Người Raglai trong lễ hội Katê
của
người Chăm. Ảnh: Minh Hùng
Hai tộc người Raglai và Chăm không những tương quan về ngôn
ngữ mà còn có những mối quan hệ thâm giao khác như tín ngưỡng dân gian, sự phân
công trong quá khứ.
Người Chăm và Raglai là hai tộc người bản địa, sinh tụ ở tỉnh
Ninh Thuận từ rất lâu đời. Theo TS. Nguyễn Tuấn Triết, tổ tiên hai tộc người
này có mặt ở miền Trung Việt Nam từ thời kỳ “Đồ đá mới”, khoảng hơn 10.000 năm
TCN. Họ là tộc người thuộc ngữ hệ Nam Đảo (Austronésien) vì một lý do nào đó mà
thiên di về miền Trung Việt Nam. Hiện nay, các tộc người thuộc ngữ hệ này gồm
Chăm, Raglai, Churu, Ê đê và Gia Rai. Ngoài tộc người Chăm, tất cả còn lại đều
cư trú trên miệt rừng núi cao phía Tây mà chúng ta thường gọi là Tây Nguyên.
Người Ê đê ở cao nguyên Đắc Lắc, người Gia Rai ở cao nguyên Gia Lai, người
Churu ở cao nguyên Lâm Viên và người Raglai sinh tụ trên miệt rừng núi cao và
hiểm trở phía Tây các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận ngày nay.
Quan hệ về tín ngưỡng
Tộc người Chăm tuy có hai giáo phái Awal và Ahiér nhưng vẫn
còn tôn thờ những vị thần dân gian như Thổ thần (Po Bhum), Thần Núi (Yang Cek),
Thủy thần (Yang Patao Aia)… hiện đang tồn tại quan niệm “Vạn vật hữu linh” như
tộc người Raglai, hai tộc người cùng có những “cái chung” trong hoạt động lễ tục.
Lễ cúng Po Nai Tang ở làng Ú Tà Lâm (Uk Dalam) do ông Mâduen (Hữu Đức) và thầy
cúng địa phương cùng thực hiện trong ngôi đền gần làng là một minh chứng. Trong
cuộc lễ, các vị thần Pô Klaong Giarai, Pô Romê… được thỉnh mời trong nghi lễ
này.
Trong hệ thống Pô Nâgar (Bà Chúa xứ) có các Pô Nâgar Hamu
Giér, Pô Nâgar Mâruw (Bà Râu), Patuw Asah (Đá Mài), Pô Nâgar Kachiak (tên làng
tiếp giáp với huyện Đơn Dương – Lâm Đồng)… là những vùng cư trú của tộc người
Raglai. Trong nghi lễ “Mbek akaok padai” (ăn lúa mới) của người Raglai ở làng
Ú, xã Ma Nới, trong cuộc đối thoại giữa hai người đàn ông giữ nhà và mang “Lúa
Mẹ” trên rẫy về bằng giọng và tiếng Chăm vùng Hoài Trung, xã Phước Thái, huyện
Ninh Phước cũng là minh chứng nói lên mối quan hệ giữa hai tộc người. Những bộ
trang phục truyền thống của người phụ nữ Chăm (áo dài – tha baong và váy hoa thổ
cẩm – aban) được treo trên dây nơi đàn thờ trong lễ “ăn lúa mới” của các dòng tộc
trong làng Raglai ở thôn Tà Dương, xã Phước Thái, huyện Ninh Phước lại là minh
chứng nói lên mối quan hệ đồng tộc của hai tộc người Chăm và Raglai trong suốt
quá trình lịch sử đã qua.
Hai tộc người Raglai và Chăm còn có những mối quan hệ thâm
giao khác như tín ngưỡng dân gian, sự phân công trong quá khứ. Nếu lấy quốc lộ
27 chạy theo trục Đông – Tây thì tộc người Raglai Ninh Thuận có hai mảng sắc
thái văn hóa: Văn hóa Raglai Bắc và văn hóa Raglai Nam.
Người Raglai Nam, gồm các palei của các xã Ma Nới, Phước Hà.
Đặc điểm đời sống văn hóa của người Raglai ở đây gần gũi với đời sống văn hóa của
người Chăm. Đây là địa bàn cư trú mà tộc người Raglai “được xem là con út” nên
được các vua – thần Chăm xứ Panduranga xưa gởi gắm bảo vật. Hẳn chúng ta còn biết
những địa phương người Raglai đã và đang lưu giữ bảo vật như ở thôn Giá (Njak)
xã Phước Hà, huyện Thuận Nam lưu giữ bảo vật của Pô Inâ Nâgar – Hữu Đức; thôn
Tân Điền, xã Phan Diền, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận lưu giữ bảo vật Pô Dam.
Hàng năm đến ngày lễ Katé, họ lại đưa về làng Chăm.
Ở khu vực phía Nam này, người Raglai sống gần gũi với người
Chăm ở đồng bằng, nên đời sống văn hóa của họ có sự giao thoa, ảnh hưởng khá lớn,
được chứng minh qua cuộc trao đổi của hai người (đi cắm nêu rẫy về và người giữ
nhà) trong lễ Cúng “ăn lúa mới” (Mbak padai baruw) ở thôn Ú, xã Ma Nới, huyện
Ninh Sơn bằng tiếng Chăm; cũng trong lễ này ở thôn Tà Dương, xã Phước Thái, huyện
Ninh Phước những bộ trang phục tổ tiên treo trên dây nơi đàn cúng là trang phục
truyền thống của phụ nữ Chăm và ở Ma Nới cũng vậy, trang phục của tổ tiên là những
tấm váy hoa aban bayôn (loại váy hoa có băng đỏ hai đầu tấm váy) của bà Pajuw
Chăm và chiếc akhan mbram của người phụ nữ Chăm Hồi giáo Bàni.
Người Raglai Bắc chiếm số lượng dân cư lớn, tập trung đông đảo
ở huyện Bác Ái, ngoài ra còn ở các huyện: Ninh Sơn, Thuận Bắc cũng có người
Raglai sinh sống tương đối đông. Rất thú vị là làng ở các huyện đó có dòng họ
trùng tên với một tộc họ lớn ở làng Chăm này, đó là dòng tộc Aia Mâthin. Người
Raglai gọi tên dòng tộc này là Aia Masit, tên một loại cỏ có bộ rễ rất cứng.
Ông Thành Mây, Chủ tịch Hội người Cao tuổi xã Bắc Sơn cũng đã xác nhận rằng, hiện
nay ở làng Xóm Bằng có một số người trong tộc họ anh sinh sống từ mấy chục năm
qua.
Hai tộc người Chăm và Raglai trong quá trình tồn tại đã có những
mối quan hệ sâu sắc, câu tục ngữ ngàn đời vẫn còn lưu “Cam sa-ai Raglai adei”
nói lên quan hệ ruột thịt. Hai tộc người cùng nói thứ tiếng Mã Lai Đa Đảo, cùng
số lượng hệ thống ngữ âm. Cái đáng nói hơn cả là hai cộng đồng cùng tôn thờ Pô
Inâ Nâgar (Bà Chúa xứ) và Pô Nai Tang mà hai loại hình chức sắc của hai dân tộc
tham gia cúng tế trên ngôi đền của thôn Ú Tà Lâm, xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn mà
người Chăm gọi là palei Uk Dalam-Hamu Ranâc.
Trong dân gian Chăm – Raglai hiện nay đang lưu truyền hai câu
tục ngữ như một minh chứng cho sự gần gũi, tình cảm ruột thịt giữa hai tộc người:
Cam sa-ai Raglai adei – Chăm anh Raglai em; Cam mbeng aih tapai Raglai nbeng
aih anu – Chăm ăn cứt con thỏ, Raglai ăn cứt lê thử (Hai loài thú con thỏ và lê
thử, ruột non và ruột già của chúng nướng ăn được).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét