Khi Tử Kì lâm bệnh chết, Bá Nha chỉ gẩy đàn thêm một lần duy
nhất trước mộ người tri âm rồi đập đàn vào tảng đá, không bao giờ cầm đến cây
đàn nữa.
Cao sơn lưu thủy - Bá Nha
Nghệ sĩ: Quản Bình Hồ
Tinh hoa nhân loại
Đàn cổ cầm (Gu Qin) đã được Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Ban đầu đàn có tên là Dao Cầm, gồm 5 dây: Cung – Thương – Dốc – Chủy – Vũ, sau thêm hai dây Văn – Võ, nên còn gọi là Thất huyền cầm (tức đàn 7 dây).
Cổ cầm ngày càng có ít người học, nhưng những người yêu thích thì không ai không biết đến “Thập đại kiệt tác cổ cầm Trung Hoa” với Cao sơn lưu thủy, Quảng lăng tản cầm khúc, Bình sa lạc nhạn, Thập diện mai phục, Ngư tiều vấn đáp, Tịch dương tiêu cổ, Hán cung thu nguyệt, Mai hoa tam lộng, Dương xuân bạch tuyết và Hồ gia thập bát phách. Mỗi một khúc nhạc đều gắn liền với một điển tích khác nhau.
Đàn cổ cầm (Gu Qin) đã được Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Ban đầu đàn có tên là Dao Cầm, gồm 5 dây: Cung – Thương – Dốc – Chủy – Vũ, sau thêm hai dây Văn – Võ, nên còn gọi là Thất huyền cầm (tức đàn 7 dây).
Cổ cầm ngày càng có ít người học, nhưng những người yêu thích thì không ai không biết đến “Thập đại kiệt tác cổ cầm Trung Hoa” với Cao sơn lưu thủy, Quảng lăng tản cầm khúc, Bình sa lạc nhạn, Thập diện mai phục, Ngư tiều vấn đáp, Tịch dương tiêu cổ, Hán cung thu nguyệt, Mai hoa tam lộng, Dương xuân bạch tuyết và Hồ gia thập bát phách. Mỗi một khúc nhạc đều gắn liền với một điển tích khác nhau.
Đàn Cổ cầm. Ảnh: sztuka.chinese.p
Trong “Thập đại kiệt tác” ấy, khúc nhạc gây ấn tượng cho nhiều người nhất là
“Cao sơn lưu thủy” (高山流水). Khúc nhạc được danh cầm Quản Bình Hồ (1879 - 1967) -
người chơi đàn Cổ cầm hay nhất thế kỷ 20 chơi. Bản nhạc cũng được thu băng và gửi
vào vũ trụ, coi như là tinh hoa của nhân loại.
Tình tri kỉ Bá Nha - Tử Kì
“Cao sơn lưu thủy” gắn liền với điển tích Sở Bá Nha- Chung Tử Kì. Tương truyền,
hơn hai nghìn năm trước Bá Nha hay đàn bản “Cao sơn lưu thủy”, nhưng chỉ có một
mình Chung Tử Kì biết thưởng thức. Một lần Bá Nha gảy đàn, lòng nhớ tới núi
cao, Tử Kì liền bảo “Thiện tại hồ cổ cầm, nguy nguy hồ nhược Thái Sơn” (Đánh
đàn hay thay, vòi vọi tựa Thái Sơn). Đến lúc Bá Nha nghĩ đến vực sâu, Tử Kì nhận
ngay ra rằng “Đăng đăng hồ nhược lưu thủy” (Cuồn cuộn như nước chảy).
Khi Tử Kì lâm bệnh chết, Bá Nha chỉ gẩy đàn thêm một lần duy nhất trước mộ người
tri âm rồi đập đàn vào tảng đá, không bao giờ cầm đến cây đàn nữa.
Bản “Cao sơn lưu thủy” lưu truyền ngày nay chủ yếu là bản do Xuyên Phái đời
Thanh gia công và phát triển, được Đường Di Minh đời nhà Thanh ghi lại trong
“Thiên văn các cầm phổ” (năm 1876). Ông đã hết sức phát huy các thủ pháp cổn,
phất, xước, chú, khiến hình tượng núi cao, nước chảy thêm rạng rỡ, nên mới có
danh xưng “Thất thập nhị cổn phất lưu thủy”.
Bản nhạc này được phân thành 9 đoạn và một vĩ thanh, cụ thể là 4 bộ phận lớn:
khởi, thừa, chuyển hợp. Phần khởi (đoạn 1 đến đoạn 3), thông qua giai điệu thâm
trầm, hồn hậu, uyển chuyển và âm bội sáng rõ, đã biểu hiện được những cảnh tượng
kì diệu của núi cao trùng điệp, suối chảy khe sâu một cách rõ ràng, tươi sáng.
Phần thừa (4 và 5), dàn trải không dứt, giai điệu đậm màu sắc ca hát, giống như
những giọt nước chảy trong khe suối tập hợp thành dòng nước mạnh. Phần chuyển
(6 và 7), nhờ vào khúc điệu có thứ tự bội âm đi xuống và âm giới của 5 thanh đi
lên, âm hóa với xung động mạnh, kết hợp với các thủ pháp cổn, phất, như một
dòng thác chảy ào ạt xuống, dồn vào sông biển cuộn trào sóng lớn. Phần hợp (đoạn
8 và vĩ thanh), vận dụng một phần âm điệu của phần thừa và phần chuyển tạo
thành hiệu quả hô ứng, tạo nên dư âm như sóng trào trên sông biển, khiến người
nghe có thể cảm nhận dư vị hết sức ngỡ ngàng và thú vị.
Thời nhà Đường, “Cao sơn lưu thủy” phân ra thành hai khúc, không phân đoạn. Đến
thời Tống lại phân cao sơn thành 4 đoạn, lưu thủy thành 8 đoạn, thiên về lưu thủy,
khiến cho người nghe có cảm giác biển lớn đang vỗ sóng bên tai, âm vang mãi
không thôi.
Lưu thủy hữu tình
Lắng nghe khúc nhạc, nếu thật sự không nhập tâm và tinh tế thì chúng ta không
thể thấy hết cái hay cái đẹp của nó.
Khúc nhạc bắt đầu bằng những thanh âm nhẹ nhàng và chậm rãi. Tiếng đàn đưa ta đến
một không gian cao, rộng và thoáng đãng và mơ màng. Ta như thấy lại hình ảnh Bá
Nha năm nào đang đưa người theo điệu nhạc, đôi mắt nhắm lại và mơ về một nơi xa
nào đó. Chỉ có đôi tay người nghệ sĩ lướt nhẹ trên phím đàn khi trầm khi bổng,
dặt dìu, êm ái. Xung quanh là con sông chảy hiền hòa ôm vào lòng nó những dãy
núi mù sương… Có lẽ đây là không gian mà ta gọi là "Cao sơn".
Rồi bỗng nhiên, nhịp đàn nhanh dần, réo rắt những dịp dồn dập nhau. Tưởng chừng
như cả trái tim người nghệ sĩ cũng rung lên với nhịp thở gấp gáp. Ta lại như thấy
mình giữa một khung cảnh sơn thủy hữu tình, một ngọn núi xa xa, một dòng thác
chảy mạnh mẽ. Dòng nước cuộn sóng tung bọt trắng xóa. Con nước chảy từ trên cao
hòa mình vào dòng nước lớn. Khung cảnh ấy có thể hình dung là "lưu thủy".
Kết lại bản nhạc vẫn là những điệu âm réo rắt rồi nhỏ dần nhỏ dần như dòng chảy
đang dần về một nơi xa lắm.
Bản nhạc không chỉ hay ở giai điệu mà còn đẹp như một bức tranh hữu tình. Đôi
khi giữa dòng đời hối hả, dành ra một khoảng để lắng nghe "Cao sơn lưu thủy",
ta lại thấy tiếng đàn như rót vào tim những thanh âm trong trẻo nhất. Một chút
gì đó hoàn toàn thanh khiết không vướng bụi trần. Đó là tinh hoa của trời đất,
của tình người tri cố, của những tâm hồn cô độc tìm thấy nhau giữa cuộc đời nhiều
oan trái. Để rồi mỗi sáng thức dậy sẽ lại thấy lòng mình thanh thản và nhẹ
tênh. Và lại thấy như có tiếng đàn vẫn réo rắt, du dương ngay trong chính tầm hồn
mình…
Đàn cầm có lẽ là cây đàn ra đời rất sớm ở Trung Hoa. Sơ khai,
khi người dân nói "Cầm" có nghĩa là chỉ cây đàn "Cổ cầm" để
phân biệt với Tranh, Tiêu, Tì Bà …. Về sau chữ Cầm mới trở thành danh từ chung
dùng cho các loại nhạc cụ dây. Người Trung Quốc coi cây đàn Cổ Cầm như một báu
vật văn hóa. Đàn được làm công phu và được bán với giá rất cao. Có khi người ta
còn khảm vàng hoặc ngọc để đánh dấu các huy. Cho đến nay, người chơi đàn vẫn giữ
được những lễ tiết của văn hóa cổ xưa như việc đốt mỗi lư trầm đặt trước giá
đàn mỗi khi tấu một bản nhạc.
Hoàng Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét