Hoa trong thơ ca dân gian của người Banar Kriêm
Zang Danh
Ở mãi tận xã vùng cao Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định),
rừng cây ngút ngàn, bốn màu lộng gío mát và hao thơm đã đi vào thưo ca nhưu
dòng suối mát không bao giờ cạn đối với mỗi con người Banar ở đây. Thơ ca dân
gian chủ yếu là tự sáng tác, khi có cảm hứng hay bằng trái tim rung động và
truyêng miệng cho nhau. Những lời ca mộc mạc có vần có điệu roc ràng, mang nội
dung cụ thể, ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thuộc. Từ bao đời nay thơ ca vốn là
tiếng nói gần gũi, say mê trong mọi sinh hoạt của mỗi con người Banar. Trong cuộc
sống hàng ngày, tróng các lễ hội đồng bào ở đây có thể thiếu áo, váy mặc đẹp,
cơm thịt thơm ngon nhưng không thể thiếu được lời ca, tiếng hát. Từ những đứa
bé mới chào đời, người mẹ Banar đã có bài Pơ nhông kon, Ưm Kom… để ru ngủ, cho đến
tiễn người già ra đi cũng có bài: Hmon tiễn biệt.
Khi tiềm hiểu thơ ca dân gian của người Banar (thơ gọi
là Tơ mro, hoặc là Nâr pơđớk và ca gọi là Joi hoặc Hơ
Ri). Ta thấy thơ của người Banar cũng có vần điệu, thường thơ bốn chữ và sáu chữ.
Trong thực tế cuộc sống thơ của người Banar vùng này ít “sống” một mình như thơ
của anh em người Kinh. Thơ ra đời là chất liệu để cấu thành lời ca (trước đây
người Banar không có nhạc lý). chuyển tải ngay những nội dung mà lời thơ muốn
nói. Qua thực tế chúng tôi thấy những nghệ nhân, ở đây vừa là người sáng tác
thơ, vừa là người trình diễn nội dung đó qua làn điệu dân ca. Bài hát mà mình
sáng tác được mới đầu chỉ hát một mình, sau dần dần mới truyền miệng để mọi người
cùng hát
Thơ dân gian của người Banar Kriêm mang nhiều nội dung phong
phú, đa dạng, đi sâu vào nhiều lĩnh vực hằm ca ngợi cái đẹp trong lao động sản
xuất, trong tình yêu nam, nữ, tình yêu quê hương đất nước, thiên nhiên hùng vĩ.
Trên rừng có nhiều loài hoa đẹp là nỗi niềm cảm hứng của những nghệ nhân làm thơ,
ca. Hoa tượng trung cho cái đẹp, là niềm kiêu hãnh, là ước nguyện của bao con
ngwoif muốn vươn tới cái đẹp. Đồng bào người Banar phần lớn sống trên các vùng
rừng núi cao, gắn liền với rừng cây, chim thú, sông suối và hoa thơm, quả ngọt.
Mỗi con người ở đây họ rất yêu hoa như một thứ của quý mà ông Yàng (Trời) đã
ban cho họ. Ở nhà mọi người nhìn hoa qua cánh cửa, lên rừng nhìn hoa qua các
cành cây, sông suối, nhìn hoa lung linh qua ánh nước…hoa mọc xung quanh con người…cho
nên đời hoa và đời người đã đi vào thơ ca của người Banar là thường tình, cụ thể
và cũng rất mộc mạc.
Cheng reh, oh liêm dang pơ kao chen reh
Wưeng long, oh liêm dang pơ kao veng long
Ơ drong đum, oh liêm dang pơ kao drong đum
Jur hum, oh liêm dang xem jong jur hum…
Wưeng long, oh liêm dang pơ kao veng long
Ơ drong đum, oh liêm dang pơ kao drong đum
Jur hum, oh liêm dang xem jong jur hum…
Tạm dịch:
Cheng reh, em đẹp như hoa Cheng reh
Trên cao, em đẹp như hoa trên cành cây cao.
A dong, em đẹp như hoa A dong đỏ giữa rừng.
Em đẹp như con chim xem jong xuống tắm sông trong…
Trên cao, em đẹp như hoa trên cành cây cao.
A dong, em đẹp như hoa A dong đỏ giữa rừng.
Em đẹp như con chim xem jong xuống tắm sông trong…
(Dân ca Banar)
Tôi đã có dịp gặp anh Đinh Y Chương người Banar ở làng Kon
Blo, có thể nói anh là một trong những nghệ nhân sáng tác về múa dân gian, anh
còn giỏi về sáng tác thơ ca. Thơ của Anh ngắn gọn, môck mạc, dễ hiểu, dễ nhớ.
Có lần hai anh em chúng tôi xuống làng uống rượu cần suốt đêm. Sáng hôm sau
trên đường về, anh sáng tác và hát luôn cho tôi nghe bài: Hoa sim (Pơ kao
lơ ngữm):
Lơ ngữm brưt pơ kao hluôi rang
Bũng lang brưt pơ kao hluôi keh
Pơ kao kơ đeh in ya liêm hech
Pơ kao Wech in ya liêm loi,
Wa phe, inh kli pơ kao…yôp jăm
Bũng lang brưt pơ kao hluôi keh
Pơ kao kơ đeh in ya liêm hech
Pơ kao Wech in ya liêm loi,
Wa phe, inh kli pơ kao…yôp jăm
Tạm dịch:
Tim tím mùa hoa sim
Tim tím cánh hoa mùa
Hoa nào thấy cũng đẹp
Đọng mãi trong ánh mắt
Muốn hái nhưng sợ hoa… cười
Tim tím cánh hoa mùa
Hoa nào thấy cũng đẹp
Đọng mãi trong ánh mắt
Muốn hái nhưng sợ hoa… cười
Vỏ cây A dong làm lá phướn treo trên rẫy. Hoa A dong kết
thành từng chùm, màu đỏ, cánh giống như cánh hoa Blang trông rất đẹp. Cây a
dong chỉ có ở những khu rừng già.
Đã bao đời nay hoa A dong đã đi vào cuộc sống tâm hồn thơ ca
của người Banar. Chị em phụ nữ yêu hoa thường hay ví von:
Nhong liêm dang pơ kao A dong
Brông gôh tơ pắt weng dơng
Chơng năm chơ in wă ngo
Do năngchơ in kang lô
Wă gô, lu krao ăn thong
Khong liêm dang pơ kao A dong…
Brông gôh tơ pắt weng dơng
Chơng năm chơ in wă ngo
Do năngchơ in kang lô
Wă gô, lu krao ăn thong
Khong liêm dang pơ kao A dong…
Tạm dịch:
Anh đẹp như hoa A dong
Ven rừng đâu đây, hoa rực đỏ
Hoa đẹp càng muốn ngó, muốn trông
Càng ngó, càng trông, càng thấy tiếc
Muốn cõng hoa đẹp-cùng sang sông
Nhưng hoa chỉ chín ở trong lòng
Anh đẹp như hoa A dong…
Ven rừng đâu đây, hoa rực đỏ
Hoa đẹp càng muốn ngó, muốn trông
Càng ngó, càng trông, càng thấy tiếc
Muốn cõng hoa đẹp-cùng sang sông
Nhưng hoa chỉ chín ở trong lòng
Anh đẹp như hoa A dong…
(Dân ca Banar Kriêm)
Hoa cũng thường gắn liền với thiên nhiên đẹp, là rừng cây
xanh, con nước trong, con chim rừng và những con người ở đây. Trong bài thơ: “Kúk
ku pơ ra tốk Bre mai” đây là một bài thơ hay, đồng thời cũng chính là một
bài hát hay, vui, rôn, mang đầy tình cảm, quyện vào nhau giữa thiên nhiên đẹp
và con người mà nhiều người banar ai cũng biết tới. Bài hát:Kúk ku pơ ra tốk
Bre mai (Con chim pơ ra tốk Chị em ơi) chính là một bài thơ chuyển thành.
Bài thơ nảy từ trong thực tế cuộc sống, người Banar truyền miệng cho nhau hát từ
trước đến nay.
Kuk ku pơ ra tôk bre mai
Brih brah hla kông
Kuk ku pơ ra tôk bre mai
Brông brang hla đum
Kuk ku pơ ra tôk bre mai
Jur hum weng krong…
Oaih lah keh hyôk dang ei.
Brih brah hla kông
Kuk ku pơ ra tôk bre mai
Brông brang hla đum
Kuk ku pơ ra tôk bre mai
Jur hum weng krong…
Oaih lah keh hyôk dang ei.
Tạm dịch:
Con chim pơ ra tốk – Chị em ơi!
Núi rừng mình đẹp lắm
Con chim pơ ra tốk – Chị em ơi!
Rừng đầy hoa, sắc hương thơm
Con chim pơ ra tốk – Chị em ơi!
Sông, nước, rừng trong xanh…
Vui sướng quá cuộc đời ơi.
Núi rừng mình đẹp lắm
Con chim pơ ra tốk – Chị em ơi!
Rừng đầy hoa, sắc hương thơm
Con chim pơ ra tốk – Chị em ơi!
Sông, nước, rừng trong xanh…
Vui sướng quá cuộc đời ơi.
(Dân ca Banar)
Đã bao đời nay người Banar Kriêm yêu rừng, gắn bó máu thịt với
rừng không chỉ vì đất rừng đã cho cái rẫy mà còn cho cả hoa thơm quả ngọt. Trước
đây người Banar phát rừng làm rẫy, rừng không chỉ chi nhiều lúa, nhiều bắp, nhiều
mì… mà còn rất thủy chung với con người ở đây. Các tên núi rừng như: Kông
Bók Bang, Kông Kring, Kông Kơ pah, Kông Xrút… vẫn mênh mông một màu xanh.
Rừng cây hoa lá là nguồn sống ngọt ngào như dòng sữa mẹ không bao giờ cạn trong
thơ ca dân gian của người Banar Kriêm.
Một đêm hát kể sử thi ở làng Hơn, xã Ya Ma,
huyện Kông Chro.
(ảnh Nguyễn Văn Huynh)
Vẻ đẹp của sử thi Bahnar
Thái Bình-GLO
Ra đời và tồn tại như một mắt xích quan trọng trong cuộc sống,
Hơmon-sử thi của người Bahnar gắn liền với tên tuổi những anh hùng thần thoại,
những anh hùng của buôn làng Tây Nguyên nói chung, người Bahnar nói riêng, từng
được bao thế hệ ngưỡng vọng như Diông, Dư, Dăm Noi… Mang trong mình những giá
trị lịch sử, giá trị văn hóa về một giai đoạn lịch sử nhất định, Hơmon là một
phần bản sắc của dân tộc Bahnar, phản ánh lịch sử, xã hội cũng như tâm tư, nguyện
vọng của cộng đồng, đẹp như một khúc tráng ca.
Vừa mới đây thôi, loại hình diễn xướng bằng hình thức hát kể
có sức sống vượt thời gian ấy đã được Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch đưa vào
danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây không chỉ là niềm vui của cộng
đồng dân tộc Bahnar các huyện phía Đông (gồm Đak Đoa, Đak Pơ, Kbang và Kông
Chro) chủ thể của di sản văn hóa mà còn là niềm tự hào của mỗi chúng ta.
1. Cầm trong tay cuốn Sử thi Giông Trong Yuăn, tôi lại bị những
lời hát đầy chất thơ mê hoặc: “Ê…/Một cái làng đông vui/Hơn ba trăm nóc nhà to
cao, rộng dài/Nhà nào cũng có buồng ngủ ấm áp bên trong/Nhà rông hơn ba trăm sải
sừng sững/Đụng trời xanh mái cao ngất ngưởng/Rì rầm sông trôi dưới gầm sàn/Nước
bạc nước vàng/Mặt trời lấp loáng…”. Được hát kể bởi già làng tên Păh, người
làng Krong Ktu (xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ), theo Thạc sĩ Nguyễn Quang Tuệ-Trưởng
phòng Nghiệp vụ (Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch); người sưu tầm sử thi này,
Giông Trong Yuăn là một “sử thi cổ sơ của người Bahnar Tơlô”, là “câu chuyện được
hát kể theo trật tự tuyến tính, toàn bộ nội dung xoay quanh việc tranh chấp giữa
các làng Bahnar xưa với nhau, qua đó phản ánh cuộc sống và ước mơ chinh phục tự
nhiên của con người và phản ánh những cuộc chiến tranh của những người anh
hùng”, mà cụ thể ở đây là một bên do Giông Trong Yuăn-một người tài giỏi, oai
phong là đại diện với phe còn lại là Giông Ayôr Pôr Kuan; để rồi bên thua trận
phải chấp nhận bồi thường nhiều của cải để được sự tự do. Chuyện kết thúc với bữa
rượu lớn kéo dài trong sự hoan hỉ của tất cả mọi người; và khi mà hận thù đã hết,
các làng lại trở nên thân thiện, gần gũi.
Nhắc lại chuyện đi sưu tầm Giông Trong Yuăn, anh Nguyễn Quang
Tuệ kể: “Là người Bahnar Tơlô, tháng 9-2003, khi diễn xướng sử thi này, bok Păh
đã ngoài 65 tuổi. Có thể xem Păh là một trong những người có giọng hát kể sử
thi vào loại hay nhất Gia Lai đến thời điểm đó. Vừa đảm nhiệm mọi công việc
liên quan đến cúng bái, xử phạt… của làng một cách uy tín, Păh vừa là một người
đàn ông thạo nghề đan lát, chặt cây, đẽo gỗ. Giông Trong Yuăn đến và nhập vào
bok Păh một cách đặc biệt, khác với nhiều nghệ nhân khác. Câu chuyện Giông
Trong Yuăn được bok Păh hát kể liên tục vào các buổi tối, trong gần một tuần với
hơn 10 băng cassette HF 90. Những buổi tối diễn xướng ấy đã kéo dân làng đến chật
nhà rông, ngồi tràn cả xuống sân cỏ…”.
Nghệ nhân Đinh Tim, làng Kliêt, xã Ya Hội,
Đak Pơ. (ảnh Nguyễn
Văn Huynh)
2. Nội dung cơ bản xuyên suốt trong mỗi tác phẩm sử thi
bao gồm 3 nhiệm vụ của người anh hùng là lấy vợ, lao động và đánh giặc, trong
đó đánh giặc là nhiệm vụ trung tâm. Giông Trong Yuăn cũng vậy. Lấy vợ là việc
làm của hầu hết các anh hùng trong sử thi của các dân tộc đều phải trải qua;
nhưng đó không phải là những cuộc hôn nhân bình thường mà là các cuộc hôn nhân
của xã hội sau thời đại anh hùng. Nếu trong Diông Trong Yuăn là cướp phụ nữ về
làm vợ, trong Diông Dư là giành lại vợ của mình bị cướp thì hành động cứu phụ nữ
bị cướp rồi lấy làm vợ lại được đặc tả trong Hơmon Đăm Noi, Kon Kra-Kon Krung.
Sự hình thành và thực hành Hơmon trải qua một quá trình lâu dài, mà trong đó
công đầu tiên và lớn nhất phải kể đến hoạt động sáng tạo của các nghệ nhân
hát-kể Hơmon. Họ là người am hiểu sâu sắc về cộng đồng, văn hóa của dân tộc
mình và có trí nhớ tuyệt vời để hát kể những câu chuyện sử thi kéo dài nhiều
đêm. Trong quá trình hát kể sử thi, họ đã vận dụng và sáng tạo nên những câu
chuyện về người anh hùng, về văn hóa, đời sống xã hội của cộng đồng, dân tộc.
Hơmon thường được chia thành nhiều đoạn, mỗi khúc đoạn mô tả về một sự kiện, thậm
chí một nhân vật, một hiện tượng văn hóa.
Kể cùng tôi quá trình đi điền dã, tìm đến với đồng bào Bahnar
ở Glar, Adơk, Ia Pết (huyện Đak Đoa); Lơ Ku, Tơ Tung, Kông Lơng Khơng, thị trấn
Kbang (huyện Kbang); Ya Hội, Yang Bắc (huyện Đak Pơ); Chơ Long, Chư Krey, Sró,
Ya Ma, Đak Sông, Đak Pling (huyện Kông Chro)-những chủ thể văn hóa của di sản
Hơmon; những cán bộ của Phòng Di sản Văn hóa (Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch)
như anh Ksor Phúc, Bùi Vũ Linh giọng ăm ắp niềm vui. Anh Phúc cho hay, Hơmon
thường được hát-kể vào đêm không trăng. Nghệ nhân hát-kể nằm trên đầu hồi nhà
rông phía Tây và chìm trong bóng tối, chỉ có giọng hát-kể vang lên trên nền đêm
đen. Người nghe ngồi thành từng nhóm quanh những đống lửa chăm chú lắng nghe diễn
biến của sử thi từ sự kiện này sang sự kiện khác, khiến cho mọi người hòa nhập
với mạch kể của sử thi. Số lượng đông đảo người nghe tạo thêm niềm hưng phấn
cho tâm lý và giọng điệu, diễn tấu của người kể, khiến cho câu chuyện về người
anh hùng càng thêm hấp dẫn, lôi cuốn. Trong không gian im ắng ấy, tiếng nghệ
nhân ngân nga vang lên, như vọng lại từ một không gian xa xôi thần bí. Cả người
kể lẫn người nghe đều bị nghệ thuật và không gian diễn xướng mê hoặc, dẫn dắt
theo, như sống trong diễn biến của câu chuyện. Đây cũng chính là điều làm nên sức
sống và sự truyền cảm của nghệ thuật diễn xướng hát kể của Hơmon tồn tại qua
bao thế hệ người Bahnar.
3. Ông Phan Xuân Vũ – Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du
lịch khẳng định: “Di sản Hơmon của người Bahnar ở tỉnh Gia Lai là vô giá về mặt
vật chất cũng như tinh thần. Ở tỉnh Gia Lai, sử thi được phát hiện và công bố đầu
tiên vào năm 1982, là sử thi Đăm Noi của dân tộc Bahnar do nhóm tác giả Đinh
Văn Mơl, Tô Ngọc Thanh, Phạm Thị Hà sưu tầm và biên dịch. Đến nay, Gia Lai đã
công bố gần 20 sử thi. Những tác phẩm này không những có giá trị thuộc phạm trù
văn học dân gian, mở ra nhiều vấn đề nghiên cứu mới về lịch trình phát triển xã
hội, đất nước, con người của cư dân nơi đây, mà còn đóng góp rất quan trọng
trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc…”.
Cũng theo ông Vũ, sử thi của người Bahnar có giá trị khoa học
trong nhiều lĩnh vực khác nhau như sử học, dân tộc học, văn hóa, địa lý, phong
tục tập quán và nhiều tri thức dân gian khác nhau của cộng đồng. Mỗi tác phẩm
luôn chứa đựng nội dung phong phú, đa dạng và phản ánh khát vọng, ước mơ vươn tới
một cuộc sống hạnh phúc, ấm no, thịnh vượng, thanh bình của cộng đồng; được tạo
dựng nên từ hàng ngàn câu văn có vần điệu, một thể loại ngôn từ truyền miệng với
những câu chuyện mang đậm nét thần thoại về các hiện tượng tự nhiên, nhân vật lịch
sử tiêu biểu của dân tộc. Cũng bởi thế, sử thi Tây Nguyên nói chung, của người
Bahnar ở tỉnh Gia Lai nói riêng được các nhà khoa học trong và ngoài nước hết sức
quan tâm sưu tầm, nghiên cứu để từ đó đưa ra những giá trị khoa học, nhằm bảo tồn
và phát huy di sản sử thi. Qua các tác phẩm Hơmon, các nhà khoa học có thể tìm
hiểu về lịch sử, cuộc sống, con người, phong tục, tập quán của dân tộc Bahnar về
những thời đại đã qua. Có thể nói, những tác phẩm Homon đã được sưu tầm, in ấn
và sự tồn tại của các dị bản của sử thi trong trí nhớ của các nghệ nhân Bahnar
đóng góp một phần không nhỏ về mặt khoa học trong kho tàng văn hóa dân gian Việt
Nam.
A Thút (đi đầu, cầm khiên và đao) trong lễ hội truyền thống của
dân tộc Ba Na được tổ chức tại Làng Văn hoá – Du lịch các dân tộc Việt Nam (21
– 23/11/2014). (ảnh Minh Tiến)
“Nghệ nhân đa tài” của đại ngàn Tây Nguyên
Đào Loan
Ấn tượng đầu tiên khi gặp ông A Thút là tình yêu với văn hoá
truyền thống của dân tộc Ba Na đã cho ông sức khoẻ để sống trọn với đam mê bảo
tồn, phát huy bản sắc của dân tộc mình. Và người ta gọi ông với cái tên trìu mến
– “nghệ nhân đa tài”. Ông đã từng qua châu Âu, đến Châu Mỹ để giới thiệu với cả
thế giới bản sắc văn hóa của người Ba Na.
Mạch nguồn truyền thống
Sinh năm 1957 tại làng Đăk Wơk, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy, tỉnh
Kon Tum, trong gia đình mà các thế hệ nối tiếp nhau giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc Ba Na. Cha ông, già A Bek là một nghệ nhân, “báu vật sống” về diễn tấu cồng
chiêng, đẽo thuyền độc mộc và hát kể sử thi. Con trai và con gái A Thút đều yêu
thích và có thể biểu diễn rất nhiều nhạc cụ truyền thống dân tộc Ba Na. Đặc biệt,
trong lễ hội Smithsonian – 2007 tại Mỹ, cả gia đình 3 thế hệ – cha ông, ông A
Thút và con trai A Thảo đều tham gia.
Từ nhỏ, A Thút theo cha đi khắp các buôn làng Ba Na hát kể sử
thi, diễn tấu và chỉnh cồng chiêng. Vì thế, những giai điệu truyền thống dân
gian này cũng như tình yêu với quê hương đã thấm dần vào trái tim, tâm hồn A
Thút.
Ông học từ cha và bác ruột là A Thim những bài dân ca cổ, diễn
tấu và chỉnh cồng chiêng trong những ngày không phải lên rẫy hay vào rừng. Cũng
từ những ngày ấu thơ, A Thút đã làm quen với diễn tấu cồng chiêng. Bộ chiêng cổ
của bà ngoại đã giúp cậu bé A Thút bắt những nhịp đầu tiên. Bất cứ khi nào trong
buôn làng mình có lễ hội, A Thút đều háo hức tham gia, lân la bên những bộ cồng
chiêng hay cùng với cha mẹ và bà con trong buôn chuẩn bị lễ hội.
Lúc khó khăn, cái ăn trở thành nỗi lo cận kề hàng ngày, các
buôn làng Tây Nguyên phải bán những bộ cồng chiêng quý để có lương thực đảm bảo
đời sống. A Thút nhớ lại: Năm 1983, gia đình rơi vào tình cảnh túng bấn bởi năm
đó cả làng bị mất mùa, những người trong gia tộc đòi đem bộ chiêng ra bán. A
Thút đã phản đối quyết liệt và quyết định đem tài sản lớn duy nhất của gia đình
lúc bấy giờ bán là 3 con bò, bán đi mua lương thực, giữ lại bộ chiêng quý.
Nghệ nhân đa tài A Thút – tộc Ba Na.
Nghệ sỹ đa tài của Tây Nguyên
Là nghệ nhân được truyền dạy và tự học, A Thút có vốn có năng
khiếu và niềm đam mê với những giai điệu truyền thống dân gian Ba Na nên nhờ
kiên nhẫn luyện tập, ông có thể diễn tấu được tất cả các loại nhạc cụ, diễn xướng
hầu hết các loại hình truyền thống dân gian của người Ba Na. Không những thế, A
Thút còn thạo việc chỉnh chiêng, một công việc đòi hỏi kỹ năng thẩm âm tốt, phải
thuộc những bản cồng chiêng cổ và đôi bàn tay khéo léo.
A Thút trăn trở hơn với sự mai một các giá trị văn hóa, càng
sót xa khi thế hệ trẻ thì thờ ơ, người già thì dần khuất núi. Năm 1998, ông đã
tham gia vào dự án và dịch lại toàn bộ Sử thi Tây Nguyên của cha mình. Năm 2009
ông bắt đầu mở lớp truyền dạy miễn phí cồng chiêng và múa xoang cho lớp thanh
niên trong làng, xã. Năm 2007, ông vinh dự cùng cha mình, con trai A Thảo và 15
người con của làng Đăk Wơk tham gia lễ hội Smithsonian 2007 với chủ đề “Mê Kông
– Dòng sông kết nối các nền văn hóa” (từ ngày 22/6 – 8/7/2007) và sau đó cùng
đoàn cồng chiêng đi biểu diễn trên 140 quốc gia khác. Mới đây, tháng 7/2014,
ông cùng 9 thành viên trong đội cồng chiêng của làng tham gia Liên hoan Gannat
lần thứ 41 tại Pháp (2 – 29/7/2014); Đội cồng chiêng và xoang của làng ông cũng
đã ra Hà Nội, tham gia các hoạt động văn hóa tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân
tộc Việt Nam để giới thiệu bản sắc văn hóa dân tộc mình với du khách Việt Nam
và Quốc tế.
Hơmon – Sử thi Kon Tum đã thành Di sản văn hóa quốc gia
Trần Vĩnh
Ngày 4 tháng 1 năm 2015, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã
công bố và trao Quyết định công nhận Sử thi Tây Nguyên là Di sản văn hóa phi vật
thể quốc gia cho các tỉnh Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai và Kon Tum. Cùng với các
hình thức sử thi khác ở Tây Nguyên như Khan của người Ê Đê ở Đăk Lăk, Ot
N’drông của người Mơ Nông ở Đăk Nông, Hơmon của người Ba Na Rơ Ngao ở Kon Tum
đã trở thành di sản quốc gia.
Nếu tính từ năm 1927 – mốc thời gian mà nhà nghiên cứu văn
hóa người Pháp L. Sabatier công bố Khan Đăm xăn và sau đó được dịch ra tiếng
Pháp khiến thế giới phương Tây biết tới kiệt tác văn học truyền miệng của các
dân tộc thiểu số Đông Dương – đến năm 1955, nhà nghiên cứu Antomarchi tiếp tục
công bố Khan Đăm Di. Năm 1963, Nhà xuất bản Văn học tại Hà Nội công bố sách Trường
ca Tây Nguyên do Y Điêng, Y Yung, Kơxo Bêu, Ngọc Anh biên dịch, trong đó có năm
tác phẩm sử thi là: Xinh Nhã, Đăm Di, Khinh Dú, Đăm Đơroan, Y Bơrao nâng số sử
thi được biết đến những năm 1960 là bảy tác phẩm, chủ yếu là của dân tộc Ê Đê –
đến nay đã là 88 năm, một quãng thời gian khá dài, hàng trăm bộ sử thi Tây
Nguyên của nhiều dân tộc thiểu số tồn tại và lưu hành trong dân gian ở các cộng
đồng dân cư các dân tộc thiểu số để bây giờ trở thành Di sản văn hóa phi vật thể
quốc gia.
Đối với Kon Tum, có một chi tiết cũng cần phải được nhắc đến
là: Ngay từ năm 1933-1934, dưới thời Pháp thuộc, khi được bổ lên làm việc ở Kon
Tum, hai anh em học giả Nguyễn Kinh Chi và Nguyễn Đổng Chi đã dành nhiều thời
gian nghiên cứu sưu tầm tổng hợp về dân tộc Ba Na ở Kon Tum và viết thành cuốn
sách nổi tiếng về người Ba Na ở Kon Tum xuất bản tại Huế vào năm 1937. Trong cuốn
sách này, phần viết về “Phong tục – Chuyện đời xưa Bahnar”, các học giả đã ghi
lại một câu chuyện của người Ba Na Kon Tum có tên là”Chuyện ông Bră Rơmu kén rể”
có nội dung và nhân vật tương tự với một số tác phẩm sử thi-Hơmon của người Ba
Na nhóm Rơ Ngao được phát hiện và thể hiện lại về sau này. Có lẽ, các học giả
Nguyễn Kinh Chi và Nguyễn Đổng Chi đã phát hiện và tiếp cận trực tiếp với loại
hình sử thi-Hơmon của người Ba Na nhóm Rơ Ngao ở Kon Tum ngay từ những năm ấy
và viết lại trong cuốn sách của mình.
Sử thi Ba Na – Kon Tum (Hơmon của người Ba Na nhóm Rơ Ngao ở
Kon Tum) đã được sưu tầm từ một dự án lớn cấp quốc gia do Viện Nghiên cứu Văn
hóa dân gian (thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam) phối hợp với các tỉnh Tây
Nguyên tiến hành từ năm 2000-2001 điều tra sưu tầm về sử thi các dân tộc thiểu
số. Từ đây, hệ thống sử thi liên hoàn quí hiếm của dân tộc Ba Na nhóm Rơ ngao ở
Kon Tum đã được các nghệ nhân và các nhà nghiên cứu văn hóa tái hiện lại nguyên
bản, tổ chức biên dịch một cách công phu, tỷ mỷ và xuất bản các tác phẩm sử thi
này vào năm 2007 để phát hành. Đóng góp công sức vào kết quả to lớn này, ngoài
các nhà nghiên cứu văn hóa của Viện Nghiên cứu văn hóa dân gian trước đây (đặc
biệt là Phó Giáo sư, Tiến sỹ Võ Quang Trọng) và cán bộ ngành văn hóa tỉnh Kon
Tum khi ấy, phải kể đến vai trò của các nghệ nhân dân tộc Ba Na nhóm Rơ Ngao
trong tỉnh và một số trí thức người dân tộc thiểu số – những người đã trực tiếp
thể hiện Hơmon Ba Na Rơ ngao và dày công góp sức biên dịch bộ sử thi liên hoàn
này một cách đầy trách nhiệm với cộng đồng.
Sử thi là thể loại văn học dân gian rất độc đáo của các dân tộc
thiểu số, trước đây thường hay gọi là Trường ca, anh hùng ca – một loại hình ngữ
văn tự sự dân gian truyền miệng xuất hiện sớm trong lịch sử, phản ánh những sự
kiện quan trọng của cộng đồng buổi sơ khai, ca ngợi những người anh hùng trong
các chiến trận để bảo vệ cộng đồng dân làng, chống lại các thế lực áp bức, ca
ngợi những con người tiêu biểu giúp cộng đồng xây dựng buôn làng, khai phá đất
đai, bày cho dân biết làm nương rẫy, chống đỡ sự tàn phá của thiên nhiên kỳ bí,
của muông thú hung bạo… cho tới nay vẫn được lưu giữ trong trí nhớ của đồng bào
và thường được diễn xướng trong các sinh hoạt tại cộng đồng.
Bằng thể loại văn vần xen lẫn văn xuôi dài hàng ngàn câu, với
những tuyến nhân vật đan xen nhau thể hiện những giai đoạn lịch sử tiêu biểu của
từng dân tộc thiểu số. Có vùng thì chỉ hát kể, có vùng thì vừa hát kể vừa kèm
theo diễn xuất rất linh hoạt và thu hút. Cùng với diễn xướng và hát kể, còn có
cả nghệ thuật thể hiện nhân vật, nghệ thuật miêu tả và kể chuyện, những chi tiết
hào hùng, kỳ vĩ về đại ngàn Tây Nguyên, về thiên nhiên tươi đẹp và hoang dã của
núi rừng. Thông qua đó, người nghe nhận biết được quan niệm về sự ra đời của đất,
trời, của con người, tâm linh tín ngưỡng, mối quan hệ trong cộng đồng, phong tục
tập quán, những hình thức sinh hoạt mang tính cộng đồng, cộng cảm, sự hình
thành và phát triển đời sống xã hội…được trình diễn một cách rất hấp dẫn, kết cấu
chặt chẽ, có chương có đoạn, có mở có kết rất tài tình. Là sự thể hiện về khát
vọng của đồng bào về một xã hội tươi đẹp, một cuộc sống đủ đầy, bình đẳng, cái
thiện thắng cái ác…
Nghe hát kể Hơmon – sử thi ở làng.
Hơmon của người Ba Na nhóm Rơ Ngao ở Kon Tum bao gồm một hệ
thống các tác phẩm liên hoàn với nhau, tập trung kể về nhân vật trung tâm- người
anh hùng có tên gọi là Giông. Đó là chàng trai dũng cảm, có sức mạnh và tài
năng xuất chúng. Mỗi câu chuyện trong hệ thống sử thi liên hoàn này của người
Ba Na Rơ Ngao kể về một chiến công nổi bật của người anh hùng Giông và bạn bè,
anh em của chàng. Do đó, mỗi câu chuyện, mỗi tác phẩm có tính độc lập tương đối,
có thể tồn tại như những tác phẩm hoàn chỉnh, trọn vẹn, chẳng hạn như các tác
phẩm : Giông, Giỡ mồ côi từ nhỏ, Giông đánh hạ nguồn cứu xứ sở, Giông cứu nàng
Rang Hu, Giông đi tìm vợ, Giông cưới nàng Khỉ, Giông làm nhà mồ, Giông cứu đói
dân làng mọi nơi… đặt trong chuỗi sử thi-hơmon liên hoàn, mỗi câu chuyện, mỗi
tác phẩm trở thành một mắt xích, một “hạt” trong toàn bộ hệ thống và có quan hệ
với nhau về mặt trình tự cũng như nội dung ý nghĩa. Giá trị của Hơmon Ba Na Rơ
Ngao nằm ở tính hệ thống, tính đồ sộ của nó – hệ thống sử thi liên hoàn, một
thành tựu đầy ý nghĩa của dân tộc Ba Na trong quá trình xây dựng, phát triển, kế
thừa và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của mình.
Hình thức hát kể Hơmon của người Ba Na nhóm Rơ Ngao được diễn
xướng rất thoải mái, tự nhiên trong những sinh hoạt thường ngày. Các tác phẩm
Hơmon được kể bằng văn xuôi xen lẫn những đoạn hát kể bằng văn vần với phong
cách ngôn từ hồn nhiên, chất phác. Nghệ thuật hát kể Hơmon thu hút rất đông người
nghe, đặc biệt trong dịp nông nhàn, lễ hội, mùa mưa… trong không gian nhà rông
hoặc nhà sàn, bên cạnh bếp lửa lung linh, huyền ảo và kỳ bí, Hơmon được thể hiện
một cách đầy sống động và lôi cuốn người nghe. Tuy nhiên, không phải ai cũng thể
hiện được Hơmon, số người Hơmon được ở Kon Tum hiện nay cũng chỉ còn tính trên
đầu ngón tay và cũng đang trông chờ chính sách mới của Nhà nước về xem xét công
nhận Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú để các Nghệ nhân này có điều kiện tốt
hơn và có thể trao truyền lại được loại hình văn hóa cổ truyền dân gian này cho
lớp trẻ.
Tết đến, Xuân về lại càng thêm nồng đượm, khi mà Hơmon – Sử
thi của người Ba Na nhóm Rơ Ngao ở Kon Tum nói riêng và Sử thi Tây Nguyên nói
chung – những di sản văn hóa có giá trị tư tưởng to lớn được sáng tạo từ ngàn đời
nay, niềm tự hào của các dân tộc thiểu số đã trở thành Di sản của quốc gia.
Dân ca Bana
Lê H’đan
Đồng bào Bana Vĩnh Thạnh còn có tên gọi Bana Kriêm sống trên
địa bàn các huyện Hoài Ân, An Lão, Vân Canh. Riêng Vĩnh Thạnh có 7.647 người ở
26 làng dọc sông Kôn. Những làn điệu dân ca Bana còn lại ngày nay đều ở dạng
truyền miệng qua trí nhớ của người già nên đã bị mất mát khá nhiều. Khối lượng
dân ca Bana Kriêm ở Vĩnh Thịnh đã sưu tầm và bảo tồn cho đến nay khá phong phú
và đặc sắc.
Dân ca Bana ngoài giá trị văn học, âm nhạc, còn có giá trị về
lịch sử xã hội và dân tộc. Hiểu dân ca Bana là phải hiểu từ cái gốc, xuất xứ và
đặc điểm riêng.
Tôi muốn xem hoa rung reng đẹp
tôi muốn xem hoa còn ở trên cây
nhưng còn sợ trên cây có kiến
còn sợ con ong chưa bay đi.
tôi muốn xem hoa còn ở trên cây
nhưng còn sợ trên cây có kiến
còn sợ con ong chưa bay đi.
Hay:
Lấy mật đừng đốt con ong
Ăn quả đừng chặt mất gốc.
Ăn quả đừng chặt mất gốc.
Chỉ có họ, người Bana mới có cảnh như vậy, ý nghĩ như vậy.
Ngay cả quan niệm về cuộc sống vũ trụ và thần linh cũng thế.
Đi đâu họ cũng thấy núi, ở đâu họ cũng gặp rừng. Thần linh và
cả con ma đều ở xung quanh họ, vừa xa vời lại vừa gần gũi. Cái thế giới bên kia
và thế giới bên này là một. Họ có mê tín nhưng không ngu tín, cuộc sống buộc họ
phải luôn tỉnh táo đề phòng. Chính từ đặc điểm này đã sản sinh ra một nền dân
ca Bana đặc sắc.
Có thể tạm chia dân ca Bana làm 3 thể loại: Khan hơ mon (tạm
dịch là sử thi), hát ru và bài cúng tế trong các lễ hội. Hát ru của người Bana
có những nét riêng, trước hết là kiểu cách ru của họ. Đồng bào Bana không có
nôi, không có võng, thậm chí giường nằm cũng không vì phải sống và lao động ở
môi trường luôn có thú dữ rình rập nên đứa con phải ở luôn bên mình. Nhỏ thì
cõng trên lưng, lớn thì dắt theo bên cạnh, đàn ông mang rựa ná đi trước, đàn bà
mang gùi theo sau. Người mẹ vừa trỉa bắp, trỉa lúa vừa ru; vừa giã gạo, lấy nước
vừa ru. Họ ru không chỉ bằng lời mà bằng cả hơi ấm và sự chuyển động của thân
thể theo những tiết tấu nhịp điệu của lời ru, vừa êm ái lại vừa nhẹ nhàng. Lời
ru bay ra từ miệng quyện lẫn vào gió, vào nắng, vào hương hoa rót vào lòng đứa
trẻ âm thanh huyền diệu của bao la đất trời:
Ngủ đi con ơi đừng khóc
Lớn mau chân tay như cây chò, cây trắc
Ngủ đi con đừng khóc
Cây lớn lên từ đất
Có gốc rồi mới có ngọn
Ngủ đi con ơi đừng khóc.
Lớn mau chân tay như cây chò, cây trắc
Ngủ đi con đừng khóc
Cây lớn lên từ đất
Có gốc rồi mới có ngọn
Ngủ đi con ơi đừng khóc.
Hát ru của người Bana không chỉ ở người mẹ mà ở cả người bà,
người chị. Trẻ con là tài sản của làng, ai cũng phải có trách nhiệm nâng niu. bảo
vệ.
Người Bana có quan niệm rằng trẻ con vốn từ trời đất về với
con người, có tai nhưng chưa biết nghe, sau lễ thổi tai người mẹ có nhiệm vụ phải
“thông tai” cho con bằng những bài hát ngắn, mộc mạc dễ nhớ, dễ thuộc báo cho
con biết con từ đâu đến, sẽ ở với ai và phải làm gì cho dân làng thương, làng
quý. Lời hát như lời nhắn nhủ tâm tình chan chứa yêu thương.
Lễ cầu an của đồng bào dân tộc Ba Na, tỉnh Kon Tum thu hút sự
quan tâm của đông đảo du khách thập phương.
Bài cúng trong các lễ hội được xếp vào dân ca bởi nó cũng có
chất văn học và âm nhạc. Dân tộc nào cũng có nhiều lễ hội và có những bài cúng
riêng cho từng lễ hội. Người Bana trong lao động sản xuất có những bài cúng các
giai đoạn làm rẫy, từ chọn đất đến hội mừng ăn cơm mới có năm, sáu lễ cúng. Từ
con người mới sinh ra đến khi nằm dưới đất, cũng lắm thứ lễ cúng. Và các lễ hội
có lẽ bài cúng đâm trâu là lớn hơn cả, có bài cúng các vị thần linh, kể cả bài
cúng tiễn biệt con trâu cũng khá độc đáo. Trong khi các già làng xướng lời cúng
thì dàn cồng chiêng vẫn diễn tấu, làm cho buổi lễ hội thêm long trọng và thiêng
liêng, đi sâu vào tiềm thức trong mỗi người.
Trong môi trường văn học dân gian, Khan hơ mon là một tác phẩm
văn học tổng hợp, nó thu hút hầu hết các giá trị văn hóa vốn có của dân tộc:
thơ ca, thần thoại, truyền thuyết, âm nhạc, diễn xướng, để thành một tác phẩm tự
sự bằng văn vần hay những làn điệu dài hơi lấy các nhân vật anh hùng làm trung
tâm để biểu đạt tư tưởng, ý nguyện, quan niệm sống của cộng đồng. Sử thi ra đời
sau thần thoại vào buổi bình minh của loài người, thời kỳ có giai cấp và tổ chức
xã hội. Khan hơ mon là một sinh hoạt văn hóa độc đáo được kể qua những ngữ điệu
trầm bổng lôi cuốn của những nghệ nhân Bana. Không gian trong sử thi Bana rất rộng,
không chỉ có núi cao, rừng rậm mà còn có cõi trời bao la, cõi âm huyền bí, có
sông, có biển, lại còn có cả những làng dưới đáy biển.
…Mỗi bước đi váy hé da đùi lóe sáng
làm da trời bớt xanh biển bớt sáng…
(Nàng Bia Bông trong sử thi Dyông wi win)
làm da trời bớt xanh biển bớt sáng…
(Nàng Bia Bông trong sử thi Dyông wi win)
Chắc chắn Khan hơ mon cổ xưa còn rất nhiều ở vùng đồng bào
Bana cư trú. Riêng ở Vĩnh Thạnh, sơ bộ sưu tầm cũng đã có 30 truyện, điển hình
là Dyông wi win, Dyông Knoa, Dyông Kman, Dăm Dyông, Bông Dyông, Dăm pen… Rất tiếc
chủ nhân của những bộ sử thi đó lại là những nghệ nhân dân gian đã quá già, việc
sống chết của họ chỉ còn tính từng ngày.
Lễ hội được tổ chức với ý nghĩa xua đuổi
những điều xấu, dịch
bệnh khỏi buôn làng.
Hơ mon là những bài ca dài có tính chất tổng hợp, trong đó
chuyển tải một khối lượng lớn những thông tin về đời sống, tư tưởng tình cảm của
một cộng đồng người trong một thời gian dài. Xã hội Tây Nguyên khi các sử thi
ra đời đang ở giai đoạn cuối Công xã nguyên thủy, ý thức cộng đồng chi phối mạnh
mẽ số phận con người. Sử thi Bana ngoài chất anh hùng ca còn mang đậm chất trữ
tình cao cả.
Hãy xem cách Dyông cư xử với người anh phản trắc Dăm Jong.
Khi Dăm Jong bị giết chết, Dyông rất đau xót tự chặt vào chân tay mình và xin
Jang (Trời):
…Xin đừng hóa đỉa hóa giòi hóa vắt
bởi nó đối với tôi có ác cũng anh em
một, xin hóa nhà rông
cho dân làng có chỗ hội làng
hai, xin hóa nhà sàn
cho dân làng có chỗ ở
ba, xin hóa kho lúa
cho dân có chỗ chứa cái ăn…
bởi nó đối với tôi có ác cũng anh em
một, xin hóa nhà rông
cho dân làng có chỗ hội làng
hai, xin hóa nhà sàn
cho dân làng có chỗ ở
ba, xin hóa kho lúa
cho dân có chỗ chứa cái ăn…
Dân ca Bana là vốn văn hóa quý báu chúng ta cần giữ gìn và
phát huy. Chúng ta yêu thích dân ca, biết tôn trọng tài sản quý báu đó là thể
hiện lòng yêu người, yêu nước, lòng tự tôn dân tộc. Dân ca là con người, mà ai
đã yêu con người thì tất sẽ yêu dân ca. Và dân ca Bana cũng nằm trong tâm thức ấy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét