Đầu năm đọc thơ Đường "Linh lăng táo xuân''
Sáng
nay, Mồng một Tết, nhưng lại là ngày Thứ Năm, mọi người đều đi làm cả. Đường phố
trong khu nhà nầy vốn dĩ đã vắng lặng, hôm nay lại càng cảm thấy vắng
lặng hơn!
Ngồi trước máy computer, nhìn qua cửa sổ, tự dưng nghe
lòng dâng lên một niềm cảm xúc, nỗi cảm xúc của một tâm trạng xa quê, cảm thấy
như mất đi cái gì đó mà biết chắc là sẽ không bao giờ tìm lại được.....Giở quyển
"Đường thi tam bá thủ" 唐詩三百首, tình cờ làm sao lại đọc được
bài thơ
"Linh lăng tảo xuân" của Liễu Tông Nguyên, (柳宗元) càng xúc động thêm với nỗi niềm quê hương cố thổ.... Xin chép và dịch lại
để cùng chia xẻ với tất cả đồng hương đang tha hương đất khách .....
LINH LĂNG TẢO
XUÂN
零 陵 早 春
Vấn xuân tòng thử
khứ,
問 春 從 此 去,
Kỷ nhật đáo Tần Nguyên? 幾 日 到 秦 原 ?
Bằng ký hoàn hương mộng, 凭 寄 還 鄕 夢,
Ân cần nhập cố viên! 殷 勤 入 故 園 !
Kỷ nhật đáo Tần Nguyên? 幾 日 到 秦 原 ?
Bằng ký hoàn hương mộng, 凭 寄 還 鄕 夢,
Ân cần nhập cố viên! 殷 勤 入 故 園 !
Dịch nghĩa:
Hỏi Xuân rằng, từ đây đi, thì mấy ngày Xuân mới đến được xứ Tần Nguyên. Cho ta gởi theo cái "mộng hoàn hương", ân cần về tận quê nhà. (Chứ đang ở nơi xa xôi nầy, ta sẽ không sao về nhà trong mùa xuân nầy được!).
Hỏi Xuân rằng, từ đây đi, thì mấy ngày Xuân mới đến được xứ Tần Nguyên. Cho ta gởi theo cái "mộng hoàn hương", ân cần về tận quê nhà. (Chứ đang ở nơi xa xôi nầy, ta sẽ không sao về nhà trong mùa xuân nầy được!).
Chú thích:
Linh Lăng là một địa danh ở miền Nam, còn Tần Nguyên thì ở miền Bắc. Ở miền Nam ấm áp thì mùa xuân đến sớm hơn, còn miền Bắc lạnh lẽo nên nàng xuân sẽ đến muộn hơn.
Linh Lăng là một địa danh ở miền Nam, còn Tần Nguyên thì ở miền Bắc. Ở miền Nam ấm áp thì mùa xuân đến sớm hơn, còn miền Bắc lạnh lẽo nên nàng xuân sẽ đến muộn hơn.
Vì tâm
trạng quá xúc động, nên tôi diễn nôm 2 bài, 1 bằng thơ 6 chữ, và 1 bằng thơ Lục
Bát, như sau...
Thơ sáu chữ
Hỏi Xuân từ đây giả biệt
Bao giờ mới đến Tần Nguyên
Ta gởi mộng hồn tha thiết
Ân cần về tận cố viên
Bao giờ mới đến Tần Nguyên
Ta gởi mộng hồn tha thiết
Ân cần về tận cố viên
Thơ
Lục Bát
Từ đây giả biệt, hỏi Xuân
Bao giờ mới đến xứ Tần Nguyên ta
Gởi lòng theo mộng thiết tha
Ân cần về tận quê nhà xa xăm!
Bao giờ mới đến xứ Tần Nguyên ta
Gởi lòng theo mộng thiết tha
Ân cần về tận quê nhà xa xăm!
Thấy xuân đến, chạnh lòng nhớ
quê mà gởi cái "mộng hoàn hương", ân cần nhờ mùa xuân mang về tận
quê nhà, đây quả là một lối gởi đặc biệt hàm xúc và tuyệt vời biết bao!
Tết đến, sao lòng ta vẫn thấy nao nao mỗi độ xuân về, cứ lo cho quê hương có mùa
xuân thật sự! Nhưng có biết đâu rằng chính chúng ta đây mới là những kẻ khao khát
mùa xuân, và chỉ hoài niệm, rồi nuối tiếc đi tìm những mùa xuân trong quá khứ.....
Đầu Xuân, gởi chút mộng lòng
tha thiết về với quê hương......
LIỄN DÁN CÁC BÀN THỜ
Hằng
năm cứ đến ngày đưa ÔNG TÁO về trời là sau khi cúng tiễn TÁO QUÂn xong, thì tất
cả chưn nhang đều được nhổ ra, chỉ chừa lại 3 cây trong lư hương mà thôi, còn lại
thì thiêu hóa chung với giấy tiền vàng bạc và giấy cò bay ngựa chạy để theo ông
Táo về trời, kể cả đôi liễn dán hai bên bàn thờ ông Táo cũng thế. Và không
riêng gì bàn thờ ông Táo mà tất cả bàn thờ trong nhà cũng vậy! Dẹp hết để chưn
nhang khỏi đùn quá cao, vừa mất mỹ quan vừa dễ gây hỏa hoạn. Sẵn làm vệ sinh
lau chùi khảm thờ cho sạch sẽ, rồi... dứt luôn nhang khói...
Mãi cho đến tận chiều ba mươi Tết, khi cúng rước Ông Bà về ăn Tết với con cháu, thì mới dán liễn mới lên để đón Giao Thừa và tiếp tục nhang khói như thường lệ.
Mãi cho đến tận chiều ba mươi Tết, khi cúng rước Ông Bà về ăn Tết với con cháu, thì mới dán liễn mới lên để đón Giao Thừa và tiếp tục nhang khói như thường lệ.
Công
việc của tôi hàng năm là tân trang và viết lại các đôi liễn mới nầy. Nào, ta bắt
đầu từ trước sân nhà nhé. Một cây cột lửng được đóng giữa sân, trên gát một miếng
ván vuông hoặc chữ nhật, có lư hương nhỏ hoặc một cái lon sửa bò đổ đầy cát để
cắm nhang. Những nhà khá hơn thì cột được xây bằng gạch tiểu, trên gác một miếng
gạch Tàu đo đỏ, còn nhà cửa khang trang hoặc phố chợ thì bàn thờ ÔNG THIÊN được
đặt sát bên trái hoặc bên phải của cửa ra vào... Nhưng dù như thế nào thì trên
bài vị hoặc trên thân cây cột để bàn thờ đều phải có 4 chữ: THIÊN QUAN TỨ PHƯỚC
天官賜福, có
nghĩa các vị quan trên trời sẽ ban phát phước lành xuống cho gia chủ.
Thường thì chỉ đổi mới 4 chữ THIÊN QUAN
TỨ PHƯỚC mà thôi, vì bàn thờ Ông Thiên bình dân thông thường không có câu đối,
chỉ có nhà giàu hoặc ở các Đạo Quan, bàn thờ Ông Thiên lớn hơn, nên mới có câu
đối 4 chữ như sau:
吉庆有余,
Kiết khánh hữu dư,
受天百祿. Thụ thiên bách lộc.
Có nghĩa:
Điều lành điều tốt có thừa,
Hưởng nhận trăm lộc của trời ban.
受天百祿. Thụ thiên bách lộc.
Có nghĩa:
Điều lành điều tốt có thừa,
Hưởng nhận trăm lộc của trời ban.
Bên dưới ngay cửa đi vào là bàn thờ Thổ Địa. Bước vào phòng khách thì ở bên
trong ngay lối vào là bàn thờ của Thần Tài xây mặt ra cửa cái. Thường thì Thổ Địa
và Thần Tài được thờ chung ở nơi đây, nên bài vị thường viết là:
Ngũ phương ngũ thổ long thần,
五方五土龍神,
Tiền hậu địa chủ tài thần. 前後地主財神.
Tiền hậu địa chủ tài thần. 前後地主財神.
Bên trên khảm thờ là 3 chữ TỤ BẢO ĐƯỜNG
聚寶堂,
câu đối 2 bên thường là như thế nầ:
Kim chi sơ phát diệp, 金枝初發葉,
Ngân thọ chánh khai hoa. 銀樹正開花。
Có nghĩa:
Cành vàng vừa trổ lá,
Cây bạc lúc ra hoa.
Kim chi sơ phát diệp, 金枝初發葉,
Ngân thọ chánh khai hoa. 銀樹正開花。
Có nghĩa:
Cành vàng vừa trổ lá,
Cây bạc lúc ra hoa.
Hoặc là câu đối thật
hay lấy từ bài Đằng Vương Các Tự của VƯƠNG BỘT đời Đường như sau:
Vật hoa thiên bảo
nhật, 物華天寶日,
Nhân kiệt địa linh thời. 人傑地靈時。
Nhân kiệt địa linh thời. 人傑地靈時。
Có nghĩa:
Đây là những ngày vật đẹp như là tinh hoa báo vật của trời.
Cũng là lúc đất đai linh hiển nên sinh ra người giỏi (hào kiệt).
Đây là những ngày vật đẹp như là tinh hoa báo vật của trời.
Cũng là lúc đất đai linh hiển nên sinh ra người giỏi (hào kiệt).
Đó là bàn thờ Thần tài Thổ Địa ở trong nhà, còn
nếu là Miếu thờ Thổ Địa hoặc Thổ Thần cho cả làng xóm thì câu đối liễn sẽ hay
hơn. Sau đây là liễn dán miếu Thổ Thần:
THỔ Vượng nhân tòng vượng,
土旺人從旺,
THẦN an trạch tự an. 神安宅自安。
Có nghĩa:
Đất có vượng thì người sẽ vượng theo,
Thần có yên thì người tự nhiên cũng sẽ yên.
THẦN an trạch tự an. 神安宅自安。
Có nghĩa:
Đất có vượng thì người sẽ vượng theo,
Thần có yên thì người tự nhiên cũng sẽ yên.
Và... Sau đây là liễn thờ miếu Thổ Địa:
THỔ năng sanh bạch
ngọc, 土能生白玉,
ĐỊA khả xuất hoàng kim. 地可出黃金。
Có nghĩa:
Đất có thể sanh ra ngọc trắng,
Đất cũng có thể cho ra vàng ròng.
ĐỊA khả xuất hoàng kim. 地可出黃金。
Có nghĩa:
Đất có thể sanh ra ngọc trắng,
Đất cũng có thể cho ra vàng ròng.
Bạch
Ngọc là Ngọc Trắng, một loại đá quí. Bạch Ngọc còn có thể hiểu đó là hạt gạo trắng
tinh như Ngọc dùng để nuôi sống con người! Và...
Hoàng Kim là Vàng ròng, kim loại quí, Nếu biết siêng năng trồng trọt canh tác thì: "Tất đất sẽ cho Tất Vàng" như chơi!
Hoàng Kim là Vàng ròng, kim loại quí, Nếu biết siêng năng trồng trọt canh tác thì: "Tất đất sẽ cho Tất Vàng" như chơi!
Tùy
theo gia đình, thường thì phía trên cùng của phòng khách là nơi thờ Thần Thánh,
nếu nhà có lầu thì thờ ở trên lầu trong căn phòng phía trước. Các Vị Thần Thánh
được thờ thường là Bà Quan Thế Âm Bồ Tát, Phật Tổ Như Lai, nhưng thông thường
nhất là Bàn Thờ ÔNG, ÔNG ở đây là Ông QUAN CÔNG, tức QUAN VÂN TRƯỜNG thời Tam
Quốc.
Năm nào tôi cũng phải lau chùi quét dọn và viết lại bộ liễn của Bàn Thờ Ông. Bộ liễn khá bài bản và nghiêm trang như sau : Phía trên cùng của khảm thờ là 2 vòng tròn giấy đỏ trên viết 2 chữ CHÍNH KHÍ 正氣 để chỉ cái khí tiết chính trực của Quan Công, phía dưới 2 chữ Chính Khí là 4 chữ TRUNG TÂM QUÁN NHẬT 忠心貫日, có nghĩa: Lòng trung thành vằng vặc như mặt trời. Liễn 2 bên thì như vầy:
Năm nào tôi cũng phải lau chùi quét dọn và viết lại bộ liễn của Bàn Thờ Ông. Bộ liễn khá bài bản và nghiêm trang như sau : Phía trên cùng của khảm thờ là 2 vòng tròn giấy đỏ trên viết 2 chữ CHÍNH KHÍ 正氣 để chỉ cái khí tiết chính trực của Quan Công, phía dưới 2 chữ Chính Khí là 4 chữ TRUNG TÂM QUÁN NHẬT 忠心貫日, có nghĩa: Lòng trung thành vằng vặc như mặt trời. Liễn 2 bên thì như vầy:
Chí tại Xuân Thu công tại
Hán, 志在春秋功在漢,
Trung đồng nhật nguyệt nghĩa đồng thiên. 忠同日月義同天。
Trung đồng nhật nguyệt nghĩa đồng thiên. 忠同日月義同天。
Có nghĩa:
Chí thì như ở đời Xuân Thu (muốn làm nên nghiệp lớn), nhưng công thì ở đời Hán.
Lòng trung thành như mặt trăng mặt trời, còn nghĩa thì cao tợ trời.
Chí thì như ở đời Xuân Thu (muốn làm nên nghiệp lớn), nhưng công thì ở đời Hán.
Lòng trung thành như mặt trăng mặt trời, còn nghĩa thì cao tợ trời.
Một đôi liễn thường thấy ở Bàn Thờ Ông nữa là:
Thiên thu
nghĩa dõng vô song sĩ, 千秋義勇無雙士,
Vạn cổ tinh trung đệ nhất nhơn. 萬古精忠第一人。
Có nghĩa:
Cái nghĩa khí và vũ dũng ngàn năm không có được 2 người,
Lòng trung thành tuyệt đối muôn đời là người số 1 duy nhất.
Vạn cổ tinh trung đệ nhất nhơn. 萬古精忠第一人。
Có nghĩa:
Cái nghĩa khí và vũ dũng ngàn năm không có được 2 người,
Lòng trung thành tuyệt đối muôn đời là người số 1 duy nhất.
Hai
người đứng 2 bên Quan Công, người râu rìa mặt đen là Châu Thương cầm Thanh Long
Yễm Nguyệt Đao, người mặt trắng đẹp trai là Quan Bình, ta bưng cái ấn Hớn Thọ
ĐÌnh Hầu. Theo dị đoan thì lưỡi của Thanh Long Yễm nguyệt Đao phải xây về hướng
nước ròng, tức là phải chém ngược dòng nước.
Dưới
các khảm thờ của Thần Thánh mới là bàn thờ Tổ Tiên. Bàn thờ Gia Tiên thường đặt một
hoặc nhiều bài vị của Tổ Tiên các đời, phía trên thường thấy 3 chữ ĐỨC LƯU
PHƯƠNG 德流芳. Chữ
LƯU 流 là
Chảy, là Dòng Chảy, chứ không phải LƯU 留 là GIỮ, là ĐỂ Lại. Nên có nghĩa là:
Cái ĐỨC phải sống động như dòng chảy tỏa mùi hương từ đời nầy sang đời khác, tức
là muốn con cháu các đời đều phải TÍCH ĐỨC, chứ không phải chỉ trông chờ để hưởng
cái ĐỨC của ông bà để lại. Vì hễ cái gì LƯU để lại thì cũng phải có ngày khánh
kiệt, như gia tài chẳng hạn, ĐỨC cũng vậy, để ĐỨC lại cho con cháu mà con cháu
không biết TÍCH ĐỨC thì ĐỨC đó cũng sẽ bị hao mòn khánh kiệt mà thôi !. Bên dưới
3 chữ ĐỨC LƯU PHƯƠNG là 4 chữ CỮU HUYỀN THẤT TỔ. Hai bên của 4 chữ CỬU HUYỀN THẤT
TỔ là 2 câu đối.
Có lần tôi đọc được đôi câu đối thật hay
trong gia đình của một người bạn ở Nhơn Ái, thuộc huyện Phong Điền như sau :
Kính
thất tổ thiên niên bất tận,
敬七祖千年不盡,
Trọng cửu huyền nội ngoại tương đồng. 重九玄內外相同。
Có nghĩa:
Lòng kính trọng Thất Tổ ngàn năm không dứt,
Tôn trọng Cửu Huyền của 2 bên nội ngoại như nhau.
Trọng cửu huyền nội ngoại tương đồng. 重九玄內外相同。
Có nghĩa:
Lòng kính trọng Thất Tổ ngàn năm không dứt,
Tôn trọng Cửu Huyền của 2 bên nội ngoại như nhau.
Có người hỏi: CỬU
HUYỀN THẤT TỖ chỉ những AI, gồm những AI?!. Xin thưa:
CỬU HUYỀN THẤT TỔ gồm 9 đời Con Cháu và 7 đời Cha Ông,
như sau:
CỬU HUYỀN là:
Tử, Tôn, Tằng, Huyền, Lai, Côn, Nhưng, Vân, Nhĩ.
九玄 : 子、 孫、 曾、 玄、 來、 昆、 仍、 雲、 耳 .
九玄 : 子、 孫、 曾、 玄、 來、 昆、 仍、 雲、 耳 .
THẤT TỔ là:
Phụ, Tổ, Tằng, Cao, Thái, Huyền, Hiễn.
七祖 :
父、祖、
曾、
高、
太、
玄、
顯 .
Cuối cùng, ở phía sau nhà, nơi bếp nút củi lửa là bàn thờ ông Táo. Ta còn gọi
là Thần Bếp, Vua Bếp, Táo Quân... Bên trên bàn thờ là 4 chữ : NGŨ KỴ CHI THỦ 五祀之首,
hai bên là đôi liễn mà tôi đã có dịp trình bày trong bài TỐNG TÁO THI là:
有德能司火, Hữu đức năng ty hỏa,
無私可達天。 Vô tư khả đạt thiên.
有德能司火, Hữu đức năng ty hỏa,
無私可達天。 Vô tư khả đạt thiên.
Có nghĩa:
Có ĐỨC thì mới có thể trông coi việc củi lửa bếp nút được.
Phải CHÍ CÔNG VÔ TƯ thì mới được lên chầu trời (để trình tấu mọi việc).
Có ĐỨC thì mới có thể trông coi việc củi lửa bếp nút được.
Phải CHÍ CÔNG VÔ TƯ thì mới được lên chầu trời (để trình tấu mọi việc).
NGŨ KỴ: là 5 chỗ cần phải cúng tế ở trong nhà, đó là: MÔN,HỘ là Cổng, cửa (nơi ra vào), TỈNH, TÁO là Giếng, Bếp (nơi ăn uống), TRUNG LƯU là phần giữa
nhà (nơi ngủ nghỉ). Xưa thì cho rằng CỔNG là nơi đứng đầu cần phải cúng tế,
nhưng sau với khuynh hướng' Dĩ thực vi thiên ", thì Bếp đứng đầu, nên
bàn thờ Táo Quân mới có được 4 chữ "NGŨ KỴ CHI THỦ" là vì thế!
TỐNG TÁO THI
Hằng
năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp, thì dân Việt Nam ta có tục lệ cúng tiễn đưa Ông
Táo về trời, người Hoa thì cúng vào đêm 24. Theo câu nói của dân gian là "Quan tam, dân tứ, thuyền gia ngũ", có nghĩa là: Làm quan thì đưa ông Táo
ngày 23, dân thì đưa ngày 24, còn những người đi ghe theo cuộc sống thương hồ
thì đưa ông Táo ngày 25.
Bỏ qua về xuất xứ của tục lệ nầy, chỉ xét về phần cúng tế. Người Việt và
người Hoa ở Việt Nam thường cúng tiễn Táo Quân bằng "thèo lèo",
bánh mức, chè Ỷ... hương hoa trà nước... và giấy tiền vàng bạc kèm theo
các hình cò bay ngựa chạy. Ý là để cho ông Táo cởi ngựa cởi cò về trời (trong
văn học thì cho là cởi cá Chép), còn "thèo lèo" bánh mức... là để
ăn cho ngọt miệng đặng báo cáo cho ngọt cho tốt với Ngọc Hoàng Thượng Đế về
tình trạng gia đình nơi mà ông Táo đang cư ngụ....
Nhớ lúc nhỏ, khi gần Tết, tôi đã đọc được một bài thơ "Tống Táo
Thi" 送 竈 詩
trên báo để tiễn đưa ông Táo như sau:
送
竈 詩
TỐNG TÁO THI
麥芽糖餅餞行蹤, Mạch nha đường bỉnh tiễn hành tung,
拜祝佯癡且作聾。 Bái chúc dương si thả tác lung.
只有一般應開口, Chỉ hữu nhất ban ưng khai khẩu,
煩君報我一年窮。 Phiền quân báo ngã nhất niên cùng !
麥芽糖餅餞行蹤, Mạch nha đường bỉnh tiễn hành tung,
拜祝佯癡且作聾。 Bái chúc dương si thả tác lung.
只有一般應開口, Chỉ hữu nhất ban ưng khai khẩu,
煩君報我一年窮。 Phiền quân báo ngã nhất niên cùng !
CHÚ THÍCH:
1. Đường Bỉnh: là Kẹo bánh. Đường là Đường, mà cũng là Kẹo nữa.
2. Dương: là Giả đò. Tác: là Làm, ở đây có nghĩa là Làm bộ.
3. Si : là Ngây, là Dại. Lung: là Điếc.
4. Nhất ban: là Mạo từ (Article) chỉ: Một Điều, Một Cái.
5. Nhất niên: là Cả năm, suốt năm, chớ không phải MỘT NĂM.
1. Đường Bỉnh: là Kẹo bánh. Đường là Đường, mà cũng là Kẹo nữa.
2. Dương: là Giả đò. Tác: là Làm, ở đây có nghĩa là Làm bộ.
3. Si : là Ngây, là Dại. Lung: là Điếc.
4. Nhất ban: là Mạo từ (Article) chỉ: Một Điều, Một Cái.
5. Nhất niên: là Cả năm, suốt năm, chớ không phải MỘT NĂM.
DỊCH NGHĨA:
Mạch nha, Kẹo, bánh... đưa tiễn bước chân ông đi. Khi bái kiến và chúc tụng Thượng Đế xin ông giả ngây giả điếc dùm cho ( đừng nói lung tung những chuyện không tốt của tôi). Chỉ có một điều ông nên mở miệng nói là.... Cảm phiền ông báo với Ngọc Hoàng là sao tôi lại nghèo suốt cả năm vậy?!.
Mạch nha, Kẹo, bánh... đưa tiễn bước chân ông đi. Khi bái kiến và chúc tụng Thượng Đế xin ông giả ngây giả điếc dùm cho ( đừng nói lung tung những chuyện không tốt của tôi). Chỉ có một điều ông nên mở miệng nói là.... Cảm phiền ông báo với Ngọc Hoàng là sao tôi lại nghèo suốt cả năm vậy?!.
DIỄN NÔM:
THƠ
TIỄN ÔNG TÁO
Mạch nha kẹo bánh tiễn chân ông,
Lên đó giả ngây giả điếc dùm.
Chỉ có một điều nên mở miệng,
Rằng ta nghèo suốt một năm ròng!
Đỗ Chiêu Đức.
Mạch nha kẹo bánh tiễn chân ông,
Lên đó giả ngây giả điếc dùm.
Chỉ có một điều nên mở miệng,
Rằng ta nghèo suốt một năm ròng!
Đỗ Chiêu Đức.
TÁI BÚT:
Xin được nói thêm về 2 chữ THÈO LÈO.
THÈO LÈO là phát theo âm Triều Châu của 2 chữ TRÀ LIỆU 茶: là Những Vật Liệu dùng để Uống Trà. VẬT LIỆU ở đây là chỉ những món đồ ngọt như: Kẹo Đậu Phọng, Kẹo mè đen, mè trắng, cốm, và những viên đậu phọng được áo một lớp đường màu trắng mà ta quen gọi là "Cứt Chuột".
"Thèo Lèo Cứt Chuột" là món ngon dùng để uống trà và là món không thể thiếu khi cúng ông Táo ở quê tôi: Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xán, Phong Điền...
Xin được nói thêm về 2 chữ THÈO LÈO.
THÈO LÈO là phát theo âm Triều Châu của 2 chữ TRÀ LIỆU 茶: là Những Vật Liệu dùng để Uống Trà. VẬT LIỆU ở đây là chỉ những món đồ ngọt như: Kẹo Đậu Phọng, Kẹo mè đen, mè trắng, cốm, và những viên đậu phọng được áo một lớp đường màu trắng mà ta quen gọi là "Cứt Chuột".
"Thèo Lèo Cứt Chuột" là món ngon dùng để uống trà và là món không thể thiếu khi cúng ông Táo ở quê tôi: Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xán, Phong Điền...
Nhân nói đến thơ đưa Ông Táo, ta không thể
không nhắc đến bài "Tống Táo Thi" của Lữ Mông Chính, người mà trong
"Hàn Nho Phong Vị Phú" Nguyễn Công Trứ đã viết như thế nầy:
.... Khó ai bằng Mãi Thần, Mông
Chính, cũng có khi ngựa cởi dù che. ...
Sau đây, ta thử tìm hiểu
cuộc đời nghèo khó và bài thơ đưa ông Táo nổi tiếng của ông nhé !...
呂蒙正(944或946-1011,字聖功,河南洛陽人,977年宋太宗丁丑科狀元。呂蒙正中狀元後,曾任將作監丞、通判、著作郎、左補闕、參知政事等官。988,呂蒙正出任宰相,病逝於大中祥符四年(1011年,享年67歲.
LỮ MÔNG CHÍNH (944 & 946- 1011), Tự là Thánh Công, người đất Lạc Dương tỉnh Hà Nam, đậu Trạng Nguyên năm Đinh Sửu đời Tống Thế Tôn năm 977. Sau khi đỗ Trạng, Lữ Mông Chính đã từng giữ các chức vụ Giám Thừa, Thông Phán, Trứ Tác Lang, Tả Bổ Khuyết, Tham Tri Chính Sự. Năm 988, Lữ nhậm chức Tể Tướng. Bệnh mất năm Đại Trung Tường Phù thứ 4 (1011), hưởng thọ 67 tuổi.
LỮ MÔNG CHÍNH (944 & 946- 1011), Tự là Thánh Công, người đất Lạc Dương tỉnh Hà Nam, đậu Trạng Nguyên năm Đinh Sửu đời Tống Thế Tôn năm 977. Sau khi đỗ Trạng, Lữ Mông Chính đã từng giữ các chức vụ Giám Thừa, Thông Phán, Trứ Tác Lang, Tả Bổ Khuyết, Tham Tri Chính Sự. Năm 988, Lữ nhậm chức Tể Tướng. Bệnh mất năm Đại Trung Tường Phù thứ 4 (1011), hưởng thọ 67 tuổi.
Sau
khi cha mất, gia cảnh ngày một suy vi. Lữ Mông Chính cùng mẹ phải tạm
trú ngụ trong một lò gạch cũ, làm nghề ăn xin độ nhật.
Một hôm, thấy trước cửa quan Tể Tướng đông nghịt những người, chen chút nhau rất náo nhiệt. Lữ cũng chen vào để xem, tình cờ một vật gì đó từ trên trời bay xuống rớt đúng vào lòng. Thì ra, thiên kim tiểu thơ của quan Tể Tướng là Lưu Nguyệt Nga đang gieo tú cầu để tìm người hôn phối. Vật bay vào lòng Lữ là trái tú cầu được Lưu tiểu thơ ném từ trên lầu xuống....
Một hôm, thấy trước cửa quan Tể Tướng đông nghịt những người, chen chút nhau rất náo nhiệt. Lữ cũng chen vào để xem, tình cờ một vật gì đó từ trên trời bay xuống rớt đúng vào lòng. Thì ra, thiên kim tiểu thơ của quan Tể Tướng là Lưu Nguyệt Nga đang gieo tú cầu để tìm người hôn phối. Vật bay vào lòng Lữ là trái tú cầu được Lưu tiểu thơ ném từ trên lầu xuống....
Dĩ nhiên là ông bà Tể Tướng không chịu chấp nhận hôn sự nầy, nhưng tiểu thơ
Nguyệt Nga thì lại kiên trì chấp nhận từ bỏ tất cả để đi theo Lữ về sống ở lò gạch
bể, vì nàng cho đây là duyên trời định và hơn nữa không thể bội tín được.
Cuối năm đó, đến ngày đưa ông Táo, không hiểu là Lữ Mông Chính đã năn nỉ như thế nào mà ông hàng thịt bán chịu cho một miếng thịt đem về luộc để cúng ông Táo. Nhưng khi bà hàng thịt biết được việc nầy bèn mắng cho ông chồng một trận nên thân: "Nó nghèo kiết xác, làm sao có tiền trả mà bán chịu?!". Bà ta tức tốc chạy đến lò gạch, thấy miếng thịt đang luộc dở dang trên bếp, bèn hứ một tiếng rồi vớt lấy miếng thịt đem về!. Đến nước nầy, Lữ chỉ còn biết đổ nước luộc thịt vào tô mà đưa tiễn ông Táo về trời thôi.
Cuối năm đó, đến ngày đưa ông Táo, không hiểu là Lữ Mông Chính đã năn nỉ như thế nào mà ông hàng thịt bán chịu cho một miếng thịt đem về luộc để cúng ông Táo. Nhưng khi bà hàng thịt biết được việc nầy bèn mắng cho ông chồng một trận nên thân: "Nó nghèo kiết xác, làm sao có tiền trả mà bán chịu?!". Bà ta tức tốc chạy đến lò gạch, thấy miếng thịt đang luộc dở dang trên bếp, bèn hứ một tiếng rồi vớt lấy miếng thịt đem về!. Đến nước nầy, Lữ chỉ còn biết đổ nước luộc thịt vào tô mà đưa tiễn ông Táo về trời thôi.
Trong
khi thắp hương để cúng ông Táo, vì cảm khái trước cái nghèo khó của mình và
cũng cảm khái trước cái nhân tình thế thái, Lữ Mông Chính đã làm bài thơ tiễn
Ông Táo sau đây:
一柱清香一縷煙, Nhất trụ
thanh hương nhất lũ yên,
灶君今日上朝天; Táo Quân kim nhật thướng triều thiên.
玉皇若問人間事, Ngọc Hoàng nhược vấn nhân gian sự,
為道文章不值錢。 Vị đạo văn chương bất trị tiền!
灶君今日上朝天; Táo Quân kim nhật thướng triều thiên.
玉皇若問人間事, Ngọc Hoàng nhược vấn nhân gian sự,
為道文章不值錢。 Vị đạo văn chương bất trị tiền!
DỊCH NGHĨA:
Một nén nhang thanh thanh tỏa ra một làn khói nhẹ, hôm nay ta đưa tiễn Táo Quân về để chầu Trời. Nếu như Ngọc Hoàng có hỏi đến chuyện của dân gian, thì xin ông hãy vì ta mà đáp rằng, văn chương không đáng giá đồng xu cắc bạc nào cả!
Một nén nhang thanh thanh tỏa ra một làn khói nhẹ, hôm nay ta đưa tiễn Táo Quân về để chầu Trời. Nếu như Ngọc Hoàng có hỏi đến chuyện của dân gian, thì xin ông hãy vì ta mà đáp rằng, văn chương không đáng giá đồng xu cắc bạc nào cả!
DIỄN NÔM:
Một nén nhang thanh làn khói nhẹ,
Chầu Trời tiễn Táo đến cửa thiên.
Ngọc Hoàng nếu hỏi nhơn gian sự,
Hãy đáp văn chương chẳng đáng tiền!
Đỗ Chiêu Đức.
Một nén nhang thanh làn khói nhẹ,
Chầu Trời tiễn Táo đến cửa thiên.
Ngọc Hoàng nếu hỏi nhơn gian sự,
Hãy đáp văn chương chẳng đáng tiền!
Đỗ Chiêu Đức.
Câu chót của bài thơ làm ta nhớ đến câu thơ lên Hầu Trời của Tản Đà Nguyễn Khắc
Hiếu:
"Văn chương hạ giới rẻ như bèo! "....
"Văn chương hạ giới rẻ như bèo! "....
Trở lại chuyện của Lữ
Mông Chính, theo truyền thuyết dân gian thì....
....Năm đó, sau khi Táo của các nhà đã báo cáo xong, mà đợi mãi vẫn không thấy Táo của lò gạch nơi Lữ cư ngụ. Mọi người đang nóng ruột, thì thấy Táo của Lữ Mông Chính mặt mà xanh lè, đi cà lếch cà lếch vào chầu. Ngọc Hoàng phán hỏi tại sao, thì được trả lời rằng: "Thần chỉ uống có một tô nước thịt luộc dở dang chưa chín, đã đói lại còn bị... chột bụng nên đi không nổi", đoạn trình bài thơ của Lữ lên cho Ngọc Hoàng xem. Ngọc Hoàng phán rằng, số của Lữ sẽ đậu Trạng Nguyên vào khoa sau, đừng lo lắng quá! Thần Táo mới năn nỉ rằng: "Anh ta đói quá, sợ sống không nổi đến khoa sau đâu, thôi thì trước sau gì cũng đậu, xin Ngọc Hoàng thương tình. Ngọc Hoàng bèn sai Nam Tào đem sổ sửa lại cho Lữ đậu ngay khoa nầy, vì thế mà Lữ Mông Chính mới đậu được Trạng Nguyên của khoa Đinh Sửu 977 là vậy!
....Năm đó, sau khi Táo của các nhà đã báo cáo xong, mà đợi mãi vẫn không thấy Táo của lò gạch nơi Lữ cư ngụ. Mọi người đang nóng ruột, thì thấy Táo của Lữ Mông Chính mặt mà xanh lè, đi cà lếch cà lếch vào chầu. Ngọc Hoàng phán hỏi tại sao, thì được trả lời rằng: "Thần chỉ uống có một tô nước thịt luộc dở dang chưa chín, đã đói lại còn bị... chột bụng nên đi không nổi", đoạn trình bài thơ của Lữ lên cho Ngọc Hoàng xem. Ngọc Hoàng phán rằng, số của Lữ sẽ đậu Trạng Nguyên vào khoa sau, đừng lo lắng quá! Thần Táo mới năn nỉ rằng: "Anh ta đói quá, sợ sống không nổi đến khoa sau đâu, thôi thì trước sau gì cũng đậu, xin Ngọc Hoàng thương tình. Ngọc Hoàng bèn sai Nam Tào đem sổ sửa lại cho Lữ đậu ngay khoa nầy, vì thế mà Lữ Mông Chính mới đậu được Trạng Nguyên của khoa Đinh Sửu 977 là vậy!
... Trên đây là theo truyền Thuyết dân gian, chớ
thực sự thì... Đằng sau sự thành công của người đàn ông, thường có bóng dáng của
một người đàn bà, còn ở đây, đằng sau sự đậu đạt của Lữ Mông Chính, có tới
bóng dáng của 2 người đàn bà lận: một là Lưu tiểu thơ, 2 là bà Tể Tướng phu
nhân, vì thương con gái mà lén chu cấp đầy đủ vật chất cho con và rể sinh sống,
vì vậy Lữ mới yên tâm mà dùi mài kinh sử... chứ đói meo thì làm sao đủ sức mà học
hành để đậu Trạng Nguyên cho được!
Đây là ông Tể Tướng xuất thân từ khất cái duy nhất của lịch sử Trung Hoa: Lữ
Mông Chính.
Nói đến thơ đưa tiễn Ông Táo thì cũng không thể không nhắc tới...
LA ẨN 羅隱(833-909,Tự
là Chiêu Gián, người đất Tân Thành (thuộc trấn Tân Đăng, thành phố Phú Dương,
tỉnh Chiết Giang ngày nay). Ông vốn tên là HOÀNH 橫, vì
từ năm 20 tuổi bắt đầu đi thi Tiến Sĩ, nhưng 10 lần vẫn không đậu, nên mới đổi
tên là LA ẨN và đi tu theo đạo Lão, là một học giả thuộc Đạo Gia ở cuối đời Đường
đầu đời Ngũ Đại. Thơ ông thường mang tính hiện thực, bất cần đời, nổi tiếng với
các câu như:
今朝有酒今朝醉,
Kim triêu hữu tửu kim triêu túy,
明日愁來明日憂。 Minh nhựt sầu lai minh nhựt ưu.
明日愁來明日憂。 Minh nhựt sầu lai minh nhựt ưu.
Có nghĩa:
Hôm nay có rượu thì hôm nay say,
Ngày mai sầu đến thì ngày mai hãy ưu sầu!
Hôm nay có rượu thì hôm nay say,
Ngày mai sầu đến thì ngày mai hãy ưu sầu!
Ông cũng có một bài Tống Táo Thi giống
như là của LÃ MÔNG CHÍNH đã nêu ở trên, như sau:
一盞清茶一縷煙,
Nhất trản thanh trà nhất lũ yên,
灶君皇帝上青天。 Táo quân hoàng đế thượng thanh thiên.
玉皇若問人間事, Ngọc Hoàng nhược vấn nhân gian sự,
為道文章不值錢。 Vị đạo văn chương bất trị tiền !
灶君皇帝上青天。 Táo quân hoàng đế thượng thanh thiên.
玉皇若問人間事, Ngọc Hoàng nhược vấn nhân gian sự,
為道文章不值錢。 Vị đạo văn chương bất trị tiền !
CHÚ THÍCH:
NHẤT TRẢN : là Một Chung. TRẢN là Ly, Chén nhỏ.
TÁO QUÂN HOÀNG ĐẾ: Là Ông Hoàng Đế ở trong Bếp mà ta quen gọi là VUA BẾP.(Xuất xứ của từ VUA BẾP là do câu thơ nầy mà ra).
NHẤT TRẢN : là Một Chung. TRẢN là Ly, Chén nhỏ.
TÁO QUÂN HOÀNG ĐẾ: Là Ông Hoàng Đế ở trong Bếp mà ta quen gọi là VUA BẾP.(Xuất xứ của từ VUA BẾP là do câu thơ nầy mà ra).
DIỄN NÔM:
Một chén trà thơm làn khói nhẹ,
Chầu Trời Vua Bếp đến cửa thiên.
Ngọc Hoàng nếu hỏi nhơn gian sự,
Hãy đáp văn chương chẳng đáng tiền!
Một chén trà thơm làn khói nhẹ,
Chầu Trời Vua Bếp đến cửa thiên.
Ngọc Hoàng nếu hỏi nhơn gian sự,
Hãy đáp văn chương chẳng đáng tiền!
Ta thấy, chỉ có 2 câu đầu là hơi khác, còn 2 câu sau của bài thơ thì giống y
chang như là bài Tống Táo Thi của Lữ Mông Chính, và không cần phải nói ta cũng
biết là Lữ đã mượn thơ của La Ẩn để cảm khái cho hoàn cảnh của mình, vì LA lớn
hơn LỮ đến 111 tuổi lận, LA ở cuối đời Đường còn LỮ ở đầu đời Tống.
Để kết thúc bài viết nầy, xin mời cùng đọc
câu đối hay và nổi tiếng thường thấy dán cho bàn thờ TÁO QUÂN như sau:
有德能司火,
Hữu đức năng ty hỏa,
無私可達天。 Vô tư khả đạt thiên.
無私可達天。 Vô tư khả đạt thiên.
Có nghĩa:
Có ĐỨC thì mới có thể trông coi việc củi lửa bếp nút được.
Phải CHÍ CÔNG VÔ TƯ thì mới được lên chầu trời (để trình tấu mọi việc).
Có ĐỨC thì mới có thể trông coi việc củi lửa bếp nút được.
Phải CHÍ CÔNG VÔ TƯ thì mới được lên chầu trời (để trình tấu mọi việc).
Như vậy là cái TIÊU CHUẨN để được làm ông
Táo đâu phải dễ. Năm mới vui xuân, mong rằng mọi người rán tích đức để tương
lai đều được lên CHẦU TRỜI như ông TÁO vậy!
LIỄN...KHỐNG
Hôm
nay, tôi xin kể hầu Quí Thầy Cô và Các Bạn hữu thân mến câu chuyện về một
loại Liễn Tết đặc biệt: LIỄN KHỐNG, một loại Liễn... không có chữ nào cả!
Trước tiên, Tôi xin phép được nhắc lại các từ sau đây:
* Chữ AN 安 là Yên, Bình an là bình yên, đó là Hình dung từ. Còn khi là Nghi vấn từ, thì chữ AN có nghĩa là : Làm sao, như thế nào ? Ví dụ:
* Chữ AN 安 là Yên, Bình an là bình yên, đó là Hình dung từ. Còn khi là Nghi vấn từ, thì chữ AN có nghĩa là : Làm sao, như thế nào ? Ví dụ:
An năng 安能 :
nghĩa là Làm sao được, làm sao có thể.
* Chữ HẢO 好 là Tốt (tính từ). Nhưng khi là Nghi vấn từ, thì có nghĩa giống như chữ AN. Ví dụ:
Hảo bất 好不 có nghĩa là: Sao mà khỏi, làm sao cho khỏi.
* Chữ HẢO 好 là Tốt (tính từ). Nhưng khi là Nghi vấn từ, thì có nghĩa giống như chữ AN. Ví dụ:
Hảo bất 好不 có nghĩa là: Sao mà khỏi, làm sao cho khỏi.
Bây giờ thì ta vào truyện nhé! Như tôi đã từng nói về Giang Nam
Tứ Tài Tử ở trên mạng nầy một lần rồi, không biết có bạn
nào còn nhớ không?. Nổi tiếng nhất là Đường Bá Hổ, kế đến là Chúc
Chi Sơn, Văn Trưng Minh và Châu Văn Tân ( có sách nói là Từ Trinh
Khanh ). Tất cả 4 người đều là GIẢI NGUYÊN của xứ Giang Nam và
đều rất giỏi về cầm kì thi họa, nên mới được xưng tụng là GIANG NAM TỨ TÀI
TỬ. Kỳ nầy, tôi chỉ nói về Chúc Chi Sơn 祝枝山 mà
thôi!.
Chúc
Chi Sơn và Tạo hình Chúc Chi Sơn trong phim "TỨ ĐẠI THIÊN
TÀI "
Chúc
Chi Sơn (1460 - 1526), tên là DOÃN MINH, tự là HY TRIẾT, vì
bàn ta phải dư ra một ngón nên mới có biệt hiệu là CHI CHỈ SANH 枝指生 (nghĩa là: Ngón tay mọc thêm), gọi mãi thành CHI SANH, rồi gọi trại thành CHI
SƠN và chết tên luôn là CHÚC CHI SƠN 祝枝山. Ông người xứ Trường Châu tỉnh Giang
Tô (TÔ CHÂU ).Xuất thân từ một gia đình danh nho vọng tộc, rất giỏi
về thư pháp, ông viết được nhiều kiểu chữ và viết rất đẹp, nhất là chữ Thảo. Người đương thời thường xưng tụng: Họa thì có Đường Bá
Hổ, Thư pháp thì có Chúc Chi Sơn....
Có một lần, ông đến thăm Đường Bá Hổ ở Hàng Châu, nhưng lại ở trọ nhà của Châu Văn Tân, nấn ná lần lừa mà đã đến giao thừa lúc nào không hay. Dân chúng ởHàng Châu có tục lệ là chỉ dán liễn KHỐNG không có chữ, lấy ý là : suốt năm bình an vô sự. Trong cơn tửu hứng cuối năm, Chúc Chi Sơn cười bảo rằng: Họ muốn bình an vô sự, năm nay ta phải cho họ "hữu sự" mới được!. Bèn bảo gia đồng của mình chuẩn bị mực viết và mượn thêm một thư đồng của Châu Văn Tân để xách lồng đèn dẫn đường....
Sau khi cúng Giao thừa, mọi nhà đều đóng cửa đi ngủ, nhà nào cũng dán sẵn một đôi liễn đỏ không có chữ gì cả. Khi đến một nhà lớn xây mặt về hướng đông, thưđồng bảo rằng đây là nhà của một đại thiện nhân nhà hảo tâm hay làm việc thiện) ở địa phương, Chúc bèn dừng lại, viết đôi câu đối sau:
Có một lần, ông đến thăm Đường Bá Hổ ở Hàng Châu, nhưng lại ở trọ nhà của Châu Văn Tân, nấn ná lần lừa mà đã đến giao thừa lúc nào không hay. Dân chúng ởHàng Châu có tục lệ là chỉ dán liễn KHỐNG không có chữ, lấy ý là : suốt năm bình an vô sự. Trong cơn tửu hứng cuối năm, Chúc Chi Sơn cười bảo rằng: Họ muốn bình an vô sự, năm nay ta phải cho họ "hữu sự" mới được!. Bèn bảo gia đồng của mình chuẩn bị mực viết và mượn thêm một thư đồng của Châu Văn Tân để xách lồng đèn dẫn đường....
Sau khi cúng Giao thừa, mọi nhà đều đóng cửa đi ngủ, nhà nào cũng dán sẵn một đôi liễn đỏ không có chữ gì cả. Khi đến một nhà lớn xây mặt về hướng đông, thưđồng bảo rằng đây là nhà của một đại thiện nhân nhà hảo tâm hay làm việc thiện) ở địa phương, Chúc bèn dừng lại, viết đôi câu đối sau:
Hướng
dương môn đệ xuân thường tại 向陽門第春常在
Tích thiện nhân gia lạc hữu dư 積善人家樂有餘
Có nghĩa:
Tích thiện nhân gia lạc hữu dư 積善人家樂有餘
Có nghĩa:
Nhà xây về hướng mặt trời, nên mùa Xuân thường ngự nơi đó.
Người trong nhà hay làm việc thiện, nên niềm vui luôn có thừa.
Người trong nhà hay làm việc thiện, nên niềm vui luôn có thừa.
Khi đến một căn nhà nhỏ, nhưng cũng khá khang trang, thư đồng bảo rằng:
Lúc ban chiều, khi người chồng đi làm xa về, vợ lục lọi trong tay nải, thấy không có đem tiền gì về ăn Tết cả, nên không cho ăn cơm đoàn viên chiều 30 Tết, đến khi phát hiện trong túi quần của chồng có đến mấy chiếc nhẫn vàng, mới cho ăn cơm và thân cận, bây giờ thì họ đã ngủ yên rồi!. Chúc Chi Sơn bèn cả cười và cất bút đề rằng:
Lúc ban chiều, khi người chồng đi làm xa về, vợ lục lọi trong tay nải, thấy không có đem tiền gì về ăn Tết cả, nên không cho ăn cơm đoàn viên chiều 30 Tết, đến khi phát hiện trong túi quần của chồng có đến mấy chiếc nhẫn vàng, mới cho ăn cơm và thân cận, bây giờ thì họ đã ngủ yên rồi!. Chúc Chi Sơn bèn cả cười và cất bút đề rằng:
Nang
nội vô tiền, hưu tưởng ẩm thực nam nữ,
囊 内 無 錢,休 想 飲 食 男 女
Đại trung hữu vật, tiện thành sài mễ phu thê.
袋 中 有 物,便 成 柴 米 夫 妻
Tạm diễn nôm:
Túi xách không tiền, đừng hòng gái trai ăn uống,
Trong lưng có bạc, mới mong chồng vợ cháo cơm .
Cứ thế, họ đi hết dãy nầy đến dãy khác.....
囊 内 無 錢,休 想 飲 食 男 女
Đại trung hữu vật, tiện thành sài mễ phu thê.
袋 中 有 物,便 成 柴 米 夫 妻
Tạm diễn nôm:
Túi xách không tiền, đừng hòng gái trai ăn uống,
Trong lưng có bạc, mới mong chồng vợ cháo cơm .
Cứ thế, họ đi hết dãy nầy đến dãy khác.....
Khi đi đến một tòa nhà cao cửa rộng, sơn son thếp vàng, thư đồng bảo
Chúc Chi Sơn đừng viết liễn ở cửa nầy, vì đây là nhà của một ác bá nổi
tiếng của xứ nầy, Chúc bảo là thế thì càng cần phải viết, thấy có 2 lớp
cửa, cửa lớn ở ngoài dán đôi liễn trống thếp vàng, Chúc bèn viết đôi
câu đối như vầy:
Minh
nhật phùng xuân, hảo bất hối khí, 明日逢春,好不晦氣
Chung niên đão vận, thiểu hữu dư tài. 终年倒運,少有馀财
Có nghĩa:
Ngày mai đón xuân, chẳng xui xẻo lắm sao,
Suốt năm lận đận, không tiền tài dư dã.
Chung niên đão vận, thiểu hữu dư tài. 终年倒運,少有馀财
Có nghĩa:
Ngày mai đón xuân, chẳng xui xẻo lắm sao,
Suốt năm lận đận, không tiền tài dư dã.
Cửa trong, nhỏ hơn, dán đôi liễn trống màu đỏ, Chúc bèn viết:
Thử
địa an năng cư
trú
此 地 安 能 居 住
Kỳ nhân hảo bất bi thương. 其 人 好 不 悲 傷.
Có nghĩa:
Nơi nầy làm sao mà ở được!
Người ở đây sao mà khỏi được buồn thương!
Kỳ nhân hảo bất bi thương. 其 人 好 不 悲 傷.
Có nghĩa:
Nơi nầy làm sao mà ở được!
Người ở đây sao mà khỏi được buồn thương!
Viết xong, ông lại ký tên đàng hoàng là: Tô Châu Giải Nguyên Chúc Chi Sơn thư.
làm cho 2 đứa thư đồng đều hoảng sợ, lo lắng......
Sáng sớm hôm sau, Mùng Một Tết, Cả thành Hàng Châu xôn xao hẵn lên, vì tất
cả liễn khống đều đã được ai đó viết chữ lên....Dĩ nhiên, có người rất
hoan hỉ, vui vẻ vì những lời chúc Tết tốt đẹp ở trên đó,
như Nhà Hảo tâm làm việc thiện kia vậy, có người cũng lỡ khóc lỡ cười
như 2 vợ chồng nhà nghèo kia, nhưng...cũng có người giận dữ và
thưa lên Quan Phủ, như nhà Ác bá nọ... Chúc Chi Sơn đã chuẩn bị tư thế sẵn
sàng đi hầu quan từ sáng sớm, nên khi được mời là ông lập tức đến ngay.
Quan Phủ kính trọngông vì ông là một Giải Nguyên, lại là Tài Tử nổi
tiếng của xứ Giang Nam, nên chỉ hỏi ông, vì sao viết những lời xui xẻo,
xấu xa cho nhà ác bá kia?. Ông cười và trả lời rằng: Đó toàn là những lời
chúc tốt đẹp cả mà!. Tên Ác bá cải lại rằng: Ông có chắc là những lời tốt
đẹp không?. Chúc bảo: Thư pháp của ta, một chữ giá đáng ngàn vàng
(Nhất tự trị thiên kim 一字值千金 ), ông không trả công
cho ta còn thưa gởi lôi thôi!. Tên Ác bá cải: Nếu quả thực là những lời
tốt đẹp, ta sẽ sẵn sàng trả cho ông một ngànlượng bạc, bằng ngược lại
thì ông tính sao đây?. Chúc đáp là mình sẽ chịu mọi hình phạt do quan xử.
Được lời của hai bên, Quan Phủ bèn cho sai nha đến nhà của tên Ác bá gở hai
đôi liễn xuống, mang đến công đường. Tên Ác bá dương dương tự đắc, phen nầy
cho nhà ngươi hết chạy tội, còn Quan Phủ thì lo ra mặt, vì thấy đôi
câu đối xấu quá, không biết phải xử sao cho phải. Chỉ có Chúc Chi Sơn
là tươi cười giải thích rằng: Vì suốt đêm bận viết liễn, nên khi viết đến nhà
của tên Ác bá ông đã quên chưa kịp chấm câu, và ông bèn mượn cây bút trên bàn của
Quan Phủ, chấm lại đôi câu đối như sau:
Câu 1:
Minh nhựt phùng xuân hảo, bất hối khí,
Chung niên đão vận thiểu, hữu dư tài.
Có nghĩa:
Ngày mai đón xuân tốt đẹp, không có gì xui xẻo,
Suốt năm vận xui rất ít, có tiền bạc dư dã.
Minh nhựt phùng xuân hảo, bất hối khí,
Chung niên đão vận thiểu, hữu dư tài.
Có nghĩa:
Ngày mai đón xuân tốt đẹp, không có gì xui xẻo,
Suốt năm vận xui rất ít, có tiền bạc dư dã.
Câu 2:
Thử địa an, năng cư trú,
Kỳ nhân hảo, bất bi thương.
Có nghĩa:
Nơi đây yên lành, có thể ở được,
Người ở đây tốt, không có chuyện buồn thương.
Thử địa an, năng cư trú,
Kỳ nhân hảo, bất bi thương.
Có nghĩa:
Nơi đây yên lành, có thể ở được,
Người ở đây tốt, không có chuyện buồn thương.
Kết quả như thế nào thì chắc Quí Thầy Cô và Các Bạn cũng
đoán được rồi... Chỉ biết là sau đó, Chúc Chi Sơn về lại nhà của Châu
Văn Tân, mời cả Đường Bá Hổ cùng đến, anh em cùng Ăn Tết và cùng nhậu...mút
mùa cũng không hết một ngàn lượng bạc.....
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét