Thanh Tùng - Nghệ sĩ cô đơn bẩm sinh
Tôi thích nghe nhạc của ông những lúc buồn, những lúc thất vọng
trước cuộc sống để nhận ra một triết lí đúng như nhạc sĩ từng nói: "Nỗi
buồn thường là nơi sâu thẳm nhất của tình yêu".
Điểm đặc biệt trong sáng tác của Thanh Tùng là luôn có hình ảnh của một người phụ nữ. Ông viết không thiên về những triết lí sống, những chiêm nghiệm của đời người, mà viết như cho mình, tận hưởng nỗi cô đơn của chính mình. Trong cuộc đời sáng tác, nhạc sĩ đã có nhiều bài hát viết về người vợ thân yêu. Tiêu biểu là hai ca khúc “Em và tôi” và “Một mình”.
Điểm đặc biệt trong sáng tác của Thanh Tùng là luôn có hình ảnh của một người phụ nữ. Ông viết không thiên về những triết lí sống, những chiêm nghiệm của đời người, mà viết như cho mình, tận hưởng nỗi cô đơn của chính mình. Trong cuộc đời sáng tác, nhạc sĩ đã có nhiều bài hát viết về người vợ thân yêu. Tiêu biểu là hai ca khúc “Em và tôi” và “Một mình”.
Với “Em và tôi” ta thấy được những tình cảm và suy nghĩ thật
nhất về nửa cuộc đời của ông.
Em và tôi
Những tiếng ca vui
Những khúc nhạc buồn”
“Em và tôi
Một bông hoa sắc thắm
Một cành khô không chồi
Em và tôi
Mỗi người một nửa cuộc đời”
Hai người giống như sao mai và sao hôm, xa nhau thì nhớ, gần nhau lại giận hờn, tựa như hai thái cực đối nghịch nhau không dung hòa nổi: đêm- ngày, vui- buồn, một bông hòa tràn đầy sức sống- một cành khô cằn cỗi… Nghe như có chút gì đó hờn tủi và trách móc. Hai người không phải là hai nửa của nhau mà “Mỗi người một nửa cuộc đời”. Chỉ có mong ước “hát lên những lời trái tim. Để với tiếng ca bỗng như ta gần nhau hơn”.
Nhưng với “Một mình”, ta lại thật sự xúc động bởi tình cảm thủy chung và tha thiết của nhạc sĩ.
“Gió nhớ gì ngẩn ngơ ngoài hiên
Mưa nhớ gì thì thầm ngoài hiên
Bao đêm tôi đã một mình nhớ em
Đêm nay tôi lại một mình”
Ca khúc được viết khi người vợ của nhạc sĩ qua đời. Nỗi cô đơn của mỗi con người thường rõ ràng nhất lúc đêm xuống- một mình đối diện với chính mình. Nỗi nhớ lan sang cả gió và mưa ở ngoài kia, cả trời đất cũng thêm u sầu, ảm đạm. Ta hình dung được cái bóng cô lẻ của người nghệ sĩ đang ngồi đốt cháy nỗi nhớ qua từng kỉ niệm:
“Nhớ em vội vàng trong nắng trưa
Áo phơi trời đổ cơn mưa
Bâng khuâng khi con đang còn nhỏ
Tan ca bố có đón đưa
Nhớ em giọt mồ hôi tóc mai
Gió sương mòn cả hai vai
Đôi chân chênh vênh con đường nhỏ
Nghiêng nghiêng bóng em gầy”
Giai điệu và cách phát triển ý nhạc của ông tuân theo những nguyên tắc kinh điển của pop ballad: mở toang, thanh thoát. Tiết tấu nhạc ngân lên không bi thương, rền rĩ mà có sức lay động lớn. Tôi thích nghe giọng ca của Mỹ Linh khi thể hiện ca khúc này. Nó có chút gì đó dứt khoát, nhưng lại tha thiết và nhấn vào được cái thần của nỗi cô đơn.
Để từ đó, ta gặp một nỗi bâng khuâng, ngậm ngùi của tác giả nhớ về một người vợ
tảo tần, sớm hôm vất vả “gió sương mòn cả hai vai”, với bóng gầy và đôi chân
chênh vênh trên từng con đường nhỏ, với những ngày mưa lo cho con không người
đưa đón…
Vắng em còn lại tôi với tôi
Lá khô mùa này lại rơi
Thương em mênh mông chân trời lạ
Bơ vơ chốn xa xôi
Chia cách tạo nên hai con người cùng cô đơn. Nhạc sĩ buồn bao nhiêu lại lo cho vợ mình nơi chân trời xa xôi mênh mông cũng bơ vơ một mình bấy nhiêu. Một mái nhà chia làm hai. Không còn những giận hờn của sao mai – sao hôm, mà là sự cách trở vĩnh viễn. Chỉ còn lại một mình, một chén rượu nồng cay. Đời còn tôi với tôi, và còn ai với ai nữa? Chỉ có nỗi cô đơn mỗi đêm đi về trên hành trình người nghệ sĩ.
Ca khúc khép lại bằng lời khẳng định về nỗi cô đơn song hành, nhưng bên trong nó là yêu thương mãi còn ở lại. Đó cũng là lí do để cho ca khúc có sức sống lâu bền trong lòng thính giả.
Tôi nhớ lại một câu ngạn ngữ phương Tây: “Sự trải nghiệm sinh ra bản lĩnh, còn sự cô đơn sinh ra thiên tài”. Điều này có lẽ đúng với Thanh Tùng - nghệ sĩ cô đơn bẩm sinh.
Em và tôi
Những tiếng ca vui
Những khúc nhạc buồn”
“Em và tôi
Một bông hoa sắc thắm
Một cành khô không chồi
Em và tôi
Mỗi người một nửa cuộc đời”
Hai người giống như sao mai và sao hôm, xa nhau thì nhớ, gần nhau lại giận hờn, tựa như hai thái cực đối nghịch nhau không dung hòa nổi: đêm- ngày, vui- buồn, một bông hòa tràn đầy sức sống- một cành khô cằn cỗi… Nghe như có chút gì đó hờn tủi và trách móc. Hai người không phải là hai nửa của nhau mà “Mỗi người một nửa cuộc đời”. Chỉ có mong ước “hát lên những lời trái tim. Để với tiếng ca bỗng như ta gần nhau hơn”.
Nhưng với “Một mình”, ta lại thật sự xúc động bởi tình cảm thủy chung và tha thiết của nhạc sĩ.
“Gió nhớ gì ngẩn ngơ ngoài hiên
Mưa nhớ gì thì thầm ngoài hiên
Bao đêm tôi đã một mình nhớ em
Đêm nay tôi lại một mình”
Ca khúc được viết khi người vợ của nhạc sĩ qua đời. Nỗi cô đơn của mỗi con người thường rõ ràng nhất lúc đêm xuống- một mình đối diện với chính mình. Nỗi nhớ lan sang cả gió và mưa ở ngoài kia, cả trời đất cũng thêm u sầu, ảm đạm. Ta hình dung được cái bóng cô lẻ của người nghệ sĩ đang ngồi đốt cháy nỗi nhớ qua từng kỉ niệm:
“Nhớ em vội vàng trong nắng trưa
Áo phơi trời đổ cơn mưa
Bâng khuâng khi con đang còn nhỏ
Tan ca bố có đón đưa
Nhớ em giọt mồ hôi tóc mai
Gió sương mòn cả hai vai
Đôi chân chênh vênh con đường nhỏ
Nghiêng nghiêng bóng em gầy”
Giai điệu và cách phát triển ý nhạc của ông tuân theo những nguyên tắc kinh điển của pop ballad: mở toang, thanh thoát. Tiết tấu nhạc ngân lên không bi thương, rền rĩ mà có sức lay động lớn. Tôi thích nghe giọng ca của Mỹ Linh khi thể hiện ca khúc này. Nó có chút gì đó dứt khoát, nhưng lại tha thiết và nhấn vào được cái thần của nỗi cô đơn.
Vắng em còn lại tôi với tôi
Lá khô mùa này lại rơi
Thương em mênh mông chân trời lạ
Bơ vơ chốn xa xôi
Chia cách tạo nên hai con người cùng cô đơn. Nhạc sĩ buồn bao nhiêu lại lo cho vợ mình nơi chân trời xa xôi mênh mông cũng bơ vơ một mình bấy nhiêu. Một mái nhà chia làm hai. Không còn những giận hờn của sao mai – sao hôm, mà là sự cách trở vĩnh viễn. Chỉ còn lại một mình, một chén rượu nồng cay. Đời còn tôi với tôi, và còn ai với ai nữa? Chỉ có nỗi cô đơn mỗi đêm đi về trên hành trình người nghệ sĩ.
Ca khúc khép lại bằng lời khẳng định về nỗi cô đơn song hành, nhưng bên trong nó là yêu thương mãi còn ở lại. Đó cũng là lí do để cho ca khúc có sức sống lâu bền trong lòng thính giả.
Tôi nhớ lại một câu ngạn ngữ phương Tây: “Sự trải nghiệm sinh ra bản lĩnh, còn sự cô đơn sinh ra thiên tài”. Điều này có lẽ đúng với Thanh Tùng - nghệ sĩ cô đơn bẩm sinh.
Ca khúc: Một mình
Nhạc sĩ: Thanh Tùng
Ca sĩ: Mỹ Linh
Hoàng Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét