Phạm Hồ Thu - Thơ là sự tự
biểu hiện
Thời kỳ chiến tranh , lúc
nhà thơ Văn Thảo Nguyên còn công tác tại Ban thơ Tạp chí Văn nghệ Quân đội, mỗi
đêm Hà Nội mưa lớn chúng tôi lại khoác áo bạt lính đi dọc các con phố Phan Đình
Phùng, Quán Thánh, Lý Nam Đế … Đi trong mưa ào ào ạt, mát lạnh, vừa đi vừa
trò chuyện như thế thật thú vị . Một lần trong những câu chuyện không đầu không
cuối, Văn Thảo Nguyên kể về một người con gái, phóng viên báo Nhân dân vừa
xung phong vào chiến trường Trung Bộ. Chị có những câu thơ:
Tuổi hai mươi khoác ba lô ra trận
Âu yêm hôn dấu chân anh để lại
Khóc trên những dấu chân trần người chiến sỹ đi qua
Sau này tôi biết những câu thơ này là của Phạm Hồ Thu, người nữ phóng viên mặt trận nọ, và không hiểu sao cứ mỗi lần gặp tên chị trên mặt báo, cũng như gần đây đọc tập thơ mới Chiều Trương Chi của chị, những đêm mưa ào ạt trên những con phố lớn của Hà Nội, lại hiện về trong ký ức
Rất nhiều người cho rằng , người ta sống, ngoài rất nhiều điều thiết thực, có một “góc” hết sức cần thiết đối với con người, đó là chất lãng mạn trong tâm hồn. Bởi vì không có nó, con người sẽ cỗi cằn đi biết bao . Nhưng nó phải là sự lãng mạn đích thực, là phẩm chất đặc biệt của tâm hồn, chứ không phải là thứ vay mượn, chắp vá hoặc điệu đàng vô lối . Một “chút” lãng mạn như thế, có thể chỉ là đốm lửa nhỏ, cháy âm ỉ đâu đó thật sâu trong tiềm thức con người, chợt bùng phát ở những khoảnh khắc cần thiết làm nên hành vi, ứng xử đẹp của mỗi người. Với Phạm Hồ Thu , chẳng phải ký ức “tuổi hai mươi khoác ba lô ra trận” là “dấu chân anh để lại” … như một kỷ niệm lãng mạn những ngày bom đạn . Có biết bao điều để nhớ lúc “ra đi một sáng thu thầm”, vậy mà “dấu chân anh” … đã như một điều thiêng liêng giục chị ra mặt trận. Câu thơ của Phạm Hồ Thu chỉ nói về kỷ niệm của riêng mình, vậy mà làm ta nhớ đến những câu thơ “chính luận” của Thanh Thảo:
Chúng tôi đi không tiếc đời mình
(Nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc)
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi tổ quốc
Người nữ phóng viên mặt trận ấy, trở về bình yên sau chiến tranh . Đã có một chút lắng lại khi thời gian đã đi qua, một chút “nhìn lại” khi không gian đã đổi khác, một chút từng trải khi “không gặp người đàn ông trong khúc ru mẹ ru ta thuở trước“:
Thôi đành nhìn mây mà gửi mùa thu
Nhìn hoa nở mà gọi mùa xuân đến
Chúng ta đã đi qua chiến tranh
Có hay đâu tuổi trẻ đã qua rồi
“Những mùa đông tơi bời lá rụng” là ấn tượng được “ký hiệu hoá” để diễn đạt cảm thức về thời gian, không gian trước những chuyển đổi trong lòng người. Nó diễn đạt cái “trôi”, cái “động”, cái không dừng lại, không lấp đầy của khát vọng sống, khát vọng yêu:
Đã nghe thao thiết mùa xuân gọi
Và một tình em thao thiết anh
Trong thơ của Phạm Hồ Thu, vẻ đẹp bình dị của thiên nhiên bao giờ cũng cảm nhận qua trạng thái của tâm hồn. Màu tím hình như “tím biếc” hơn, cát mịn hình như “mịn màng” hơn
Hoa sim nở một triền tím biếc
Những bãi cát mịn màng những cát
Đi qua những trạng thái của tâm hồn mọi thứ bỗng thành một “thực tại khác”, nó không chỉ là nơi dừng lại của chức năng “miêu tả” , mà là điểm đến của khả năng “biểu hiện” của người làm thơ. Thiếu đi một tâm hồn nhạy cảm, không thể có những câu thơ diễn đạt tinh tế “hồn vía” của đời sống. Có thể viết hàng trăm bài đúng vần vè, nhưng viết được vài câu cho có “hồn vía” thì chỉ có những ngòi bút có khả năng biểu hiện của một tâm hồn nghệ sỹ:
Xuân thắm – mùa đi lăng lắc
Đã thu năm tháng hai ta
Sẽ mai những mùa thu nữa
Có còn sắc trắng thu xa
(Sen Thu)
“Khu vườn yên tĩnh”, một bài thơ trong tập , là hình ảnh mang tính biểu tượng . Hình như dòng sông ào ạt nào rồi cũng có ngày phẳng lặng thu mình dưới chân núi. Tâm hồn con người cũng có thể như vậy, đôi khi là “khu vườn yên tĩnh”, “chỉ còn lại những vì sao khuya khoắt” sau những năm tháng “như chưa hề qua đắng cay, tan nát“. Nhưng cái tĩnh kia chỉ là cái tạm thời , là sự thoáng qua:
Một ngày bỗng thật buồn
Một ngày bỗng xôn xao cây lá
Có phải đó chính là biểu hiện của sự sống, của sự không bình yên trong tâm hồn, sự tự thức tỉnh, tự biến đổi, khả năng cảm nhận và biết đón nhận… của người làm thơ. Những gì đã “trôi”, đã “chuyển” , đã “tan” trong hiện thực, trong ký ức chính là cái “động” thường hằng của đời sống, của tình cảm bên cạnh cái “tĩnh” thường biến của tâm hồn người.
Tôi không chú tâm dừng lại những khía cạnh nội dung mà tập thơ muốn nhắn gửi. Có thể đó là những khát vọng về tình yêu, hạnh phúc, sự từng trải, sự sẵn sàng tha thứ, những quan niệm về nhân sinh và đạo đức … mà tác giả bộc lộ chân thành qua tập thơ. Những điều đó là căn cứ xác định để đi tìm con người tác giả như một chủ thể thẩm mỹ, nhưng tất cả những điều đó chẳng qua cũng chỉ là biểu hiện chuyển động bề mặt của “sóng ở đáy sông”… mà không thể không liên tưởng đến mỗi khi tiếp xúc với tác phẩm văn học, đặc biệt là thơ trữ tình vốn được xem là “ký diệu bậc nhất của tâm hồn”. Ở góc độ bài viết nhỏ này, tôi chỉ nói về cái điều theo tôi là rất hệ trọng của thể loại thơ trữ tình. Đó là sự lãng mạn cần thiết của ngòi bút . Chính Phạm Hồ Thu cũng từng nói trong “Nhật ký người lãng mạn” rằng đó “là cách duy nhất để tồn tại” mặc dù chị biết trong nhìn nhận của người đời không phải ai cũng hiểu, cũng thông cảm, nhất là ở thời điểm tính thiết thực của đời sống xô át đi tất cả mọi điều “Anh bảo em là người lãng mạn cuối cùng sót lại- Chẳng biết đó là lời khen hay chê”.
Mặc cho đó là sự thật, chị vẫn quả quyết: “Vâng, có thể em là người duy nhất. Nếu có hai hay ba cuộc đời, em vẫn chỉ là người đàn bà anh gặp hôm qua“.
Như thế, Chiều Trương Chi trước hết là một lời bộc lộ chân thành của tác giả. Nó là khả năng “tự biểu hiện” của một tâm hồn nhạy cảm trước đời sống. Thơ Việt Nam trước đây vẫn rất thành công trong miêu tả hiện thực, hoặc quá chú ý việc miêu tả hiện thực, vì thế có phần sao nhãng việc tự biểu hiện của chủ thể trữ tình. Trong chừng mực nào đó. Chiều Trương Chi của Phạm Hồ Thu không còn sa vào “miêu tả”, mà thiên về sự tự biểu hiện, vì vậy tập thơ có được vẻ đẹp bình dị, dễ đồng cảm của người đọc.
Tuổi hai mươi khoác ba lô ra trận
Âu yêm hôn dấu chân anh để lại
Khóc trên những dấu chân trần người chiến sỹ đi qua
Sau này tôi biết những câu thơ này là của Phạm Hồ Thu, người nữ phóng viên mặt trận nọ, và không hiểu sao cứ mỗi lần gặp tên chị trên mặt báo, cũng như gần đây đọc tập thơ mới Chiều Trương Chi của chị, những đêm mưa ào ạt trên những con phố lớn của Hà Nội, lại hiện về trong ký ức
Rất nhiều người cho rằng , người ta sống, ngoài rất nhiều điều thiết thực, có một “góc” hết sức cần thiết đối với con người, đó là chất lãng mạn trong tâm hồn. Bởi vì không có nó, con người sẽ cỗi cằn đi biết bao . Nhưng nó phải là sự lãng mạn đích thực, là phẩm chất đặc biệt của tâm hồn, chứ không phải là thứ vay mượn, chắp vá hoặc điệu đàng vô lối . Một “chút” lãng mạn như thế, có thể chỉ là đốm lửa nhỏ, cháy âm ỉ đâu đó thật sâu trong tiềm thức con người, chợt bùng phát ở những khoảnh khắc cần thiết làm nên hành vi, ứng xử đẹp của mỗi người. Với Phạm Hồ Thu , chẳng phải ký ức “tuổi hai mươi khoác ba lô ra trận” là “dấu chân anh để lại” … như một kỷ niệm lãng mạn những ngày bom đạn . Có biết bao điều để nhớ lúc “ra đi một sáng thu thầm”, vậy mà “dấu chân anh” … đã như một điều thiêng liêng giục chị ra mặt trận. Câu thơ của Phạm Hồ Thu chỉ nói về kỷ niệm của riêng mình, vậy mà làm ta nhớ đến những câu thơ “chính luận” của Thanh Thảo:
Chúng tôi đi không tiếc đời mình
(Nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc)
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi tổ quốc
Người nữ phóng viên mặt trận ấy, trở về bình yên sau chiến tranh . Đã có một chút lắng lại khi thời gian đã đi qua, một chút “nhìn lại” khi không gian đã đổi khác, một chút từng trải khi “không gặp người đàn ông trong khúc ru mẹ ru ta thuở trước“:
Thôi đành nhìn mây mà gửi mùa thu
Nhìn hoa nở mà gọi mùa xuân đến
Chúng ta đã đi qua chiến tranh
Có hay đâu tuổi trẻ đã qua rồi
“Những mùa đông tơi bời lá rụng” là ấn tượng được “ký hiệu hoá” để diễn đạt cảm thức về thời gian, không gian trước những chuyển đổi trong lòng người. Nó diễn đạt cái “trôi”, cái “động”, cái không dừng lại, không lấp đầy của khát vọng sống, khát vọng yêu:
Đã nghe thao thiết mùa xuân gọi
Và một tình em thao thiết anh
Trong thơ của Phạm Hồ Thu, vẻ đẹp bình dị của thiên nhiên bao giờ cũng cảm nhận qua trạng thái của tâm hồn. Màu tím hình như “tím biếc” hơn, cát mịn hình như “mịn màng” hơn
Hoa sim nở một triền tím biếc
Những bãi cát mịn màng những cát
Đi qua những trạng thái của tâm hồn mọi thứ bỗng thành một “thực tại khác”, nó không chỉ là nơi dừng lại của chức năng “miêu tả” , mà là điểm đến của khả năng “biểu hiện” của người làm thơ. Thiếu đi một tâm hồn nhạy cảm, không thể có những câu thơ diễn đạt tinh tế “hồn vía” của đời sống. Có thể viết hàng trăm bài đúng vần vè, nhưng viết được vài câu cho có “hồn vía” thì chỉ có những ngòi bút có khả năng biểu hiện của một tâm hồn nghệ sỹ:
Xuân thắm – mùa đi lăng lắc
Đã thu năm tháng hai ta
Sẽ mai những mùa thu nữa
Có còn sắc trắng thu xa
(Sen Thu)
“Khu vườn yên tĩnh”, một bài thơ trong tập , là hình ảnh mang tính biểu tượng . Hình như dòng sông ào ạt nào rồi cũng có ngày phẳng lặng thu mình dưới chân núi. Tâm hồn con người cũng có thể như vậy, đôi khi là “khu vườn yên tĩnh”, “chỉ còn lại những vì sao khuya khoắt” sau những năm tháng “như chưa hề qua đắng cay, tan nát“. Nhưng cái tĩnh kia chỉ là cái tạm thời , là sự thoáng qua:
Một ngày bỗng thật buồn
Một ngày bỗng xôn xao cây lá
Có phải đó chính là biểu hiện của sự sống, của sự không bình yên trong tâm hồn, sự tự thức tỉnh, tự biến đổi, khả năng cảm nhận và biết đón nhận… của người làm thơ. Những gì đã “trôi”, đã “chuyển” , đã “tan” trong hiện thực, trong ký ức chính là cái “động” thường hằng của đời sống, của tình cảm bên cạnh cái “tĩnh” thường biến của tâm hồn người.
Tôi không chú tâm dừng lại những khía cạnh nội dung mà tập thơ muốn nhắn gửi. Có thể đó là những khát vọng về tình yêu, hạnh phúc, sự từng trải, sự sẵn sàng tha thứ, những quan niệm về nhân sinh và đạo đức … mà tác giả bộc lộ chân thành qua tập thơ. Những điều đó là căn cứ xác định để đi tìm con người tác giả như một chủ thể thẩm mỹ, nhưng tất cả những điều đó chẳng qua cũng chỉ là biểu hiện chuyển động bề mặt của “sóng ở đáy sông”… mà không thể không liên tưởng đến mỗi khi tiếp xúc với tác phẩm văn học, đặc biệt là thơ trữ tình vốn được xem là “ký diệu bậc nhất của tâm hồn”. Ở góc độ bài viết nhỏ này, tôi chỉ nói về cái điều theo tôi là rất hệ trọng của thể loại thơ trữ tình. Đó là sự lãng mạn cần thiết của ngòi bút . Chính Phạm Hồ Thu cũng từng nói trong “Nhật ký người lãng mạn” rằng đó “là cách duy nhất để tồn tại” mặc dù chị biết trong nhìn nhận của người đời không phải ai cũng hiểu, cũng thông cảm, nhất là ở thời điểm tính thiết thực của đời sống xô át đi tất cả mọi điều “Anh bảo em là người lãng mạn cuối cùng sót lại- Chẳng biết đó là lời khen hay chê”.
Mặc cho đó là sự thật, chị vẫn quả quyết: “Vâng, có thể em là người duy nhất. Nếu có hai hay ba cuộc đời, em vẫn chỉ là người đàn bà anh gặp hôm qua“.
Như thế, Chiều Trương Chi trước hết là một lời bộc lộ chân thành của tác giả. Nó là khả năng “tự biểu hiện” của một tâm hồn nhạy cảm trước đời sống. Thơ Việt Nam trước đây vẫn rất thành công trong miêu tả hiện thực, hoặc quá chú ý việc miêu tả hiện thực, vì thế có phần sao nhãng việc tự biểu hiện của chủ thể trữ tình. Trong chừng mực nào đó. Chiều Trương Chi của Phạm Hồ Thu không còn sa vào “miêu tả”, mà thiên về sự tự biểu hiện, vì vậy tập thơ có được vẻ đẹp bình dị, dễ đồng cảm của người đọc.
Một số tác phẩm thơ của Phạm
Hồ Thu
Đồng quê
Tôi không sinh ra từ đồng
quê lấm láp
Với ao bèo, ruộng lúa, nương ngô
Mẹ sinh tôi chút thị thành đô hội
Sao quê làng tôi mê đắm, say sưa?
Sẽ vĩnh cửu những mùa vàng rơm rạ
Gốc đa lang,quán nước xiêu xiêu
Bến đò cũ âm âm tiếng gọi
Ai sang sông trông ráng đỏ một chiều...
Cứ mỗi bận trở về quê kiểng
Tâm hồn tôi thanh khiết đến lạ lùng
Lại cánh bướm dập dờn, lại cánh chuồn bay mải
Lại muốn yêu như buổi đầu dại dột, nguyên sơ
Tôi tập lại nụ cười hiền thôn nữ
Nết lam làm của mẹ cha xưa
Gặp cái ác tôi tìm về trú ẩn
Trong ân tình vĩnh cửu thôn quê
Tôi hoà cùng hương đồng, cỏ nội
Thức với đồng quê rưng rức chuyển mùa
Giọt mồ hôi người rơi vào hạt gạo
Tôi nhận từ người những thơm thảo, âu lo
Xuân đã đến, làng quê như nghìn thuở
Ai quê xuân xin hãy trở lại làng
Để được nhún cùng đu xuân, hồi hộp cùng xới vật
Tiếng trống chèo giục khăn áo ta sang...
Một khúc thu
Một giọt sương rơi thật khẽ
sau rèm.
Tôi bỗng nhớ mùa thu đã đến...Của riêng
tôi - mùa thu nhiều mơ mộng. Tôi nâng
trên tay một chiếc lá vàng.
Tôi đã đi qua những mùa thu tràn ngập
đắng cay và hạnh phúc. Không ai thay thế
được anh - người đàn ông luôn đứng về
nẻo khuất - những ngả thu chi chít dấu chân anh.
Một giọt sương rơi thật khẽ sau rèm. Thu
cười, giá chi được khóc. Giá chi được gục
vào ngực anh lặng im nghe hơi thở thu.
Như kẻ mộng du, tôi đưa hai bàn tay ra
đón sao trời, đón hạt sương thu không sao
nhìn thấy được. Từ lúc nào, hai bàn tay
tôi nhòe ướt - hóa ra những giọt nước mắt
cùng sương thu thánh thót rơi...
Gửi
Có một bài ca - anh ạ
Đã trốn trong em từ triệu năm rồi
Có một nỗi buồn - anh ạ
Nước mắt đã dâng thành biển mặn mòi
Có một bàn chân - anh ạ
Rướm máu con tim, tìm chín phương trời
Có một Tình yêu - anh ạ
Đã dắt em theo trọn một kiếp người...
Thư mùa xuân
Cảm ơn Người tặng tôi tình
Nỗi thu xa vắng, nỗi mình đắm say
Ơn trời vun đất cho cây
Ơn hoa thắp một miền đầy nỗi xuân…
Còn không một đóa trong ngần
Còn không những Nẻo - tình - nhân hẹn thờ?
Sông Đuống
Bên này Kinh Bắc
Bên kia Kinh Kỳ
Sông Đuống mê mải chảy…
Tôi đã sinh ra bên dòng sông này
Tôi đã lớn lên bên dòng sông này
Sông Đuống cho tôi nét dịu hiền cô gái hái dâu
Sự phấp phỏng đợi chờ
đêm xóm chài bập bùng ánh lửa
Sông Đuống cho tôi lãng mạn cánh buồm
Cho tôi niềm khát khao dữ dội của con sóng
Sông Đuống cho tôi bài ca gửi người tôi yêu dấu.
Chiều nay
Sau những mệt mỏi nơi phố phường
Tôi về cùng sông Đuống
Vẫn những cánh buồm đi về cổ tích
Những cô gái hái dâu ngồi hát ca dao
Mẹ già lưng còng bên gốc gioi già đứng đợi
Để phần tôi những quả trái mùa.
Vốc lên mặt dòng nước mát ngày xưa
Những người bạn gái nhân hậu trở về
Người đàn ông tôi yêu đứng trên đê cao lồng lộng
Anh - tình yêu lãng mạn thuở ấy
Tình yêu bao dung muôn thuở
Ôm tôi vào lòng…
Bên này Kinh Bắc
Bên kia Kinh kỳ
Sông Đuống mải mê chảy…
Lê
Thành Nghị
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét