bình, có vài ba người bạn vừa tốt nghiệp trường Xây dựng và Kiến trúc, họ
rất mê nhạc Trịnh Công Sơn. Trong những đêm tản bộ giữa núi rừng trùng điệp bạt
ngàn sông nước, ngổn ngang đất đá và máy móc, những người bạn của chúng tôi
hát nhạc Trịnh Công Sơn và đọc đi đọc lại nhiều lần bài thơ “Nghĩ lại về
Pauxtôpxki” của nhà thơ Bằng Việt, đến nỗi đến giờ tôi vẫn còn nhớ những câu
thơ, như “Nhưng không phải thế đâu, không phải thế đâu, cuộc đời không
phải thế!/ Giọt nước soi trên tay không cùng màu sóng bể, / Bể mặn mòi sôi sục
biết bao nhiêu/ Khi em đến bên anh trước biển cả dâng triều…”; “Bây giờ,
anh biết nói gì hơn?/ Có thể, ngày mai thôi… có thể…/ “Hoa tóc tiên ơi! Sớm
mai và tuổi trẻ…”/ Lật trang nhật ký nào cũng chỉ xát lòng thêm!”/; hoặc “Đưa
em đi… tất cả thế xong rồi…/ Ta đã lớn và Pauxtôpxki đã chết!/ Anh vẫn khóc
khi nghĩ về truyện “Tuyết”,/ Dầu chẳng bao giờ mong đợi nữa đâu em!”.
Thế hệ sinh viên chép tay
lưu truyền bài thơ này, có lẽ là thế hệ những người bạn của tôi ngày ấy. Nhà
văn Pauxtôpxki mất năm 1967, và nhà thơ Bằng Việt viết bài thơ này năm 1969,
tức là sau khi Pauxtôpxki mất. Đến giờ, đọc tuyển chọn thơ Bằng Việt tôi mới
thấy nhà thơ Bằng Việt còn viết một bài thơ tình nữa trên nền xúc cảm về
Pauxtôpxki, bài thơ có tên là “Thơ tình ngày biển động”, viết năm 1975. Quả
là ở nước ta không chỉ có một thế hệ yêu và hâm mộ tác phẩm của nhà văn
Pauxtôpxki. Tác phẩm của Pauxtôpxki là biểu trưng của sự khao khát tìm kiếm
và hướng tới những vẻ đẹp thuần khiết của tâm hồn con người, trong sự trân trọng,
cảm thông, sẻ chia, và trong sự dâng hiến tột cùng cho niềm vui, khát vọng của
hạnh phúc con người. Tác phẩm của nhà văn Pauxtôpxki đã thỏa mãn về cái lý tưởng
nhân văn cao thượng đó đối với một thế hệ người đọc của Việt Nam. Trong
tình yêu nhà văn Nga này của một vài thế hệ trẻ Việt Nam, có sự tác động rất
đáng kể của nhà thơ Bằng Việt với hai bài thơ tình của anh, tuy nhiờn, anh đó
đặt nó vào sự cảm nhận riêng với khá nhiều trăn trở,suy tư của cả một thế hệ
thanh niên Việt Nam, khi đi vào cuộc chiến tranh chống Mỹ đầy thử thách, gian
truân và khốc liệt.
Hai tập thơ “Ném câu thơ
vào gió” (2001) và “Nheo mắt nhìn thế giới” (2008) của nhà thơ Bằng Việt,
cùng một số bài thơ anh mới sáng tác, là sự đúc kết những suy ngẫm trải nghiệm
mang chứa đậm chất triết lý nhân văn của nhà thơ về tình yêu, nghệ thuật, về
thế cuộc và nỗi niềm trắc ẩn về cuộc đời. Cách đây mấy tháng, trong một lần
trò chuyện, tôi mới phát hiện có một nhà thơ thế hệ trước được nhà thơ Bằng
Việt rất yêu mến, đó là nhà thơ Chế Lan Viên. Nhà thơ Bằng Việt đọc một cách
say đắm những đoạn thơ dài của nhà thơ Chế Lan Viên. Có lẽ những câu thơ này
anh đã thuộc cách đây nhiều năm từ khi anh còn rất trẻ.
Trong việc làm tuyển thơ của
mình, nhà thơ Bằng Việt nói với tôi, anh sẽ để bài thơ “Đệ nhất Tổ phái Trúc
Lâm giảng thiền” ở cuối tập tuyển chọn, và đó là bài thơ khép lại tuyển thơ của
anh. Tôi được đọc bản thảo bài thơ này vào cuối năm 2008. Theo tôi, đó là bài
thơ kết tinh đầy đủ sự trầm tích những suy ngẫm trải nghiệm giàu triết lý, đạt
đến sự lắng sâu nhiều tầng về cảm xúc và thăng hoa sáng tạo thi ca của nhà
thơ Bằng Việt. Tôi xin chép lại nguyên văn bài thơ này:
“Một vị tăng hỏi bậc chân
tu: “Bạch Thầy, thế nào là Phật?”
Người đáp: “Chấp theo lối
cũ là không đúng?”
Lại hỏi: “Thế nào là
Pháp?”
Người đáp: “Chấp theo lối
cũ là không đúng?”
Hỏi tiếp: “Vậy thế nào là
Tăng?”
Người phủi tay, cười: “Chấp
theo lối cũ là không đúng!”
“Bảy trăm năm sau, tôi
hành hương lên Yên Tử
Đêm – nằm mơ thấy Phật
Nhớ chuyện xưa, bèn hỏi:
“Bạch Thầy, việc đời thế nào là đúng?”
Người ngậm ngùi: “Chấp
theo lối cũ là không đúng!”
Lại hỏi: “Thế nào là hạnh
phúc trần ai?”
Người bèn cười to: “Chấp
theo lối cũ là không đúng!”
Hỏi tiếp: “Vậy thế nào là
Thơ?”
Người lại phủi tay: “Chấp
theo lối cũ là không đúng!”.
Bài thơ đã đặt ra những
câu hỏi lớn về thi ca nghệ thuật và những vấn đề nhân sinh của con người. Bài
thơ cũng mặc nhiên đã chạm đến nét đặc trưng độc đáo của các vị vua nhà Trần.
Nhà Trần đã dựng lên cả một thời đại hùng cường trong lịch sử nước ta, với võ
công hiển hách vang toả qua nhiều thế kỷ. Bên cạnh những kỳ tích mà nhà Trần
đã đạt được, thì việc xuất gia của một số vị vua nhà Trần đã để lại những dấu
ấn đặc trưng của triều đại này. Trong Đại Việt sử ký toàn thư, tôi thấy
có ghi lại việc vua Trần Nhân Tông xuất gia tu hành. Lần đầu, Trần Nhân Tông
tu ở hành cung Vũ Lâm (Yên Khánh, Ninh Bình) vào tháng 7 năm 1294, và tháng
6.1295 lại trở về kinh sư. Tiếp đó tháng 8.1299 Trần Nhân Tông từ phủ Thiên
Trường xuất gia vào núi Yên Tử tu khổ hạnh. Ngày mồng 3 tháng 11 năm Mậu Thân
(1308), Trần Nhân Tông băng hà ở am Ngoạ Vân núi Yên Tử, “Pháp Loa thiêu được
hơn ba ngàn hạt xá lỵ mang về chùa Tư Phúc ở Kinh sư”. Trần Nhân Tông cũng từng
được xưng tụng là Trúc Lâm đại sĩ. Pháp Loa, từng là đệ tử, và là vị Tổ thứ
hai của phái Trúc Lâm. Việc xuất gia tu hành của một số vị vua nhà Trần khởi
phát từ vua Trần Thái Tông, vị vua đầu tiên của nhà Trần. Trần Thái Tông là
tác giả của tác phẩm Khoá hư lục. Trong bài tựa sách “Thiền tông chỉ nam”
của ông, Trần Thái Tông đã thuật lại việc ông cải trang bỏ trốn khỏi kinh sư
lên núi Yên Tử vào đêm mồng 3 tháng 4 năm Bính Thân (1236) để tìm học đạo Phật,
với tâm sự rằng “Trẫm đương trẻ thơ mẹ cha đã vội mất, trơ vơ đứng trên
dân chúng không chỗ tựa nương. Lại nghĩ: sự nghiệp các đế vương thuở trước
thay đổi bất thường, cho nên tìm đến núi này chỉ muốn được thành Phật, chứ
không cầu gì khác”. Thái sư Trần Thủ Độ đã cùng các quốc lão lên núi Yên Tử
khuyên nhủ Trần Thái Tông trở về Kinh sư. Sử cũng chép việc vua Trần Anh Tông
làm bài thơ “Chiêu ẩn” mời Nguyễn Trung Ngạn cùng xuất gia, nhưng Nguyễn
Trung Ngạn từ chối. Như vậy, cùng với võ công quán thế, một số vị vua nhà Trần
đã tạc dựng chân dung vào lịch sử dân tộc còn với tư cách là những Thiền sư
và những Thi nhân.
Phần đầu bài thơ “Đệ nhất
tổ phái Trúc Lâm giảng thiền” của nhà thơ Bằng Việt, dường như chỉ thuật lại
công án của phái Trúc Lâm Yên Tử, ghi lại những lời giảng của Đệ nhất tổ Trúc
Lâm một cỏch trung thực. Ta thấy, nửa đầu bài thơ như một cái cầu nối đặc biệt
dẫn từ biệt điện bước vào thế tục, là nửa sau của bài thơ. Từ
công án ghi lại việc giảng giải về Phật, Pháp, Tăng; nhân đó lại là những câu
hỏi lớn về “việc đời”, về “hạnh phúc” và về “Thơ”, tức
là về sáng tác văn nghệ núi chung. Đây chính là sự chuyển
tiếp một cách sáng tạo độc đáo của bài thơ. Câu trả lời về“việc đời” có
đáng ngậm ngợi hay không, về “hạnh phúc trần ai”có đáng nực cười
hay không, và về thi ca nghệ thuật, nếu bảo thủ cũ kỹ thơ có đáng bàn hay
không– chỉ cùng nhận được một lời giải duy nhất, như đã trả lời về “Thế
nào là Phật?”, “Thế nào là Pháp?”, “Thế nào là Tăng?”. Giống như cách lý
giải : “ Dĩ bất biến ứng vạn biến”, quả là rất bất ngờ và kỳ lạ!
Thực ra, không cần biết tường tận lối cũ nói ở đây là lối thế nào,
chỉ biết đó là những gì đã qua mà lại cố chấp, thuộc về thì quá khứ, còn
về thì hiện tại và thì tương lai, thỡ phải khác, phải đổi thay, như lối
triết lýcủa Đờmụcrớt khi núi về dòng nước không ngừng chảy,và không ai
là có thể hứng được “tắm hai lần trên cùng một dòng sông”cả!. Cái nghĩa
lớn của bài thơ, đó là tinh thần tiến hóa, là cách tân, là đổi mới, đó là
tinh thần phải năng động, phải hiểu lẽ “cựng tắc biến, biến tắc thụng”, khụng
trỡ trệ và tự thỏa món bao giờ!. Đó chính là quy luật của sự vận động và phát
triển của sự vật và cả xã hội loài người. Mọi việc ở đời, dù xuất thế hay nhập
thế, nếu cứ nệ theo cái cũ thì không bao giờ đạt đến Chân – Thiện – Mỹ được;
dù đó chỉ là những suy nghĩ cơ bản nhất về Phật, Pháp, Tăng, cũng
khụng được bảo thủ! Thơ ca nghệ thuật cũng vậy, việc đời cũng vậy, và hạnh
phúc trần ai cũng vậy. Hạnh phúc con người, sỏng tạo nghệ thuật và việc đời,
mãi mãi là những câu hỏi lớn của nhõn loại. Mặc dù, mỗi thời đại đều có lời
giải đáp phự hợp về chúng theo những tiêu chí và yêu cầu mà thời đại đó
đặt ra, nhưng chưa bao giờ nó hoàn toàn được thỏa món!.
Đó chính là cái độc đáo
sáng tạo của bài thơ “Đệ nhất Tổ phái Trúc Lâm giảng thiền” của nhà
thơ. Và bài thơ này đã khép lại Tuyển tập thơ Bằng Việt, trong sự gợi mở
không ngừng của nhận thức, của cảm nghiệm con người, luụn hướng tới những
cánh cửa mở về phía ánh sáng, nơi vẻ đẹp bí ẩn của tri thức, thi ca nghệ thuật
và thế giới phức tạp của đời sống nhân gian luôn tiềm tàng và cuốn hút
con người qua mọi thời đại, đũi hỏi phải được cảm nhận và khám phá trong sự
thảng thốt và kinh ngạc.
Gặp nhà thơ Bằng Việt, vào
lúc nào cũng vậy, luôn cho tôi cảm nhận về một con người trẻ trung, đa cảm,
ngẩn ngơ trăn trở trước cuộc đời. Khi đọc những bài thơ anh viết trong những
năm tháng gần đây nhất, tôi lại nhận thấy những tâm sự thành thật và sâu thẳm,
với bao nỗi niềm còn ngổn ngang bề bộn trong sự mất ngủ của nỗi buồn nhân thế:
“Ngủ đi!... Ngủ
ư?... Lại mất ngủ rồi”.(...)
Sao ngoảnh lại vẫn còn nhiều
bối rối
Vẫn còn nhiều duyên nợ ở
trần gian?”
(Mất ngủ)
Tôi chợt thoáng nghĩ, âu
đó cũng là cái nghiệp, cỏi mệnh thiên phú của số phận thi sĩ, chẳng bao giờ dứt
những suy tư trăn trở về thi ca nghệ thuật, về cái đẹp và về những vui buồn của cuộc
đời, khi còn đứng hai chân trên mặt đất này.
Với gần nửa thế kỷ trăn trở
trên con đường gập ghềnh của sáng tạo thi ca, nhà thơ Bằng Việt là một trụ cột
trong các trụ cột của thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong cuộc chiến tranh
chống Mỹ - thế hệ của những nhà biên niên sử của một thời đại thơ hoành trỏng.
Tụi muốn núi thờm, nhà thơ Bằng Việt đã đóng góp một cái nhìn bằng “ánh
mắt xanh ngăn ngắt” trên nền cảm xúc “chờn vờn sương sớm” của thi sĩ,
lãng mạn và trí tuệ, cùng kiến tạo lên cái toà đại bảo tháp của thi
ca thế hệ chống Mỹ cứu nước thế kỷ XX - một thế hệ trưởng thành trọn vẹn
trong một thời đại chứa đựng đậm đặc chất sử thi.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét