Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2020
Sông Lô chiều cuối năm
Đó là tên ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ quân đội Minh Quang; đó cũng là cảm xúc của một người lính, hay tất cả những người đã từng qua dòng sông lịch sử đầy bi tráng nhưng thấm đẫm hồn thơ của dải lụa xanh nơi đất tổ: Sông Lô! Ca khúc ấy luôn làm lay động trái tim bao người yêu nhạc những ngày cuối năm suốt 40 năm qua.
Nhưng rồi tất cả cũng như dòng nước trôi, thời gian phủ mờ sương khói, sông Lô
trở lại nét hiền hòa muôn thuở ở miền đất tổ trước khi về ngã ba Bạch Hạc - Việt
Trì cùng với sông Đà hòa vào dòng sông Hồng (Thao) xuôi về biển. Chính đoạn
cuối cùng này sông Lô thể hiện đầy đủ nét đẹp của dòng sông được ví như dải lụa
uốn lượn cho miền đất Vua Hùng thiêng liêng đã làm thổn thức bao tâm hồn nghệ
sĩ, trong đó có nhạc sĩ Minh Quang. Đó là đầu năm 1983, khi đó Minh Quang vừa
là ca sĩ kiêm nhạc sĩ Đoàn Ca nhạc quân đội lên miền Tây Bắc biểu diễn. Trong một
buổi chiều đứng trước dòng Lô ở Đoan Hùng sương ảo, trái tim người chiến sĩ -
nghệ sĩ “bất chợt gặp câu hát từ bến sông xưa vọng lại. Ai về qua bến Bình Ca”.
Đó là những mối tình dang dở vì những người lính đi mãi không về. Đây chính là
cái tứ cho chủ đề của một ca khúc trong tương lai. Nhạc sĩ Minh Quang tâm sự,
sông Lô theo âm hưởng Trường ca sông Lô của Văn Cao thật hào hùng, thật bi
tráng, nhưng với ông khi đó cứ thấy xao lòng buồn buồn của cảnh vật bến nước
xưa. Ông chợt nghĩ như mình, dù khi đó còn rất trẻ nhưng hóa thân thành một người
lính xưa đã từng “bỏ quên câu thơ giữa dòng”. Đây chính là nét thần của “Sông
Lô chiều cuối năm” đem lại cho người yêu nhạc một xúc cảm lớn lao đầy day dứt
khó tả về sự mất mát hy sinh của cuộc chiến trong quá khứ: “Ai tìm về bên ai,
ta tìm về bên em. Qua bến Bình Ca đứng lặng. Cây đào ngày tết sắp ra hoa. Sao
người con gái ấy nơi đâu. Để lại bến sông kia bâng khuâng một con đò. Để lại bến
sông kia một mình tôi”.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch
Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, trên báo chí và mạng xã hội thường phản ánh chuyệ...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét