Thứ Tư, 2 tháng 12, 2015

Dân ca dân nhạc Việt Nam - Dân ca Champa/ Chăm Pa

Dân ca dân nhạc Việt Nam - Dân ca Champa/ Chăm Pa
Dân tộc Champa vốn quần tụ tại khu vực duyên hải miền Trung Việt Nam từ rất lâu đời. Ngay từ những thế kỷ đầu công nguyên cho tới thế kỷ XVII, người Champa đã từng xây dựng nên vương quốc Champa với nền vǎn hoá Sa Huỳnh rực rỡ, ảnh hưởng của vǎn hoá Ấn Độ.
Dân tộc này còn có các tên gọi khác là: Chàm, Chiêm, Chiêm Thành, Hời… với các nhóm địa phương: Chăm Hroi, Chăm Poổng, Chà Và Ku, Chăm Châu Ðốc. Họ có khoảng chừng 161.729 người (theo kết quả điều tra dân số năm 2009 của Tổng cục thống kê), và tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Malayô-Polynéxia (ngữ hệ Nam Ðảo).
Người Champa theo đạo Hồi và đạo Bà La Môn. Trong các bản làng Chǎm lễ hội diễn ra quanh nǎm và không lúc nào thiếu vắng âm nhạc. Đối với kho tàng âm nhạc của người Champa, thậm chí âm nhạc nghi lễ tín ngưỡng chiếm một phần lớn, vượt trội hơn rất nhiều so với âm nhạc đời thường.
Dàn nhạc đệm cho hát gồm có: kèn Xaranai (nhạc cụ họ hơi, dǎm kép, có 7 lỗ bấm trên, 1 lỗ bấm dưới), đàn Kanhi (nhạc cụ dây chi cung kéo, bầu đàn làm bằng mu rùa, có 2 dây), trống Paranưng (trống vỗ 1 mặt), cặp trống Ghì Nằng (trống 2 mặt, mặt trên vỗ, mặt dưới đánh bằng dùi), chiêng Prông (chiêng có núm) và chiêng Sit (chiêng có núm).
Hiện tại cư dân gồm có hai bộ phận chính: Bộ phận cư trú ở Ninh Thuận và Bình Thuận chủ yếu theo đạo Bà la môn (một bộ phận nhỏ người Champa ở đây theo đạo Islam truyền thống gọi là người Chăm Bà ni). Bộ phận cư trú ở một số địa phương thuộc các tỉnh Châu Ðốc, Tây Ninh, An Giang, Ðồng Nai và Sài Gòn theo đạo Islam (Hồi giáo) mới.
“Nhìn vào cuộc Nam Tiến của dân tộc Việt Nam, những vương quốc bị xâm lấn không hẳn đã vì kém văn minh, mà trái lại có những thời đại huy hoàng sớm sủa hơn chúng ta nhiều. Những công trình gần đây nghiên cứu về người Chiêm Thành (Chăm) và người Chân Lạp (Khmer) đã chứng tỏ điều đó.
Bia ký chữ Phạn - Chăm cổ ở PoKlaungGarai
“Riêng về người Champa, những di tích của vương quốc này cho thấy họ đã hình thành được một xã hội qui mô khá sớm sủa. Vào thế kỷ 17, 18 khi quốc sử coi như đã đặt một dấu chấm hết cho vương quốc Chiêm Thành thì trong các tài liệu của những nhà nghiên cứu ngoại quốc, người ta vẫn còn ghi nhận một khu vực được coi như giang sơn riêng của người Champa – ít ra cũng bán độc lập với giang sơn của chúa Nguyễn được gọi là Đàng Trong. Một điều chắc chắn, sự tan biến của quốc gia này không đơn giản chỉ là xoá sổ một chính quyền như nhiều trường hợp trong quá khứ, cũng không phải chỉ là thay tên đổi họ của một triều đại.
“Tuy ngày nay cái tên Chiêm Thành chỉ còn trong sách vở, ảnh hưởng của văn hoá Champa còn tồn tại hầu như khắp mọi sinh hoạt, hiển hiện cũng có, lẩn khuất cũng có nơi một phần lớn văn hoá miền Trung và miền Nam. Ảnh hưởng đó ít ai để ý vì trong các nghiên cứu, chúng ta đặt nặng việc khai thác các tài liệu của người Việt (thường gọi là người Kinh) mà ít quan tâm đến văn minh và di sản của các dân tộc khác đã một thời sống chung trên cùng một mảnh đất…
“Gần đây, một số học giả trong nước cũng như ngoài nước đã bắt đầu những khảo sát tương đối khoa học hơn về vương quốc Champa, không chỉ giới hạn vào những công trình mỹ thuật còn tồn tại mà đào sâu vào văn hoá đặc thù của người Champa để lượng định lại những đóng góp trong hơn 1000 năm lịch sử của họ.” (trích Chăm Pa-Chiêm Thành, Tài Liệu Việt Nam).
Linga – Thánh địa Mỹ Sơn
BÓNG EM (Dân Ca Champa)
Kìa xa thấp thoáng ai trên đường lại đây
Bóng áo xanh đeo cườm lấp lánh đến nơi này
Hình như dáng em yêu đang đi nhịp nhàng
Kìa như dáng em yêu đang đi nhịp nhàng.

NS Nguyễn Đình Nghĩa ký âm
Bài “Nhạc cụ truyền thống của người Chăm” của ông Sử Văn Ngọc dưới đây sẽ giúp các bạn tham khảo thêm về các nhạc cụ truyền thống của dân tộc Champa với một nền văn hóa Sa Huỳnh và toàn bộ nền âm nhạc cổ truyền trải dài miền Trung và miền Nam – Việt Nam, với những đóng góp hơn 10 thế kỷ suốt chiều dài lịch sử của họ để rồi mang tầm ảnh hưởng tới đế chế nhà Nguyễn ở lảnh địa Đàng Trong.
Kế đến mình có: 1 clip bài nhạc nổi tiếng “Hận Đồ Bàn” của nhạc sĩ Xuân Tiên do ca sĩ Thế Sơn trình diễn. Đây không phải là một bài dân ca Champa, mà là một bản tân nhạc bi tráng về một vương quốc một thời rực rở đã mất. Khi viết bài này, nhạc sĩ Xuân Tiên đặt mình vào địa vị một người dân Champa, ai oán về sự kiện kinh đô Đồ Bàn (nay là Quảng Nam, Đà Nẳng) của nước Champa bị binh lực Đại Việt do vua Lê Thánh Tông lãnh đạo tiêu diệt năm 1471. Đầu thập niên 1970 bài này từng bị Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu cấm biểu diễn công khai.
Thực sự mà nói, Thế Sơn hát bài này chưa tới, nhưng là người hát hay nhất trong số những ca sĩ hát bài này có clips trên mạng.
Sau hết mình có 24 clips tổng thể văn hóa người Champa để các bạn tiện việc tham khảo và thưởng thức.
Mời các bạn.
Túy Phượng
Hận Đồ Bàn – Xuân Tiên 
Ca sĩ Thế Sơn
Ẩn số Chămpa – Phần 1 
Champa, lịch sử và đền tháp
Ẩn số Chămpa – Phần 2  
Champa, lịch sử và đền tháp
Ẩn số Chămpa – Phần 3 – Đền tháp 
Chăm Pa chức năng và mô hình
n số Chămpa – Phần 4  
Phong cách Hòa Lai
Ẩn số Chămpa – Phần 5
Ẩn số Chămpa – Phần 6
Ẩn số Chăm pa – Phần 7
Ẩn số Chăm pa – Phần 8
Khám phá Thánh địa Mỹ Sơn
Nét đẹp văn hóa Chăm qua 
trang phục truyền thống
Kate – lễ hội đặc trưng của 
văn hóa dân gian Chăm 
Sắc màu văn hóa 
Vũ điệu Chăm Pa
Hòa tấu Vui Đoàn Tụ – giới thiệu tổng quát 
các nhạc cụ truyền thống của Dân tộc Chăm Pa
Dân ca vũ điệu Chamsaranai
Dàn nhạc Chăm trong lễ Rija Nưgar
Độc tấu Saranai
Độc tấu Kanhi 
Dàn nhạc Chăm Pa hòa tấu
Hát Giao Duyên
Hát Vãi Chài
Hát Tráng Ca
Múa Quạt Cổ Truyền Chăm Pa
Múa lễ Rija Yaup
Múa Roi Rija Hrei
Hát Mộc – Dân ca Chăm
Dan Du Ranghu – Dân ca Chăm
Múa APSARA ở Thánh Địa Mỹ Sơn
Cham Dance (Robam Oba Trop)
Theo http://dotchuoinon.com/





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mang mùa xuân về

Mang mùa xuân về Máy bay từ từ hạ cánh. Dòng chữ “Cảng Hàng không Phù Cát” in lồng lộng nổi bật trên bầu trời đêm khiến lòng tôi nôn nao k...