Trịnh Công Sơn viết: “Khi bạn hát một bản tình ca là bạn muốn
hát về cuộc tình của mình. Hãy hát đi đừng e ngại, dù hạnh phúc hay dở dang thì
cuộc tình ấy cũng là một phần máu thịt của mình rồi”.
Khi hát tình ca của Trịnh Công Sơn, ta thấy lòng mình như mở ra, tuôn chảy, dịu vơi đi những gì đã lâu rồi nằm trong hồn sâu ẩn ức. Ngôn ngữ, ca từ, tiết tấu, giai điệu của nhạc Trịnh Công Sơn mang trong nó quyền năng của một phép màu để giải phóng cõi vô ngôn. Chẳng có triết lí gì phức tạp trong nhạc Trịnh như nhiều người lầm tưởng.
Nhạc Trịnh chỉ nói về cái mênh mang của tình yêu, cái mong manh của đời người, cái đắng cay của thân phận và quê hương. Điều này thể hiện rất nhiều qua ngôn ngữ độc đáo của Trịnh Công Sơn : Khói trời mênh mang, Đoá hoa vô thường, Yêu dấu tan theo, Lời thiên thu gọi, Chiếc lá thu phai, Thế kỉ tàn phai, Một cõi đi về, Tôi ơi đừng tuyệt vọng... Trịnh công Sơn chỉ là một nghệ sĩ , bởi vì ca từ và ý tưởng quá độc đáo nên nhiều người lầm tưởng ông là một triết gia.
Khi hát tình ca của Trịnh Công Sơn, ta thấy lòng mình như mở ra, tuôn chảy, dịu vơi đi những gì đã lâu rồi nằm trong hồn sâu ẩn ức. Ngôn ngữ, ca từ, tiết tấu, giai điệu của nhạc Trịnh Công Sơn mang trong nó quyền năng của một phép màu để giải phóng cõi vô ngôn. Chẳng có triết lí gì phức tạp trong nhạc Trịnh như nhiều người lầm tưởng.
Nhạc Trịnh chỉ nói về cái mênh mang của tình yêu, cái mong manh của đời người, cái đắng cay của thân phận và quê hương. Điều này thể hiện rất nhiều qua ngôn ngữ độc đáo của Trịnh Công Sơn : Khói trời mênh mang, Đoá hoa vô thường, Yêu dấu tan theo, Lời thiên thu gọi, Chiếc lá thu phai, Thế kỉ tàn phai, Một cõi đi về, Tôi ơi đừng tuyệt vọng... Trịnh công Sơn chỉ là một nghệ sĩ , bởi vì ca từ và ý tưởng quá độc đáo nên nhiều người lầm tưởng ông là một triết gia.
Chiều một mình qua phố
Tình ca của Trịnh Công Sơn thì khó có người không mê thích.
Trong lịch sử văn học và thi ca Việt Nam sau Nguyễn Du, Trịnh công Sơn là người
làm cho tiếng Việt thoát xác thăng hoa để mang lại những hương sắc dị kì, Trịnh
Công Sơn là một trong những người biết dùng ngôn ngữ Việt để thâm nhập vô thức
con người. Có những ngôn từ rất lạ lùng khó hiểu mà Trịnh Công Sơn sử dụng lúc
xuất thần, ngày nay lại được cộng đồng chấp nhận và sử dụng một cách vô thức
trong văn học.
Rất ít người không thích Tình ca Trịnh Công Sơn. Nếu có thì, có lẽ đó là những người không biết gì về cái vô thường, những người chưa cảm nhận được cái phù du mong manh, hoặc những người sinh ra sau chiến tranh, lớn lên trong xã hội thực dụng hôm nay, không biết đến suối nguồn nơi xuất phát tình yêu, cho nên nhạc Trịnh Công Sơn không đủ sức mạnh làm mềm những trái tim đó.
Rất ít người không thích Tình ca Trịnh Công Sơn. Nếu có thì, có lẽ đó là những người không biết gì về cái vô thường, những người chưa cảm nhận được cái phù du mong manh, hoặc những người sinh ra sau chiến tranh, lớn lên trong xã hội thực dụng hôm nay, không biết đến suối nguồn nơi xuất phát tình yêu, cho nên nhạc Trịnh Công Sơn không đủ sức mạnh làm mềm những trái tim đó.
Trịnh Công Sơn dâng hiến cho đời một gia tài âm nhạc đồ sộ, mặc dù chưa mang
tính chân lí, nhưng đó là một nổ lực vươn tay về chân lí. Khi nghe nhạc Trịnh
Công Sơn, sẽ có một giây phút nào đó cảm nhận cái vô thường của không gian, cái
vĩnh hằng của thời gian, cái mạnh mẽ của tình yêu, cái đẹp của lòng bao dung...
Tôi nghĩ chỉ chừng đó thôi cũng đủ để cám ơn nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rồi.
Vài dòng để cám ơn những âm thanh, những giai điệu đẹp đẽ lạ kì mà ông đã cống
hiến cho thế gian, và trong đó cho cả cuộc đời tôi nữa. Để xin lỗi cho chính
tôi về những ngày tháng đã qua khi trong tôi còn có quá nhiều phẫn nộ tầm thường,
như ông đã từng nói: “..tôi nhìn đất trời để học lòng bao dung, nhìn đường đi
của kiến để viết về lòng nhẫn nhục. Sông vẫn chảy đời sông. Suối vẫn trôi đời
suối. Đời người cũng để sống, hãy thả trôi đi những tị hiềm ... ”.
Tình khúc Trịnh Công Sơn
Về nhạc của Trịnh Công Sơn, đã có nhiều bài viết, nếu chỉ nói một từ, bạn sẽ
nói gì?
Vẫn Thấy Bên Đời Còn Có Em
Bao trùm trong tất cả những sáng tác của Trịnh Công Sơn chỉ đơn giản là một chữ
"YÊU". Đó là nỗi niềm yêu đời, yêu người, và yêu cả những thứ
"mà không đáng được yêu". Phải chăng những lần ông viết là viết cho tất
cả tình yêu của nhân gian? Nghe nhạc của ông, đôi khi buồn vui theo từng câu
hát bởi nhạc của ông là những câu hát ngân lên từ khúc tơ lòng.
Nghe nhạc ông để thấy rằng khi biết yêu một ai đó, lòng ta sẽ trở nên thánh thiện hơn: "Yêu em yêu luôn tình phụ, yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ". Nghe, để tự dặn lòng mình, khi sống cần phải biết yêu thương tất cả những gì quanh ta bởi một lẽ rất đơn giản: "Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ". Nghe, để hiểu rằng những thứ hoang sơ tầm thường như sỏi đá mà "cũng cần có nhau"...
Nghe nhạc ông để thấy rằng khi biết yêu một ai đó, lòng ta sẽ trở nên thánh thiện hơn: "Yêu em yêu luôn tình phụ, yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ". Nghe, để tự dặn lòng mình, khi sống cần phải biết yêu thương tất cả những gì quanh ta bởi một lẽ rất đơn giản: "Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ". Nghe, để hiểu rằng những thứ hoang sơ tầm thường như sỏi đá mà "cũng cần có nhau"...
Để nói về Trịnh Công Sơn thì chẳng biết nói bao nhiêu từ cho đủ có lẽ tôi dùng
từ "AN ỦI" sẽ là thích hơp nhất chăng?. Cám ơn ông đã nói hộ mình những
điều khó nói nhất, cám ơn ông đã vỗ về an ủi cuộc đời trong những lúc hân hoan
hạnh phúc cũng như những lúc sầu thảm bất hạnh. Ông đã cho tôi biết được trời đất
và biết tôi để giữ được lòng thanh thản trên chuyến hành hương trong cuộc đời
này
Hay đó là "VÔ THƯỜNG", nghe nhạc Trịnh, người ta có cảm giác không thể diễn đạt hết, không nắm bắt hết tình ý của lời ca tiếng nhạc. Nhạc Trịnh khơi gợi muôn ngàn xúc cảm khác nhau, mỗi lần nghe là một trải nghiệm mới mẻ.... Ông từng thấy "cõi vô thường", tìm kiếm "đóa hoa vô thường"... thì với nhạc của ông xin dùng từ "VÔ THƯỜNG" mà tưởng nhớ vậy!
"THƠ", nhạc Trịnh rất thơ, lời nhạc tuôn ra như suối thơ, ngọt ngào và mượt mà, những câu thơ dịu dàng, thấm đẫm suy tư cho đời, cho người, có những lúc thơ hồn nhiên tinh nghịch như một đứa trẻ mới lớn, có lúc lại đằm thằm sâu sắc như một thiếu phụ, đủ mọi cung bậc của tình cảm, cảm xúc con người, đong đầy trong từng nốt nhạc, đọng lại trong từng lời ca!
Một từ nữa cho nhạc Trịnh Công Sơn, có lẽ, là từ "NỢ". Cả đời ông đi "vay" và "trả" nợ: Nợ cuộc đời, nợ tình yêu ...Tôi nghe nhạc Trịnh thấy ông viết về cảm xúc này khá nhiều : "Xin trả nợ người", "Cho đời chút ơn", "Để gió cuốn đi"... Ông luôn "vay nợ" tình yêu từ mọi người, mọi thân phận, mọi sự vật, thậm chí đến cả cỏ cây. Rồi ngược lại đến phiên ông lại phung phí cảm xúc trải ra với đời, để cuối cùng "nợ lại lần này trong cõi đời nhau" ...
Hay đó là "VÔ THƯỜNG", nghe nhạc Trịnh, người ta có cảm giác không thể diễn đạt hết, không nắm bắt hết tình ý của lời ca tiếng nhạc. Nhạc Trịnh khơi gợi muôn ngàn xúc cảm khác nhau, mỗi lần nghe là một trải nghiệm mới mẻ.... Ông từng thấy "cõi vô thường", tìm kiếm "đóa hoa vô thường"... thì với nhạc của ông xin dùng từ "VÔ THƯỜNG" mà tưởng nhớ vậy!
"THƠ", nhạc Trịnh rất thơ, lời nhạc tuôn ra như suối thơ, ngọt ngào và mượt mà, những câu thơ dịu dàng, thấm đẫm suy tư cho đời, cho người, có những lúc thơ hồn nhiên tinh nghịch như một đứa trẻ mới lớn, có lúc lại đằm thằm sâu sắc như một thiếu phụ, đủ mọi cung bậc của tình cảm, cảm xúc con người, đong đầy trong từng nốt nhạc, đọng lại trong từng lời ca!
Một từ nữa cho nhạc Trịnh Công Sơn, có lẽ, là từ "NỢ". Cả đời ông đi "vay" và "trả" nợ: Nợ cuộc đời, nợ tình yêu ...Tôi nghe nhạc Trịnh thấy ông viết về cảm xúc này khá nhiều : "Xin trả nợ người", "Cho đời chút ơn", "Để gió cuốn đi"... Ông luôn "vay nợ" tình yêu từ mọi người, mọi thân phận, mọi sự vật, thậm chí đến cả cỏ cây. Rồi ngược lại đến phiên ông lại phung phí cảm xúc trải ra với đời, để cuối cùng "nợ lại lần này trong cõi đời nhau" ...
Biển Nhớ - Hồng Nhung
Như Cánh Vạc Bay - Thu Phương
“Bởi vì ở ông Trịnh Công Sơn, điều vĩ đại nhất, vĩ đại hơn cả những tác phẩm của
ông là nhân cách, nhân phẩm của ông. Ông là người duy nhất đã sống trong cuộc đời
này với một tấm lòng không thù hận” - (Khánh Ly).
Ông nói: “Ca khúc là đời sống thứ hai sau cái thân thể mà cha mẹ đã sinh
thành”. “Trên mảnh đất nhỏ nhắn này tôi tìm thấy tự do và tôi nghĩ rằng ở đây,
tôi có thể bày tỏ được với người khác về những niềm vui, nỗi buồn của cuộc sống”.
Để rồi từ đó ông luôn ước mơ và cật lực thực hiện cho cái ước mơ “một ngày nào
đó trên hành tinh này tiếng hát sẽ được trả về với vẻ đẹp thuần khiết của nó.
Đó là tiếng hát bay qua các lục địa, các đại dương, mang trong lòng nó tình yêu
và tình nhân ái”.
“Một ngày tiếng nói âu lo ra đời, nụ cười vội cất cánh bay. Một đời với những
chen đua lâu dài, người người còn tiếp nối người.” - Trịnh Công Sơn.
Tuyển tập Guitar Trịnh Công Sơn | the best song
of Trinh
Saxophone tuyển tập Trịnh Công Sơn | The best
song of
Chiều Một Mình Qua Phố - Trịnh công Sơn - Khánh
Ly -
Guitar nhạc tiền chiến vô thường hay nhất 2014
Tuyển tập Guitar Trịnh Công Sơn | the best song
of Trinh
Saxophone tuyển tập Trịnh Công Sơn | The best
song of
Chiều Một Mình Qua Phố - Trịnh công Sơn - Khánh
Ly -
Mix - Chieu 1 minh qua pho-Trinh Cong Son
Guitar nhạc tiền chiến vô thường hay nhất 2014
Nguyễn Ngọc Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét