Điệu múa cổ truyền của dân tộc Ê Đê với
hiện thânlà chú chim Grứ báo hiệu mùa gặt sắp tới
Dân ca Ê đê có hai làn điệu
chủ yếu là mmuinh và kưt kdjâ, cách gieo vần tương tựu trong khan, ca dao, tục
ngữ. Giống như ở các dân tộc anh em, dân ca ê đê dặt câu đối xứng, đúng phương
pháp tượng hình và so sánh để làm đẹp câu ca, có sức hút . Hát dân gian Ê đê gồm
những bài ca nghi lễ trong chu kỳ một năm và một đời người. Những bài ca nói
lên lòng yêu quê hương xứ sở, khát vọng tự do và sau này, có những bài ca mang
nội dung cách mạng chứa đựng tình yêu đất nước.
Nghệ thuật múa
Múa chim Grứ:
Múa Chim Grứ (chim đại bàng)
là một trong những điệu múa phổ biến trong các lễ hội lớn hay trong nghi lễ
cúng Yàng, cầu khấn các thần linh mà người Êđê coi là thần hộ mệnh cho con người.
Đặc biệt trong lễ bỏ mả (lui msát), thông qua động tác múa thể hiện lời chào từ
biệt của người còn sống đối với người đã đi về cõi ông bà tổ tiên.
Người ÊĐê quan niệm rằng
chim Grứ là biểu hiện cho sức mạnh dồi dào, chỉ có chim Grứ mới có thể bay cao
nhất trong các loài chim. Nên động tác múa chim Grứ hoàn toàn mô phỏng theo
cánh chim đang bay lượn. Ngoài ra, Chim Grứ còn thể hiện quan niệm tâm linh của
người Êđê rằng : những người đã qua đời chỉ là chết về thể xác, còn linh hồn của
họ vẫn quanh quẩn đâu đó. Có lúc thì vô hình, có khi lại hiện hữu, thông qua
hình dạng những con vật như con đại bàng,con bướm hay con nhện mà sau bảy lần
biến hình, sẽ lại được đầu thai trở lại làm người.….Tuy nhiên, hình ảnh con
chim đại bàng được người ÊĐê tin là linh thiêng nhất, nên chim Grứ thể hiện mối
quan hệ giao thoa giữa người sống với linh hồn những người đã chết.
Các cô gái Ê đê uyển chuyển,
dịu dàng, phỏng theo điệu múa của chim Grứ mờigọi thần linh về chứng kiến, phù hộ cho những người tham gia buổi lễ…
Chim Grứ được coi như là
phương tiện đưa linh hồn người chết về thế giới của tổ tiên; đồng thời cũng là
hình ảnh thể hiện linh hồn của ông bà tổ tiên đến thăm con cháu trong những
ngày có lễ hội và bảo vệ những người đang sống. Vì thế, khi múa người ta đưa
tay lên, làm thế nào để người xem tưởng tượng ra như cái đầu , hoặc đôi cánh của
chim đại bàng đang bay lượn trên bầu trời.Cũng như mời gọi các vị thần linh,
các linh hồn của người đã khuất, về tham gia lễ hội cùng với buôn làng, với gia
đình.
Múa chim Grứ có hai hình thức
thể hiện cơ bản: Một là chỉ dùng tay biểu diễn, sử dụng sự uyển chuyển của cổ
tay, đưa đẩy, chuyển động cả cánh tay tùy tình huống, ý nghĩa của việc lễ hội.
Tùy theo lễ hội mà người biểu diễn múa đưa tay lên bao nhiêu lần. Chẳng hạn,
trong lễ cúng cột nêu (mđi Gơng Drai), nếu cúng ba cột nêu, thì những người múa
làm động tác xoè tay sát dọc theo hai bên thân hình đưa lên đưa xuống ba lần,
giống như con đại bàng ba lần vỗ cánh trước khi bay. Nếu cũng 5 ché, phải đưa
lên xuống 5 lần. Hai là tay giơ cao quá đầu,chân nhón lên bước nhẹ nhàng lướt
qua trước ghế Kpan(lễ cúng rước kpan) và sau ché rượu (trong lễ cúng chúc
phúc).
Động tác múa là sự kết hợp
giữa đôi tay và đôi chân để luôn tạo ra sự mềm mại, uyển chuyển. Các nghệ nhân
có thể biểu diễn điệu múa sao cho phù hợp với tính chất của lễ hội.Những nghệ
nhân múa say sưa lúc thì tay đưa lên cao, lúc thì giang ngang,xòe ra uyển chuyển.
Ba ngón tay giữa gập xuống, hai ngón út và ngón cái vẫn giữ nguyên vị trí, cổ
tay chuyển động theo sự di chuyển của bàn chân và thân hình, tưởng tượng lúc
như đôi cánh của con chim Grứ(đại bàng) đang vỗ dập dìu lao vút lên trên bầu trời
xanh thăm thẳm của cao nguyên; lúc như chiếc đầu chim đang xoay sang trái, sang
phải đưa cặp mắt sáng quắc quét qua toàn bộ khung cảnh xung quanh.
Tháp Pô Reme tại Ninh Phước
tỉnh Ninh Thuận
thờ Vua Pô Remê và hoàng Hậu Drah Jan người Ê Đê.
Điệu múa chim Grứ còn được sử
dụng trong lễ cúng rước Kpan. Khi ghế kpan được đưa lên nhà sàn hòa trong âm
thanh vang rộn của trống, của chiêng ngân vang, các nghệ nhân múa chim Grứ bắt
đầu biểu diễn với tiết tấu nhanh, chậm theo nhịp chiêng, có lúc như thác đổ giục
dã, vui nhộn, có lúc uyển chuyển nhẹ nhàng bay bổng. Người Êđê tin rằng đó là
lúc các nghệ nhân thay lời gia chủ hoặc buôn làng, chuyển lời khẩn cầu được phù
hộ hoặc mời gọi đến các vị thần và linh hồn tổ tiên. Đến khi tiếng trống tạm dừng,
tiếng chiêng dần dần giảm nhẹ âm lượng và ngừng hẳn thì các cô gái cũng đã múa
xong.
Điệu múa chim Grứ của người
Êđê luôn hòa quyện với âm thanh dồn dập rộn ràng của dàn ching knah, làm cho lễ
hội thêm sôi nổi và lễ cúng càng thêm trang trọng.
Người múa trước đây thường
là những người đàn bà lớn tuổi,trang trọng. Sau này đội hình múa dần dần được
trẻ hóa, là những cô gái xinh đẹp, thân hình thon thả, đầy sức sống. Và, đặc biệt
điệu múa Grứ chỉ được múa với đội hình số lẻ 3, 5, 7, hoặc 9 người.
Múa Khiêl:
Điệu múa Khiêl của người Ê-đê,
một hình thức múa võ có lịch sử lâu đời và tồn tại đến ngày nay. Người múa mặc
trang phục khá đặc trưng, đầu quấn khăn đỏ, thả hai đuôi khăn về phía trước
trán, mặc áo hở ngực, đóng khố kơtel, tay trái cầm Khiêl, tay phải cầm gươm, nhảy
múa với động tác mạnh mẽ đầy uy lực, nhưng phải phối hợp với âm nhạc lúc trầm,
bổng, lên cao. Múa khiêl thường múa thành từng cặp, từng nhóm. Vì vậy, người
múa phải có sự phối hợp hài hoà và chính xác để tránh những va chạm tai nạn. Điệu
múa này thường được sử dụng trong các nghi lễ như đâm trâu, bỏ mả.
Đàn K’ni của dân tộc Ê Đê và
dân tộc Gia Rai
Nhạc cụ:
Hát dân gian thường gắn liền
với việc sử dụng nhạc cụ cổ truyền.
Đàn k’ni:
Thân đàn là một khúc nứa,
tre hoặc gỗ tròn nhỏ, không có bầu cộng hưởng. Trên thân có gắn phím bấm. Dây
đàn được mắc dọc theo thân đàn. Cung kéo chỉ là một đoạn tre nhỏ hoặc một thanh
tre khi diễn tấu người ta cọ phần cật vào dây. Âm lượng nhỏ và với đặc tính như
trên, k’ni chủ yếu là nhạc khí để bộc lộ tâm sự, tình cảm của các chàng trai với
các cô gái vào những lúc thanh vắng tĩnh mịch. Đôi khi người Ê-đê cũng dùng
k’ni để đệm cho hát khóc trong lễ tang
Kèn Đing Năm
Ống sáo trúc: người Ê
đê gọi là Đing, bao gồm:
A. Đing Năm: (5
theo tiếng Ê đê là 6) gồm 6 ống nứa dài ngắn khác nhau được xếp thành hai bè. Tất
cả đều được cắm một đầu vào trái bầu khô. Trên lưng mỗi ống được khoét một lỗ ở
những vị trí khác nhau để tạo thành nhạc. Tên và cao độ của mỗi ống dựa theo
tên và cao độ của các chiêng Knah.
Hình thức diễn tấu: người biểu
diễn ngồi hoặc đứng hoặc vừa đi vừa thổi. Khi thổi để Đinh Năm ngang ngực, đầu
các ống hơi hướng lên trên, miệng ngậm vào đầu núm bầu, tay phải đỡ dưới hàng ống
trên, ngón cái đặt vào lỗ của ống thứ nhất ở bên cạnh, ngón trỏ và ngón giữa đặt
vào 2 lỗ của ống thứ 2 và 3, 2 ngón còn lại có chức năng nâng và giữ. Tay phải
đỡ hàng ống dưới, các ngón như tay trái.
Thưởng thức tiếng khèn Đing
Tak Tar (Đinh Tắt Tà),
câu hát truyền thống của bà con dân tộc Ê Đê.
B. Đing Tak Tar: Nhạc
cụ này gồm một ống nứa có ba lỗ, được cắm một đầu vào trái bầu khô.
Khi biểu diễn, người biểu diễn
ngồi hoặc đứng, đặt Đinh Tak Tar ngang ngực, phần ống nằm ngang người. Ngón trỏ
và ngón giữa tay phải kẹp vào phần ống nứa phía sau, ngón cái bịt đầu ống.Tay
trái nắm phần ống dài phía trước, ngón cái bịt lỗ bên cạnh phải, ngón trỏ, ngón
giữa đặt lên 2 lỗ nằm phía trên.
Ngoài ra còn có các loại
đinh như: Đing buốt chốc, Đing ring, Đing téc.
C. Đinh Buôt Kliă: là
cây sáo dọc, làm bằng ống nứa, có 4 lỗ bấm và mỗi lỗ là 1 nốt.
Hình thức diễn tấu: người biểu
diễn ngồi hoặc đứng, cây sáo để dọc, phần đuôi hơi hướng ra ngoài, miệng ngậm
vào đầu thổi. tay phải ở trên, tay trái ở dưới, ngón cái đặt phía sau, ngón trỏ
và ngón áp út đặt lên các lỗ bấm. Ngón giữa có nhiệm vụ giữ ống.
Tù Và Ki Pah dân tộc Ê Đê.
Ki Pah: Là chiếc tù bằng
sừng trâu (ki là sừng, pá là vỗ). Một đầu sừng rỗng, đầu nhọn cưa đi để thành 1
khe hẹp, ở giữa gần phần đầu nhỏ có nhô lên 1 cuôp (lưỡi gà) hình chữ nhật gắn
kín bằng sáp ong làm núm ngậm vào để thổi. Khi thổi người ta dùng lòng bàn tay
vỗ vào miệng tù và để tạo nên âm thanh vang xa.
Hình thức diễn tấu: đặt nằm
ngang, tay trái nắm thân chiếc tù bằng 4 ngón tay, ngón cái bịt đầu ống nhỏ để
thay đổi cao độ, âm thanh. Miệng ngậm vào cuoop, dùng hơi thổi.
Nhạc cụ bằng dây, như:
Brố: Gồm một nửa quả bầu
khô có đường kính từ 14 – 20 cm, phần núm được gắn với một cần đàn dài từ 1,2m
– 1,4m (bằng gỗ). Có hai tay bằng tre để mắc dây và lên dây. Trên cần đàn có
năm phím bấm lam bằng bông gòn trộn với sáp ông đen, mỗi phím cách nhau từ 5 –
6 cm.
Cồng chiêng Ê Đê (ảnh Bảo
Hưng).
Cồng chiêng:
Phổ biến và được đồng bào
yêu thích là bộ nhạc khí bằng đồng, cồng (Knah) và chiêng (ching). Bộ cồng cỡ
nhỏ không núm gồm 6 chiếc, từ nhỏ đến lớn bỏ lọt vào nhau đánh bằng dùi gỗ. Mỗi
cái đều có tên riêng và chức năng riêng theo thứ tự từ lớn đến nhỏ là:
1) Knah
2) Lhiang (còn gọi là ana lhiang)
3) Mdu Khơk (còn gọi là Knak Khơk)
4) Hluê Khơk (còn gọi là mong)
5) Hluê lhiang
6) Hluê khơk diêt (còn gọi là k’khiêk)
2) Lhiang (còn gọi là ana lhiang)
3) Mdu Khơk (còn gọi là Knak Khơk)
4) Hluê Khơk (còn gọi là mong)
5) Hluê lhiang
6) Hluê khơk diêt (còn gọi là k’khiêk)
Chiêng thì có núm, lớn hơn knah và
gồm 3 chiếc to nhỏ khác nhau, đứng đầu là ana, thứ đến là mdu, sau nữa
là mong. Người cử nhạc dùng dùi gỗ có bọc vải đánh vào mặt núm. Bên cạnh
đó, còn có char là cái lớn nhất không có núm, dùng để cầm nhịp. Dàn
nhạc Ê đê còn có trống cái, hgơr đi kèm, đồng thời đóng vai trò mở đầu
và kết thúc một bản hoà tấu.
Hình thức diễn tấu: thường
diễn tấu trong nhà dài, ngồi trên ghế Kơ pan (K’pan) quay mặt về hướng
Đông, cồng và chiêng để hơi chếch trên đùi. Tay phải cầm rùi, đánh vào mặt của
chiêng và cồng, tay trái xòe ra, áp vào mặt ngoài (mặt phẳng). Khi diễn tấu,
tay trái mở ra hoặc áp vào hoặc gõ các ngón tay trên mặt phẳng phía sau. Riêng
Mđụ đặt nằm xuống ghế, dưới kê vải hoặc 1 lớp bao bố để ngăn bớt độ vang.
Ngoài ra, người Ê đê còn có
một loại chiêng là chiêng ống (ching Kôk): gồm 7 ống lồ ô to bằng cổ tay, 1 đầu
bịt bằng các mắt ống, 1 đầu rỗng. sáu ống được cắt vát khoảng 1 nửa ống ở đầu rỗng,
1 ống để nguyên. Khi diễn tấu, cầm lỏng tay theo chiều thẳng đứng (phần đầu ống
bịt ở phía trên) bằng các ngón của tay trái ở đầu nguyên, không bị vát, cách đầu
ống khoảng 5-7 cm. Tay phải cầm rùi tre hoặc gỗ, 1 đầu rùi được bịt vải, hoặc
cao su.
Chinh Kram (chiêng tre) –
người tập đánh chiêng thường bắt đầu từ bộ chiêng này. Người Ê Đê thường ngồi
khi đánh chiêng. Trong nhà sàn, ghế dài (kpan) dựng sát vách là chỗ ngồi của đội
chiêng. (ảnh Báo Đắc Lắc.)
Chiêng tre
Bộ Cing kram (chiêng
tre) thường có từ 5 – 9 chiếc, đôi khi cũng tăng lên gần 20 chiếc. Cũng giống
như dàn chiêng bằng đồng, mỗi dàn chiêng tre là một hợp xướng âm thanh, tương ứng
với dàn Chiêng đồng.
Hình thức diễn tấu: mỗi nghệ
nhân đặt ngang thanh tre trên đùi, dùng rùi gõ vào mặt hơi cong lên (mặt cật) của
thanh tre. Nếu có cộng hưởng sẽ kẹp giữa 2 bắp chân của nghệ nhân, phía dưới
thanh tre. Khi diễn tấu, nghệ nhân cầm lỏng thanh tre bằng ngón cái hoặc ngón
trỏ.
Chọn rồi, cây tre được đưa về
phơi khô chừng hai tháng, không để nứt nẻ, sau đó tùy vào đường kính của ống
tre mà cắt theo kích cỡ dài, ngắn khác nhau, để tạo âm thanh trầm, bổng, du
dương… (thông thường, dài từ 30 – 45 cm, đường kính từ 8 – 10 cm). Khó nhất là
quá trình thẩm âm của chiêng tre.
Mỗi cặp chiêng (ống tre và
thanh tre) phải có một loại âm thanh, giai điệu tương ứng với một lá chiêng đồng.
Chính vì thế, bộ chiêng tre cũng được cấu tạo các kích cỡ, âm thanh khác nhau,
có hệ thống như bộ chiêng đồng với biên chế tương ứng. Và các nghệ nhân để sử dụng
và diễn tấu được cồng chiêng bằng đồng, trước đó đều phải sử dụng thuần thục
chiêng tre.
Trải qua năm tháng, do thời
tiết thay đổi, âm thanh của từng chiếc chiêng tre cũng bị thay đổi theo, bị lạc
“giọng”. Người chỉnh chiêng tre phải vừa có đôi tai thẩm âm kỳ tài, vừa có bàn
tay khéo léo, bởi đồ nghề để chỉnh chiêng tre không phải búa, đe… như chỉnh
chiêng đồng, mà chủ yếu là dùng cưa tay, dao lát cắt, gọt bớt miệng ống tre…
làm cho âm thanh của nó cao hơn hoặc thấp hơn, tiếng chiêng tròn, vang hơn,
đúng với chức năng của nó trong dàn chiêng.
Cồng chiêng Ê Đê.
Nhạc Chiêng
Tiếng chiêng Ê Đê có âm
thanh chắc, khỏe, dồn dập, ngân và vang xa như khát vọng của chàng Đam San từ
thuở nào dám chống lại luật tục mẫu hệ ngàn đời của cộng đồng là ước mơ bắt cả
Nữ thần Mặt Trời về làm vợ…
Chiêng Ê Đê mang đậm tính tiết
tấu mặc dù những yếu tố còn lại như giai điệu, hòa thanh… vẫn không bị lấn át.
Trong 9 chiếc chiêng của cả dàn, trừ chiếc Sar lớn nhất giữ nhiệm vụ
bè trầm thì 2 chiếc có núm là M’đú và Ana ching đảm nhiệm
phần tiết tấu, 6 chiếc còn lại là 6 chiếc chiêng bằngK’lác là K’na
ti, H’lang, Khơc, H’luê khơc, H’luê liang và M’đú khớc diết thực
hiện phần giai điệu. Người Ê Đê chỉ dùng dùi đánh vào phía trong các chiêng bằng
và vào phía ngoài đối với những chiêng có núm.
Với người Ê Đê, việc tấu
chiêng thường là ở trong nhà. Tại đó những nghệ nhân ngồi tấu chiêng trên chiếc K’pan (ghế
dài – được đẽo gọt từ một thân gỗ, không chắp nối) truyền thống. Các bài chiêng
cụ thể đã có quy định chặt chẽ nhưng tính ngẫu hứng, tính dân chủ và sự sáng tạo
lại là đặc điểm nổi bật trong sinh hoạt đối với cồng chiêng.
Chiêng Ê Đê có khá nhiều chủng
loại như: K’do, Ngansa, M’nhum, Luir, Kur, Loa với các nhóm (nhánh) K’pă,
M’thur vàAdham, riêng nhóm Ê Đê Bih có chiêng Vắcvei (đặc
biệt hơn các nhánh khác từ trang phục cũng như dàn chiêng), cả dàn gồm 6 chiếc
nhưng đều là chiêng núm, nếu xếp lồng vào nhau thì các vòng tròn từ cái lớn nhất
đến cái nhỏ nhất đường kính của chúng cách đều một đốt ngón tay cái (theo thứ tự)…
Các dàn chiêng Ê Đê nhìn chung đã có âm hưởng giống nhau nhưng âm khí lại khác
nhau, tuy vậy khoảng cách về cao độ giữa mỗi chiếc trong cả dàn vẫn phải là những
hằng số.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét