Vào nghề viết, tôi thường xem Hoài Thanh như là một trong những
mẫu mực sáng tạo để nghiêm túc học hỏi. Văn nghiệp của ông bao giờ cũng gợi lên
trong tôi nhiều suy nghĩ về đời và nhất là về nghề. Còn nhớ vào đầu năm 1997,
trong một tiểu luận văn chương, tôi có nóng lòng bày tỏ nỗi ao ước sớm xuất hiện
một Hoài Thanh mới trong phê bình. Khi còn ở dạng bản thảo, một đồng nghiệp đọc
xong bèn chân tình khuyên tôi: “Chớ nên viết thế ! Ở xa Hà Nội, ông không biết
đâu, Hoài Thanh đang có vấn đề đấy!” Chả là dạo ấy, Nhà nước mới cho công bố Giải
thưởng Hồ Chí Minh đợt I, trong danh sách không thấy có tên ông. Tôi bảo: “Công
việc nào mà chả có sơ sót, nhất đây lại là công việc liên quan đến xét đoán
chân giá trị nghệ thuật”. Theo ý tôi, Hoài Thanh hoàn toàn xứng đáng nhận Giải
thưởng Hồ Chí Minh đợt đầu. Thời nào chẳng vậy, tài năng sáng tác thì nhiều,
trong khi tài năng phê bình nào có bao nhiêu. Tôi đang nói tới thực tài, mà đã
là thực tài thì có lẽ học hỏi, trao dồi bao nhiêu cũng không đủ. Còn có gì đó
như trời cho, dẫu chỉ là một chút, một chút ít thôi. Vậy thì phải xem đây là
viên ngọc quý hiếm, cần trân trọng nâng niu, lại càng cần làm cho sáng thêm
cùng với thời gian.
Xin được trở lại với Hoài Thanh. Thú thật là tôi không có cái
may mắn được gần gũi ông như nhiều đồng nghiệp khác. Nhưng giờ đây, mỗi lần giở
lại những trang văn dung dị mà kết lắng như màu xanh của lá, màu vàng của nắng
kia, tôi lại cồn cào nhớ đến ông. Với chúng ta, nỗi nhớ không đơn thuần là một
trạng thái cảm xúc. Nó là một hành động, tích cực như bao hành động khác. Chính
vì thế mà nỗi nhớ bao giờ cũng mang một năng lượng tinh thần riêng, không thể
xem là thói đa sầu đa cảm của những kẻ yếu mềm. Tôi muốn nói, nhớ tới Hoài
Thanh là nhớ tới những bài học thấm thía từ ông, từ những trang phê bình lấp
lánh ý nghĩa, đặc biệt từ số phận đầy vinh quang mà không ít cay đắng của
chúng. Văn nghiệp của ông, như bao văn nghiệp của những tài năng lớn khác, luôn
thật sự sống trong lòng các thế hệ mai sau là theo tinh thần ấy. Nhờ vậy mà các
giá trị văn chương đích thực được lưu chuyển qua năm tháng đến được với muôn đời.
Hôm nay, tại diễn đàn trọng thể này, tôi xin được nói tới đôi
bài học từ Hoài Thanh, có liên quan đến nghề viết văn danh giá mà không ít cay
nghiệt của chúng ta. Sinh thời, ông là một tín đồ trung thành của một thứ tôn
giáo đầy sức mê hoặc có tên là “Truyện Kiều”. Trước Cách mạng, ông
luôn bị ánh sáng tỏa ra từ con chữ của Nguyễn Du quyến rũ. Và sau Cách mạng,
như chính lời Hoài Thanh, bước chân đi theo Kháng chiến của ông đỡ ngập ngừng
hơn do sớm gặp một lãnh tụ của Đảng cũng mê “Kiều” như ông. Trong vô
vàn cảm nhận tinh tế mà sâu sắc của Hoài Thanh, tôi đặc biệt thích thú một đánh
giá mang sức bao quát sau về nhân vật Kiều : Có thể gói gọn thân phận của nàng
trong một chữ “đa” – đa tài, đa tình, đa sắc mà đa nạn. Một ai đó đã
phát hiện ra rất đúng cái tài của Nguyễn Du qua việc mô tả dáng vẻ bên ngoài của
Thúy Vân:
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Và của Thúy Kiều:
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Số phận sau này của mỗi người đã được đoán định trong cái
cách thể hiện ấy rồi. Kiều “đa nạn”, đời nàng là một chuỗi bi kịch “đứt
ruột” kế tiếp nhau. Vậy mà nếu tôi có hỏi các đồng nghiệp của mình rằng muốn
số phận của người cầm bút viết văn suôn sẻ như Thúy Vân hay trầm luân như Thúy
Kiều? thì chắc không mấy ai trả lời ngoài dự đoán của tôi : Thúy Kiều. Bởi vì,
Kiều bị dằn vặt, đọa đầy, đau khổ là do những năng lực và phẩm chất khác người
đồng thời hơn người của chính mình. Chợt nhớ tới câu nói của một người bạn tôi
cách đây 30 năm. Chúng tôi vốn cùng học phổ thông. Lên đại học, anh học Khoa
Toán, còn tôi thì học Khoa Văn. Lúc ấy, anh âm thầm yêu một cô gái học cùng lớp
với tôi mà chưa được đáp lại.
- Biết, biết rất rõ! Có điều, mình thà chấp nhận sự
phong phú mà phức tạp, chứ không chịu nổi sự thuần nhất mà nghèo nàn.
Ôi! Cái nghề của chúng ta mới thật cao quý và ý nghĩa làm
sao! Chỉ cần ai cũng hiểu được vậy thì không một người nào trong chúng ta lại
không sẵn lòng lao vào công việc cực nhọc đầy hiểm nguy, chả gì có thể ngăn ta
nổi. Nhưng trong đời viết văn còn có nhiều cái ngại khác, vô hình mà rắn đanh,
dễ làm chùn chân mỏi gối ngay cả những người tâm huyết nhất. Ấy là số phận của
những đứa con tinh thần thường được sinh ra trong sự sáng tạo cô đơn đến mức ngặt
nghèo. Nhà văn phải chịu trách nhiệm về tất cả những gì mới mẻ mình vừa viết
ra. Không phải bao giờ cũng êm chèo mát mái. Bởi có cái mới nào lại không chịu
thử thách đâu? Nhưng ta lại hoàn toàn không có quyền thoái lui. “Đã mang lấy
nghiệp vào thân”, không trách cứ ai được. Lại nhớ tới một bài học khác từ Hoài
Thanh. Một lần, ông bình hai câu thơ của Tố Hữu trong bài “Mẹ Tơm” thế
này: Câu đầu “Sống trong cát chết vùi trong cát” âm vang
lên trong tâm trí người đọc những triết lý bi thảm về cuộc đời, rằng đời là một
thung lũng nước mắt, rằng con người đã khóc khi vừa sinh ra và nấm mồ xanh rì
đang chớ ta ở phía trước, rằng thân cát bụi sẽ trở về vối cát bụi… Nghĩa là câu
thơ đã đẩy người viết đến bờ vực thẳm chênh vênh, chỉ nhích một chút thôi là có
nguy cơ lao xuống vực, không ai cứu giúp nổi cả. Thế rồi câu thơ kế theo kịp thời
xuất hiện : “Những trái tim như ngọc sáng ngời” . Nó thật sự đã giữ Tố Hữu
đứng vững ngay nơi giáp ranh của hiểm nguy, để không rơi vào cái vòng u ám, bi
lụy mà câu đầu có thể đẩy tới…
Mỗi khi nghĩ về số phận của tài năng văn chương, tôi hay liên
tưởng tới lời bình tuyệt hay ấy của Hoài Thanh. Tài năng là vậy, dám đứng chân
bên bờ vực, mà lại đứng vững, không bị sa xuống vực thẳm. Bản lĩnh cao cường của
người cầm bút bộc lộ chính ở đây. Tôi thiết tha mong mỏi nền văn chương hiện đại
của dân tộc ta trong điểm giao của hai thế kỷ, hai thiên niên kỷ sẽ sản sinh ra
được nhiều, thật nhiều những tài năng lớn với bản lĩnh khác thường như thế!.
Phạm Quang Trung
Trả lờiXóave may bay eva airline
vé máy bay giá rẻ đi mỹ khuyến mãi
korean air booking
vé máy bay đi mỹ giá rẻ nhất
vé máy bay đi canada tháng nào rẻ nhất
Cuoc Doi La Nhung Chuyen Di
Ngẫu Hứng Du Lịch
Kien Thuc Du Lich