Thứ Tư, 16 tháng 12, 2020
Mùa thu trong tình ca Việt Nam
Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên
không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang
của buổi tựu trường. Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và đầy
gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con
đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh
vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn:
“Hôm Nay Tôi Đi Học …”. Tôi còn nhớ mãi bài “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh
hồi mới lên trung học đệ nhất cấp.
“Anh mong chờ mùa thu
Trong bối cảnh buồn bã nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nói về mùa thu của ông qua đi khi “Nhìn những mùa thu đi”. Thu đi và để lại cho chúng ta những chia ly, những nuối tiếc sầu rơi, những ý nghĩ riêng tư man mác trong tâm hồn:
Nhìn Những Mùa Thu Đi - Trịnh Công Sơn - Khánh Ly
“Em có nghe mùa thu mưa giăng lá đổ
Mùa thu là mùa của nỗi buồn, của chia tay và của những mối tình dang dỡ nhớ
nhung. Ở tuổi còn đi học, những nam sinh vẫn có những kỷ niệm đến đứng ngẩn ngơ
trước cổng trường nữ sinh từ Gia Long, Nguyễn Bá Tòng, Sương Nguyệt Ánh hay
Trưng Vương, như khi em tan trường về trời mưa nho nhỏ, anh trao vội vàng chùm
hoa mới nở, ép vào cuốn vở. Người con gái e ấp, thẹn thùng như đóa hồng
chớm nụ, như penseé, như mimosa hay như phượng hồng hồng đôi môi em. Một nụ hôn
đầu say sưa, ngất ngây và nhung nhớ mãi mãi về sau. Mùa hạ đến rồi mối tình
chia ly vì lý do nào đó. Khi mùa tựu trường đến sang mùa thu, người nữ sinh
Trưng Vương nhìn lá vàng rơi ngoài đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, lá rơi theo làn gió
heo may vi vu, rồi cô gái bỗng bồi hồi nhớ lại người bạn trai xưa, nhớ nụ hôn nồng
nàn. Nhà thơ nữ Nguyễn Thị Lệ Thanh đã sáng tác bài thơ “Trưng Vương khung cửa
mùa thu” mà hai nhạc sĩ Nam Lộc và Tùng Giang đã hợp soạn thành ca khúc ghi dấu
những mối tình nhẹ nhàng của Trưng Vương, những tình cảm bâng khuâng, những nỗi
lòng xao xuyến của tuổi học trò:
“Tim em chưa chưa nghe một lần!
Mùa thu của những tình tự yêu đương, đã lôi cuốn người nhạc sĩ đã dùng bối cảnh
thu ca như trong nhiều tác phẩm của ông về mùa thu, Phạm Anh Dũng đã tâm sự những
nồng nàn, những cụm từ truyền cảm của ông qua bài “Gọi mùa thu mơ”:
“Anh gọi mùa thu mơ
Mùa thu để chúng ta ru người tình. Khi mùa thu tới người nhạc sĩ hát khúc thu
ca để dìu người yêu vào giấc điệp bình yên, Đức Huy đã ru người tình của mùa thu như sau:
“Hôm mùa thu gió hát bài ca cũ
Còn mùa thu của Từ Công Phụng thì như thế nào? Ông ru người yêu về với mùa thu
dịu dàng, du dương với những lối ru nhẹ nhàng, dấu yêu của mây ngàn bay, hãy
nghe bài “Mùa thu mây ngàn”:
“Buồn vương mây ngàn giăng khắp lối
Tuần rồi tôi tình cờ được nghe bài “Dáng thu”, người nhạc sĩ đã âu yếm so sánh
vẻ đẹp kiều diễm, đài các của mùa thu như người thiếu nữ trong những dòng nhạc
thu ca. Nhật Vũ đã dìu người tình qua vũ điệu Tango:
“Dáng thu vơi buồn như thương nhớ ai
Lại một tình cờ khác tôi lắng nghe tiếng đàn của một người nhạc sĩ Mai Đức Vinh bên phương trời Canada, ông cho chúng ta nghe một bản tình ca quyến luyến và nhiều vương vấn của người thiếu nữ trong giấc mơ thu của ông “Thu về hôm nao“, thơ Phạm Anh Dũng:
Ngoài ra, Mai Đức Vinh còn sáng tác nhạc phẩm “Thu muộn” phổ theo thơ của thi
sĩ Hải Đà Vương Ngọc Long, nhịp điệu slow buồn da diết như sau:
“Mùa thu người đã đến
Một chiều thu đến để rồi Phan Bá Chức đã làm thơ, đã phổ nhạc từ khung trời yêu
thương Đà Lạt qua ca khúc thật trữ tình và đáng yêu “Tôi có em chiều thu”:
“Chiều phai mây trắng trôi
Mùa thu 1975 đã làm bao nhiêu con tim điêu đứng, Ngô Thụy Miên khi ra xứ ngoài đã chia sẽ tâm tư của ông qua bài “Thu Sàigòn” như sau:
Từ miền trung nam nước Mỹ, nhạc sĩ Đỗ Duy Thụy đã bộc lộ tâm sự của ông khi mùa
thu về tại Houston với những nhung nhớ mùa chia ly của tình yêu trong bài “Thu
vàng nỗi nhớ”:
“Theo bước chân em đi thu vàng
Trong nỗi khắc khoải khôn nguôi, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã tưởng nhớ đến mùa thu
năm cũ khi nhìn về người tình:
“Chiều thu nhẹ lướt hồn manh theo sầu
Cũng vì mùa thu năm cũ vơi đầy nhung nhớ, Ngô Thụy Miên âu yếm nhìn vào ánh mắt
người tình với bài “Thu trong mắt em”:
“Rồi một mùa thu tới cho mắt em buồn trong nắng
Nếu mùa thu được dùng như biểu tượng của sự ra đi hay sự chia ly để rồi dứt
khoát một cuộc tình buồn não nề nào đó. Trong bối cảnh buồn của mùa thu ở vườn
Luxemburg với ngập xác lá vàng rơi, Nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu đã viết bài “Mùa thu
không trở lại” để nói lên nỗi sầu tan tác của ông:
“Em ra đi mùa thu, mùa thu không trở lại
Cũng như sự chia ly từ mùa thu dang dỡ, người yêu sẽ tìm quên lãng mùa thu sầu
úa vì tình đã chết trong lòng khi niềm cô đơn chợt đến mà nhạc sĩ Nam Lộc ghi
nhận qua bài “Anh đã quên mùa thu”:
“Bây giờ là mùa thu
Tiếp theo mùa thu chia ly của Nam Lộc, nhạc sĩ Dương Viết Điền sáng tác bài “Suối Ướt Hoen Mi”, phổ theo thơ Việt Hải, tả cảnh tan tác khi khi người tình bỏ ra đi:
Mùa thu về với khung trời Paris của Cung Trầm Tưởng, nhà thơ này đã kể về chuyện
tình mùa thu với nàng kiều nữ tóc nâu người địa phương bên vườn Luxemburg. Bài
thơ “Mùa thu Paris” được nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành một nhạc phẩm đã đi vào dĩ
vàng của Saigon một thời xa xưa:
“Mùa thu Paris, trời buốt ra đi
Từ một phương trời nào đó Phạm Anh Dũng âu yếm thì thầm với người em gái mắt nâu của mình bằng những lời yêu dấu để thăm chừng khi nào mùa thu của tình yêu thực sự đến. Nếu Phạm Trọng Cầu hay Trịnh Công Sơn nhìn mùa thu đi với nỗi niềm tiêu cực thì tương phản thì Phạm Anh Dũng lại nhìn mùa thu ở khía cạnh tích cực. Nào chúng ta hãy nghe lời hát của Phạm Anh Dũng qua bài “Mùa thu về chưa em nhỉ”:
Trong một buổi chiều thu lá úa vàng rơi, tôi nhâm nhi ly cà phê của mùa thu
vàng trong một cửa tiệm Starbucks tại Boston, lòng bổng bâng khuâng lên nỗi nhớ
nhà, những rộn rã vì nhớ Givral hay La Pagode của Saigon năm xưa. Trong khung cảnh
mùa thu dù là Boston, Paris hay Toronto, trong tôi mùa thu vàng của nhạc sĩ
Cung Tiến vẫn đẹp đẽ hơn với lời thơ và ý nhạc. Nhịp điệu Valse vui tươi với
lòng bồi hồi khi lang thang trên đường phố Nguyễn Bỉnh Khiêm hay Gia Long hoặc
Lê Thánh Tôn gần nhà tôi ở với những chiếc lá vàng rơi đã làm xao xuyến tâm hồn:
”Một mình đi lang thang trên đường,
Mùa thu về người nhạc sĩ thiếu vắng bóng hình người yêu, trong mùa thu hôn mê của
nỗi niềm cô đơn, Ngô Thụy Miên đã sáng tác bài “Chiều nay không có em” vào năm
1965 như sau:
“Chiều nay mình lang thang trên phố dài
Trong cái tâm tình bơ vơ về mùa thu chia ly, những nỗi cô dơn buồn tẻ của tâm hồn đã tạo ra bản nhạc “Thu bơ vơ” buồn man mác tâm tư, thơ Mỹ Ngọc, nhạc Mai Đức Vinh:
Vũ Đức Sao Biển góp mặt vào vườn thơ nhạc mùa thu qua bài “Thu hát cho người”.
Lời nhạc lẳng lơ với người tình mùa thu của ông, rồi nỗi thống trách khi nàng bỏ
ra đi. “Thu hát cho người” như là một khúc ca buồn thảm:
“Dòng sông nào đưa người tình đi biền biệt
Trong đầu thập niên 70, người ta không thể quên một bản nhạc tình thu bất hủ của
nhạc sĩ Phạm Duy, phổ từ thơ của thi hào Guillaume Apollinaire. Bài “Mùa thu chết”
đã ray rứt nói lên những thương nhớ khôn nguôi của một mùa thu tàn úa, những ai
oán tiếc thương của người tình vẫn mặn nồng chờ đợi sự trở lại của mùa thu yêu
đương có nhau:
“… Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo
Thi sĩ lừng danh Paul Verlaine của Pháp Quốc đã mang nỗi xúc động bồi hồi khi
diễn tả bài hát mùa thu trong ông qua bài “Chansons D’automne” như sau:
“Mùa thu nức nở ơ ớ
Nước mắt đã rơi khi mùa thu về vì mùa thu buồn bã, khi hàng cây trút lá nghĩa trang đìu hiu, Phạm Duy đã mô tả một mùa thu đầy nước mắt trong cơn mưa thu...
bài “Nước mắt mùa thu”:
“Nước mắt mùa thu khóc ai trong chiều
Mùa thu với mưa rơi buồn hiu hắt, giọt nước mắt rơi như giọt mưa sầu nhân thế.
Ôi, hồn thu đến để gieo bao nỗi buồn như trong bài “Giọt mưa thu” của nhạc sĩ Đặng
Thế Phong:
“Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi
Giọt mưa thu không hẳn chỉ biểu hiện trong thơ mùa thu của Đặng Thế Phong hay
Phạm Duy, mà nó còn được nhạc sĩ Lê Quang diễn tả qua bài “Mùa thu dưới mưa”.
Thu về dưới mưa để nhớ em những nụ hôn đầu và thấp thoáng bóng em đi khi chiều
nhạt phai:
“… Một mùa thu anh đứng trong mưa
Mùa thu của Lê Quang với vết thương lòng khi em ra đi, còn trơ vơ chiếc lá ngậm
ngùi. Nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương nối tiếp với khúc hát bơ vơ khi mùa thu thiếu vắng
em, để rồi cỏ hoa xanh xao chết từ bao giờ và để lá vàng rụng rơi dâng sầu lòng
này em có hay? Chúng ta hãy nghe bài “Mùa thu không em”:
“Mùa thu không em anh buồn một mình
“Sương thu xuống rồi,
Mùa thu của Trường Sa không có sương thu như mùa thu của Văn Phụng, nhưng lại
có mây mù và mưa nhiều, mưa rơi êm đềm của một cuộc tình gắn bó, nhung nhớ về
mưa thu. Trường Sa đã tả ý tưởng của ông trong bài “Mùa thu trong mưa”:
“… Gọi mùa thu quên lãng,
Mưa thu không dứt tiếng mưa rơi vào mùa thu của thi sĩ Như Nguyên, và cũng là
nhạc sĩ Vũ Thư Nguyên. Chuyện tình thu của ông cũng không kém phần mộng mơ và
lãng mạn trong bài “Thu Đã Về”:
“Lạc trong Đông Kinh
Chúng ta đã nhắc đến mùa Thu Paris, những lá vàng ở vườn Lục Xâm Bảo, hay là
mùa thu ở Đông Kinh, làm chúng ta liên tưởng đến mùa Thu ở quê hương. Không có
nhiều nhạc sĩ nhắc đến mùa thu Sài Gòn, Sài Gòn thân yêu chỉ có hai mùa mưa nắng.
Cái nắng chói chang của Sài Gòn đã làm nhà thơ Nguyên Sa đã nghĩ đến người em
gái mặc áo lụa Hà Đông “nắng Sài Gòn, em đi mà chợt mát. Bởi vì em mặc áo lụa
Hà Đông…”. Cũng không có nhiều nhạc sĩ ca tụng mùa Thu ở Huế, nhạc sĩ thường nhắc
đến mùa mưa dài đến thối đất. Nhưng mùa Thu ở Hà Nội đã là đề tài của biết bao
nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ hay họa sĩ, như một Hà Nội của Mai Thảo, một Hà Nội của
họa sĩ Bùi Xuân Phái, và một Hà Nội của Trịnh Công Sơn. Hình như là Hà Nội là
mùa Thu, mùa thu là Hà Nội:
“Hà Nội mùa thu,
Hà Nội với những phố Cổ cuối thu, buổi chiều sương phủ, đi lang thang ngoài phố
mà mùi hoa Sữa lãng đãng trong gió sẽ làm chúng ta không quên được mùa thu Hà Nội
như khi một “tiểu thư Hà Nội” nhớ người yêu ở phương xa, rồi nàng ra Hồ Gươm,
soi bóng mình, soi tương lai của mình và nước mắt của nàng lăn xuống như những
hạt mưa bụi như trong một bài thơ của Phạm Chung do nhạc sĩ Phạm Anh Dũng phổ
thành ca khúc:
Em không nghe mùa thu
Ngoài ra, nhạc sĩ Phạm Duy cũng đã phổ bài thơ này theo hợp âm Sol trưởng. Mỗi
bài mang một sắc thái hay riêng, một vẻ đặc thù riêng. Trong nỗi cô đơn của mùa
thu trăng khuyết, thi sĩ Du Tử Lê đã thố lộ tâm tình của ông về mùa thu của
“Thu Khúc Một” được nhạc sĩ Võ Tá Hân phổ thành nhạc như sau:
“Anh muốn đôi ta mãi như người tình
Trong cái không gian xung quanh chúng ta khi mà mọi vận chuyển của luật vũ trụ
là cuộc sống có sinh và có mất, có mùa xuân và có mùa thu, có lá xanh và có lá
vàng, có tình yêu và mất tình yêu,… Trong cái triết lý của cuộc đời vô thường,
phù du, sắc không, không sắc, Phạm Anh Dũng đã mô tả kiếp nhân sinh như sắc
không trong nhạc phẩm “Tình là hư không” mà tôi tạm kết bài viết này về “Mùa
thu trong thi ca Việt Nam”:
“Chiều thu mưa vẫn rơi
Cuối cùng của bất cứ cuộc tình nào trên thế gian cũng sẽ theo luật của tạo hóa,
của vũ trụ sẽ tan biến vào hư không, một cõi hư vô… và để chỉ còn lại những
bài thu ca bất tử của một thời để yêu và một thời để nhớ. Chắc hẳn rằng bài viết
này còn nhiều thiếu xót, nhưng với nỗi niềm yêu mùa thu, yêu thơ nhạc Việt Nam, chúng
tôi có một ước mong gói ghém những nhạc phẩm đã rung động tâm hồn và xao xuyến
con tim khi mùa thu về. Chúng tôi chân thành cảm tạ các thi sĩ, các nhạc sĩ cho
phép tôi mượn tác phẩm tim óc của họ để làm thành bài viết tổng hợp này.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Bùi Việt Phương và những vần thơ lạ từ miền núi Bùi Việt Phương thuộc thế hệ 8X. Phương sinh ra và lớn lên ở miền núi, học xong khoa Ngữ...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét