Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2015

Những thuyết nguồn gốc nghệ thuật

Những thuyết nguồn gốc nghệ thuật
Nghệ thuật xã hội nguyên thuỷ xuất hiện thời đại đồ đá mới, rực rỡ hậu kỳ đồ đá cũ. Nghệ thuật hang động để lại nhiều tranh vẽ mầu sắc, trạm khắc, tượng đá… biểu hiện ký ức thị giác tổng hợp, tái hiện đời sống hái lượm, săn thú rừng mang tâm lý bắt chước ngây ngô trên nét vẽ tạo hình hồn nhiên. Nền nghệ thuật ấy đến nay còn tiếp tục khám phá, đề xướng nhiều thuyết nguồn gốc ra đời chưa thể khẳng định. Sau đổi mới, hệ thông tin mở, các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều thuyết nguồn gốc để tham khảo, nghiên cứu thực tiễn nghệ thuật thời nguyên thuỷ.
Thuyết thứ nhất, nghệ thuật là “bắt chước” do Aristotte khởi xướng 384 – 322 trước công nguyên. Theo ông, nghệ thuật do con người sáng tạo bằng sự bắt chước thế giới khách quan, (trang 13 cuốn Nghệ thuật thơ ca, Nhà xuất bản Văn hoá nghệ thuật - năm 64), Aristotte viết: “sử thi, bi kịch cũng như hài kịch, thơ ca, đại bộ phận nói chung là những nghệ thuật bắt chước.” Theo nghĩa rộng ông nói sự bắt chước của nghệ thuật lấy thế giới tự nhiên bắt chước, tái tạo lại các hiện tượng tự nhiên xã hội. Thuyết này, Aristotte chỉ đúng về cảm nhận khách quan các hiện tượng tự nhiên mà nghệ thuật phản ánh, tác động ảnh hưởng biểu hiện qua cảm xúc. Đây là học thuyết sơ khai về nguồn gốc nghệ thuật. Tính bắt chước ở thời đại ông còn thô sơ, nghệ thuật mang tính mô tả hiện thực.
Thuyết thứ hai, nghệ thuật ra đời từ trò chơi du hý, do sự hứng khởi của con người nghĩ ra những trò chơi bởi thời gian giải trí dư thừa. Thuyết này, do Kant, Schiller khởi xướng, sau là Macốp đầu thế kỷ XX. Những năm ấy, ở nước ta chưa cho phép phổ cập thuyết này, Nhà thơ Nguyễn Du đồng cảm bằng hai câu thơ trong truyện Kiều:
Lời quê chấp nhặt dông dài
Mua vui cũng được một vài trống canh.
Nguyễn Du quan niệm thơ ca là nghệ thuật mua vui du hý, làm phong phú tâm hồn con người, tâm sự cùng công chúng. Nhà nghệ thuật học Probert Pro nói: Văn học là trò diễn ngôn ngữ, trong văn học có yếu tố mua vui. Thuyết này, nhìn vào giá trị nghệ thuật xảy ra các hiện tượng mê hoặc người đọc, người xem hào hứng quên những vất vả bức xúc đời thường, thậm chí âm nhạc giúp mọi người giải trí trực tiếp tại chỗ. Thuyết du hý, chỉ ra nghệ thuật là du hý mua vui, biểu hiện qua hiện tượng chưa nhìn thấy bản chất nghệ thuật.
Thuyết thứ ba, nghệ thuật từ ma thuật mang tính tôn giáo. Những người khởi xướng: Eduard Bunettylor, Glorage trazet, Trozart từ xa xưa, sau này vào năm 1914, quan niệm trước khi xuất hiện công cụ lao động có ma thuật từ những điệu hát múa, nhạc cụ xúc cảm, thể hiện tâm linh con người như tiền định. Họ cho rằng từ tôn giáo ra đời các loại hình nghệ thuật: kiến trúc, điêu khắc, ca múa nhạc… sử dụng biểu trưng nghi lễ trở thành nghệ thuật. Thuyết này, là một phát hiện mới nhiều người hưởng ứng, chỉ mô tả một cách ngẫu nhiên những biểu tượng tôn giáo, nghi thức, nghi lễ, còn nghệ thuật đã ra đời trước những ý niệm nghi lễ.
Thuyết thứ tư, biểu hiện, người khởi xướng Maritime, đến nhà văn Anh Lawrence khoảng những năm 20 thế kỷ XX cho rằng: khi viết những nỗi đau đời vào từng trang sách để mọi người cùng trải nghiệm là biểu hiện trực giác sáng tạo. Nghệ thuật ra đời từ cảm xúc muốn biểu hiện mình, để mọi người biết tới cuộc sống xã hội và cuốn hút họ vào niềm đam mê giải trí. Những thuyết ma thuật, biểu hiện là biến tướng của nghệ thuật trò chơi du hý, họ phát hiện ra những đặc tính riêng nghệ thuật và người nghệ sĩ, là con người muốn vươn tới những đỉnh cao trí tuệ tình cảm khát vọng cái đẹp.
Thuyết thứ năm, tổng sinh lực và sinh lực thừa.
Một nhóm người biên soạn sách giáo khoa cho là học thuyết riêng của bộ môn Nghệ thuật học Trường Đại học quốc gia Hà Nội đề xuất, (trích trang 8 sách do Trường Đại học quốc gia Hà Nội xuất bản). Theo nhóm biên soạn, thuyết tổng sinh lực và sinh lựa thừa, lý giải nguồn gốc nghệ thuật một cách khoa học nhất, đầy đủ nhất. Thuyết này, tiếp thu tất cả thuyết trước đây, họ đưa các thuyết đó vào hệ thống của mình để làm nổi bật nguồn gốc cơ bản nhất của nghệ thuật. Thuyết tổng sinh lực và sinh lực thừa, dựa trên luận cứ cho rằng: “nguồn gốc nghệ thuật là con người khi đạt tới trình độ sáng tạo trong lao động bền bỉ đến lúc làm ra sinh lực thừa, một nguồn sinh lực trên mức đáp ứng nhu cầu sống sinh học, nảy sinh nhu cầu sống thẩm mỹ, khi đó nghệ thuật từ cái thực dụng bước ra, tạo nên một hiện tượng độc đáo chỉ riêng loài người mới có”. Đoạn trích trên, thuyết này công nhận các thuyết nêu ra là đúng nằm trong hệ thống của họ. Học thuyết nhóm biên soạn trường Đại học quốc gia Hà Nội khởi xướng, gồm bốn thuyết hợp thành thuyết tổng sinh lực và sinh lực thừa, là thuyết tổng hợp các luận thuyết. Một lý thuyết nêu ra quá nhiều hệ thống tổng hợp các thuyết, không biết nên dựa vào hệ thống nào mới hoàn hảo. Theo tuyên ngôn của nhóm biên soạn thuyết tổng sinh lực và sinh lực thừa là của bộ môn nghệ thuật trường Đại học quốc gia Hà Nội đề xuất. Nghiên cứu lại các thuyết nguồn gốc nghệ thuật thời nguyên thuỷ, thì thuyết tổng sinh lực và sinh lực thừa xuất hiện vào những năm 1860 do Speer đề xướng phát triển tiếp quan niệm nghệ thuật là trò chơi du hý của Căng, Shiller… lý luận về sinh lực thừa. Những nhà khởi xướng thuyết tổng sinh lực và sinh lực thừa cho rằng: khi con người đủ nhu cầu về ăn ở họ chuyển sang hoạt động sáng tạo cao hơn, nảy sinh hoạt động nghệ thuật. Nguồn gốc nghệ thuật là sự phát triển sinh lực thừa, do thời gian nhàn rỗi đẽo gọt tượng, vòng đá, bầy trò chơi là bản chất nguồn gốc nghệ thuật từ trò chơi ở trình độ cao hơn.
Thuyết thứ sáu, nghệ thuật ra đời từ lao động, là thuyết truyền thống theo quan niệm Mac, phổ biến ở các nước xã hội chủ nghĩa cũ. Thuyết này, phân tích lao động là quá trình biến đổi con người từ vượn thành người, phát triển ngôn ngữ giao tiếp. Lao động tạo nhịp điệu, tiết tấu theo Bucher, Lỗ Tấn: tiếng “dô ta” làm nảy sinh những điệu hò ra đời ngôn ngữ âm nhạc, những làn điệu dân ca tồn tại cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật. Thuyết này, phát hiện mối quan hệ cùng tồn tại văn hoá, lao động thời nguyên thuỷ. Lao động sáng tạo sản phẩm vật chất không thể cho rằng nghệ thuật ra đời từ lao động. Những người lao động chỉ là lao động sản phẩm của cải vật chất xã hội, còn các phương thức cải tiến kỹ thuật, quan hệ sản xuất, văn hoá nghệ thuật… thuộc về nhóm người đặc biệt.
Nhóm người ấy, xuất hiện trong mọi xã hội thời đại. Ngay thời nguyên thuỷ, họ là lớp người không đơn giản lao động chân tay, săn bắn hái lượm thoả mãn sự sống, họ còn biết biểu hiện mình bằng vẽ tranh, ca múa, đẽo gọt đồ trang sức. Nhóm người ấy, luôn nghĩ đến cải tiến công cụ, phát minh sáng kiến, phương thức lao động hiệu quả. Còn những người khác, nghĩ cách miêu tả hiện thực cuộc sống bằng múa hát. Những nhóm người ấy, ngày nay là bác học, thiên văn học, địa lý, kỹ sư, kiến trúc sư, nhà văn, nhạc sĩ, biên đạo múa, nhà biên kịch… Thời nguyên thuỷ, nhóm người đặc biệt ấy lẫn vào bầy người lao động giản đơn, săn bắn, hái lượm, kiếm sống nhưng luôn hướng tới thú vui biểu hiện mình trước đám đông. Những nhóm người ấy trong cộng đồng nguời nguyên thuỷ, hoạt động tồn tại giống như nghệ thuật Folklor – nguyên hợp – hỗn đồng – phi lịch sử, chưa tách khỏi nghệ thuật và mục đích đời sống. Vào những thời đại xã hội phát triển, nhóm người đặc biệt ấy tách ra thành nhóm người hoạt động riêng từng chuyên ngành, thiếu họ không có nền văn hoá nghệ thuật, văn minh nhân loại. Dựa vào thực tiễn hoạt động nghệ thuật thời nguyên thủy, tôi đề xướng thuyết thứ bẩy.
Dù nhìn nhận dưới góc độ thời đại nào, các thuyết nguồn gốc bắt nguồn từ lao động sản xuất, nghệ thuật nguyên thuỷ, chiếu sáng những nhận định khách quan hoạt động sáng tạo cảm hứng con người. Lao động sản xuất xã hội nguyên thủy biểu hiện hai khả năng:
Lao động sản xuất phát triển xã hội.
Biểu hiện mình trong nhóm người đặc biệt.
Khả năng lao động nâng cao nhận thức cải tạo tự nhiên, xây dựng xã hội loài người, tạo ra ý thức hệ thời đại. Lao động phát triển con người, xã hội, là điều không thể phủ nhận. Những thành quả lao động tự thân mang tính biểu hiện ở các  cấp độ xã hội, là những cái đẹp. Người nguyên thuỷ biểu hiện cái đẹp đẽo gọt, rìu đá, vòng đá, tranh tượng, những đường cong hình khối…
Thời đại công nghiệp, công nghệ, chế tác kim cương, hệ điều hành máy chủ, nghệ thuật tổng hợp, tư duy đa tầng, đa phương tiện, biểu hiện ký hiệu thông tin vì nhu cầu con người, xã hội công nghệ. Những thành quả nghệ thuật ấy, thuộc về nhiều nhóm người đặc biệt, sản xuất ra nền văn hoá tinh thần nhân loại. Thời nguyên thuỷ, họ là nhóm người có khả năng tự biểu hiện mình, hoạt động vì cái đẹp cộng đồng xã hội. Nhóm người đặc biệt ấy, là những người có năng khiếu nghệ thuật, văn học, hội hoạ, khoa học… họ là nguồn gốc ra đời, phát triển nghệ thuật. Thuyết thứ bẩy: Nghệ thuật ra đời do nhóm người đặc biệt có năng khiếu sáng tạo, hoạt động nghệ thuật từ xã hội nguyên thuỷ di truyền đến ngày nay. Những nhóm người ấy, chủ nhân của mọi giá trị đời sống văn hoá tinh thần nhân loại, còn số đông hàng triệu triệu người lao động khác không thể rực sáng nhất thế kỷ như LêonaĐvanhxi, Mikenlăng, Rămbrăng, Niutơn, Betthoven, STravinxky, Picaxo, Michel Jackson… Nghệ thuật và các hoạt động thượng tầng trí tuệ thuộc về nhóm người thiên tài, sáng tạo ra các nền văn minh nhân loại ở mọi thời đại.
Hà Nội  6/2010
Tuấn Giang
Theo http://vanchuongviet.org/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lời tạ lỗi muộn màng

Lời tạ lỗi muộn màng Viết cho H., HQ Tr.Uý tại BTL/HQ bến Bạch Đằng ngày xưa. Nếu anh tình cờ đọc được thì xem như đây là một lời tạ lỗi m...