Ước gì có thật nhiều tiểu
thuyết
Tôi nhớ, đâu vào năm 2000,
cũng trong một cuộc gặp gỡ chan chứa tình đồng nghiệp như buổi họp mặt thân mật
lần này, có bạn đã chân tình hỏi tôi: Nếu có một ước ao nóng bỏng và da diết
nhất, anh sẽ nói gì?. Tôi đã trả lời ngay, gần như không phải suy nghĩ gì
nhiều: Rất mong có nhiều, thật nhiều tiểu thuyết sử thi viết về Tây Nguyên
giàu sức quyến rũ mà cũng còn đầy bí ẩn của Tổ quốc chúng ta! Chắc có người
sẽ băn khoăn, tại sao cứ phải là tiểu thuyết, lại là tiểu thuyết sử thi? Câu trả
lời cũng giản đơn thôi. Bước vào thiên niên kỷ mới, dân tộc ta có một khát vọng
cháy bỏng là được bình yên để tập trung dựng xây đất nước rộng dài và tươi đẹp
của chúng ta. Vâng, với lòng khiêm tốn cần có của một người cầm bút chân chính,
tôi vẫn có thể tự hào mà nói rằng, không đâu giàu đẹp mà đa dạng như đất nước
mình. Có rừng dài, có biển rộng, có đồng bằng phì nhiêu. Có 54 dân tộc anh em,
mỗi nơi mỗi khác, mỗi vùng mỗi khác, mà lại thống nhất như một cơ thể vẹn
nguyên, không tách rời. Chúng ta có quyền tự hào, một niềm tự hào chính đáng về
Tổ quốc và nhân dân mình lắm chứ! Nhưng dựng xây, đó quả là một chuyện xưa nay
chưa bao giờ dễ dàng. Kháng chiến, nói thế mà có cái thuận của nó. Kẻ thù rõ mồn
một, ngay ở trước mặt, ta không thắng, nó sẽ quật ngã ta. Chỉ có một con đường,
một quyết tâm, chuyển thành ý chí duy nhất, tạo nên sức mạnh bất khả chiến bại
của cả một dân tộc. Giờ thì khác. Kẻ thù còn không? Còn chứ! Nhưng chúng ở bốn
phương, tám hướng, nhiều khi mờ mờ tỏ tỏ, thậm chí ẩn sâu ngay giữa lòng mỗi
người. Nói như một nhân vật của nhà văn Tạ Duy Anh, nếu không làm chủ được
mình, rất có thể ta sẽ bị nổ tung ra thành trăm mảnh. Muốn làm chủ, không
có cách nào khác là phải trang bị sự hiểu biết. Làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã
hội, hay làm chủ con người đều thế cả, phải cần hiểu biết thật đúng, thật rõ, thật
sâu và thật đầy đủ. Chỉ có vậy mới thực sự có được năng lực làm chủ. Còn không
thì câu chuyện làm chủ, hay ho đấy, triển vọng đấy, mãi mãi cũng chỉ là mong ước
mà thôi! Với lịch sử, xã hội và con người Tây Nguyên cũng vậy. Phải nói là
chúng ta chưa hoàn toàn làm chủ được miền đất thân yêu này của Tổ quốc đâu.
Lĩnh vực nào cũng thiếu hụt, thậm chí có lĩnh vực thiếu hụt trầm trọng. Do vậy,
tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ vô hình. Chỉ cần có điều kiện là sẽ bùng phát.
Bất chấp mọi ý nguyện tốt đẹp và chính đáng của chúng ta. Phải bằng mọi cách để
lấp đầy sự bất cập của hiểu biết, càng nhanh, càng triệt để, càng mau chóng đi
tới thành công.
Trong công việc mà ai cũng
biết là khẩn thiết, khó khăn và dài lâu này, tiểu thuyết, nhất là tiểu thuyết sử
thi có một vai trò phải thừa nhận là không lĩnh vực nào, không thể tài văn
chương nào có thể thay thế được. Nói tới tiểu thuyết sử thi là nói tới sức dung
chứa sâu, rộng hiện thực. Nào không gian – thời gian. Nào những vấn đề của con
người và cuộc sống. Nào lĩnh vực chính trị và tôn giáo, kinh tế và xã hội, văn
hóa vật chất và văn hóa tinh thần… Đó là bức tranh đời sống thu nhỏ. Đó còn là
bức họa nhân sinh linh diệu. Nếu thật sự thành công, chúng sẽ có sức cuốn hút mạnh,
sức cảm hóa sâu, sức rung động lâu dài… Cho đến giờ, phải nói là những cuốn tiểu
thuyết sử thi tầm cỡ như vậy chưa thấy xuất hiện. Nó vẫn còn là món nợ
tinh thần mà những nhà văn có trách nhiệm như chúng ta canh cánh mang nặng
bên lòng. Phải nhắc nhở, khích lệ nhau cùng trả món nợ tinh thần thiêng liêng
đó. Càng nhanh, càng nhiều càng tốt. Tất cả là nhằm đáp ứng phần nào nỗi mong
chờ da diết hàng ngày của đông đảo bạn đọc thân yêu.
Từ ngày đó đến nay, trong lần
gặp mặt này, bẩy năm đã trôi qua. Bẩy năm, bảo ngắn thì thật là ngắn, mà cho là
dài thì hình như cũng dài thật. Trong thời gian ấy, người biết làm, lại có quyết
tâm làm, thì rất nhiều công việc có ý nghĩa đã được hoàn thành. Đâu đến nỗi vô
vị. Riêng phần mình, dài hay ngắn về thời gian tôi không mấy e ngại. Điều lo ngại
nhất là hiện giờ tôi vẫn chưa thấy dấu hiệu của sự biến chuyển. Hãy cứ nhìn vào
đội ngũ viết văn xuôi của chúng ta thì đủ rõ. Quá mỏng và tản. Lại thiếu tiềm
năng và tiềm lực. Đáng nói nhất là chưa thật nhiều đam mê và nhiệt huyết… Không
như làm thơ, viết ký và truyện ngắn, sáng tạo tiểu thuyết dài hơi như người đi
đường trường, nói như Hồ Chí Minh, chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng, hành
trang phải thật dồi dào. Nào sự từng trải, vốn văn hóa, tầm tư tưởng … Nào sức
lực, tâm lực, rồi thì giờ. Cái nào cũng cần. Xem đi xét lại hình như cái nào
cũng thiếu. Cả đội ngũ đã thấy thiếu. Từng người một còn thiếu hơn. Các cây bút
người dân tộc thiểu số, có cái dưỡng chất quý giá mà đời sống hào
phóng dâng tặng, nhưng hình như lại thiếu hụt tầm tư tưởng, trường văn hóa
chung. Một số cây bút miền xuôi nhiều năm sống chết với Tây Nguyên có thể
thuận lợi hơn trong học tập, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết, nhưng lại khó
khăn hơn trong thâm nhập thực tế mang nhiều nét đặc thù, nhất là đi sâu vào tâm
tình, tâm lý, tâm linh của con người các dân tộc ở đây. Đành trông chờ vào lớp
trẻ vậy.
Tiếc là cũng chưa thấy nhiều mầm non hy vọng. Các lĩnh vực khác như âm nhạc hay văn hóa dân gian thì có đấy. Thậm chí có nhiều. Riêng lãnh địa văn chương xem ra còn thiếu. Viết truyện càng thiếu hơn. Hay trông chờ vào sự chi viện của Trung ương? Như thời kháng chiến đánh Pháp và đánh Mỹ ấy. Xin đừng cho tôi là quá viển vông. Đây là tránh nhiệm chung, không phải của riêng ai. Đã có lúc tôi nghe nói, nhà văn này, nhà văn kia ở tận Hà Nội xa xôi, từng nhiều năm tháng lăn lộn với Tây Nguyên, lại có những thành tựu văn chương được thừa nhận, có ý định trở lại vùng đất này, cắm chốt ở một địa phương nào đó, với một tộc người nào đó, với những dự định sáng tạo lớn lao. Nghe tin ấy, tôi đã khấp khởi mừng thầm. Nhưng rồi lại thấy im hơi lặng tiếng. Tại cơ chế trói buộc? Hay tại cá nhân thiếu tha thiết? Tôi không thật rõ. Chỉ thấy tiếc. Thời gian càng trôi đi, không chỉ thấy tiếc mà còn thêm nỗi lo. Cầu trời, xin đừng làm tôi, và nhiều người khác thất vọng!
Tiếc là cũng chưa thấy nhiều mầm non hy vọng. Các lĩnh vực khác như âm nhạc hay văn hóa dân gian thì có đấy. Thậm chí có nhiều. Riêng lãnh địa văn chương xem ra còn thiếu. Viết truyện càng thiếu hơn. Hay trông chờ vào sự chi viện của Trung ương? Như thời kháng chiến đánh Pháp và đánh Mỹ ấy. Xin đừng cho tôi là quá viển vông. Đây là tránh nhiệm chung, không phải của riêng ai. Đã có lúc tôi nghe nói, nhà văn này, nhà văn kia ở tận Hà Nội xa xôi, từng nhiều năm tháng lăn lộn với Tây Nguyên, lại có những thành tựu văn chương được thừa nhận, có ý định trở lại vùng đất này, cắm chốt ở một địa phương nào đó, với một tộc người nào đó, với những dự định sáng tạo lớn lao. Nghe tin ấy, tôi đã khấp khởi mừng thầm. Nhưng rồi lại thấy im hơi lặng tiếng. Tại cơ chế trói buộc? Hay tại cá nhân thiếu tha thiết? Tôi không thật rõ. Chỉ thấy tiếc. Thời gian càng trôi đi, không chỉ thấy tiếc mà còn thêm nỗi lo. Cầu trời, xin đừng làm tôi, và nhiều người khác thất vọng!
Tôi biết rồi sẽ có không ít
người hoài nghi. Nhất là khi nhiều đồng nghiệp ngồi đây quá biết tôi đâu phải
là một tiểu thuyết gia. Chỉ hoài vọng ở người, đâu phải là giải pháp tích cực.
Vâng, tôi rất biết, mình chỉ là một người chuyên làm công việc lý luận, phê
bình văn chương. Các bạn trách, tôi đành chịu vậy. Tại diễn đàn quan trọng này,
tôi chỉ mong truyền nhiệt huyết sang các bạn, truyền quyết tâm sang các cán bộ
quản lý, lãnh đạo văn hóa, văn nghệ. Như một người cầm bút có trách nhiệm nghề
nghiệp, có trách nhiệm với vùng đất mình đang sinh sống, vậy thôi. Tôi biết, bước
vào tuổi cập kề lục tuần, con người không thể đặt ra sự chọn lựa nào khác nữa.
Có điều, tôi rất quý mến và trân trọng những nhà viết tiểu thuyết tài năng, nhất
là những nhà viết tiểu thuyết tâm huyết. Chỉ tiếc là không thể có hai cuộc đời…
Cuối cùng, xin chúc Hội nghị
của chúng ta thành công, nghĩa là sẽ biến nhiều dự định tốt đẹp thành hiện thực
trong một tương lai gần. Thời gian chẳng đợi chờ ai! Bất kỳ người nào trong
chúng ta cũng đều ý thức rõ được điều đó.
(*) Tham luận trình bày tại
Hội thảo Văn học Nghệ thuật Các dân tộc TSVN ở Tây Nguyên và Miền Trung tổ
chức vào tháng 6 năm 2007, tại Kon Tum.
eva air vietnam
ve may bay hang eva di my
mua ve may bay hang korean air
book vé máy bay đi mỹ
Vé máy bay đi canada
Cuoc Doi La Nhung Chuyen Di
Ngau Hung Du Lich
Tri Thức Du Lịch