Vài nét về nhạc jazz: Sự giao hòa
văn hóa châu Phi và phương
Tây Nhạc jazz được khởi nguồn từ đâu? Nhạc sĩ nào, xã hội nào, nền
văn hóa nào đã tạo nên jazz?
Jazz là một nét văn hóa bản xứ ban đầu chỉ của riêng người Mỹ
và đã được tạo ra bởi người Mỹ. Âm nhạc phương Tây và châu Phi là nơi đã gieo hạt
nên jazz nhưng chính văn hóa Mỹ mới là nơi jazz nảy mầm và phát triển. Jazz
không phải là loại nhạc của người da trắng cũng chẳng phải là của người da đen
mà nó là cả một câu chuyện về những phong tục di sản và cả triết học.
Trong suốt những năm đầu tiên phát triển của đất nước Mỹ chế
độ sở hữu nô lệ được coi là một chuẩn mực. Nô lệ bị ép buộc đến từ châu Phi phải
làm việc vất vả trong các đồn điền của người Mỹ. Những nhạc công và những tài
năng âm nhạc trong số đó đã học được rất nhanh nền âm nhạc vốn có sẵn của
phương Tây cùng lúc đó âm nhạc phương Tây cũng đã có không ít bài học về âm nhạc
Phi châu.Nền văn hóa sơ khai của châu Phi coi trọng âm nhạc hơn phương
Tây rất nhiều. Âm nhạc là một khía cạnh quan trọng trong những hoạt động hàng
ngày của thổ dân châu Phi. Thổ dân châu Phi rất coi trọng các hoạt động theo nhịp
điệu khá phức tạp và tiến bộ dựa trên một ca từ và giai điệu đơn giản. Những
nét nhịp điệu này đã gắn liền với nô lệ châu Phi trong suốt thời gian họ bị bắt
ép làm nô lệ ở Mỹ.
Hơn nữa một số những người Mỹ da đen mới cũng thể hiện mình
thông qua nét âm nhạc truyền thống của họ. Vì cách xa quê hương nên âm nhạc
truyền thống một phần cũng không thể thể hiện chính xác được vì rất nhiều lý do
ví dụ như không được sử dụng các nhạc cụ châu Phi truyền thống. Chúng ta có thể
hiểu như một ban nhạc rock của các nghệ sĩ châu Phi khi biểu diễn ở Mỹ không được
sử dụng bất cứ một cây guitar điện một dàn trống… Tuy vậy ban nhạc này vẫn đủ nội
lực để có thể sử dụng các nhạc cụ có sẵn tạo ra âm nhạc của mình và điều này là
chính xác đối với các nô lệ da đen ở Mỹ.
Bên cạnh việc tìm các nhạc cụ mới các nhạc sĩ châu Phi cũng
đã mở rộng mình để tìm hiểu âm nhạc của phương Tây. Sự mở rộng này là khởi nguồn
nảy mầm của nhạc jazz. Những ca từ giai điệu nhịp điệu và cả văn hóa Tây phương
không ít thì nhiều cũng đã dần thấm vào những người da đen. Tất nhiên các nhạc
sĩ da trắng cũng đã bị ảnh hưởng nhiều khi nghe nhạc của người da đen. Thời
gian trôi qua và sự trao đổi âm nhạc này đã tạo ra Jazz.
Ngày nay ở đâu đấy chúng ta vẫn còn bắt gặp những nét nhạc cổ
xưa của Phi châu trong Rock và Jazz. Ví dụ chúng ta có thể thấy phương pháp “gọi
và trả lời” được biến tấu khi ca sĩ hát chính hát một đoạn nhạc và sau đó cả
nhóm đồng ca hát phụ họa lại (giống như những câu hỏi và trả lời).
Một ví dụ khác là “pitch-bending”. Trong suốt những năm ra đời
của Jazz các nhạc sĩ đã uốn cong cao độ trong bài hát của mình tùy theo những
yêu cầu khác nhau. Hiệu ứng này tạo ra một sự ngạc nhiên cho tai của chúng ta
vì không biết thực sự nốt nhạc kết thúc ở đâu. Một số ít các nhạc sĩ Rock và
Jazz hiện nay vẫn sử dụng phương pháp này hãy lắng nghe một đoạn guitar solo
trong một bản Rock mà xem. Hầu hết các nhạc cụ tổng hợp (ví dụ Organ) đều có các
thiết bị pitch-bend tích hợp bên trong.
Khi nhạc Jazz phát triển có rất nhiều các loại nhạc khác đã
ra đời dựa trên jazz Rhythm & Blue Soul Funk Rap và Rock ‘n Roll đều đã thừa
hưởng rất nhiều từ Jazz.
https://www.youtube.com/watch?v=Az1gFe5zKD0
Có thể phân loại kỹ thuật nhạc Jazz thành 3 loại chính là:
1 – Jazz giai điệu:
– Kỹ thuật kéo dài giai điệu ca khúc
– Thêm lời (Vào đầu giữa hoặc cuối ca khúc)
– Thay đổi Giai điệu
– Thêm những nốt luyến láy
2 – Jazz hoà âm.
– Thay đổi hoà âm của một số nhạc cụ.
– Thay đổi hoà âm của cả dàn nhạc.
– Thay đổi hợp âm Trưởng thành thứ
– Thay đổi hợp âm Thứ thành Trưởng.
3 – Jazz kiểu phát triển hoặc sáng tác mới.
– ReCover những bài nhạc cũ.
– Dịch giọng các bài nhạc cũ.
– Đảo phách.
– Thêm nốt nhạc (cao hoặc thấp)
8/10/2020
Nguồn: LÊ TRUNG NGÂN BLOG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét