Hun hút gió đông
Mùa đông về thường mang theo những cơn gió lạnh đến tê tái,
kèm theo mưa phùn ẩm ướt. Với mỗi người thì khi đón mùa đông là một cảm nhận
khác nhau, khi người thì háo hức, đợi chờ và thích thú; còn kẻ lại ngại ngùng sợ
sệt và không mong muốn nó tới một chút nào.
Quả đúng là luôn có sự trái ngược như vậy, khi những người giàu có thì luôn thích thú với mùa đông bởi lẽ họ có đủ đầy những bộ cánh đẹp, đắt tiền, ấm áp, vì vậy khi đông đến họ sẽ có cơ hội được trưng diện. Còn đối với những người dân nghèo, mùa đông là cả một nỗi cực khổ, khi những manh áo quần giản đơn, mỏng manh không đủ làm ấm thân thể, khiến da thịt bầm tím.
Mùa đông xứ Bắc khắc nghiệt, nhất là ở các tỉnh miền núi, cái lạnh giá tê buốt, nhiều khi nền nhiệt độ hạ xuống tới ngưỡng con số 0 độ. Những hôm như thế, thường xuất hiện băng giá khiến cho những giọt sương mai, hoặc những giọt mưa nhỏ li ti đọng trên cây, lá trĩu nặng bởi một màu trắng của nước đá. Tuổi thơ tôi được đo đếm bằng chiều dài của biết bao nhiêu mùa đông lạnh, bất chấp giá rét, mỗi ngày tôi vẫn băng rừng lội suối bằng đôi chân trần để đến lớp học bên kia con dốc.
Thương con phong phanh áo mỏng, khi đó không chỉ riêng nhà tôi nghèo, mà cả bản cả làng cũng nghèo chung. Chẳng vậy mà lũ trẻ chúng tôi đứa nào đứa nấy đều phải sống cùng mùa đông với những manh áo luôn không đủ ấm. Chẳng phải riêng lũ trẻ, mà hết thảy người dân thung sâu, núi thẳm quê tôi cũng đều chịu rét rất giỏi. Cha, mẹ tôi thường đi rừng cũng chỉ bằng đôi chân trần và manh áo thổ cẩm tự dệt vậy và cũng đi qua biết bao nhiêu mùa đông.
Tôi còn nhớ, hồi cả bản chỉ có nhà già làng A Dú là có chiếc đài cassette to bằng viên gạch dùng để nghe thời sự cũng như các chương trình dự báo thời tiết. Mẹ tôi, và nhiều người trong bản mỗi tối qua nhà A Dú để nghe đài, ngóng tin thời tiết của ngày hôm sau ra sao để liệu chừng cho mùa màng, cây trồng, cũng như lo chống rét cho gia súc, gia cầm. Mấy tháng mùa đông, hầu như chẳng tối nào mẹ không sang nhà A Dú để xem trời ngày mai có lạnh không. Nếu nghe thấy đài nói ngày mai có rét đậm, rét hại, kết hợp có sương muối là kiểu gì đêm đó mẹ cũng mất ngủ vì lo cho mấy luống ngô, sắn bị táp lá. Những hôm nhận tin tức thời tiết như vậy, mẹ nhắc mấy anh chị em chúng tôi đến trường phải mặc thêm vài manh áo mỏng. Những hôm trời rét đậm, gió thổi hun hút lùa dưới gầm nhà sàn mạnh hơn, mẹ lại chăm chỉ giục chúng tôi thêm vài khúc củi cho bếp lửa giữa nhà thêm đượm, để hơi ấm lan tỏa, đẩy giá lạnh ra xa.
Vì nghèo, đói, thiếu thốn áo quần, chăn mền để chống chọi với cái lạnh nên tôi chưa bao giờ thấy yêu mùa đông. Thậm chí, luôn ước muốn mùa đông đừng bao giờ tới, và khi tới rồi thì lại ước nó qua đi thật nhanh để được sống trong hơi ấm của ánh mặt trời rạng rỡ. Thuở thiếu thời ấy tôi luôn mơ ước mai này lớn lên làm ra tiền sẽ mua thật nhiều áo ấm cho mẹ cha, cho bản thân để không phải lo sợ trước lạnh giá.
...Những mùa đông tới rồi lại qua đi, tôi lớn khôn rồi xuống phố tiếp bước con đường học hành mà ít có dịp trở về thăm quê. Mỗi khi đông về, các con phố ngập tràn gió lạnh, tôi lại nôn nao hướng về quê nhà, lo mẹ cha tôi, dân bản tôi liệu có đủ áo ấm để chống chọi giá rét. Đến giờ mẹ cha vẫn chưa có thật nhiều áo ấm tươm tất, những lúc như vậy tôi chỉ mong sao mẹ cha đang ngồi sưởi ấm bên bếp lửa, và thầm mong ngoài trời nhiệt độ đừng hạ, những cơn gió đông hãy thổi nhẹ nhàng hơn...
Quả đúng là luôn có sự trái ngược như vậy, khi những người giàu có thì luôn thích thú với mùa đông bởi lẽ họ có đủ đầy những bộ cánh đẹp, đắt tiền, ấm áp, vì vậy khi đông đến họ sẽ có cơ hội được trưng diện. Còn đối với những người dân nghèo, mùa đông là cả một nỗi cực khổ, khi những manh áo quần giản đơn, mỏng manh không đủ làm ấm thân thể, khiến da thịt bầm tím.
Mùa đông xứ Bắc khắc nghiệt, nhất là ở các tỉnh miền núi, cái lạnh giá tê buốt, nhiều khi nền nhiệt độ hạ xuống tới ngưỡng con số 0 độ. Những hôm như thế, thường xuất hiện băng giá khiến cho những giọt sương mai, hoặc những giọt mưa nhỏ li ti đọng trên cây, lá trĩu nặng bởi một màu trắng của nước đá. Tuổi thơ tôi được đo đếm bằng chiều dài của biết bao nhiêu mùa đông lạnh, bất chấp giá rét, mỗi ngày tôi vẫn băng rừng lội suối bằng đôi chân trần để đến lớp học bên kia con dốc.
Thương con phong phanh áo mỏng, khi đó không chỉ riêng nhà tôi nghèo, mà cả bản cả làng cũng nghèo chung. Chẳng vậy mà lũ trẻ chúng tôi đứa nào đứa nấy đều phải sống cùng mùa đông với những manh áo luôn không đủ ấm. Chẳng phải riêng lũ trẻ, mà hết thảy người dân thung sâu, núi thẳm quê tôi cũng đều chịu rét rất giỏi. Cha, mẹ tôi thường đi rừng cũng chỉ bằng đôi chân trần và manh áo thổ cẩm tự dệt vậy và cũng đi qua biết bao nhiêu mùa đông.
Tôi còn nhớ, hồi cả bản chỉ có nhà già làng A Dú là có chiếc đài cassette to bằng viên gạch dùng để nghe thời sự cũng như các chương trình dự báo thời tiết. Mẹ tôi, và nhiều người trong bản mỗi tối qua nhà A Dú để nghe đài, ngóng tin thời tiết của ngày hôm sau ra sao để liệu chừng cho mùa màng, cây trồng, cũng như lo chống rét cho gia súc, gia cầm. Mấy tháng mùa đông, hầu như chẳng tối nào mẹ không sang nhà A Dú để xem trời ngày mai có lạnh không. Nếu nghe thấy đài nói ngày mai có rét đậm, rét hại, kết hợp có sương muối là kiểu gì đêm đó mẹ cũng mất ngủ vì lo cho mấy luống ngô, sắn bị táp lá. Những hôm nhận tin tức thời tiết như vậy, mẹ nhắc mấy anh chị em chúng tôi đến trường phải mặc thêm vài manh áo mỏng. Những hôm trời rét đậm, gió thổi hun hút lùa dưới gầm nhà sàn mạnh hơn, mẹ lại chăm chỉ giục chúng tôi thêm vài khúc củi cho bếp lửa giữa nhà thêm đượm, để hơi ấm lan tỏa, đẩy giá lạnh ra xa.
Vì nghèo, đói, thiếu thốn áo quần, chăn mền để chống chọi với cái lạnh nên tôi chưa bao giờ thấy yêu mùa đông. Thậm chí, luôn ước muốn mùa đông đừng bao giờ tới, và khi tới rồi thì lại ước nó qua đi thật nhanh để được sống trong hơi ấm của ánh mặt trời rạng rỡ. Thuở thiếu thời ấy tôi luôn mơ ước mai này lớn lên làm ra tiền sẽ mua thật nhiều áo ấm cho mẹ cha, cho bản thân để không phải lo sợ trước lạnh giá.
...Những mùa đông tới rồi lại qua đi, tôi lớn khôn rồi xuống phố tiếp bước con đường học hành mà ít có dịp trở về thăm quê. Mỗi khi đông về, các con phố ngập tràn gió lạnh, tôi lại nôn nao hướng về quê nhà, lo mẹ cha tôi, dân bản tôi liệu có đủ áo ấm để chống chọi giá rét. Đến giờ mẹ cha vẫn chưa có thật nhiều áo ấm tươm tất, những lúc như vậy tôi chỉ mong sao mẹ cha đang ngồi sưởi ấm bên bếp lửa, và thầm mong ngoài trời nhiệt độ đừng hạ, những cơn gió đông hãy thổi nhẹ nhàng hơn...
Góc khuất tâm hồn
Khi tôi chết linh hồn nương theo gió,vẫn thì thầm lời nói mãi
yêu anh,dù tháng năm qua tôi vờ như xa lạ,dối lòng mình và dối cả thế gian....!
Khi tôi chết xin anh về vuốt mắt,hôn má môi dù thân xác đã lạnh rồi,và tiển đưa tôi xin nhớ nhỏ đôi chút giọt buồn,ước vọng thôi... nhưng chắc gì anh nhớ,lúc bên nhau đâu ai tiếc lời gì..Nhưng chắc gì khi tôi trút linh hồn,mà anh biết để về thăm viếng,đốt nén hương thơm ủ ấm linh hồn,và anh có cách nào để vượt bao điều xiềng xích..? Nên tôi biết ...thân tôi trở về nơi cát bụi,còn nữa đâu mà vuơng vấn làm gì....!
Khi tôi chết hóa thân tôi... lơ lửng giữa trời mây,nương theo gió tôi sẽ về hôn anh thật nhẹ,vuốt ve anh từng góc khuất...anh ơi,anh không biết hay anh còn chưa biết,tình yêu nầy là nỗi nhớ trong tôi...!
Nếu tôi chết anh có nhớ đến con số,mà chúng mình đã hò hẹn từ lâu,anh hãy nhớ,và nhớ cho thật kỷ...Đêm có ngủ xin anh nhớ mở vòng tay,cho tôi gối như đêm nào anh đã gối,bao nhiêu đó cũng đủ làm tôi nhớ,nên chẳng bao giờ tôi quên được anh đâu,có thể là mà suốt cả đời anh,lời hẹn ước có bao giờ anh thực hiện được đâu,tôi đã chờ ,chờ biết đến bao lâu...?! Anh có hiểu hay là anh chưa muốn hiểu...Thôi cũng đành,đành thương nhớ riêng tôi.Nhưng với tôi mối tình đầu luôn là mối tình đau....!!!
Khi tôi chết xin anh về vuốt mắt,hôn má môi dù thân xác đã lạnh rồi,và tiển đưa tôi xin nhớ nhỏ đôi chút giọt buồn,ước vọng thôi... nhưng chắc gì anh nhớ,lúc bên nhau đâu ai tiếc lời gì..Nhưng chắc gì khi tôi trút linh hồn,mà anh biết để về thăm viếng,đốt nén hương thơm ủ ấm linh hồn,và anh có cách nào để vượt bao điều xiềng xích..? Nên tôi biết ...thân tôi trở về nơi cát bụi,còn nữa đâu mà vuơng vấn làm gì....!
Khi tôi chết hóa thân tôi... lơ lửng giữa trời mây,nương theo gió tôi sẽ về hôn anh thật nhẹ,vuốt ve anh từng góc khuất...anh ơi,anh không biết hay anh còn chưa biết,tình yêu nầy là nỗi nhớ trong tôi...!
Nếu tôi chết anh có nhớ đến con số,mà chúng mình đã hò hẹn từ lâu,anh hãy nhớ,và nhớ cho thật kỷ...Đêm có ngủ xin anh nhớ mở vòng tay,cho tôi gối như đêm nào anh đã gối,bao nhiêu đó cũng đủ làm tôi nhớ,nên chẳng bao giờ tôi quên được anh đâu,có thể là mà suốt cả đời anh,lời hẹn ước có bao giờ anh thực hiện được đâu,tôi đã chờ ,chờ biết đến bao lâu...?! Anh có hiểu hay là anh chưa muốn hiểu...Thôi cũng đành,đành thương nhớ riêng tôi.Nhưng với tôi mối tình đầu luôn là mối tình đau....!!!
TRƯƠNG THỊ THANH TÂM
Đi qua đất lạ
Có những ngày đi trên lối quen, qua ngày nắng hạn qua lẫn đêm
mưa rào. Có những ngày nghêu ngao nơi cà phê quán vắng, giữa lòng thị xã buồn,
nhấp cạn một giọt đen.
Từ độ lên thành phố theo nghiệp văn chương, tôi đâm ra nhớ quê hương mình da diết, cái chốn thị xã buồn mênh mang kỉ niệm. Lãng đãng chiều nay, giọt mưa bay vu vơ ngang ô cửa sổ nhà trọ, tôi cố thản nhiên, nhưng tránh sao khỏi cho lòng mình hai tiếng tha hương. Nỗi buồn trong cố hữu, nỗi buồn rơi như mưa…
Có phải vì ôm ấp mối tình quê mà tôi đâm ra hóa dại, hóa rồ mỗi khi bắt gặp đâu đó chút sản vật, chút hình ảnh quê hương. Tà áo dài nữ sinh bỗng trở thành dĩ vãng, khi mà đâu đâu, ở thành phố này cũng chỉ có những chiếc váy xanh váy đỏ lạ xa. Rồi biết tìm đâu những mái tóc đen ngoan hiền, buông trên lưng ong trong trẻo tinh khôi? Ngơ ngẩn. Lạc loài. Tôi thấy mình như kẻ sinh nhầm thời đại, thấy thấu hiểu tâm tình mà ngày xưa bác Vũ Hoàng Chương đã đôi lần bộc bạch: “Lũ chúng ta đầu thai nhầm thế kỉ”.
Những ngày ở Hồng Ngự, tôi thấy tất cả quá đỗi bình thường. Những ngày ở Sài Gòn, tôi bỗng thấy Hồng Ngự sao quá thân thương. Một ly cà phê bệt cũng đủ gợi nhớ bao thứ về chốn chôn nhau cắt rốn của mình. Nhớ dòng sông đôi bờ lờ lững, anh đứng bên này sông vọng ngóng niềm xa xăm, trách người con gái quê sao tham sang phụ khó bỏ tình lờ lững như dòng. Nhớ chiếc xuồng con buông chèo hờ hững, nhớ rặng lau già phơ phất nhớ thương… Chao ôi, có biết bao cái để nhớ, để thương, để mai kia mốt nọ trở bước tìm về.
Tôi gọi những con đường ở chốn ấy là phố. Bởi nó đâu chỉ là đường, đâu chỉ là mảnh đất được tráng nhựa phẳng phiu để phương tiện lưu thông mà nó còn là những mảnh tâm hồn của người xưa cũ. Phố - có gì đó thân thương, kỉ niệm. Phố - có gì đó cổ kính, say sưa. Có biết nhiêu đời người được sinh ra và mất đi trên mảnh đất thị xã này. Có biết bao nề nếp truyền thống đã được gìn giữ và nâng niu ở chốn đây. Và hơn nữa, có biết bao nhiêu cặp tình nhân, bao nhiêu đôi lứa đã in bao kỉ niệm đón đưa suốt dọc dài những con phố thân thương. Những tháng ngày xa phố, xa quê, chỉ biết tự hỏi lòng mình: “Phố có còn những kỉ niệm đón đưa?/ Để ta giữ mãi mối tình khờ dại thế…”
Bờ kè gió lộng. Ngẩn ngơ nhìn hoàng hôn buông xuống dòng trong. Sông mang môt nỗi buồn riêng như kẻ đa mang tâm sự. Nhìn những vệt màu cam dài đổ bóng lênh loang xuống mặt nước, mấy ai cản được lòng mình chút đa cảm bâng quơ? Sông vẫn trôi đời sông, người vẫn đi đời người, chỉ có quê hương là chung thủy đến độ bạc đầu.
Đi qua những vùng đất lạ mới cảm thấy thương mảnh đất đã quen thuộc từ thuở ta vừa kịp khai sinh chào đời. Đường xưa lối cũ còn in hằn lại ngày tháng ấu thơ. Con đò từ trong kỉ niệm luôn cất tiếng gọi ta về, giờ đây, khoảng cách địa lí muôn trùng xa cách nhưng trong tâm khảm, đò vẫn ở đó, đò ơi...
Tự bao giờ, tôi đã nguyện giữ cho mình mối tình quê khờ dại thân thương, giữ cho mình một trái tim luôn khảm hình bóng của miền thị xã nơi đồng bằng lộng gió, giữ cho câu hát dòng sông bến nước vẫn mãi êm đềm.
Từ độ lên thành phố theo nghiệp văn chương, tôi đâm ra nhớ quê hương mình da diết, cái chốn thị xã buồn mênh mang kỉ niệm. Lãng đãng chiều nay, giọt mưa bay vu vơ ngang ô cửa sổ nhà trọ, tôi cố thản nhiên, nhưng tránh sao khỏi cho lòng mình hai tiếng tha hương. Nỗi buồn trong cố hữu, nỗi buồn rơi như mưa…
Có phải vì ôm ấp mối tình quê mà tôi đâm ra hóa dại, hóa rồ mỗi khi bắt gặp đâu đó chút sản vật, chút hình ảnh quê hương. Tà áo dài nữ sinh bỗng trở thành dĩ vãng, khi mà đâu đâu, ở thành phố này cũng chỉ có những chiếc váy xanh váy đỏ lạ xa. Rồi biết tìm đâu những mái tóc đen ngoan hiền, buông trên lưng ong trong trẻo tinh khôi? Ngơ ngẩn. Lạc loài. Tôi thấy mình như kẻ sinh nhầm thời đại, thấy thấu hiểu tâm tình mà ngày xưa bác Vũ Hoàng Chương đã đôi lần bộc bạch: “Lũ chúng ta đầu thai nhầm thế kỉ”.
Những ngày ở Hồng Ngự, tôi thấy tất cả quá đỗi bình thường. Những ngày ở Sài Gòn, tôi bỗng thấy Hồng Ngự sao quá thân thương. Một ly cà phê bệt cũng đủ gợi nhớ bao thứ về chốn chôn nhau cắt rốn của mình. Nhớ dòng sông đôi bờ lờ lững, anh đứng bên này sông vọng ngóng niềm xa xăm, trách người con gái quê sao tham sang phụ khó bỏ tình lờ lững như dòng. Nhớ chiếc xuồng con buông chèo hờ hững, nhớ rặng lau già phơ phất nhớ thương… Chao ôi, có biết bao cái để nhớ, để thương, để mai kia mốt nọ trở bước tìm về.
Tôi gọi những con đường ở chốn ấy là phố. Bởi nó đâu chỉ là đường, đâu chỉ là mảnh đất được tráng nhựa phẳng phiu để phương tiện lưu thông mà nó còn là những mảnh tâm hồn của người xưa cũ. Phố - có gì đó thân thương, kỉ niệm. Phố - có gì đó cổ kính, say sưa. Có biết nhiêu đời người được sinh ra và mất đi trên mảnh đất thị xã này. Có biết bao nề nếp truyền thống đã được gìn giữ và nâng niu ở chốn đây. Và hơn nữa, có biết bao nhiêu cặp tình nhân, bao nhiêu đôi lứa đã in bao kỉ niệm đón đưa suốt dọc dài những con phố thân thương. Những tháng ngày xa phố, xa quê, chỉ biết tự hỏi lòng mình: “Phố có còn những kỉ niệm đón đưa?/ Để ta giữ mãi mối tình khờ dại thế…”
Bờ kè gió lộng. Ngẩn ngơ nhìn hoàng hôn buông xuống dòng trong. Sông mang môt nỗi buồn riêng như kẻ đa mang tâm sự. Nhìn những vệt màu cam dài đổ bóng lênh loang xuống mặt nước, mấy ai cản được lòng mình chút đa cảm bâng quơ? Sông vẫn trôi đời sông, người vẫn đi đời người, chỉ có quê hương là chung thủy đến độ bạc đầu.
Đi qua những vùng đất lạ mới cảm thấy thương mảnh đất đã quen thuộc từ thuở ta vừa kịp khai sinh chào đời. Đường xưa lối cũ còn in hằn lại ngày tháng ấu thơ. Con đò từ trong kỉ niệm luôn cất tiếng gọi ta về, giờ đây, khoảng cách địa lí muôn trùng xa cách nhưng trong tâm khảm, đò vẫn ở đó, đò ơi...
Tự bao giờ, tôi đã nguyện giữ cho mình mối tình quê khờ dại thân thương, giữ cho mình một trái tim luôn khảm hình bóng của miền thị xã nơi đồng bằng lộng gió, giữ cho câu hát dòng sông bến nước vẫn mãi êm đềm.
Nguyễn Phạm Minh Thủy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét