Nhận sổ hưu xong, ruột gan đầy tâm trạng, vui buồn lẫn lộn.
Không ít người từng mong muốn đuổi giám đốc về sớm nay cũng đến ỏng ẹo: “Tiếc
quá, giá anh Tư còn làm thêm vài năm nữa!”. Một kiếp người sắp kết thúc, bao
nhiêu năm phục vụ tận tụy, nay tôi về vườn với thân xác gầy guộc, mặt mày hốc
hác giơ xương, tóc trắng xoá. Nhiều kẻ từng ghen ăn tức ở mà đồn thổi rằng
tôi là thằng giả vờ: “Tiền bạc của sếp thiếu gì, cứ giả nghèo giả khổ”. Thời
còn đương chức, tôi là chúa tiết kiệm, xe công đến bốn năm cái nhưng chỉ để
phục vụ đưa rước khách. Hàng ngày với chiếc xe máy honda 50, tôi xình xịch đi
về. Vậy mà thời đó tôi cũng xây được mấy toà nhà cao ngất ngưỡng cho cơ quan.
Thỉnh thoảng anh chị em bàn tán: ”Giám đốc mình nghèo quá, hay anh chị em góp
tiền lại mua tặng sếp cái a còng (Honda hiệu @)”). Những kẻ ghen ghét
thì chua ngoa: “ Ôi dào, riêng tiền lại quả xây dựng ông ta cũng dư xài
đến ba đời!”. Quả thật, tôi chẳng nghèo, dù lương giám đốc vài triệu bạc mỗi
tháng, nhưng thu nhập thực tế của tôi còn hơn nhiều vị tổng giám khác. Kẹt nỗi,
mụ vợ không cho xài vì bà sợ tôi có bồ nhí. Bà cho ăn uống thả cửa, nhưng
than ôi cái dạ dày đã bao nhiêu năm đói khổ, lại bị viêm loét, nên nay nó chẳng
chịu nhập những món cao lương mĩ vị. Ăn hoài phí cả của! Tôi vẫn là tôi của
cái anh chàng nghèo thuở trước.
Dù đã quá tuổi, tôi vẫn xin gia hạn thêm được vài năm nữa rồi
mới chịu về, lý do không phải vì kinh tế mà là chuẩn bị người kế vị. Mấy chả
có năng lực đầy kiêu ngạo hoặc không thuộc êkíp đều được tôi cho đi tàu suốt
(Trong số đó có một tay chỉ quá tuổi có mười bảy ngày, hắn đau như hoạn). Chọn
mãi trong đám đệ tử tôi vớt vát được vài tay làm trưởng và phó, nhưng về hưu
được dăm bữa thì chẳng ma nào còn đến thăm. Họa vô đơn chí, tôi là người thiệt
đơn thiệt kép.
Thật sự mất cân bằng trong cảm xúc, tôi như một người mất hồn cứ lo chạy trốn khỏi tình trạng bị bỏ rơi, buồn quá nên ốm một trận. Mấy ông bạn già đến rũ đi sinh hoạt các câu lạc bộ thơ ca, dưỡng sinh, v.v.. Nhờ vậy mà chỉ sau nửa năm tôi đã có một tập thơ đầy đặn.
Chiều hôm tôi đi lĩnh nhuận bút (cái phong bì không dày như
thuở xưa) và mươi cuốn sách tặng tác giả, không hiểu sao trời mưa như trút,
đường sá ngập nước nên mọi người cố tìm nơi khô ráo mà đi. Một dòng người ngược
chiều cuốn luôn tôi. Mình chỉ là chiếc lá trôi theo dòng sông! Một
ý thơ chợt đến. Sang bên kia dốc cầu mọi người tự nhiên ùn lại vì có trạm đột
xuất. Một người thổi còi, người kia cứ thế thu. Thỉnh thoảng có vài thanh
niên cự lại: “ Phạt gì mà phạt? Đường bên kia ngập hết rồi”. Đến lượt,
tôi đoán người phạt chắc không nỡ lòng nào khi nhìn thấy thân hình tiều tụy của
một ông già về hưu và với cái xác ve sầu cổ lổ sỉ. Nào ngờ bên tai tôi vang
lên: ”Bác đóng tiền phạt”. Tôi lật lật chiếc túi, móc hai cuốn thơ chìa ra
cho hai vị.
- Chà, gay đây! Người viết biên lai cất tiếng.
- Hay, hay thật mà! Tôi như mở cờ trong bụng. Chà các chú
cũng thích thơ à? Để mai mốt tặng thêm.
- Thôi đi bố, nhanh lên! Ai mà thơ phú giữa đường.
- Nhanh lên bố ơi! Thất thu rồi!
- Một trăm ngàn. Người kia, tiếp!
Tôi móc tiền nhuận bút đóng phạt rồi nổ máy. Con ve sầu cà
rịc cà tang của tôi nhả một vệt khói dài trước khi lăn bánh …
|
Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016
Về hưu
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Khúc hát Marseilles
Khúc hát Marseilles Thời đại Bạc đã mang lại cho văn học Nga nhiều tên tuổi sáng giá. Một trong những người sáng lập chủ nghĩa biểu hiện N...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
hãng eva airline
Trả lờiXóagiá vé máy bay đi mỹ khứ hồi
vé máy bay hãng korean air
vé máy bay đi mỹ hãng nào rẻ nhất
vé máy bay đi canada giá bao nhiêu
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Du Lich Tu Tuc
Tri Thuc Du Lich