Johnny Cash - huyền thoại nhạc
đồng quê
Chỉ vài tuần trước, nguoi ta
có linh cảm về sự ra đi của ông. Cash đã đến thăm ngôi mộ của June Carter Cash,
vợ ông, và nói: “Anh sẽ sớm ở bên em”. Người nghệ sĩ lão làng nói rằng cái chết
của vợ hồi tháng 5 là nỗi đau lớn nhất trong đời ông. Johnny Cash trút hơi thở
cuối cùng cuối tuần trước (12/9) sau nhiều năm bị bệnh tiểu đường và thần kinh
co giật.
Một tuần sau khi qua đời ở tuổi 71, huyền thoại nhạc đồng quê giành được hàng loạt giải thưởng của Americana Music Awards với các danh hiệu: "nghệ sĩ xuất sắc", "bài hát hay nhất" và "album hay nhất" năm 2003. Nghệ sĩ quá cố cũng nhận được vinh dự lớn khi album American IV: The Man Comes Around của ông lọt vào danh sách đĩa nhạc của năm.
Ngôi sao ca nhạc Mỹ sinh ngày 26/2/1932 tại Kingsland, Arkansas. Sự nghiệp của ông kéo dài 5 thập kỷ với hơn 40 album và 1.500 ca khúc. Các bài ca của Cash nói về sự áp bức, những điều bị lãng quên, nỗi đau của con người trong cuộc sống và tình yêu. Tên của ông đã được đưa vào danh sách Toà nhà danh vọng R&R (Rock and Roll Hall of Fame) năm 1992. Cash đã giành được 11 giải Grammy và 6 giải của Hiệp hội nhạc đồng quê. Cuốn tiểu sử Man in Black của ông, xuất bản năm 1975, bán được 1,5 triệu bản.
Ông được mệnh danh là ''lão trượng'' trong làng nhạc đồng quê - một nhạc sĩ tài năng xuất chúng. Là con trai một nông dân, Cash bắt đầu chơi guitar và viết nhạc năm 12 tuổi. Suốt những năm trung học, ông thường xuyên biểu diễn cho đài phát thanh KLCN tại Blytheville, Arkansas. Cash chuyển tới Detroit rồi làm việc tại đó cho tới khi trở thành người phụ trách kỹ thuật radio ở Đức. Ông lập gia đình với Vivian Liberto năm 1954; hai vợ chồng họ sống tại Memphis - nơi Cash kiếm sống bằng nghề bán thiết bị, dụng cụ.
Cùng với nghệ sĩ guitar Luther Perkins và tay bass Marshall Grant, Cash thu âm cho Sam PhillipsÆ Sun Records từ năm 1955. Năm 1958, Cash chuyển đến gần Ventura, California và ký hợp đồng với Columbia, giai đoạn này, ông bắt đầu sa đà vào rượu và ma tuý. Ông phát hành một số ca khúc rất thành công của thể loại pop và đồng quê như "Ring of Fire" (#1 pop, #1 C&W, 1963). Cuối năm 1965, Cash bị bắt giữ vì tội cố tình buôn lậu thuốc kích thích qua biên giới Mexico. Sau hàng loạt biến cố, vợ ông quyết định ly dị. Cash chuyển đến Nashville và kết bạn cùng Waylon Jennings.
Tại Nashville, Cash bắt đầu gặp gỡ và thân thiết với June Carter, người đã giúp ông từ bỏ ma tuý năm 1967. Đầu năm sau, hai người kết hôn và thường xuyên rất ''tâm đầu ý hợp'' trong công việc sáng tác. Kết quả là hàng loạt bài hát ra đời trong sự tán thưởng của người hâm mộ như "Jackson" (#2 C&W, 1967), "Long-Legged Guitar PickinÆ Man" (#6 C&W, 1967), bản phóng tác từ nhạc phẩm của Bob DylanÆs "It AinÆt Me, Babe" (#58 pop, #4 C&W, 1964) cũng như của Tim HardinÆs "If I Were a Carpenter" (#36 pap, #2 C&W, 1970).
Live album At Folsom Prison (#13) bán được hơn một triệu bản năm 1968. Bob Dylan đã quyết định mời Cash cùng song tấu ("Girl from the North Country"), bản thân Dylan cũng lần đầu tiên xuất hiện trong The Johnny Cash Show vào tháng 6/1969. Cùng năm đó, Johnny Cash at San Quentin trình làng và lập tức trở thành album bán chạy nhất của Cash, live LP thì giữ vững ngôi quán quân suốt bốn tuần liên tục.
Năm 1970 Cash được mời biểu diễn ở Nhà Trắng, một năm sau, ông cùng vợ là June Carter du lịch tới Israel rồi cùng thực hiện bộ phim tư liệu Gospel Road. Suốt thập niên 70, Johnny Cash tiếp tục đi lưu diễn đồng thời viết và thể hiện nhiều ca khúc thành công như "A Thing Called Love" (#2 C&W, 1972) hay "One Piece at a Time" (#1 C&W, 1976).
Cuối những năm 80, sự nghiệp âm nhạc của ông dần dần lắng xuống.
Là thành viên của Đại sảnh Vinh danh các nhạc sĩ Nashville (Cash sáng tác hơn 400 ca khúc) cũng như Đại sảnh Vinh danh dòng nhạc đồng quê, Cash được giới thiệu vào Đại sảnh Vinh danh dòng nhạc rock 'n' roll năm 1992
Grammy 2004 cũng là dịp tưởng nhớ đến Johnny Cash cùng với đạo diễn Mark Romanek được trao giải Video ca nhạc ngắn cho Hurt.
Tại lễ trao giải Quả cầu vàng 2006, Walk the line, bộ phim kể về cuộc đời Johnny Cash với người đẹp June Carter đã giành được những giải quan trọng nhất ... Walk The Line chiến thắng tại Quả Cầu Vàng với giải Phim ca kịch hay nhất, và hai giải Nam diễn viên xuất sắc nhất và Nữ diễn viên xuất sắc nhất đều thuộc về hai diễn viên chính của Walk The Line là Joaquin Phoenix và Reese Witherspoon Chuyện phim kể về cuộc đời thăng trầm của ca sĩ Johnny Cash với tuổi thơ bất hạnh. Johnny sống với một người bố nát rượu và một người anh tên là Jack. Hai anh em thương yêu nhau với niềm say mê là đi câu cá. Nhưng rồi bất hạnh lại một lần nữa giáng xuống cuộc sống của ba bố con khi định mệnh nghiệt ngã cướp mất tính mạng của Jack. Johnny (Joaquin Phoenix) lớn lên trong sự đay nghiến của người cha rượu chè. Anh tình nguyện tham gia quân đội và hoạt động tại Tây Đức. Chính từ đây Johnny bắt đầu nhận ra sở trường và tình yêu dành cho âm nhạc. Rời quân ngũ trở về nhà, Johnny kết hôn với Vivian (Ginnifer Goodwin) và làm nghề thợ cơ khí với cuộc sống đạm bạc. Anh vẫn trăn trở nuôi mộng làm ca sĩ và tập hợp một vài người bạn thành lập một ban nhạc. Họ lân la chơi tại các phòng trà, quầy bar trong vùng. Và cũng từ đây, Johnny đã yêu thầm June Carter (Reese Witherspoon), một cô ca sĩ phòng trà....
Hãy nghe những lời nói về ông...
Bob Dylan:
Tôi nhận được đề nghị nói lên lời vĩnh biệt với Johnny. Tôi nghĩ ngay đến ba chữ: "Cash is King," bởi vì đó là cách thể hiện cảm xúc của tôi. Thực sự trong tôi, Johnny mãi mãi là vì sao Bắc Đẩu; là một nghệ sĩ vĩ đại. Tôi gặp ông ấy vào những năm 62- 63. Trong những năm gần đây tôi không còn gặp nữa, nhưng tính cách của ông luôn ảnh hưởng lớn đến tôi.
Vào thập niên 60, không có nhiều phương tiện truyền thông riêng về lĩnh vực ca nhạc. Sing Out là tạp chí khá có tiếng. Chủ bút cho đăng những bài báo phản bác tôi vì xu hướng âm nhạc mà tôi theo đuổi. Jonny đã viết thư gửi tạp chí và yêu cầu để tôi được theo đuổi sự nghiệp ca hát. Đó là thời gian trước khi tôi gặp Johnny, và bài báo có ý nghĩa rất lớn với tôi. Tôi đã cất giữ nó tới tận bây giờ. Dĩ nhiên, tôi đã nghe danh ông từ trước. Vào những năm 55 - 56, nhạc phẩm "I Walk the Line" đựơc phát trên radio trong suốt mùa hè. Giọng ca thật mạnh mẽ và sâu lắng. Tôi thậm chí còn nhớ rằng mình bị cuốn hút thế nào.
Johnny đã viết nhiều ca khúc như thế, về những vùng đất được xem là có linh hồn và trái tim. Nếu muốn biết ý nghĩa của cái chết, chúng ta không cần quá nhiều triết lý, hãy nghe Man in Black. Với trí tưởng tượng kỳ diệu, ông dùng món quà này để diễn tả luật nhân quả của đời sống.
Ông thành đạt trên mọi lĩnh vực, ông sẽ không bao giờ chết hay bị lãng quên, thậm chí ngay cả trong những thế hệ mai sau.
Merle Haggard:
Tôi gặp Johnny năm 1963 tại Chicago. Tôi đang đứng dưới mái hiên, ông ấy đến bên tôi với một chai rượu dưới áo khoác và nói: "Haggard, cậu có muốn uống rượu không?" Đấy là câu đầu tiên ông đã nói với tôi. Tôi kính trọng ông từ rất lâu từ lúc được xem ông biểu diễn (1958) tại nhà tù San Quentin. Ông bị mất giọng do tối hôm trước đã hát nhiều ở Frisco và không thể hát hay; tôi nghĩ như thế, nhưng ông đã làm cho thính giả mê mẩn. Khi ông đi rồi, tất cả những người ở đây trở thành fan của Jonny Cash.
Rồi khi sự nghiệp của tôi bắt đầu đi lên, ông mời tôi tham dự một loạt chương trình biểu diễn ở ABC. Cash, June và tôi đang thảo luận về việc tôi sẽ làm gì trong show diễn, và ông ấy nói: "Haggard, hãy để tôi nói với mọi người rằng, anh đã từng là một tù nhân. Đó là biến cố lớn nhất xảy ra trong cuộc đời anh, và những điều nhỏ nhặt này sẽ chẳng bao giờ gây tổn thương cho anh cả. Khi anh nói lên sự thật thì người hâm mộ không quên anh." Tôi nói với ông ấy: "Có một quá khứ tù tội là một điều đáng xấu hổ. Điều đó sẽ làm hỏng tất cả." Nhưng ông ấy đã đúng - chính điều đó giúp tôi thành công.
Hai năm qua, Johnny Cash sống trong bệnh tật: nếu có thể tính cấp độ từ 1 đến 10, thì ông ấy ở vào khoảng độ 8 trong những năm cuối đời. Ông ấy chỉ nằm một chỗ, răng gần như rụng hết. Nhưng Cash vẫn luôn giữ vẻ bình thản trong mọi trường hợp.
Kris Kristofferson: Tôi là người giúp việc của ông trong hơn một năm tại phòng thu Columbia Records, và tôi đưa cho Johnny các bài hát tôi viết. Ông ấy không bao giờ cắt bỏ đoạn nào. Cash luôn khuyến khích tôi, thậm chí còn giữ những bài thơ của tôi trong ví. Đối với tôi, Johnny là một vị anh hùng.
Ông có rất nhiều điều cuốn hút tôi. Ông luôn khát khao vươn lên và giành quán quân trong nhiều bảng xếp hạng, điều mà không phải ai cũng làm được. Tôi nghĩ sức mạnh trong phong cách biểu diễn của ông xuất phát từ những cảm xúc của một con người có tâm hồn cao thượng, cũng là một kẻ "hoang dã" trong thế giới hiện thực này. Có thể thấy phong cách mạnh mẽ ấy trong bài I shot a man in Reno.
Bono:
Tôi nghĩ rằng Cash là một người có tín ngưỡng, bạn sẽ có cảm giác hầu hết thời gian của ông là sự im lặng. Và điều đó chỉ làm cho bạn thích Cash hơn mà thôi. Một ngày nào đó, tôi sẽ nói với mọi người rằng: "Chúng ta thật nhỏ bé so với Johnny Cash."
Bạn có biết ông ấy suýt bị giết bởi một con emu ngay trong trang trại của mình không? Ông ấy nói với tôi: "Con emu chuẩn bị kết liễu đời tôi. Tôi phải tự vệ bằng một cây gậy." Nhưng Cash không hề sợ hãi, ông đã cười khi kể về câu chuyện này. Johnny Cash đã qua đời khác hẳn với cú chết hụt do con emu gây nên. Chúng ta nên biết ơn điều này.
Al Gore:
Khi tôi được bầu vào Quốc hội cách đây hai mươi năm, trong quận của tôi có ngôi nhà của Johnny Cash. Khi tôi biết Johnny Cash, tôi rất thích nhạc của ông. Ông là người sâu sắc. Cash phải sống chung với bệnh tật nhưng ông luôn tìm một sức mạnh để chế ngự bản thân và vượt qua khó khăn. Cash tấm gương chống lại bệnh tật và cái chết. Cash quan tâm đến tình trạng xã hội và luôn muốn pháp luật phải bảo vệ người nghèo, người bất hạnh.
Theo cảm nhận của tôi, âm nhạc của Cash luôn mang một phong cách riêng biệt, mạnh mẽ. Nhạc của ông ấy sẽ dần đạt đến một tầm cao mới theo thời gian bởi nó là sự kết nối của tâm hồn người nghệ sĩ với cuộc sống.
Rick Rubin (nhà sản xuất, "American Recordings"):
Khi June qua đời, ông ấy quán xuyến hết công việc. Cash đã phải chống chọi với bệnh tật và có lúc còn cận kề cái chết. Nhưng ngày hôm sau, ông lại nói: "Tôi muốn trở lại làm việc, và tôi muốn làm việc mỗi ngày." Ông trở lại công việc sau khi June mất 3 ngày. Cash tâm sự: "Tôi không muốn làm điều mà mọi người làm khi họ mất người thân - tôi không muốn đi lang thang và tiêu tốn tiền bạc. Tôi muốn sáng tác nhạc và muốn làm việc đó tốt hơn nếu có thể. Đó là những gì June muốn tôi làm và đó cũng là những gì tôi muốn làm". Mấy ngày sau, ông thu âm liên tục và không còn đủ sức để hát.
Cả cuộc đợi ông là một chuỗi dài đấu tranh. Kể từ khi tôi cùng làm việc với ông, mười năm vừa qua hay nhiều hơn nữa, tôi nghĩ rằng ông luôn là người chiến thắng.
Jerry Lee Lewis: Tôi muốn quay trở lại chuyến lưu diễn đầu tiên của tôi với Johnny Cash vào năm 1956. Đó là tôi, ông và Carl Perkins, vào ngày thứ ba của chuyến lưu diễn vòng quanh Canada. Tất cả những gì tôi nhớ vào thời gian đó là một ông bầu vĩ đại: Johnny.
Một trong những điều "tức cười và lố bịch" nhất mà tôi và Johnny từng làm là... ăn trộm chiếc tivi trong khách sạn. Nó nhỏ xíu, được gắn trên tường, Johnny muốn đem về cho vợ, và tôi đã giúp anh ấy toại nguyện. Tôi làm điều đó vì chẳng thấy có lý do nào mà không hỗ trợ Johnny. Tôi hy vọng rằng, khi trái tim anh ấy ngừng đập, Johnny sẽ được gặp người mà ông yêu dấu.
Marty Stuart:
Tôi không cho rằng ông sợ bất cứ điều gì. Cash không sợ cái chết hay bệnh tật -- ông đã vượt qua tất cả. Tôi đã nhìn thấy ông đi đến phòng điều dưỡng Betty Ford sau khi bị thủng dạ dày. Ông trở lại với những người hâm mộ chỉ sau một viên thuốc giảm đau. Tôi nghĩ, ông chỉ sợ mất người thân. John hiểu rất rõ những sức mạnh đen tối.
Steve Earle:
Johnny Cash là một trong một số ít người viết thư cho tôi khi tôi nằm trong nhà giam. Ông gửi cho tôi rất nhiều thư động viên và nói rằng mọi người đang hy vọng vào tôi, rằng ông ấy và June đang cầu nguyện cho tôi. Tôi gặp ông một lần nữa khi giúp ông thực hiện phần nhạc thu cho Dead Man Walking. Khi tôi đến phòng thu, không có một ai ở đó ngoại trừ John và người phụ trách kỹ thuật. Tôi đi vào và chỉ có một cái giỏ đựng thức ăn để giữa bàn. Johnny nhìn lên và nói: "Steve, cậu có muốn ăn một miếng thịt trên chiếc bánh qui mà June làm sáng nay không? " Tôi đang rất đói, nên trả lời: "Vâng," và ông nói: "Tôi biết mà".
Chúng tôi không bàn về quá khứ đen tối của tôi. Chỉ mình Cash biết là tốt nhất nên gạt hết những điều riêng tư và chỉ nói đến món ăn ...
Mark Romanek (Video director, "Hurt" ):
Nỗi buồn trong tác phẩm của ông xuất phát từ cảm xúc thực sự - Johnny nói rằng, Hurt là một tác phẩm chống ma tuý hay nhất mà ông biết. Cảm xúc của bạn sẽ dâng lên mãnh liệt khi bạn gặp hình ảnh ông rót rượu vang ra bàn hoặc bắt đầu khóc khi chứng kiến cái chết của những người nghiện ma tuý.
Trong studio, khi chúng tôi kêu lên "Cut!", thì một Johnny Cash mạnh mẽ, tươi cười và khác biệt xuất hiện. Khi chúng tôi thực hiện cảnh quay với chiếc piano, Cash bất ngờ lên tiếng: "Có lẽ mọi người sẽ thấy June khoả thân và khiêu vũ trên cây đàn này". Và June nói: "Trời, John!". Ông luôn khôi hài với June, luôn dành cho cô tình yêu mãnh liệt.
Một tuần sau khi qua đời ở tuổi 71, huyền thoại nhạc đồng quê giành được hàng loạt giải thưởng của Americana Music Awards với các danh hiệu: "nghệ sĩ xuất sắc", "bài hát hay nhất" và "album hay nhất" năm 2003. Nghệ sĩ quá cố cũng nhận được vinh dự lớn khi album American IV: The Man Comes Around của ông lọt vào danh sách đĩa nhạc của năm.
Ngôi sao ca nhạc Mỹ sinh ngày 26/2/1932 tại Kingsland, Arkansas. Sự nghiệp của ông kéo dài 5 thập kỷ với hơn 40 album và 1.500 ca khúc. Các bài ca của Cash nói về sự áp bức, những điều bị lãng quên, nỗi đau của con người trong cuộc sống và tình yêu. Tên của ông đã được đưa vào danh sách Toà nhà danh vọng R&R (Rock and Roll Hall of Fame) năm 1992. Cash đã giành được 11 giải Grammy và 6 giải của Hiệp hội nhạc đồng quê. Cuốn tiểu sử Man in Black của ông, xuất bản năm 1975, bán được 1,5 triệu bản.
Ông được mệnh danh là ''lão trượng'' trong làng nhạc đồng quê - một nhạc sĩ tài năng xuất chúng. Là con trai một nông dân, Cash bắt đầu chơi guitar và viết nhạc năm 12 tuổi. Suốt những năm trung học, ông thường xuyên biểu diễn cho đài phát thanh KLCN tại Blytheville, Arkansas. Cash chuyển tới Detroit rồi làm việc tại đó cho tới khi trở thành người phụ trách kỹ thuật radio ở Đức. Ông lập gia đình với Vivian Liberto năm 1954; hai vợ chồng họ sống tại Memphis - nơi Cash kiếm sống bằng nghề bán thiết bị, dụng cụ.
Cùng với nghệ sĩ guitar Luther Perkins và tay bass Marshall Grant, Cash thu âm cho Sam PhillipsÆ Sun Records từ năm 1955. Năm 1958, Cash chuyển đến gần Ventura, California và ký hợp đồng với Columbia, giai đoạn này, ông bắt đầu sa đà vào rượu và ma tuý. Ông phát hành một số ca khúc rất thành công của thể loại pop và đồng quê như "Ring of Fire" (#1 pop, #1 C&W, 1963). Cuối năm 1965, Cash bị bắt giữ vì tội cố tình buôn lậu thuốc kích thích qua biên giới Mexico. Sau hàng loạt biến cố, vợ ông quyết định ly dị. Cash chuyển đến Nashville và kết bạn cùng Waylon Jennings.
Tại Nashville, Cash bắt đầu gặp gỡ và thân thiết với June Carter, người đã giúp ông từ bỏ ma tuý năm 1967. Đầu năm sau, hai người kết hôn và thường xuyên rất ''tâm đầu ý hợp'' trong công việc sáng tác. Kết quả là hàng loạt bài hát ra đời trong sự tán thưởng của người hâm mộ như "Jackson" (#2 C&W, 1967), "Long-Legged Guitar PickinÆ Man" (#6 C&W, 1967), bản phóng tác từ nhạc phẩm của Bob DylanÆs "It AinÆt Me, Babe" (#58 pop, #4 C&W, 1964) cũng như của Tim HardinÆs "If I Were a Carpenter" (#36 pap, #2 C&W, 1970).
Live album At Folsom Prison (#13) bán được hơn một triệu bản năm 1968. Bob Dylan đã quyết định mời Cash cùng song tấu ("Girl from the North Country"), bản thân Dylan cũng lần đầu tiên xuất hiện trong The Johnny Cash Show vào tháng 6/1969. Cùng năm đó, Johnny Cash at San Quentin trình làng và lập tức trở thành album bán chạy nhất của Cash, live LP thì giữ vững ngôi quán quân suốt bốn tuần liên tục.
Năm 1970 Cash được mời biểu diễn ở Nhà Trắng, một năm sau, ông cùng vợ là June Carter du lịch tới Israel rồi cùng thực hiện bộ phim tư liệu Gospel Road. Suốt thập niên 70, Johnny Cash tiếp tục đi lưu diễn đồng thời viết và thể hiện nhiều ca khúc thành công như "A Thing Called Love" (#2 C&W, 1972) hay "One Piece at a Time" (#1 C&W, 1976).
Cuối những năm 80, sự nghiệp âm nhạc của ông dần dần lắng xuống.
Là thành viên của Đại sảnh Vinh danh các nhạc sĩ Nashville (Cash sáng tác hơn 400 ca khúc) cũng như Đại sảnh Vinh danh dòng nhạc đồng quê, Cash được giới thiệu vào Đại sảnh Vinh danh dòng nhạc rock 'n' roll năm 1992
Grammy 2004 cũng là dịp tưởng nhớ đến Johnny Cash cùng với đạo diễn Mark Romanek được trao giải Video ca nhạc ngắn cho Hurt.
Tại lễ trao giải Quả cầu vàng 2006, Walk the line, bộ phim kể về cuộc đời Johnny Cash với người đẹp June Carter đã giành được những giải quan trọng nhất ... Walk The Line chiến thắng tại Quả Cầu Vàng với giải Phim ca kịch hay nhất, và hai giải Nam diễn viên xuất sắc nhất và Nữ diễn viên xuất sắc nhất đều thuộc về hai diễn viên chính của Walk The Line là Joaquin Phoenix và Reese Witherspoon Chuyện phim kể về cuộc đời thăng trầm của ca sĩ Johnny Cash với tuổi thơ bất hạnh. Johnny sống với một người bố nát rượu và một người anh tên là Jack. Hai anh em thương yêu nhau với niềm say mê là đi câu cá. Nhưng rồi bất hạnh lại một lần nữa giáng xuống cuộc sống của ba bố con khi định mệnh nghiệt ngã cướp mất tính mạng của Jack. Johnny (Joaquin Phoenix) lớn lên trong sự đay nghiến của người cha rượu chè. Anh tình nguyện tham gia quân đội và hoạt động tại Tây Đức. Chính từ đây Johnny bắt đầu nhận ra sở trường và tình yêu dành cho âm nhạc. Rời quân ngũ trở về nhà, Johnny kết hôn với Vivian (Ginnifer Goodwin) và làm nghề thợ cơ khí với cuộc sống đạm bạc. Anh vẫn trăn trở nuôi mộng làm ca sĩ và tập hợp một vài người bạn thành lập một ban nhạc. Họ lân la chơi tại các phòng trà, quầy bar trong vùng. Và cũng từ đây, Johnny đã yêu thầm June Carter (Reese Witherspoon), một cô ca sĩ phòng trà....
Hãy nghe những lời nói về ông...
Bob Dylan:
Tôi nhận được đề nghị nói lên lời vĩnh biệt với Johnny. Tôi nghĩ ngay đến ba chữ: "Cash is King," bởi vì đó là cách thể hiện cảm xúc của tôi. Thực sự trong tôi, Johnny mãi mãi là vì sao Bắc Đẩu; là một nghệ sĩ vĩ đại. Tôi gặp ông ấy vào những năm 62- 63. Trong những năm gần đây tôi không còn gặp nữa, nhưng tính cách của ông luôn ảnh hưởng lớn đến tôi.
Vào thập niên 60, không có nhiều phương tiện truyền thông riêng về lĩnh vực ca nhạc. Sing Out là tạp chí khá có tiếng. Chủ bút cho đăng những bài báo phản bác tôi vì xu hướng âm nhạc mà tôi theo đuổi. Jonny đã viết thư gửi tạp chí và yêu cầu để tôi được theo đuổi sự nghiệp ca hát. Đó là thời gian trước khi tôi gặp Johnny, và bài báo có ý nghĩa rất lớn với tôi. Tôi đã cất giữ nó tới tận bây giờ. Dĩ nhiên, tôi đã nghe danh ông từ trước. Vào những năm 55 - 56, nhạc phẩm "I Walk the Line" đựơc phát trên radio trong suốt mùa hè. Giọng ca thật mạnh mẽ và sâu lắng. Tôi thậm chí còn nhớ rằng mình bị cuốn hút thế nào.
Johnny đã viết nhiều ca khúc như thế, về những vùng đất được xem là có linh hồn và trái tim. Nếu muốn biết ý nghĩa của cái chết, chúng ta không cần quá nhiều triết lý, hãy nghe Man in Black. Với trí tưởng tượng kỳ diệu, ông dùng món quà này để diễn tả luật nhân quả của đời sống.
Ông thành đạt trên mọi lĩnh vực, ông sẽ không bao giờ chết hay bị lãng quên, thậm chí ngay cả trong những thế hệ mai sau.
Merle Haggard:
Tôi gặp Johnny năm 1963 tại Chicago. Tôi đang đứng dưới mái hiên, ông ấy đến bên tôi với một chai rượu dưới áo khoác và nói: "Haggard, cậu có muốn uống rượu không?" Đấy là câu đầu tiên ông đã nói với tôi. Tôi kính trọng ông từ rất lâu từ lúc được xem ông biểu diễn (1958) tại nhà tù San Quentin. Ông bị mất giọng do tối hôm trước đã hát nhiều ở Frisco và không thể hát hay; tôi nghĩ như thế, nhưng ông đã làm cho thính giả mê mẩn. Khi ông đi rồi, tất cả những người ở đây trở thành fan của Jonny Cash.
Rồi khi sự nghiệp của tôi bắt đầu đi lên, ông mời tôi tham dự một loạt chương trình biểu diễn ở ABC. Cash, June và tôi đang thảo luận về việc tôi sẽ làm gì trong show diễn, và ông ấy nói: "Haggard, hãy để tôi nói với mọi người rằng, anh đã từng là một tù nhân. Đó là biến cố lớn nhất xảy ra trong cuộc đời anh, và những điều nhỏ nhặt này sẽ chẳng bao giờ gây tổn thương cho anh cả. Khi anh nói lên sự thật thì người hâm mộ không quên anh." Tôi nói với ông ấy: "Có một quá khứ tù tội là một điều đáng xấu hổ. Điều đó sẽ làm hỏng tất cả." Nhưng ông ấy đã đúng - chính điều đó giúp tôi thành công.
Hai năm qua, Johnny Cash sống trong bệnh tật: nếu có thể tính cấp độ từ 1 đến 10, thì ông ấy ở vào khoảng độ 8 trong những năm cuối đời. Ông ấy chỉ nằm một chỗ, răng gần như rụng hết. Nhưng Cash vẫn luôn giữ vẻ bình thản trong mọi trường hợp.
Kris Kristofferson: Tôi là người giúp việc của ông trong hơn một năm tại phòng thu Columbia Records, và tôi đưa cho Johnny các bài hát tôi viết. Ông ấy không bao giờ cắt bỏ đoạn nào. Cash luôn khuyến khích tôi, thậm chí còn giữ những bài thơ của tôi trong ví. Đối với tôi, Johnny là một vị anh hùng.
Ông có rất nhiều điều cuốn hút tôi. Ông luôn khát khao vươn lên và giành quán quân trong nhiều bảng xếp hạng, điều mà không phải ai cũng làm được. Tôi nghĩ sức mạnh trong phong cách biểu diễn của ông xuất phát từ những cảm xúc của một con người có tâm hồn cao thượng, cũng là một kẻ "hoang dã" trong thế giới hiện thực này. Có thể thấy phong cách mạnh mẽ ấy trong bài I shot a man in Reno.
Bono:
Tôi nghĩ rằng Cash là một người có tín ngưỡng, bạn sẽ có cảm giác hầu hết thời gian của ông là sự im lặng. Và điều đó chỉ làm cho bạn thích Cash hơn mà thôi. Một ngày nào đó, tôi sẽ nói với mọi người rằng: "Chúng ta thật nhỏ bé so với Johnny Cash."
Bạn có biết ông ấy suýt bị giết bởi một con emu ngay trong trang trại của mình không? Ông ấy nói với tôi: "Con emu chuẩn bị kết liễu đời tôi. Tôi phải tự vệ bằng một cây gậy." Nhưng Cash không hề sợ hãi, ông đã cười khi kể về câu chuyện này. Johnny Cash đã qua đời khác hẳn với cú chết hụt do con emu gây nên. Chúng ta nên biết ơn điều này.
Al Gore:
Khi tôi được bầu vào Quốc hội cách đây hai mươi năm, trong quận của tôi có ngôi nhà của Johnny Cash. Khi tôi biết Johnny Cash, tôi rất thích nhạc của ông. Ông là người sâu sắc. Cash phải sống chung với bệnh tật nhưng ông luôn tìm một sức mạnh để chế ngự bản thân và vượt qua khó khăn. Cash tấm gương chống lại bệnh tật và cái chết. Cash quan tâm đến tình trạng xã hội và luôn muốn pháp luật phải bảo vệ người nghèo, người bất hạnh.
Theo cảm nhận của tôi, âm nhạc của Cash luôn mang một phong cách riêng biệt, mạnh mẽ. Nhạc của ông ấy sẽ dần đạt đến một tầm cao mới theo thời gian bởi nó là sự kết nối của tâm hồn người nghệ sĩ với cuộc sống.
Rick Rubin (nhà sản xuất, "American Recordings"):
Khi June qua đời, ông ấy quán xuyến hết công việc. Cash đã phải chống chọi với bệnh tật và có lúc còn cận kề cái chết. Nhưng ngày hôm sau, ông lại nói: "Tôi muốn trở lại làm việc, và tôi muốn làm việc mỗi ngày." Ông trở lại công việc sau khi June mất 3 ngày. Cash tâm sự: "Tôi không muốn làm điều mà mọi người làm khi họ mất người thân - tôi không muốn đi lang thang và tiêu tốn tiền bạc. Tôi muốn sáng tác nhạc và muốn làm việc đó tốt hơn nếu có thể. Đó là những gì June muốn tôi làm và đó cũng là những gì tôi muốn làm". Mấy ngày sau, ông thu âm liên tục và không còn đủ sức để hát.
Cả cuộc đợi ông là một chuỗi dài đấu tranh. Kể từ khi tôi cùng làm việc với ông, mười năm vừa qua hay nhiều hơn nữa, tôi nghĩ rằng ông luôn là người chiến thắng.
Jerry Lee Lewis: Tôi muốn quay trở lại chuyến lưu diễn đầu tiên của tôi với Johnny Cash vào năm 1956. Đó là tôi, ông và Carl Perkins, vào ngày thứ ba của chuyến lưu diễn vòng quanh Canada. Tất cả những gì tôi nhớ vào thời gian đó là một ông bầu vĩ đại: Johnny.
Một trong những điều "tức cười và lố bịch" nhất mà tôi và Johnny từng làm là... ăn trộm chiếc tivi trong khách sạn. Nó nhỏ xíu, được gắn trên tường, Johnny muốn đem về cho vợ, và tôi đã giúp anh ấy toại nguyện. Tôi làm điều đó vì chẳng thấy có lý do nào mà không hỗ trợ Johnny. Tôi hy vọng rằng, khi trái tim anh ấy ngừng đập, Johnny sẽ được gặp người mà ông yêu dấu.
Marty Stuart:
Tôi không cho rằng ông sợ bất cứ điều gì. Cash không sợ cái chết hay bệnh tật -- ông đã vượt qua tất cả. Tôi đã nhìn thấy ông đi đến phòng điều dưỡng Betty Ford sau khi bị thủng dạ dày. Ông trở lại với những người hâm mộ chỉ sau một viên thuốc giảm đau. Tôi nghĩ, ông chỉ sợ mất người thân. John hiểu rất rõ những sức mạnh đen tối.
Steve Earle:
Johnny Cash là một trong một số ít người viết thư cho tôi khi tôi nằm trong nhà giam. Ông gửi cho tôi rất nhiều thư động viên và nói rằng mọi người đang hy vọng vào tôi, rằng ông ấy và June đang cầu nguyện cho tôi. Tôi gặp ông một lần nữa khi giúp ông thực hiện phần nhạc thu cho Dead Man Walking. Khi tôi đến phòng thu, không có một ai ở đó ngoại trừ John và người phụ trách kỹ thuật. Tôi đi vào và chỉ có một cái giỏ đựng thức ăn để giữa bàn. Johnny nhìn lên và nói: "Steve, cậu có muốn ăn một miếng thịt trên chiếc bánh qui mà June làm sáng nay không? " Tôi đang rất đói, nên trả lời: "Vâng," và ông nói: "Tôi biết mà".
Chúng tôi không bàn về quá khứ đen tối của tôi. Chỉ mình Cash biết là tốt nhất nên gạt hết những điều riêng tư và chỉ nói đến món ăn ...
Mark Romanek (Video director, "Hurt" ):
Nỗi buồn trong tác phẩm của ông xuất phát từ cảm xúc thực sự - Johnny nói rằng, Hurt là một tác phẩm chống ma tuý hay nhất mà ông biết. Cảm xúc của bạn sẽ dâng lên mãnh liệt khi bạn gặp hình ảnh ông rót rượu vang ra bàn hoặc bắt đầu khóc khi chứng kiến cái chết của những người nghiện ma tuý.
Trong studio, khi chúng tôi kêu lên "Cut!", thì một Johnny Cash mạnh mẽ, tươi cười và khác biệt xuất hiện. Khi chúng tôi thực hiện cảnh quay với chiếc piano, Cash bất ngờ lên tiếng: "Có lẽ mọi người sẽ thấy June khoả thân và khiêu vũ trên cây đàn này". Và June nói: "Trời, John!". Ông luôn khôi hài với June, luôn dành cho cô tình yêu mãnh liệt.
Tổng hợp từ Internet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét