Dân ca dân nhạc Việt Nam - Dân ca Khmer
Khmer
Classical Dance – Story of
Độc đáo nhạc cụ dân tộc Khmer
Người Khmer (hay còn gọi là Khmer Krom, Khơ Me
K’rôm, Khơ-me Crộm, Khơ-me hạ, Khơ-me dưới) là bộ phận dân tộc Khmer sống
ở đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam. Danh từ này có thời gọi là người Việt gốc
Miên.
Người Khmer có rất nhiều họ khác nhau. Những họ do
triều Nguyễn trước đây đặt ra như: Danh, Kiên, Kim, Sơn, Thạch. Những họ tiếp
thu từ người Việt và người Hoa như: Trần, Nguyễn, Dương, Trương, Mã, Lý… Lại có
những họ thuần tuý Khmer như U, Khan, Khum.
Khmer là từ được viết theo phiên âm tiếng Pháp. Tiếng Việt
phiên âm thành Khơ me trong khi các thư tịch cũ của người Việt dùng
danh từ Cao Miên (高棉) hay Cao Man. Trước năm
1975 còn có các tên gọi khác như Cul, Cur, Việt gốc Miên, Thổ…
Tộc Khmer ở Việt Nam là một dân tộc có nguồn gốc lịch
sử từ Đế quốc Khmer (Empire Khmer), Đế quốc Cao Miên hayĐế quốc
Angkor, là một cựu đế quốc rộng lớn nhất Đông Nam Á (với diện tích lên đến 1
triệu km², gấp 3 lần Việt Nam hiện nay) đóng trên phần lãnh thổ hiện nay thuộc
Campuchia.
Đế quốc Khmer, tách ra từ Vương quốc Chân Lạp, đã từng
cai trị và có phần đất phiên thuộc mà ngày nay thuộc lãnh thổ của các quốc gia:
Lào, Thái Lan và miền Nam Việt Nam.
Bản đồ Đế quốc Khmer cuối thế kỷ 12.
Sự khởi đầu của kỷ nguyên Vương quốc Khmer Angkor được cho là
bắt đầu từ năm 802 sau Công nguyên. Trong năm này, vua Jayavarman II đã tự xưng
“Chakravartin” (Hoàng đế của thiên hạ).
Trong quá trình tạo lập nên đế chế này, người Khmer đã có các
mối quan hệ thương mại với đế quốc Java và sau đó với đế quốc Srivijaya giáp
biên giới đế quốc Khmer về phía Nam. Di sản lớn nhất của Đế quốc Khmer là
Angkor – kinh đô của Đế quốc này vào thời cực thịnh của nó. Angkor là chứng
tích của sức mạnh và sự thịnh vượng của Đế quốc Khmer và cũng là hiện thân của
nhiều tín ngưỡng mà nó đã mang trong mình. Các tôn giáo chính thức của đế chế
này là: Ấn Độ giáo, Phật giáo Đại thừa cho đến khi Phật giáo Nam truyền chiếm
ưu thế sau khi được du nhập từ Sri Lanka vào thế kỷ 13.
Tuy nhiên tới năm 1431, cuối cùng thì Angkor thất thủ trước
quân Thái. Từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19 là giai đoạn suy tàn liên tục và thu hẹp
đất đai của Đế quốc Khmer. Từ giữa thế kỷ 15, Đế quốc Khmer liên tục bị các cuộc
xâm lăng của vương quốc Ayutthaya (Thái Lan cổ) tàn phá. Angkor liên tục bị chiếm
đóng và tàn phá.
Sang đầu thế kỷ 17, Đế quốc Khmer có sự gắng gượng ổn định
đôi chút dưới thời vua Chay Chettha II, tuy không thể bằng các thời kỳ trước đặc
biệt là thời Angkor, với việc thành lập một thủ đô mới tại Oudong năm 1618. Vua
Chey Chettha II đã mở rộng quan hệ với chúa Nguyễn ở Đàng Trong của Việt Nam, để
cân bằng ảnh hưởng từ vương quốc Ayutthaya của Thái Lan. Ông đã cho phép một số
ít người Việt đến sống tại Prey Nokor (sau này là Sài Gòn). Bằng sức ép lên đất
nước còn đang suy yếu, vua chúa Việt Nam từ từ chiếm được tất cả các tỉnh đồng
bằng sông Cửu Long, bắt người Khmer phải đổi họ, tên theo tiếng Việt.
Bản đồ Campuchia (bảo hộ) và Nam Kỳ (thuộc địa) của Pháp khoảng
năm 1863-1876 (thời kỳ đầu Campuchia nằm dưới sự bảo hộ của Pháp 1863-1890).
Từ giữa thế kỷ 17 trở đi, Đế quốc Khmer trở nên suy yếu trầm
trọng trước hai láng giềng hùng mạnh và tham vọng bành trướng là Xiêm và Đàng
Trong (Việt Nam). Sự định cư của người Việt ở châu thổ sông Cửu Long từ đầu thế
kỷ 17 dẫn tới việc họ sáp nhập hoàn toàn vùng đó vào năm 1757, vì thế Đế quốc
Khmer mất một trong những vùng lãnh thổ trù phú nhất của họ.
Đến cuối thế kỷ 17, Đại Việt hoàn thành việc chiếm đóng vùng
đất Nam Bộ bây giờ. Chứng tích lịch sử này đã tạo nên sự cộng hưởng toàn bộ dân
số người Khmer vùng ĐBSCL trở thành một tộc trong tổng số 54 tộc anh em của Việt
Nam.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Khmer ở Việt
Nam có dân số 1.260.640 người, có mặt tại nhiều tỉnh ở Nam Bộ. Người Khmer cư
trú tập trung tại các tỉnh:
Sóc Trăng (397.014 người, chiếm 30,7 % dân số toàn tỉnh
và 31,5 % tổng số người Khmer tại Việt Nam)
Trà Vinh (317.203 người, chiếm 31,6 % dân số toàn tỉnh và 25,2 % tổng số người Khmer tại Việt Nam)
Kiên Giang (210.899 người, chiếm 12,5 % dân số toàn tỉnh và 16,7 % tổng số người Khmer tại Việt Nam)
An Giang (90.271 người)
Bạc Liêu (70.667 người)
Cà Mau (29.845 người)
Sài Gòn (24.268 người)
Vĩnh Long (21.820 người)
Cần Thơ (21.414 người)
Hậu Giang (21.169 người)
Bình Phước (15.578 người)
Bình Dương (15.435 người)
Trà Vinh (317.203 người, chiếm 31,6 % dân số toàn tỉnh và 25,2 % tổng số người Khmer tại Việt Nam)
Kiên Giang (210.899 người, chiếm 12,5 % dân số toàn tỉnh và 16,7 % tổng số người Khmer tại Việt Nam)
An Giang (90.271 người)
Bạc Liêu (70.667 người)
Cà Mau (29.845 người)
Sài Gòn (24.268 người)
Vĩnh Long (21.820 người)
Cần Thơ (21.414 người)
Hậu Giang (21.169 người)
Bình Phước (15.578 người)
Bình Dương (15.435 người)
Dân tộc Khmer là dân tộc chiếm 90% dân số tại Cambodia
(Campuchia). Dân tộc Khmer nằm trong nhóm các dân tộc dùng ngôn ngữ Mon-Khmer sống
trên khắp Đông Nam Á. Ngôn ngữ của người Khmer là tiếng Khmer. Đa số người
Khmer là tín đồ Phật giáo Khmer – một kiểu Phật giáo hòa trộn nhiều thành phần
của Ấn Độ giáo, thuyết vật linh (tục thờ cúng thần sông núi, cây cỏ…), và tục
thờ cúng tổ tiên.
Quần thể Angkor Wat của Đế chế Khmer
Cụ thể hơn, Phật giáo của người Khmer là Phật giáo nguyên thủy,
tên phổ thông là Phật giáo Nam tông. Phật giáo Nam tông là Phật giáo gốc mà đức
Phật Thích ca khai sinh và các quan niệm Phật giáo, giáo lý cũng được người
Khmer bảo tồn nguyên vẹn. Nhiều người Khmer định cư ở các vùng lân cận tại Thái
Lan (Khmer Surin), và đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam (Khmer Krom).
Người Khmer thường có bề ngoài điển hình của người Đông Nam
Á, trông gần giống người Thái và người Lào. Tuy nhiên, người Khmer không thuần
chủng, bề ngoài có nhiều nét khác nhau, đó là do kết quả của nhiều thế kỷ pha
trộn với người Ấn Độ, người Mã Lai và người Trung Hoa. Các lễ hội chính của người
Khmer là:
-Đôn ta (lễ báo hiếu ông bà)
-Đua bò
-Chôl-chnam-thmay (lễ hội Năm mới)
-Óc-om-bok (lễ cúng trăng)
-Đua bò
-Chôl-chnam-thmay (lễ hội Năm mới)
-Óc-om-bok (lễ cúng trăng)
Các lễ hội Phật giáo:
Bayon.
Ở Việt Nam thì người Khmer sống chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu
Long, Việt Nam thuộc các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên
Giang, An Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang,
Bến Tre được gọi là Khmer Crộm. Crộm là phiên âm tiếng Việt của tiếng Khmer, có
nghĩa là Dưới.
Người Khmer có 2 lễ lớn trong năm:
– Tết Chuôn Chnam Thmây tổ chức từ ngày 1 đến ngày 3 đầu
tháng Chét (theo Phật lịch) vào khoảng tháng 4 dương lịch.
– Lễ chào mặt trăng (ok ang bok) tổ chức vào rằm tháng
10 âm lịch, trong lễ này có đua thuyền Ngo giữa các phum – sóc.
Người Khmer thờ Phật, tổ tiên và thực hành các nghi lễ nông
nghiệp như cúng thần ruộng (neak tà xiê), gọi hồn lúa (ok ang leok), thần mặt
trăng (ok ang bok).
Con trai khi lớn đều được cha mẹ gửi vào chùa làm sư từ 3 đến
5 năm. Họ được học kinh Phật, học chữ Khmer ở các trường chùa. Chỉ sau nghĩa vụ
tu hành, họ mới được phép hoàn tục và mới có quyền được lập gia đình.
Hôn nhân thường do cha mẹ xếp đặt, có sự thoả thuận của con
cái. Cưới xin trải qua 3 bước: làm mối, dạm hỏi và lễ cưới, được tổ chức ở bên
nhà gái. Sau đó, người con trai phải ở bên nhà vợ một thời gian. Trải qua ít
năm hoặc khi có con, họ ra ở riêng, nhưng vẫn cư trú bên ngoại.
Gia đình nhỏ một vợ một chồng, ở riêng và là đơn vị kinh tế độc
lập, có nơi 3-4 thế hệ sống chung trong một nhà. Xã hội Khmer vẫn còn tồn tại
nhiều tàn dư mẫu hệ. Tình trạng ngoại tình, đa thê, ly hôn, hoặc loạn luân giữa
những người có huyết thống trực hệ, ít khi xẩy ra vì tục lệ tuyệt đối nghiêm cấm.
Odong
Tục hoả thiêu sau khi qua đời của người Khmer đã có từ lâu đời.
Sau khi thiêu, tro được giữ trong tháp “Pì chét đẩy“, xây cạnh ngôi chính điện
trong các chùa.
Người Khmer là cư dân nông nghiệp dùng cày và trồng lúa nước.
Trong bộ công cụ nông nghiệp khá hoàn thiện và hiệu quả của họ, có những dụng cụ
độc đáo thích ứng với điều kiện địa lí sinh thái Nam bộ như cái phảng thay cho
cày chuyên dùng ở vùng đất phèn, mặn để phát cỏ, cù nèo (Pok) dùng để vơ cỏ.
Cây nọc cấy (Sơ chal) dấu vết của chiếc gậy chọc lỗ xa xưa, tạo ra lỗ để cắm
cây lúa ở những chân ruộng nước nhưng đất cứng, và cái vòn gặt (Kần điêu) dùng
để cắt lúa.
Người Khmer có nghề đánh cá, dệt, chiếu, đan lát, dệt vải,
làm đường thốt nốt và làm gốm. Kĩ thuật gốm đơn giản, công cụ chính là hòn kê (K’leng),
bàn dập (Chơ), chưa dùng bàn xoay, không có lò nung cố định, gốm mộc, không
màu,với độ nung thấp. Sản phẩm gốm chủ yếu là đồ gia cụ, tiêu biểu nhất là bếp
(Cà ràng) và nồi (Cà om) rất được người Việt, người Hoa ở đồng bằng sông Cửu
Long ưa dùng.
Người Khmer trồng hơn 150 giống lúa tẻ và nếp khác nhau, họ
thường ăn cơm tẻ và cơm nếp. Thức ăn hằng ngày có tôm, cá nhỏ, ếch, nhái, rau,
củ. Họ chế biến rất nhiều loại mắm: mắm Ơn Pứ làm bằng tôm tép, mắm Pơ
Inh làm bằng cá sặc, nhưng nổi tiếng nhất là mắm B’hóc làm bằng cá lóc,
các sọc, cá trê, tôm tép, mắm Pơ Inh làm bằng cá sặc, nhưng nổi tiếng
nhất là mắm B’hóc làm bằng cá lóc, cá sọc, cá trê, tôm tép trộn với thính và muối.
Gia vị ưa thích nhất là vị chua (từ quả me hay mè) và cay (hạt tiêu, tỏi, sả,
ca ri…).
Trang phục dân tộc Khmer.
Trang phục nam nữ Khmer trước đây đều mặc xà rông bằng lụa tơ
tằm do họ tự dệt. Lớp thanh niên ngày nay thích mặc quần âu với áo sơmi. Những
người đứng tuổi, người già thường mặc quần áo bà ba màu đen, nam giới khá giả
đôi khi mặc quần áo bà ba màu trắng với chiếc khăn rằn luôn quấn trên đầu, hoặc
vắt qua vai. Chỉ đặc biệt trong cưới xin, nam nữ mới mặc quần áo cổ truyền. Chú
rể mặc áo xà rông, áo màu đỏ, cổ đứng với hàng khuy trước ngực, bên vai trái
quàng chiếc khăn dài trắng (Kăl xinh) và con dao cưới (Kầm pách) ngụ ý để bảo vệ
cô dâu. Còn cô dâu mặc Xăm pốt(váy)màu tím hay màu hồng, áo dài màu đỏ,
quàng khăn và đội mũ cưới truyền thống. áo dài Khmer (Wện) gần gũi với chiếc áo
dài của phụ nữ Chăm: áo bịt tà, thân áo rộng và dài dưới gối, cổ áo thấp và xẻ
trước ngực vừa đủ để chui đầu vào, tay áo chật, hai bên sườn thường ghép thêm bốn
miếng vải (thường hoặc màu) kéo dài từ nách đến gấu áo.
Sống trong môi trường chằng chịt kênh, rạch, ghe, thuyền của
người Khmer có rất nhiều loại: xuồng ba lá, ghe tam bản, thuyền “tắc rán” hoặc
thuyền “đuôi tôm” chạy máy. Ðặc biệt nhất là chiếc ghe Ngo (Tuộc mua)
dài 30m, làm bằng gỗ sao, có từ 30-40 tay chèo, mũi và hai bên thành thuyền có
vẽ hình ó biển, voi, sư tử, sóng nước. Ghe Ngo chỉ sử dụng trong dịp
lễ Chào mặt trăng (OK-ang Bok – tháng 10 âm lịch), còn ngày thường họ gửi
trong chùa, được cư dân trong các “Phum“, “Sóc” coi như vật thiêng.
Nghệ thuật và kiến trúc chùa tháp được coi là di sản đặc sắc
nhất của văn hoá Khmer. Trong các ngôi chùa Khmer của Phật giáo Nguyên thủy (Thérévada),
ngoài tượng Ðức Phật Thích Ca được tôn thờ duy nhất, chiếm vị trí trung tâm khu
chính điện, vẫn tồn tại một hệ thống phong phú linh thần, linh thú – những dấu
vết tàn dư còn lại của Bà la môn giáo và tín ngưỡng dân gian.
Người Khmer có cả một kho tàng văn hóa phong phú về truyện cổ
như thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, có một nền sân
khấu truyền thống như Dù kê, Dì kê, một nền âm nhạc vừa có nguồn gốc ấn Ðộ, vừa
có nguồn gốc Ðông Nam á. Nổi tiếng nhất là thể loại trường caRiêm kê là thể
loại sáng tác bằng thơ ca dân gian dài hàng vạn câu. Cốt truyện chủ yếu vay mượn
từ sử thi Ramayana của Ấn Độ.
Người Khmer còn có “Dàn nhạc ngũ âm” và các nhạc cụ truyền thống
tạo ra các tác phẩm độc đáo mang đậm phong cách giống Thái Lan và Lào tương tự
nhau.
Dưới đây mình có các bài:
– Đế quốc Khmer bị diệt vong như thế nào?
– Sắc màu văn hóa truyền thống dân tộc Khmer
– Một số đặc điểm nghệ thuật dân tộc của người Khmer Nam Bộ
– Múa Rô Băm – một thời vàng son trong đời sống tinh thần của người Khmer xưa
– Đặc sắc Lễ hội Thắk Kôông của người Khmer, Sóc Trăng
– Lễ ngàn núi của người Khmer Nam Bộ
– Lễ hội Xuống đồng của người Khmer Bình Phước
– Nét đẹp văn hóa trong lễ hội thả diều sáo của người Khmer, Bình Phước
– Độc đáo Lễ cầu an của người Khmer
– Trang phục của dân tộc Khmer
– Nét tương phản trong kiến trúc của người Khmer
– Bún nước lèo – Đậm đà hương vị ẩm thực Khmer
– Cốm dẹp – món ăn dân dã của người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long
– Sắc màu văn hóa truyền thống dân tộc Khmer
– Một số đặc điểm nghệ thuật dân tộc của người Khmer Nam Bộ
– Múa Rô Băm – một thời vàng son trong đời sống tinh thần của người Khmer xưa
– Đặc sắc Lễ hội Thắk Kôông của người Khmer, Sóc Trăng
– Lễ ngàn núi của người Khmer Nam Bộ
– Lễ hội Xuống đồng của người Khmer Bình Phước
– Nét đẹp văn hóa trong lễ hội thả diều sáo của người Khmer, Bình Phước
– Độc đáo Lễ cầu an của người Khmer
– Trang phục của dân tộc Khmer
– Nét tương phản trong kiến trúc của người Khmer
– Bún nước lèo – Đậm đà hương vị ẩm thực Khmer
– Cốm dẹp – món ăn dân dã của người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long
Cùng với 16 clips tổng thể nền văn hóa đặc thù của một dân tộc
đã có một lịch sử vương triều với nền văn minh thuộc một trong những vương quốc
hùng mạnh có một không hai một thời trong vùng Đông Nam Á để các bạn tiện việc
tham khảo và thưởng thức.
Mời các bạn.
Túy Phượng
(Theo Wikipedia & VOV)
Lễ Tết của
người Khơ Me
Preah Thong Neang Neak
Princess
Buppha Davi Perform Apsara Dance
Điệu múa Rô Băm – Khmer
Apsara – Cambodian Royal Dance
Nhạc ngũ
âm khmer
Múa cổ
tích dân tộc Khmer
Điệu múa
Cánh cung nửa vầng Trăng
Dân ca
Khmer
Múa trống
Chhay Đam của
dân tộc Khmer Nam bộ
dân tộc Khmer Nam bộ
Lễ hội
Ok-Om-Bok nhận danh hiệu
Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Lễ hội
đua bò Bảy Núi – Tri Tôn
An Giang của dân tộc Khmer
An Giang của dân tộc Khmer
Đua Ghe
Ngo – Sóc Trăng 2014
Đua Ghe
Ngo – Sóc Trăng 2014 (Việt ngữ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét