Người Gia Rai hay Jrai, là một dân tộc nói tiếng
Gia Rai thuộc hệ ngôn ngữ Nam Đảo. Người Gia Rai còn có các tên gọi
khác là người Giơ Rai, Chơ Rai, Tơ Buăn, Hơbau, Hdrung, Chor hay Gia
Lai.
Người Gia Rai là một nhánh lớn của tộc người Rang
Đê cổhay còn gọi là người Ê Đê cổ được ghi chép khá nhiều trong các
bia ký Chăm Pa, sự tấn công của đế quốc Mông Cổ, sau này là Nam Tiến của người
Việt đã đẩy bộ phận người Chăm Pa lên vùng bình nguyên Cheo Reo hòa hợp
với người Ê Đê cổ tạo ra nhóm tộc người tự gọi là Anak Jarai tức
con cái của Jarai. Trong văn hóa và tính cách của người Gia Rai có nhiều yếu
tố Chăm Pa trung đại so với người Ê Đê chịu ảnh hưởng đứt gãy của yếu tố Lâm Ấp
Chăm Pa cổ đại. Người Gia Rai còn giữ được yếu tố ngôn ngữ Rang Đê cổ đó là
ngôn ngữ đa âm hơn so với người Ê Đê láng giềng.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Gia Rai ở
Việt Nam có dân số 411.275 người, cư trú tại 47 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố.
Người Gia Rai cư trú tập trung tại tỉnh Gia Lai (372.302 người, chiếm 29,2% dân
số toàn tỉnh và 90,5% tổng số người Jrai tại Việt Nam), ngoài ra còn có ở Kon
Tum (20.606 người), Đắk Lắk (16.129 người). Đây là dân tộc bản địa có số dân
đông nhất Tây Nguyên.
Gùi – vật dụng không thể thiếu khi lên rẫy. (ảnh KT)
Người Gia Rai sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt nương rẫy;
lúa tẻ là cây lương thực chính. Công cụ canh tác của người Gia Rai giản đơn, chủ
yếu là con dao chặt cây, phát rừng, cái cuốc xới đất và cây gậy chọc lỗ khi tra
hạt giống. Chăn nuôi trâu, bò, lợn, chó, gà phát triển. Xưa kia, người Gia Rai
có đàn ngựa khá đông. Người Gia Rai còn thuần dưỡng và nuôi cả voi. Đàn ông thạo
đan lát các loại gùi, giỏ, đàn bà giỏi dệt khố váy, mền đắp, vải may áo cho gia
đình. Săn bắn, hái lượm, đánh cá là những hoạt động kinh tế phụ khác có ý nghĩa
đáng kể đối với đời sống của họ xưa và nay. Có nơi ở nhà dài, có nơi làm nhà nhỏ,
nhưng đều chung tập quán ở nhà sàn, đều theo truyền thống mở cửa chính nhìn về
hướng Bắc.
Người Gia Rai sống thành từng làng (plơi hay bôn).
Trong làng ông trưởng làng cùng các bô lão có uy tín lớn và giữ vai trò điều
hành mọi sinh hoạt tập thể, ai nấy đều nghe và làm theo. Mỗi làng có nhà rông
cao vút. Đây là tộc người duy nhất thuộc hệ ngôn ngữ Nam Đảo có nhà rông, có thể
do ảnh hưởng của cư dân Ba Na thuộc hệ ngôn ngữ Môn-Khmer. Có nhóm A Ráp của
người Gia Rai thực ra là người gốc Ba Na đã bị Gia Rai hóa.
Gia Rai là tộc người duy nhất ở Tây Nguyên đã có một tổ chức
xã hội tiền nhà nước với hai vua: Vua Nước và Vua Lửa, còn được
gọi là Tiểu quốc Jarai.
Dân tộc Gia Rai theo truyền thống mẫu hệ, phụ nữ tự do lựa chọn
người yêu và chủ động việc hôn nhân. Sau lễ cưới, chàng trai về ở nhà vợ, không
được thừa kế tài sản. Trái lại, con gái lấy chồng lần lượt tách khỏi cha mẹ ra ở
riêng, được phân chia một phần tài sản. Con cái đều theo họ mẹ. Ngoài xã hội,
đàn ông đóng vai trò quan trọng hơn, nhưng trong nhà phụ nữ có ưu thế hơn.
Người Gia Rai mặc trang phục truyền thống trong lễ hội. (ảnh
KT)
Trang phục của người Gia Rai ít nhiều gần với trang phục của
người Ê Đê, nhưng có nét riêng trong phong cách tạo hình và trang trí. Mặc dù
hoa văn trang trí cụ thể các nhóm khác nhau nhưng có thông số chung của tộc người.
Thường nhật, nam đội khăn, theo lối quấn nhiều vòng trên đầu rồi buông sang một
bên tai, hoặc quấn gọn ghẽ như khăn xếp của người Kinh. Khăn màu chàm. Nhìn
chung nam giới Gia Rai đóng khố. Khố này thường ngắn hơn khố ngày hội, là loại
vải trắng có kẻ sọc.
Phụ nữ để tóc dài búi sau gáy hoặc quấn gọn trên đỉnh đầu. Áo
là loại áo ngắn, chui đầu, phổ biến là kiểu chui đầu cổ “hình thuyền”, riêng
nhóm Gia Rai Mthur lại có kiểu cổ thấp hình chữ V và các loại cổ phổ biến. Trên
nền chàm áo được trang trí các sọc hoa văn theo bố cục ngang thân áo ở cổ, vai,
ống tay, giữa ngực, gấu áo và hai cổ tay áo. Đó là các sọc màu đỏ xen trắng và
vàng trên nền chàm hoặc màu xanh nhạt diệp và màu chàm. Váy là loại váy hở quấn
vào thân (kích thước trên dưới 140 cm x 100 cm). Phong cách trang trí trên váy
cũng thiên về lối bố cục ngang với các đường sọc màu (như áo là chính). Có nhóm
ở Pleiku với nguyên tắc trên nhưng được mở rộng thành các mảng hoa văn ở giữa
thân váy, nửa thân dưới áo và hai ống tay. Trang sức có vòng cổ, vòng tay.
Nói đến dân tộc Gia Rai phải kể đến những trường ca, truyện cổ
nổi tiếng như “Đăm Di đi săn”, “Xinh Nhã”… Dân tộc Gia Rai cũng độc đáo trong
nghệ thuật chơi chiêng, cồng, cạnh đó là đàn T’rưng, đàn Tưng nưng, đàn Klông
pút. Những nhạc cụ truyền thống này gắn liền với đời sống tinh thần của người
Gia Rai. Người Gia Rai hầu như hát múa từ tuổi nhi đồng cho đến khi già yếu,
không còn đủ sức nữa, mới chịu đứng ngoài những cuộc nhảy múa nhân dịp lễ hội tổ
chức trong làng hay trong gia đình.
Giai điệu của dân ca Gia Rai thường nồng nàn, mạnh mẽ, sâu đậm,
thiết tha, vui buồn tột cùng, dễ đi sâu vào lòng người, thường được tiến hành
theo quãng 5 đúng đi xuống liền bậc (Sol-Fa-Mi-Do) Sự tiến hành của các giai điệu
có thể thay đổi nhưng tiết tấu thì ít khi thay đổi. Thí dụ bài Lên nương và Bơ
hơ chim (xem clip), dân ca Jrai.
Dân ca Gia Rai có các thể loại:
– Hát nói gọi là Knhă
– Hát có nhịp điệu gọi là adoh
– Hát giao duyên gọi là nhik
– Hát kể trường ca gọi là hri.
– Hát có nhịp điệu gọi là adoh
– Hát giao duyên gọi là nhik
– Hát kể trường ca gọi là hri.
Dân ca Gia Rai:
1. ĐI THĂM BẠN
Ơ Này, Beng Geng anh này!
Ơ Này, Tu Đê anh này
Làng Buông ta xa nhau
Làng Buông ta xa nhau
Khi xuân về (bơ o bơ)
Đi thăm bạn (bơ bơơ)
Ơ Này, Tu Đê anh này
Làng Buông ta xa nhau
Làng Buông ta xa nhau
Khi xuân về (bơ o bơ)
Đi thăm bạn (bơ bơơ)
2. DẬY ĐI! HLIM
Dậy đi! Hlim dậy đi!
Hlim em ơi , dậy đi dậy nào
Kìa mặt trăng tàn ,kìa mặt trăng tàn rồi
Hlim dậy thôi dậy dĩa lúc
Dậy đi em Hlim ơi
dĩa lúc đi nào
Kìa mặt trăng tàn rồi
trăng nghiêng nghiêng tàn rồi
Hlim ơi!
Hlim em ơi , dậy đi dậy nào
Kìa mặt trăng tàn ,kìa mặt trăng tàn rồi
Hlim dậy thôi dậy dĩa lúc
Dậy đi em Hlim ơi
dĩa lúc đi nào
Kìa mặt trăng tàn rồi
trăng nghiêng nghiêng tàn rồi
Hlim ơi!
NS Nguyễn Đình Nghĩa ký âm
3. MÙA HẠ
Ơi, ơ rừng nắng chiếu khắp nơi nơi
Lá biếc xanh bao đẹp tươi
Suối cá bơi vui từng đàn
Chim trời dập dìu về từng đàn
Người rộn ràng cùng theo nhau
đến suối mát trong cùng vui đùa
Người rộn ràng mừng hè về
Người rộn ràng mừng hè về.
Lá biếc xanh bao đẹp tươi
Suối cá bơi vui từng đàn
Chim trời dập dìu về từng đàn
Người rộn ràng cùng theo nhau
đến suối mát trong cùng vui đùa
Người rộn ràng mừng hè về
Người rộn ràng mừng hè về.
NS Nguyễn Đình Nghĩa ký âm
4. LÊN RỪNG
Chúng ta đi lên rừng.
Dắt theo dao bên mình.
Ôi đẹp sao núi rừng Tây Nguyên quê hương mình
Hãy lắng nghe vi vu
Tiếng núi rừng âm vang
Chúng ta đi lên rừng
Bên tai tiếng con chim ca mừng,
Xa xa suối reo,nghe tưng bừng
Tây Nguyên quê hương mình
Nơi đã sống bao đời
Chúng ta yêu cây rừng
Nước suối xanh trong lành
Nơi đã nuôi ta bao đời
Mùa đông tới giá lạnh,
tìm cành khô trong rừng
Ngồi quanh bếp lửa hồng
Lòng ta vui dạt dào.
Dắt theo dao bên mình.
Ôi đẹp sao núi rừng Tây Nguyên quê hương mình
Hãy lắng nghe vi vu
Tiếng núi rừng âm vang
Chúng ta đi lên rừng
Bên tai tiếng con chim ca mừng,
Xa xa suối reo,nghe tưng bừng
Tây Nguyên quê hương mình
Nơi đã sống bao đời
Chúng ta yêu cây rừng
Nước suối xanh trong lành
Nơi đã nuôi ta bao đời
Mùa đông tới giá lạnh,
tìm cành khô trong rừng
Ngồi quanh bếp lửa hồng
Lòng ta vui dạt dào.
NS Nguyễn Đình Nghĩa ký âm
5. HÁI HOA BÊN RỪNG
Ta đi hái hoa bên rừng
Nghe tiếng suối reo không ngừng
Hoa thắm đang đợi chờ
Bao mơ ước đang đợi chờ
Ta đi hái trái ngon trong rừng
Nghe náo nức tiếng chim trên cành
Con chim trắng bay lượn vòng
Nghe chim hót vui trong lòng.
Nghe tiếng suối reo không ngừng
Hoa thắm đang đợi chờ
Bao mơ ước đang đợi chờ
Ta đi hái trái ngon trong rừng
Nghe náo nức tiếng chim trên cành
Con chim trắng bay lượn vòng
Nghe chim hót vui trong lòng.
NS Nguyễn Đình Nghĩa ký âm
6. BUỔI SÁNG
Nắng lên rồi , dòng suối nước trong
Đàn ong đi tìm hoa thơm nơi nơi
Nắng lên rồi, gọi ta lên rừng
Cùng hái rau về
Nào đi nhanh chân
Ta lên rừng cùng nhau hái măng
Cùng bắt cá trong giòng suôi trong xanh
Đàn ong đi tìm hoa thơm nơi nơi
Nắng lên rồi, gọi ta lên rừng
Cùng hái rau về
Nào đi nhanh chân
Ta lên rừng cùng nhau hái măng
Cùng bắt cá trong giòng suôi trong xanh
Nấu bát canh phần anh lên nương
Làm rẫy sớm chiều
Lòng em thương anh
Sáng sớm nay lên nương xa
Mà lòng em thương anh.
Làm rẫy sớm chiều
Lòng em thương anh
Sáng sớm nay lên nương xa
Mà lòng em thương anh.
NS Nguyễn Đình Nghĩa ký âm
7. ĐÊM TRĂNG
Trăng sáng soi trên lưng núi
Trăng sáng soi in hình trong suối êm
Trăng tràn ngập làng buông hiền hòa
Đây Tây Nguyên bao la khúc ca
Tiếng sáo réo rắt hát mừng
Rừng rì rào cùng suối reo
Quê hương thân yêu,
nương rẫy được mùa vui sao
Trong ánh trăng buông làng yên vui
Tiếng T’rưng ngân vang rộn ràng ngày đêm
Đây Tây Nguyên khi trăng lên.
Trăng sáng soi in hình trong suối êm
Trăng tràn ngập làng buông hiền hòa
Đây Tây Nguyên bao la khúc ca
Tiếng sáo réo rắt hát mừng
Rừng rì rào cùng suối reo
Quê hương thân yêu,
nương rẫy được mùa vui sao
Trong ánh trăng buông làng yên vui
Tiếng T’rưng ngân vang rộn ràng ngày đêm
Đây Tây Nguyên khi trăng lên.
NS Nguyễn Đình Nghĩa ký âm
8. ANH YÊU THƯƠNG
Tiếng hót chim rông
Lòng em càng rộn ràng
Đàn chim đẹp sao cùng hót
Hòa tiếng ngàn vang
Ngày Tháng anh bên em
Anh yêu thương ơi
mối tình nồng nàn
Dạt dào tim em từng ngày đêm
Nhớ anh
Nào có thấu chăng
Anh ơi!
Lòng em càng rộn ràng
Đàn chim đẹp sao cùng hót
Hòa tiếng ngàn vang
Ngày Tháng anh bên em
Anh yêu thương ơi
mối tình nồng nàn
Dạt dào tim em từng ngày đêm
Nhớ anh
Nào có thấu chăng
Anh ơi!
NS Nguyễn Đình Nghĩa ký âm
Dưới đây mình có các bài:
– Kế thừa, phát huy di sản văn hóa cồng chiêng ở Gia Lai
– Độc đáo Lễ cầu thần mưa của người Gia Rai
– Lễ hội cầu mưa đặc sắc của người Gia Rai
– Lễ đền ơn đáp nghĩa của người Gia Rai
– Lễ hội đâm trâu ở buôn làng Gia Rai
– Lễ bỏ mả (Pơ Thi) của người Gia Rai
– Nhà Rông Gia Rai
– Nhà mồ cổ Gia rai – Kiến trúc nghệ thuật độc đáo
– Độc đáo Lễ cầu thần mưa của người Gia Rai
– Lễ hội cầu mưa đặc sắc của người Gia Rai
– Lễ đền ơn đáp nghĩa của người Gia Rai
– Lễ hội đâm trâu ở buôn làng Gia Rai
– Lễ bỏ mả (Pơ Thi) của người Gia Rai
– Nhà Rông Gia Rai
– Nhà mồ cổ Gia rai – Kiến trúc nghệ thuật độc đáo
Cùng với 6 clips tổng thể văn hóa truyền thống dân tộc Gia
Rai và 1 link phóng sự dân ca Gia Rai để các bạn tiện việc tham khảo và thưởng
thức.
Mời các bạn.
Túy Phượng
Trở Về
Tây Nguyên – Đàn T’Rưng
Nhạc cụ độc đáo của dân tộc Gia Rai
Ban nhạc Gia Đình Trẻ Việt trình diễn tại Nhật
Nhạc cụ độc đáo của dân tộc Gia Rai
Ban nhạc Gia Đình Trẻ Việt trình diễn tại Nhật
Cực đỉnh
đàn T’rưng với dòng nhạc Mozart
Ban nhạc Gia Đình Trẻ Việt trình diễn tại Nhật
Ban nhạc Gia Đình Trẻ Việt trình diễn tại Nhật
Đàn K’ny
Gia Rai
Cồng
chiêng Jarai
Dân ca
“Bơ Hơ Chim”
Mời các bạn
vào link dưới đây để nghe phóng sự Dân ca Gia Rai cùng với một số bài dân ca
truyền thống nguyên bản ngữ hệ Gia Rai:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét