Thứ Ba, 1 tháng 12, 2015

Dân ca dân nhạc Việt Nam - Dân ca Raglai

Dân ca dân nhạc Việt Nam - Dân ca Raglai
Dân tộc Raglai, còn viết là Ra-glai hoặc Ra Glai (tên gọi khác Ra Glây, Hai, Noana, La Vang) là dân tộc thiểu số thuộc hệ ngôn ngữ Mã Lai-Polynesia cư trú chủ yếu ở tỉnh Ninh Thuận và huyện Khánh Sơn, phía nam tỉnh Khánh Hòa cũng như tại Bình Thuận.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Raglai ở Việt Nam có dân số 122.245 người, có mặt tại 18 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Raglai cư trú tập trung tại các tỉnh: Ninh Thuận (58.911 người, chiếm 48,2% tổng số người Raglai tại Việt Nam), Khánh Hòa (45.915 người, chiếm 37,6% tổng số người Raglai tại Việt Nam), Bình Thuận (15.440 người) và Lâm Đồng (1.517 người).
Người Raglai có một lịch sử cư trú lâu đời ở vùng Nam Trung Bộ, Việt Nam. Họ sống thành từng pa-lây (buôn làng) trên khu đất cao, bằng phẳng và gần nguồn nước. Mỗi pa-lây thường gồm vài chục nóc nhà của một dòng họ. Số thành viên trong nhà thường gồm bố, mẹ và các con chưa lập gia đình. Đứng đầu pa-lây là pô pa-lây (trưởng làng), thường đó là người có công khai phá đất đầu tiên. Trưởng làng có trách nhiệm làm lễ cúng trời đất khi bị hạn hán nặng. Người có uy tín nhất dòng họ gọi là kây pa-lây (già làng).
Khèn Bầu
Người Raglai sống chủ yếu dựa vào phương pháp phát rừng làm rẫy. Có hai loại đất rẫy: Kra là rẫy trên đất phù sa dọc theo các sông, suối bị ngập nước vào tháng 9, tháng 10, thường trồng bắp (ngô) hoặc bầu, bí để thu hoạch trước khi rẫy bị ngập nước; và rẫy Apố, là loại rẫy trên đất cao hoặc chân núi không bị ngập nước vào mùa mưa. Đây là loại đất canh tác chính của người Raglai. Trên loại đất này, họ thường trồng lúa, ngô và các loại cây có củ. Nông cụ, quy trình và kỹ thuật canh tác rẫy, tương tự như các dân tộc Mạ, Cơ Ho. Hiện nay, trong phong trào định canh định cư, người Ra-glai bắt đầu khai thác ruộng trồng lúa nước. Săn bắn, hái lượm và các nghề thủ công (chủ yếu là nghề rèn và đan lát) giữ vai trò quan trọng trong mỗi gia đình.
Trong xã hội Raglai còn tồn tại chế độ mẫu hệ, đàn ông sống trọn đời ở nhà vợ, con cái đều lấy họ mẹ, người phụ nữ lớn tuổi nhất trong gia đình được thừa hưởng tài sản. Mẹ hay vợ là chủ nhà có quyền quyết định trong gia đình. Cô gái nếu ưng thuận chàng trai nào thì nói với bố mẹ lo lễ cưới chồng. Trong hôn nhân ngoài quyền của người mẹ, tiếng nói của ông cậu khá quan trọng. Người Ra Glai có nhiều dòng họ: Chamalé hay Chăm Ma-Léc (tiếng Việt dịch là Mấu), Pi Năng (tiếng Việt dịch là Cau, đọc trại là Cao), KaTơr hay Ka-Tơ (tiếng Việt dịch là Bo Bo), Ha Vâu (tiếng Việt dịch là Tro), Patâu (tiếng Việt dịch là Đá, Thạch,…), Pu Pươi, Asah, Tala, Jack, Taing, Cao,… trong đó họ Chamalé là đông hơn cả. Mỗi họ đều có một sự tích, truyền thuyết kể về nguồn gốc của họ mình.
Nhà sàn là nhà ở truyền thống của người Raglai.
Đội ngũ diễn viên tộc Raglai
Về mặt tín ngưỡng, chủ làng là người có quyền duy nhất về mặt tín ngưỡng trong các cộng đồng người Raglai. Đó là người có quyền đại diện cho cộng đồng làng để tổ chức lễ cúng các thần linh, trời đất, khi bị hạn hán, mất mùa hoặc khi dân làng bị dịch, bệnh.
Tộc Raglai không có cá tính tộc người qua trang phục mà chịu ảnh hưởng khá đậm của các dân tộc trong cùng nhóm ngôn ngữ (như Chăm, Ê Đê…).
Tộc Raglai có những trường ca, truyện thần thoại, truyện cổ tích mang giá trị lịch sử, nghệ thuật và có tính giáo dục sâu sắc. Văn học dân gian gồm có truyện kể, hát đối đáp nam nữ, tục ngữ, ca dao… thể hiện tâm tư, tình cảm của cả cộng đồng. Nhất là các truyện sử thi cổ độc đáo như:
* Awơi Nãi Tilơr
* Udai – Ujàc
* Amã ChiSa
* Amã Cuvau VongCơi

Nhạc cụ Raglai
Về nhạc cụ người Raglai có bộ chiêng đầy đủ 12 chiếc được sử dụng theo từng nhóm 4, 6, 7 hay 9 cùng với chiếc trống da nai điểm nhịp. Đặc biệt, trong đám tang có tiết mục múa tiễn đưa người quá cố với bộ chiêng 7 chiếc. Ngoài ra còn có các nhạc cụ khác như: khèn bầu (sara ken), khèn môi có 2 loại radih a hoát… nhưng độc đáo hơn cả là đàn ống tre Chapi, một loại nhạc cụ bằng ống bương (tre) được các nghệ nhân người Raglai chế tác và chơi trong các lễ hội dân gian, nhất là trong các ngày lễ tết.
Người Raglai còn biết ghép những thanh đá thành bộ đàn đá khá độc đáo và lí thú, được đánh giá là “đàn đá tiền sử”, là “nhạc cụ cổ xưa nhất” của loài người. Việc tìm kiếm chế tác những viên đá khi gõ vào phát ra âm thanh một thời gian dài đã được đồng bào Raglai vùng Trường Sơn – Tây Nguyên sử dụng. Từ công cụ sản xuất đã trở thành nhạc cụ. Đàn đá trở thành di sản văn hóa độc đáo mang tính bản địa của vùng Trường Sơn – Tây Nguyên, dần dần đàn đá trở thành nhạc cụ linh thiêng trong đời sống của cộng đồng khi nó tham gia vào các nghi thức của lễ hội, tín ngưỡng.
Về dân ca người Raglai có những làn điệu như alâu (nói lì, hát đối đáp), điệu xúri (hát than thân), điệu se ngai (hát tỏ tình). Hình thức hát đối đáp khá phổ biến trong sinh hoạt văn nghệ.
Dưới đây mình có các bài:
– Độc đáo Chapi
– Lên núi nghe đàn Chapi
– Nghệ nhân Cao Dy và tình yêu mãnh liệt với âm nhạc dân tộc
– Âm Nhạc Cồng Chiêng Của Người Raglai Ở Khánh Hòa
– Ninh Thuận: Bảo tồn bộ gõ Mã la của người Raglai
– Người giữ hồn sử thi Raglai
– Một sử thi Raglai độc đáo
– Lễ hội Ăn đầu lúa của tộc người Raglai
– Lễ bỏ mả – nghi lễ tâm linh của người Raglai
– Mối quan hệ giữa hai tộc người Raglai và Chăm
– Tục ngủ thảo của đồng bào Raglai
Cùng với 14 clips tổng thể văn hóa của tộc Raglai để các bạn tiện việc tham khảo và thưởng thức.
Mời các bạn.
Túy Phượng
(Theo Wikipedia & DTV & VP)
Giấc Mơ Chapi – NSND Y Moan

Những sắc màu lễ hội Chăm – Raglai

Thung lũng sử thi Raglay

Những giá trị văn hóa đặc trưng 
của dân tộc Raglay ở Bình Thuận

Đàn đá của người Raglay 
Tiếng gọi núi rừng

Tiếng khèn bầu Rag Lai

Giấc mơ Chapi - Trần Tiến

Những người giữ hồn Raglay

Đi tìm người hát sử thi Raglai

Đến Khánh Vĩnh nghe 
đàn đá của người Raglai

Người Raglai biểu diễn khèn bầu

Độc đáo Mã la Raglai

Tết đầu lúa của người Raglai và Tết
Nhôbrêhê của người K’ho Bình Thuận

Trang phục Raglai là 
đồng phục của học sinh
Theo http://dotchuoinon.com/





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khúc hát Marseilles

Khúc hát Marseilles Thời đại Bạc đã mang lại cho văn học Nga nhiều tên tuổi sáng giá. Một trong những người sáng lập chủ nghĩa biểu hiện N...