Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2016

Cuộc sống càng hiện đại, văn chương càng cần thiết

Cuộc sống càng hiện đại, văn chương càng cần thiết
Từ lâu, người ta đã bắt đầu đo lường sự sung túc của con người và xã hội không chỉ bằng GDP (tổng thu nhập quốc nội) và GNP (tổng sản phẩm quốc dân) mà còn bằng, và đặc biệt bằng BNB (tổng hạnh phúc quốc dân). Thật phù hợp với quy luật phát triển của con người và xã hội hiện đại!
Vậy để đạt được hạnh phúc, con người cần  phải thỏa mãn những nhu cầu nào? Như mọi người từ lâu đ thống nhất, đó là nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Riêng vai trị của từng loại nhu cầu ấy trong việc tạo nên hạnh phúc chung của con người và x hội thì xem ra ý kiến cịn khc nhau. Đôi khi khác nhau quá xa.Vậy mà việc vươn tới một cuộc sống tịan diện, hi hịa lại gần như hịan tịan ty thuộc vo việc giải quyết mối quan hệ thiết cốt ấy. Về phần mình, tôi luôn đề caoThuyết Kim tự tháp các nhu cầu do nhà tâm lý học theo chủ nghĩa hành vi Abraham Maslow đề xướng từ năm 1943. Đáy Kim tự tháp của ông là những nhu cầu thiết yếu của đời sống con người như ăn, uống và các tiện nghi vật chất khác. Tầng trên là nhu cầu được an toàn và được bảo vệ. Sau đó là các nhu cầu được yêu thương và tùy thuộc, nhất là nhu cầu được gia đình , tập thể và cộng sự, đồng nghiệp chấp nhận. Trên nữa là nhu cầu biết ơn, nhu cầu tự trọng và được người khác tôn trọng. Cao nhất, trên đỉnh tháp, là điều mà ông gọi là nhu cầu hoàn thiện cá nhân, nghĩa là nhu cầu đem lại hạnh phúc cho con người sau khi đã phát huy hết năng lực tiềm ẩn của bản thân.
Abraham Maslow còn khẳng định, nhu cầu hoàn thiện cá nhân là động lực cao nhất của con người khi đã thỏa mãn các nhu cầu bậc thấp hơn. Như vậy, vật chất rõ ràng là rất quan trọng, nhằm thỏa mãn các điều kiện thiết yếu cho cuộc sống. Nhưng vật chất chỉ là cơ sở ban đầu giúp xã hội vươn tới những nhu cầu tinh thần ở bậc cao hơn, giàu chất người hơn. Đáng lưu ý là các cuộc điều tra xã hội học đã xác nhận tính thuyết phục của Thuyết Kim tự tháp các nhu cầu của Abraham Maslow. Trong thực tế, những người có thu nhập thấp sẽ trở nên hạnh phúc rõ rệt khi có thu nhập cao hơn. Tuy nhiên, khi đã vượt qua mức thu nhập nào đó (chừng 10.000 đôla Mỹ mỗi người trong một năm), thì những khoản thu nhập bổ sung chỉ làm tăng rất ít hạnh phúc của con người và xã hội.
Rõ ràng, theo thuyết này của Abraham Maslow, thì cuộc sống càng hiện đại, văn chương càng cần thiết trong việc thỏa mãn những nhu cầu ngày một cao của con người. Các nhà văn chúng ta hoàn toàn có đủ lý do để hiến thân cho sự nghiệp sáng tạo cao quý vì nhu cầu tinh thần vô hạn của con người và xã hội hiện đại.
Phạm Quang Trung
Theo http://www.pqtrung.com/


1 nhận xét:

  Thi sĩ Nguyễn Bính: Nặng những mối tình phân ly Nguyễn Bính đã sống trọn một đời thơ mộng đẹp đẽ, với những vần thơ da diết, đượm đà, đầ...