Thứ Ba, 1 tháng 12, 2015

Nghệ nhân Cao Dy và tình yêu mãnh liệt với âm nhạc dân tộc

Nghệ nhân Cao Dy

Nghệ nhân Cao Dy và tình yêu 
mãnh liệt với âm nhạc dân tộc
Ở tuổi 38, nghệ nhân Cao Dy, dân tộc Raglai, là một trong những nghệ nhân trẻ tuổi nhất của đồng bào các dân tộc khu vực miền Trung – Tây Nguyên có thể tự tay làm và chơi hơn 20 loại nhạc cụ dân tộc khác nhau. Với niềm đam mê dành cho âm nhạc dân tộc, anh đã và đang là người đi đầu trong công tác giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc trên mảnh đất quê hương.
Từ khi còn bé, nghệ nhân Cao Dy đã được sống trong không gian của cồng chiêng, của các nhạc cụ dân tộc Raglai. Cứ thế, những giai điệu đó ngấm dần vào anh qua lời ru của bà của mẹ, qua những đêm nổi lửa, lễ mừng cơm mới, lễ mừng một sinh linh chào đời…
Năm lên 6 tuổi, nghệ nhân Cao Dy bắt đầu tập chơi sáo với người thầy đầu tiên là người anh của mình. Theo thời gian, anh đã không ngừng học hỏi từ các già làng về cách làm, cách chơi nhiều loại nhạc cụ khác nhau. Sau nhiều năm tìm hiểu và rèn luyện, đến nay nghệ nhân Cao Dy đã có thể tự tay làm và chơi được hầu hết tất cả các loại nhạc cụ mà người Raglai thường dùng trong lễ hội truyền thống, từ đàn Goong, đàn Cha-pi, sáo Talebiloi đến sáo Tacung, chiêng Mãla, trống Gianai…
Nghệ nhân Cao Dy chia sẻ: “Mỗi nhạc cụ mang một sắc thái khác nhau, người Raglai dùng chúng trong những hoàn cảnh khác nhau. Đối với bất cứ nghệ nhân nào, khi làm cũng như chơi nhạc cụ truyền thống phải hòa mình vào chúng mới có thể làm cho âm thanh nhảy múa được”.
Đàn đá và Mã la của tộc Raglai.
Theo http://dotchuoinon.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khúc hát Marseilles

Khúc hát Marseilles Thời đại Bạc đã mang lại cho văn học Nga nhiều tên tuổi sáng giá. Một trong những người sáng lập chủ nghĩa biểu hiện N...