Chiều hoàng hôn
Hồn mây gió lang thang
Mà đầm đìa mưa bão
Đời - tư lợi không tham
Chán trò danh bốc hão.
Mà đầm đìa mưa bão
Đời - tư lợi không tham
Chán trò danh bốc hão.
Chưa đi đến tuổi già
Mà yêu hoàng hôn đỏ
Chợt nhìn chợt nhận chợt xôn xao...
Soi mặt nước xanh veo
Trầm tư và lặng lẽ
Đàn muỗi phố đã kêu
Quanh bàn nơi quán nhỏ
Chiều đang buông dần chiều.
Sợi tóc mình ngơ ngác
Có nên bạc hay không?
Tuổi trẻ sợ già nhanh
Giờ điềm nhiên đến lạ
Cái mầu hoàng hôn đỏ
Cháy như là khai sinh!
Ôi, hoàng hôn hoàng hôn
Trái tim là bất diệt!
Ngày mai anh có chết
Cũng nhẹ như lá vàng.
Mang suối tóc của em
Đi rồi yêu vĩnh viễn
Anh sẽ hoá rừng thông
Ngàn năm reo cát, sóng...
Mà yêu hoàng hôn đỏ
Chợt nhìn chợt nhận chợt xôn xao...
Soi mặt nước xanh veo
Trầm tư và lặng lẽ
Đàn muỗi phố đã kêu
Quanh bàn nơi quán nhỏ
Chiều đang buông dần chiều.
Sợi tóc mình ngơ ngác
Có nên bạc hay không?
Tuổi trẻ sợ già nhanh
Giờ điềm nhiên đến lạ
Cái mầu hoàng hôn đỏ
Cháy như là khai sinh!
Ôi, hoàng hôn hoàng hôn
Trái tim là bất diệt!
Ngày mai anh có chết
Cũng nhẹ như lá vàng.
Mang suối tóc của em
Đi rồi yêu vĩnh viễn
Anh sẽ hoá rừng thông
Ngàn năm reo cát, sóng...
1/1/1994
Phạm Ngọc Thái
Vào một chiều trước khi trời tối, bóng hoàng hôn chiếu hắt
trên nền trời qua làn mây xa đỏ rực. Nhà thơ đang ngồi trong một cái quán nhỏ
bên phố, ngẫu cảnh tình mà viết ra:
Chưa đi đến tuổi già
Mà yêu hoàng hôn đỏ
Chợt nhìn chợt nhận chợt xôn xao...
Mà yêu hoàng hôn đỏ
Chợt nhìn chợt nhận chợt xôn xao...
Sự xốn xang này là của mặt trời đỏ hay trong trái tim nhà
thơ? Con người sớm yêu bóng chiều hoàng… hơi cô liêu này, hẳn cõi lòng cũng đã
đi vào độ sâu lắng của cuộc đời. Nhưng đây là cảm quan trước cái mầu đỏ cháy
rung rinh như sắp muốn nổ tung ra trong trời đất hoà cùng tâm trạng bồi hồi,
suy tư của anh mà cảm xúc ra:
Chợt nhìn chợt nhận chợt xôn xao...
Bắt đầu vào thơ nó đã tiên báo về sự bùng nổ của nội tâm tác
giả - Sang đoạn thơ hai, có một cái gì đó hình như hơi đìu hiu, quạnh quẽ đã hắt
lên trong hồn anh:
Soi mặt nước xanh veo
Trầm tư và lặng lẽ
Trầm tư và lặng lẽ
Bóng nhà thơ đang trầm soi mình xuống mặt hồ nước xanh ngắt ấy,
đọc lên ta lại nhớ tới những câu thơ mang đầy tâm trạng u uẩn của nhà thơ Nguyễn
Bính:
Mấy thằng bất nghĩa xin đừng tới
Để mặc thềm ta xanh sắc rêu...
Để mặc thềm ta xanh sắc rêu...
Rõ ràng sự " trầm tư và lặng lẽ" này đã
không hề còn trầm lặng. Xung quanh thì:
Đàn muỗi phố đã kêu
Quanh bàn nơi quán nhỏ
Chiều đang buông dần chiều.
Quanh bàn nơi quán nhỏ
Chiều đang buông dần chiều.
Những con muỗi cứ kêu vo ve ở ngoài đời, nó đốt ta đến là khó
chịu, nhưng khi được đưa vào trong thơ lại trở thành hình ảnh rất thi vị...tạo
cho Chiều Hoàng Hôn (CHH) nằm trên một bức phông cảnh đời rất thực, đời sống ấy
đang thường nhật. Những nét thơ phố này cũng làm cho tình thơ thêm sống động và
cảnh quan phong vị hơn. Đến đoạn thơ ba thì nỗi lòng sâu kín nhất trong tác giả
như mạch suối ngầm đã được bắn oà ra:
Sợi tóc mình ngơ ngác
Có nên bạc hay không?
Có nên bạc hay không?
Nhà thơ Trúc Thông khi bình thơ hay về bài CHH, đến đoạn này
ông đã viết (xem trong tuyển Thơ Hay Có Lời Bình của NXB Thanh niên
năm 2001, tr.200-208):
“ Bài thơ được viết một mạch vì đã đi vào trúng mạch thơ dần
dần đã hiện ra ở khổ thơ thứ ba:
... Tuổi trẻ sợ già nhanh
Giờ điềm nhiên đến lạ
Chính mạch đây rồi! Thơ lập tức vọt ra:
Cái mầu hoàng hôn đỏ
Cháy như là khai sinh!
Khai sinh cái gì? Khai sinh một thức ngộ:
Ngày mai anh có chết
Cũng nhẹ như lá vàng
Thật sung sướng, thật hạnh phúc khi tự mình thức ngộ, sở hữu một triết lý sống an nhiên, tự chủ, tự tin đến vậy. Coi chết không là gì, để sống đắm đuối hơn, mở rộng tình yêu, tình người đến vô biên :
Mang suối tóc của em
Đi rồi yêu vĩnh viễn
Chỉ là biểu hiện vừa cụ thể, vừa tượng trưng cho nhân tính phát triển cao chứ không phải khoanh vào một "em" nào. Người đã biết thức ngộ:
Trái tim là bất diệt!
Như trong bài thơ này, không thể cuồng say một cách ích kỷ đàn bà theo lối sở hữu và bạo hành… “.
... Tuổi trẻ sợ già nhanh
Giờ điềm nhiên đến lạ
Chính mạch đây rồi! Thơ lập tức vọt ra:
Cái mầu hoàng hôn đỏ
Cháy như là khai sinh!
Khai sinh cái gì? Khai sinh một thức ngộ:
Ngày mai anh có chết
Cũng nhẹ như lá vàng
Thật sung sướng, thật hạnh phúc khi tự mình thức ngộ, sở hữu một triết lý sống an nhiên, tự chủ, tự tin đến vậy. Coi chết không là gì, để sống đắm đuối hơn, mở rộng tình yêu, tình người đến vô biên :
Mang suối tóc của em
Đi rồi yêu vĩnh viễn
Chỉ là biểu hiện vừa cụ thể, vừa tượng trưng cho nhân tính phát triển cao chứ không phải khoanh vào một "em" nào. Người đã biết thức ngộ:
Trái tim là bất diệt!
Như trong bài thơ này, không thể cuồng say một cách ích kỷ đàn bà theo lối sở hữu và bạo hành… “.
Xin trở lại với hình ảnh câu thơ nói về "sợi tóc
mình ngơ ngác" - Nhân cách hoá mái tóc nhà thơ là câu thơ hay! Nó ấp ủ
tâm tư thầm kín của tác giả chạnh nuối về tuổi trẻ, với cái tình cảm yêu đương
trai gái say đắm thường tình của cuộc đời. Khi nhà thơ tự hỏi:
Có nên bạc hay không?
Có nghĩa là chính đầu anh đã chớm bạc mất rồi! Phải chăng
cũng giống như Xuân Diệu đã từng viết:
Mau với chứ! Vội vàng lên với chứ!
Em, em ơi... tình non sắp già rồi!
Em, em ơi... tình non sắp già rồi!
Nhưng không, bên một chút buồn vừa thoáng qua lòng tác giả,
cái tình cảm luyến ái một thời ấy... giờ theo mái tóc đã điểm gió sương cứ dần
dần rời xa anh - Ta lại thấy một mảng đời khác đang xô đến, vụt phá trong tâm hồn
của anh! Đó chính là cái nửa cuộc đời chiều đang khai hoa, kết trái và đầy niềm
tin yêu đẹp đẽ:
Cái mầu hoàng hôn đỏ
Cháy như là khai sinh!
Cháy như là khai sinh!
Để lòng anh bình thản lại, ung dung mà đón nhận tuổi hoa niên
của đời mình.
“ Đây là lối thơ cảm khoái theo thể năm chữ: Bắt đầu vào dần
để gây không khí tịnh tiến như ông thầy bắt mạch. Sau khi mạch thơ đã vọt trào,
tác giả viết tiếp thoải mái và vững vàng... ý, tình, hình ảnh, âm điệu đều hay,
không quá bốc, vừa sung mãn đúng độ. Cổ thể nhưng ý tình hiện đại.
Song cảm xúc hiện đại đã làm Phạm Ngọc Thái quên phắt mình đang tuân theo lối thơ năm chữ , buột phá:
Chợt nhìn chợt nhận chợt xôn xao...
(Câu này 7 chữ - và nhà bình thơ nhấn mạnh) - Sự nổi dậy của cảm xúc thơ thời đại mới nhắc nhở rằng: Trong khi tận dụng hết cái cổ điển của thể loại truyền thống, chúng ta có quyền cơi nới, biến động. Nhưng phải là tự do trong qui luật của nghệ thuật. Nghĩa là mức độ có tiết chế, hài hoà...".
Song cảm xúc hiện đại đã làm Phạm Ngọc Thái quên phắt mình đang tuân theo lối thơ năm chữ , buột phá:
Chợt nhìn chợt nhận chợt xôn xao...
(Câu này 7 chữ - và nhà bình thơ nhấn mạnh) - Sự nổi dậy của cảm xúc thơ thời đại mới nhắc nhở rằng: Trong khi tận dụng hết cái cổ điển của thể loại truyền thống, chúng ta có quyền cơi nới, biến động. Nhưng phải là tự do trong qui luật của nghệ thuật. Nghĩa là mức độ có tiết chế, hài hoà...".
Nhưng sở dĩ tác giả đã có một triết lý sống an nhiên, thanh
thản như lời nhà bình thơ trên , còn xuất phát từ một nỗi lòng sâu xa khác, mà
ngay trong đoạn thơ làm tựa đề của CHH đã được nói tới:
Hồn mây gió lang thang
Mà đầm đìa mưa bão
Đời - tư lợi không tham
Chán trò danh bốc hão.
Mà đầm đìa mưa bão
Đời - tư lợi không tham
Chán trò danh bốc hão.
Anh trở về với cuộc sống trong sự yên tĩnh thanh tao, để sống
cho trọn hết nghĩa đời. Nếu có phải từ giã với cuộc sống ra đi... thì lòng anh
cũng chỉ nhẹ thoảng như một làn gió bay, như bóng chiều hoàng dần tắt sau một
ngày đã đốt hết mình để nắng và trái tim anh cũng đã đập trọn nhịp cho cái ngày
đó:
Thực ra hình ảnh câu thơ như chiếc lá vàng rơi... đã mang ý
nghĩa của sự vô vi, cát bụi. Song điều đáng nói ở đây , bao trùm lên cả chính
trị, khoa học, triết học: là tình yêu và cuộc đời! Chỉ có tình yêu trường cửu
mãi không già... Nó đã được vụt lên trong bốn câu thơ kết, tạo thành một bức
phông cảnh lớn nhất, hoàn bích nhất của bài thơ:
Mang suối tóc của em
Đi rồi yêu vĩnh viễn
Anh sẽ hoá rừng thông
Ngàn năm reo cát, sóng...
Đi rồi yêu vĩnh viễn
Anh sẽ hoá rừng thông
Ngàn năm reo cát, sóng...
Đó cũng chính là bản tuyên ngôn của CHH , là bài ca cuộc sống!
Cát và sóng - Phải, trên biển cả mênh mang trường tồn vô định kia, bãi cát trải
dài… nó vô vi xoá đi bao hạnh phúc lẫn khổ đau của con người. Nhưng ngàn năm
thì sóng vẫn xô vỗ mãi lên bờ cát, vẫn thét gào như sự sống mãi mãi còn tồn tại.
Cát cứ xoá, sóng cứ gào vỗ trên biển cả: Đấy là cuộc đời! Hiện
hữu và hư ảo... sắc sắc và không không. Bản tuyên ngôn về tình yêu trai gái bất
hủ ấy đã kết lại tình thơ, để mang CHH đi về phía mặt trời , mặt trăng của sự sống
vĩnh hằng, bất diệt. Ngôi nhà kì vĩ nhất thế giới, mở ra và khép lại: là ngôi
nhà có người con gái đi, về...và sống ở trong đó!
Đến đây ta còn thấy CHH chính là bản tình xô-nát vượt lên
trên tất cả mọi đế chế, thần tượng cũng như những niềm tin thần thánh khác - Cuộc
đời… cuộc đời chỉ có cát, sóng với tình em biển cả! Cứ xô vỗ, cứ thét gào cào
xé, say đắm, dập vùi... cứ thế và cứ thế muôn đời!...
Phạm Ngọc Thái
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét