Vấn đề thơ và chủ nghĩa “lý
luận không có thơ”
(Từ vấn đề thơ suy nghĩ về
Sự phi lý của nhóm tác giả
có khuynh hướng muốn xác lập lại ý thức hệ thẩm mỹ cho thơ khi xuất bản những
bài phê phán cách chấm và trao giải của Hội Nhà văn Việt Nam thể hiện ở chỗ,
trong khi họ phê phán về thứ lý luận mà họ gọi lý luận về thơ vô lối thì lại chẳng
có một thứ lý luận nào tương xứng để khẳng quyết cho quan điểm của họ là hợp
lý. Phái ấy công kích những tác phẩm thơ mà họ gọi là vô lối, song lý luận của
họ lại chồng lấp lên sự vô lối ấy bằng một thứ lý luận mập mờ, không rõ ràng,
và nói đúng ra là một thứ lý luận vô lối của vô lối. Tôi tạm gọi thứ lý luận mà
phái phê phán cách chấm giải thơ của Hội Nhà văn Việt Nam là phái thuộc Chủ
nghĩa lý luận không có thơ.
Phái thuộc Chủ nghĩa lý luận
không có thơ lên án kịch liệt những tác phẩm của Mai Văn Phấn, Đinh Thị Như
Thúy, Đỗ Doãn Phương, Nguyễn Quang Thiều là “vô lối” là “phi thơ”, nghĩa là họ
đã xác lập vị trí lý luận của mình trên một nền tảng mà họ cho là đúng của các
quy tắc được gọi là thơ. Thế nhưng, họ đã quên một điều rằng, nếu họ có quan niệm
thơ riêng, thì phía những nhà làm thơ, họ cũng có quan niệm thơ riêng. Vậy thì,
mang quan niệm của mình để bác bỏ quan niệm thơ của người khác, đó chẳng phải
là thứ lý luận phi lý luận sao? Muốn bác bỏ một hệ ý thức hay một hệ hình thẩm
mỹ, thì chủ thể phê phán cần phải dựa vào những đặc trưng thẩm mỹ có tính quy
luật, chứ không phải là niềm tin vào quá khứ của một nhóm lợi ích để công kích
nhóm khác. Đó là việc làm phi khoa học.
Phái đi theo chủ nghĩa “lý
luận không có thơ” đã phân chia thơ theo cấu trúc xã hội, cho nên đã bỏ qua giá
trị thơ theo nghĩa chung phổ quát. Họ lên án những chủ thể sáng tạo mà họ cho
là “vô lối”: “Trong cuộc chơi thơ của muôn người, bất tài không phải là cái tội.
Tội lớn nhất là đánh tráo sự bất tài thành thiên tài trong các bài phê bình kiểu
“lợi ích nhóm” để lừa lớp trẻ.”[1],
nhưng thang bậc và tiêu chí mà họ gọi là “đánh tráo sự bất tài thành thiên tài”
lại nằm ở chính lợi ích nhóm đang bao bọc họ: “Đọc qua hàng chục bài khen, hàng
chục lời khen hai tác giả trên và hai tập thơ được giải trên, thấy những lời
khen rất mù mờ, tối nghĩa, lập lờ, thậm chí đao to búa lớn, tùy tiện, trích
toàn những câu rất tầm thường, thậm chí rất dở ra khen hay, khiến những người đọc
trẻ chưa đủ bản lĩnh trong thẩm mỹ thi ca dễ bị choáng váng, dễ bị định hướng
sai lạc về thơ, rồi thi nhau viết những câu văn xuôi ngờ nghệch, ngớ ngẩn, xuống
dòng liên tù tì và thi nhau nhận những giải thưởng phi…thơ.”[2].
Phái lý luận không có thơ muốn bác bỏ lợi ích nhóm thẩm mỹ mà họ gọi là “trao
giải nhầm”, thì họ phải lấy lý luận lợi ích nhóm của các tác giả được trao giải
ấy để bác bỏ mới thuyết phục bạn đọc, đằng này, họ lại lấy lý luận lợi ích nhóm
của họ để bác bỏ nhóm lợi ích kia, chẳng phải đây là mâu thuẫn lợi ích nhóm chứ
đâu còn là lý luận hướng đến quy luật vận động của thơ ca.
Phái lý luận không có thơ
bác bỏ lối cách tân của các tác giả thơ được giải, thì họ không thể mang dòng
thơ chưa được cách tân (dòng thơ cũ) nằm trong quá khứ để bác bỏ thơ cách tân
được, mà phải lấy chính thơ cách tân để phê phán lại chính dòng thơ cách tân
thì mới biết dòng thơ ấy cách tân hay phi cách tân như thế nào. Cũng như xã hội
Tư Bản muốn hiểu nó, thì nó phải phê phán chính nó thì mới biết nó như thế nào.
Xã hội Tư Bản ấy không thể biết nó tiến bộ hay hủ lậu, nếu như nó mang nó ra để
phê phán lại xã hội Phong Kiến. Cách làm ấy chỉ là cách so sánh giản đơn của một
thứ chủ nghĩa duy vật tầm thường, chứ không thể được xem là sự phê phán triệt để.
Phái Lý luận không có thơ cũng thế, họ muốn phê phán dòng thơ mà họ gọi là “vô
lối” bởi sự CÁCH TÂN của nó, thì họ phải là ngườI CÁCH TÂN đã, rồi lấy cái CÁCH
TÂN ấy để phê phán chính nó, thì mới đúng là phê phán và đi đến phủ nhận một
cách biện chứng.
Thế nhưng, cách làm mà phái
này gọi là “phê phán” và “bác bỏ” chỉ dừng lại ở sự so sánh giản đơn theo lối
duy vật tầm thường. Họ phê phán các tác phẩm được giải thưởng Hội Nhà văn Việt
Nam, mà lại mang Xuân Diệu, Hàn Mạc Tử, Thanh Tâm Tuyền để phê phán mà không phải
là mang các dòng thơ “cách tân” đang hiện diện trên văn đàn Việt Nam như lối viết
của Nhóm Thời Tiết, lối viết của Nhóm Ngựa trời, Mở Miệng thì không thể xem là
thứ lý luận lành mạnh được. Đó là cách làm nghèo đi về lý luận, là thứ lý luận
phi lý luận. Vì gọi Xuân Diệu là nhà thơ “cách tân”, nghĩa là phải đặt ông
trong tương quan với dòng thơ cũ – chưa cách tân mới đúng. Thế nhưng, phái lý
luận không có thơ lại làm ngược lại, họ mang thơ Việt đương đại ra đặt ngang
hàng với các nhà tiền – cách tân, sau đó gọi các nhà thơ “tiền cách tân” ấy
(Xuân Diệu, Hàn Mạc Tử, Thanh Tâm Tuyền…) “mới đích thực là cách tân”, thì chẳng
phải lịch sử đang đảo ngược, là chuyển từ mới về cũ, và gọi cái cũ đã có đó là
cách tân sao? Đó là lối phán xét siêu hình và đảo ngược quy luật, đảo ngược lịch
sử, chứ đâu còn được xem là tiến bộ và cách mạng.
Phái Lý luận không có thơ khẳng
định “Thơ là nghệ thuật của mọi người. Họ chơi thơ để tỏ bày tâm sự, để giải
thoát tinh thần, bất kể hay dở. Trong đỉnh cao của nghề nghiệp, thơ nói cho
cùng là nghệ thuật của những người có tài; kẻ bất tài dù cách tân mấy cũng
không thể có thơ hay”[3],
vậy thì, hẳn rằng, việc họ phê phán những tác giả đã nỗ lực thay đổi về mặt hệ
hình ngôn ngữ và chuyển động về tâm thức sáng tạo là áp đặt, và đọc sai thơ họ
sao? Việc khẳng định “Thơ là nghệ thuật của mọi người” rồi mở ra một nhận định
“Trong đỉnh cao của nghề nghiệp, thơ nói cho cùng là nghệ thuật của những người
có tài; kẻ bất tài dù cách tân mấy cũng không thể có thơ hay” là một mâu thuẫn
lớn. Vì, khi đã xem thơ là của mọi người, nghĩa là dân chủ hóa chủ thể sáng tác
và thẩm định, thì không thể có cấu trúc nghề thơ [4] được.
Lẽ dĩ nhiên, khi phái Lý luận không có thơ đã xuyên tạc chính ý nghĩa do mình mở
ra bằng định nghĩa “Thơ là….” và để rồi tự phá vỡ định nghĩa bằng lập luận trái
chiều “trong nghề…”, thì lý luận của họ không được xem là đáng tin cậy.
Phái lý luận không có thơ khẳng
định “Thơ là nghệ thuật của cái đẹp” “Thơ là nghệ thuật của mọi người”, thì việc
bác bỏ và phủ nhận các lý luận khác mà họ đưa ra đều là khập khiễng. Vì, phía
các tác giả thơ mà họ cho là “vô lối” cũng có quyền quan niệm về thế giới, về
con người theo “nghệ thuật của cái đẹp” một cách riêng, độc lập, và đó mới đích
thực là “nghệ thuật của mọi người”. Phái lý luận không có thơ khi phê phán phía
những chủ thể “lý luận có thơ” mà lại tự mâu thuẫn với tiêu chí mình đưa ra, rồi
áp đặt các nhà thơ ấy bằng cách nhìn định kiến, mang lợi ích nhóm cá nhân, thì
không thể xem là hợp lý và khoa học.
Vấn đề cần đặt ra ở đây là
khởi nguyên của thơ đến từ đâu: từ tâm thức phản kháng về hiện thực hay là sự
tác động từ phía cấu trúc xã hội đến thơ? Cách tân thơ đi từ bản chất chung nhất
của thơ là bộc lộ hình ảnh của “con người phản kháng” trước thế giới hiện thực,
hay là chỉ ra sự tác động của điều kiện sống xã hội trong việc hình thành ngôn
ngữ thơ? Đó là vấn đề then chốt.
Phái lý luận không có thơ
cho rằng: “Thơ sinh ra không phải để dễ hiểu hay khó hiểu mà để truyền cảm, làm
xúc động lòng người.”[5],
và sau đó phái này lại nhấn mạnh “Bạn ơi, bạn cứ làm cho thơ hay, chính là bạn
đã cách tân thơ thành công rồi đó”[6],
nghĩa là, theo họ, thơ hay là thơ phải “truyền cảm và làm xúc động lòng người”,
vậy thì hẳn rằng, dưới con mắt của họ, thơ chỉ là công cụ để “than vãn” và “bày
tỏ” hơn là sáng tạo ra con người mới và sáng tạo thế giới mới - nơi con người sống
bằng ngôn ngữ hình tượng. Nhà thơ đến với bạn đọc dưới cái nhìn của phái này chẳng
phải là một động thái “ăn mày” cảm xúc, là ép người đọc vào trạng huống lắng
nghe và thấu hiểu “tâm sự thơ” của họ sao? Nếu quan niệm như thế khác nào đánh
đồng thơ với sự nhân đạo hóa con người bằng hình thức giáo huấn đạo đức xã hội
làm một? Vì để giáo huấn đạo đức cho con người xã hội, thì các nhà đạo đức học
thường lấy những biểu tượng, thông tin hoặc hình ảnh có tính cảm hóa những phút
giây “bản năng” ác con người lên cao, đưa họ về sự nhu yếu của con người nhân
cách. Nếu hiểu như thế, hẳn rằng, một bài thơ sẽ không thể “truyền cảm” về mặt
đạo đức học bằng việc người ta tường thuật lại câu chuyện cảm động có thực với
ý ngĩa răn dạy: “Một đứa trẻ 3 tuổi có thể hi sinh thân mình cứu sống người
khác”[7] được.
Nếu cứ theo lập luận của phái Không có thơ thì hẳn rằng, thơ sẽ khó có thể có
công chúng, vì, nó là công cụ để giãi bày, kể lể những “chấn thương tâm lý” và
những ấn tượng cá nhân, nó mang theo sự khôi hài trong việc sắp đặt bạn đọc vào
trạng thái “buộc phải cảm” và hiểu thế giới cá biệt của nhà thơ. Đó là sự thất
bại của thơ.
Thơ vượt lên những suy tư bé
nhỏ ấy để sáng tạo thế giới riêng của nó. Nhà thơ đâu chỉ là chủ thể chỉ biết kể
lể và than vãn bằng “xúc cảm”, mà hơn hết, họ phải là chủ thể sáng tạo ra lịch
sử bằng hình tượng và ngôn ngữ thơ. Thi nhân dù bất đắc dĩ cũng phải hoàn thành
sứ mệnh của một con người phản kháng về hiện thực, về “những điều trông thấy mà
đau đớn lòng”. Sứ mệnh của thơ ca là sáng tạo ra lịch sử con người, nghĩa là
sáng tạo ra ý nghĩa mới đứng bên trên một ý nghĩa cũ mòn lạc hậu về hiện thực
quanh nó. Sự ràng buộc của ý thức hệ chi phối ngôn ngữ giao tiếp, do vậy, chủ
thể sáng tạo không thể làm tròn bổn phận lịch sử của nó bằng việc tái lặp cấu
trúc ngôn ngữ đã xáo mòn, ngược lại, nó phải hướng đến thứ ngôn ngữ biểu tả một
ý nghĩa hoàn toàn mới trước một hiện thực đã cũ. Đó mới đúng nghĩa là thơ. Sáng
tạo ngôn ngữ trong thơ, không phải là sáng tạo từ mới hay nghĩa mới, mà là sáng
tạo ra hình thức ngữ pháp mới và bằng một Ý NGHĨA DIỄN ĐẠT khác biệt, tạo ra sự
phản ứng vê hiện thực vốn không thể diễn tả bằng ngôn ngữ giao tiếp thường
ngày. Hẳn rằng, phái lý luận không có thơ đã quên đi ý nghĩa căn bản này của
thơ. Họ luôn giao giảng trên miệng bằng lối đạo đức thơ ca mà họ gọi là “thơ của
mọi người”, nhưng thực chất, họ chỉ quan tâm đến cái con người cá biệt mà chúng
ta gọi là con- người –này, mà quên đi ý nghĩa và bổn phận của người sáng tạo lại
các quy tắc/ quy luật xã hội xung quanh theo nghĩa chung nhất mà chúng ta gọi
là con người nhân loại (con người ấy). Thiếu đi ý thức phản kháng, thơ sẽ thất
bại.
Phái lý luận không có thơ đã
quên đi hoặc cố tình quên đi nhiệm vụ cao cả ấy của thi nhân, mà đẩy thơ ca vào
trạng thái thụ động, nô dịch của lịch sử là “truyền cảm, làm xúc động lòng người”.
Đây là lối ru ngủ của dòng thơ Tư sản, đánh mất đi ý nghĩa trách nhiệm là phải
vạch ra bản chất giới hạn của xã hội và của con người, để nhìn thằng vào thực
trạng tha hóa cũng như suy đồi của đời sống kĩ trị. Làm gì có thơ hay, khi một
bài thơ chỉ giản đơn là một trạng thái giao tiếp của con người theo kiểu “thơ từ
trái tim ra cuộc sống”, là “đồng điệu tâm hồn”, mà quên đi nhiệm vụ phải phát
hiện và khai phóng con người ra khỏi cuộc sống tù túng trong vai trò một thân
phận xã hội. Cách quan niệm của phái lý luận không có thơ về cái mà họ gọi là
“thơ hay” chỉ là thơ của một nhóm người có cùng lợi ích, chứ không thể được xem
“thơ là của mọi người” như chính họ đã giao giảng và tự mâu thuẫn.
Vì thơ chỉ thực sự là “của mọi
người”, khi nó chạm đến chiều sâu nhất về nhân tính, hướng con người đến một thế
giới của tự do, bác ái và công bằng. Theo nghĩa đó, thơ chứa đựng trong nó cả
lý và tình, là trái tim rực lửa ẩn bên trong một khối óc tỉnh táo. Vì vây, theo
tôi, cả 4 tác giả mà tôi nhắc đến từ đầu (Nguyễn Quang Thiều, Mai Văn Phấn,
Đinh Thị Như Thúy, Đỗ Doãn Phương) được xem là những “con người phản kháng” trước
đời sống kỹ trị vốn vô cảm và thụ động. Họ nhìn cuộc đời dưới con mắt phản tư của
một chủ thể biết sáng tạo theo nghĩa: cấp cho thế giới đã cũ mòn về ý nghĩa bằng
một quan niệm và cách hiểu khác biệt. Phải chăng, chúng ta gọi thế hệ Thơ Mới
là cách tân theo nghĩa này? Họ biết phê phán thế giới thơ “quan phương” mang
tính cách của “dòng thơ chức năng”, chỉ biết “nhai lại” những ý nghĩa cũ mèm
theo kiểu tập thể hóa về thơ ca, giờ đây, các tác giả Thơ Mới đã cởi trói cho các
thi nhân ấy, biến họ thành những “vị Chúa” khai sáng và tự khai sáng mình trên
văn bản, tự mình cấp cách hiểu cá biệt về thế giới xung quanh. Do vậy, từ phong
trào Thơ Mới khái niệm “phong cách thơ” mới thực sự được định hình. Bởi đó là
thơ của những cá thể độc lập, chứ không còn mang ý nghĩa của dòng thơ tụng ca
hay bình dân hóa quá trình hưởng thụ. Nghĩa là, thơ chỉ có phong cách, khi chủ
thể sáng tạo thơ phải là cá nhân biết sáng tạo độc lập, không giống bất cứ ai (ở
đây chúng tôi không đề cập đến tính chất đồng sáng tạo trong thơ, vì nó thuộc
khía cạnh khác của quá trình tiếp nhận).
Vậy là, chúng ta muốn khẳng
định giá trị của thơ và giá trị của việc cách tân thơ, thì thơ phải phát xuất từ
cách quan niệm về thế giới cá biệt của từng nhà thơ. Nếu tài năng của nhà thơ bị
lẩn khuất và bị che lấp bởi lối viết/sáng tác tập thể, thì đó không được xem là
sáng tạo thơ theo đúng nghĩa: kiến tạo một thế giới mới. Nếu chúng ta chấp nhận
tính chất độc lập trong sáng tạo thi ca của từng nhà thơ, thì chúng ta, trong
vai trò của người đọc cũng phải chấp nhận một điều: chúng ta hoàn toàn có thể đọc
sai ý nghĩa cũng như giá trị từ tác phẩm của các thi nhân, bởi vì kinh nghiệm
thẩm mỹ, kinh nghiệm hiểu của người đọc luôn là thế giới khác biệt so với cách
hiểu và thẩm mỹ của thi nhân [8].
Việc phái lý luận không có thơ phản ứng một cách thái quá đối với những tác giả
biết “phản kháng” về hiện thực quanh họ thông qua lối diễn giải mới, chứng tỏ,
phái đó đã đọc sai trầm trọng về những gì họ đem ra phê phán. Chúng tôi sẽ lần
lượt làm rõ giá trị thơ của các tác giả đã tạo ra những thay đổi lớn trong nền
thi ca đương đại Việt Nam như Nguyễn Quang Thiều, Đinh Thị Như Thúy, Mai Văn Phấn,
Đỗ Doãn Phương trong kỳ tiếp theo của tiểu luận: Một phạm trù "thẩm mỹ"
mới về thơ của phái "Lý luận không có thơ trên các phương tiện truyền
thông chính thống của Hội Nhà văn Việt Nam.
[1] Trần
Mạnh Hảo, “Sao Hội nhà văn Việt Nam lại hè nhau tiễn thi ca lên đoạn đầu đài?”
[2] Trần
Mạnh Hảo, “Sao Hội nhà văn Việt Nam lại hè nhau tiễn thi ca lên đoạn đầu đài?”,
Tlđd.
[3] Trần
Mạnh Hảo, “Sao Hội nhà văn Việt Nam lại hè nhau tiễn thi ca lên đoạn đầu đài?”,
Tlđd.
[4] Khi
nói “thơ là nghệ thuật của mọi người” thì điều ấy có nghĩa, Trần Mạnh Hảo nhấn
mạnh đến đặc trưng dân chủ hóa trong sáng tạo. Bất cứ cá nhân nào, làm việc
trong bất cứ lĩnh vực nào cũng đều có thể làm thơ và đều có đỉnh cao, đâu nhất
thiết phải là “nghề thơ” (nghĩa là sống bằng thơ) thì mới có đỉnh cao??
[6] Trần
Mạnh Hảo, “Sao Hội nhà văn Việt Nam lại hè nhau tiễn thi ca lên đoạn đầu đài?”,
Tlđd.
[7]http://www.phapluatvn.vn/doi-song/201201/Trieu-trai-tim-thon-thuc-truoc-be-gai-3-tuoi-lay-than-minh-che-cho-em-trai-2062300/
[8] “Nhà
phê bình cũng vậy, mỗi khoảnh khắc tiếp cận văn bản là mỗi khúc ngoặt mỹ cảm
trong họ bị thay đổi, linh hoạt. Do đó, chẳng thể có một phong cách chung cho
các phán đoán thẩm mỹ trong khi phê bình văn bản. Nhà phê bình sống một lúc nhiều
cuộc đời trên văn bản, trong mối quan hệ với chủ thể sáng tạo, thì nhà phê bình
là người sáng tạo thứ hai khi tiếp nhận văn bản. Vì, chẳng ai có thể đọc đúng ý
niệm nhà văn thông qua văn bản. Đọc văn bản, với nhà phê bình, thực chất là đọc
chính văn bản tư tưởng [8] được tạo nên bởi ý niệm sống của mình, là diễn giải
kinh nghiệm thẩm mỹ, kinh nghiệm sống mà chân trời thẩm mỹ trong mình quy định
sự hiểu dựa trên những kí hiệu gợi mở từ văn bản. Vậy là, khi nhà phê bình càng
cố tỏ ra khách quan bao nhiêu thì ý thức sáng tạo của họ đẩy con người – tinh
thần, đẩy kinh nghiệm thẩm mỹ chủ quan vào việc kiến tạo văn bản trong vai trò
tác giả bấy nhiêu. Không thể có một văn bản phê bình văn học chỉ biểu tả thuần
nhất điều nhà văn nói, đúng ra, những ý tưởng gợi mở của nhà văn qua văn bản chỉ
là cái cớ để nhà phê bình sắm vai tác giả trong văn bản của họ.
Chủ thể thẩm mỹ hướng về đối
tượng không chỉ đơn thuần là hoạt động tâm lý, sử dụng tuyệt đối khả năng suy
tưởng của mình, mà quá trình hướng về ấy luôn phụ thuộc vào sự gợi mở từ phía
khách thể. Nhà phê bình văn học, do vậy cần “thanh lọc” những tri thức, những
“rào cản” ý thức hệ xã hội/ thẩm mỹ có thể khiến mình hiểu sai về văn bản văn học.
Gạt bỏ tri thức như là cách thế nhà phê bình hoài nghi những tri kiến ngoại vi,
biến đổi đối tượng theo cách hiểu của những cá nhân bên ngoài. Do đó, tri thức
cần được phân biệt rạch ròi với kiến thức. Chủ thể phê bình cần quy giản, tạm bỏ
trong ngoặc đơn tri thức chứ không phải là kiến thức. Vì kiến thức là điều mình
thức nhận thông qua cảm giác, nó phản ánh chân thực điều mình biết về đối tượng,
còn tri thức là quá trình nhận thức dựa trên sự phản tư, phê phán về những gì
mình biết trước đó bằng cảm giác.
Như vậy, kiến thức là quá
trình sống trải, tiếp xúc của mình với đối tượng, nó chưa bị biến đổi thông qua
sự phân tích, cắt nghĩa và lý giải. Vì việc phân tích, cắt nghĩa và lý giải ấy
là quá trình chủ quan, mang sắc thái thuần tâm lý, ở đó, mọi quy kết, áp đặt có
thể xảy ra. Tri thức mà nhà phê bình mang giữ có thể khiến họ hiểu sai về văn bản
văn học. Nhà phê bình có thể có những phán đoán/ hiểu trước về văn bản, tuy
nhiên những phán đoán đó không đảm bảo tính xác thực, nếu họ chưa trực tiếp đọc,
đối thoại với nó. Từ quá trình biết trước (tri thức) về đối tượng, tới khi đối
tượng- văn bản văn học xuất hiện là cả quá trình. Chính sự hiện diện của văn bản,
mới quy định cách hiểu của chủ thể phê bình về nó, chứ không phải là tri thức
chủ quan nhà phê bình xác quyết về sự hiểu. Vậy là, sự hiểu của nhà phê bình chỉ
có được khi văn bản “hiện diện” trực tiếp trước sự đọc của họ. Tuy nhiên để có
cách hiểu đúng dựa trên những gì văn bản mở ra cho ta, thì nhà phê bình phải gạt
bỏ thái độ “biết trước” (tri thức) về đối tượng, một cách khách quan. Việc luôn
hoài nghi chính mình, sẽ giúp chủ thể phê bình tách mình thành một người khách
qua đường, hướng cái nhìn vô vụ lời về văn bản, rung cảm trước sự cám dỗ bất ngờ
của nó, như “tiếng sét” làm rung chuyển trái tim đa cảm nghệ thuật. Nhà phê
bình tìm đến đối tượng chỉ còn là tri kiến về nó, được nó gợi mở với những ấn
tượng thẩm mỹ, dẫn dắt họ trở về với hồi tưởng trong mình. Văn bản văn học
không phải là nơi mà nhà phê bình có thể tìm thấy sự gợi mở, dẫn nhập vào thế
giới của tác giả, ngược lại, nó gợi mở và dẫn nhập anh ta trở về với chính xúc
cảm, kinh nghiệm thẩm mỹ, kinh nghiệm sống trải trong mình, dọn chỗ cho một sự
suy niệm, phản tư tự thân.
Vì là quá trình tự tìm lại sự
hiểu bằng kinh nghiệm thẩm mỹ từng bị/được hiện thực tiếp nhận gieo vào trong
thê giới tươi mát của tinh thần, cho nên sự hiểu của nhà phê bình không phải là
hiểu về văn bản, mà ngược lại, y đang hiểu chính ký ức bị lãng quên trong mình,
khai lộ và làm mới chúng bằng việc viết lại điều dẫn dắt tư duy từ sự hiểu ra
văn bản. Do đó, đọc hay phê bình văn học là quá trình sáng tạo bằng ý niệm cá nhân
của chủ thể tính. Quá trình đọc văn bản không phải là quá trình giải mã điều
nhà văn đã nói trong văn bản, mà là quá trình nhà phê bình cấp ý nghĩa, phó
thác ý niệm thẩm mỹ của mình cho văn bản ấy. Vì vậy, văn bản phê bình văn học
là văn bản thuần ý niệm của nhà phê bình, nó được xem như sáng tạo hoàn toàn mới,
một thế giới mới được họ dựng lên trên sự gợi mở, dẫn nhập từ văn bản gốc của
nhà văn. Do đó, bất cứ sự đọc nào cũng là sự sáng tạo lại, dù cho sự đọc đó bắt
đầu bằng một ý thức “cợt nhả”, “trêu đùa” mang tính giải trí, thì cũng xuất
phát từ ý niệm sống trải mà người đọc hồi tưởng thông qua quá trình đọc. Vì,
ngoại trừ cách thế đọc văn bản mà tâm hồn “thả trôi theo trăng trên trời” thì mới
không phải là sự sáng tạo, còn đã đọc văn bản, hướng ý định đọc về văn bản bao
giờ cũng là sự diễn giải ý chủ quan dựa trên điều nó gợi mở.
Những điều văn bản văn học gợi
mở đều là sự cụ thể hoá những hiện tượng trong hiện thực thông qua ngôn từ, do
đó ngôn từ ấy phải là thứ ngôn từ chung mà mọi người trong cộng đồng có thể hiểu,
được lưu giữ trong tinh thần mình. Hoạt động đọc hay phê bình về văn bản văn học
của nhà phê bình/độc giả, là sự gặp nhau giữa những điều đã biết của nhà văn với
điều đã biết nơi họ. Cái mà chúng ta gọi là sáng tạo thế giới hình tượng nghệ
thuật, thực ra là, nhà văn đang làm rõ ý niệm, cách suy tư, cách quan niệm của
mình về thế giới và con người. Do đó, văn bản phê bình hợp lý là văn bản mà nhà
phê bình làm rõ quan niệm của mình dựa trên sự gặp gỡ, gợi mở từ quan niệm của
nhà văn qua tác phẩm. Sự biết, đơn giản là những điều nhà văn nói/ viết “chạm”
tới điều người đọc trăn trở, khó cắt nghĩa, diễn giải ra thành ý tưởng cụ thể.
Giờ đây, nhà văn đã rọi thứ ánh sáng tinh thần tinh khiết vào mảng tối, khuất lấp
trong thế giới tâm hồn người đọc, đánh thức và giúp họ làm rõ, phá tung sự ù
lì, u tối, đưa ý tưởng của họ được thăng hoa, khi họ trải dài sự thăng hoa ấy
dưới ngòi bút của việc viết lại. Vì vậy, đọc văn bản là quá trình mà người đọc
cấp ý niệm, cấp nghĩa của mình cho nó, chứ không phải là diễn giải điều nhà văn
nói. Nó thuần tuý thuộc về thế giới tinh thần, chứ không phải là hoạt động “phản
ánh” hiện thực. Do đó, bất cứ sự đọc nào cũng là sự sáng tạo lại thế giới thẩm
mỹ theo ý định chủ quan, theo những chân trời khả thể của sự hiểu.” (nguồn:“Phê
bình văn học như là sự hòa trộn của các chân trời thẩm mỹ”, TC Nhà văn, số
tháng 2.2012).
Để biện minh cho những luận
điểm của mình nhằm xuyên tạc, có hướng phủ nhận những nỗ lực đổi mới của các
nhà thơ đương đại, phái lý luận không có thơ đã viện dẫn đến thuật ngữ do họ dựng
lên để áp đặt cho một dòng thơ mà họ gọi là thơ vô lối. Tôi nói, thuật ngữ “thơ
vô lối” là do phái lý luận không có thơ dựng lên vì lẽ:
Thứ nhất, trong hệ thống thuật
ngữ văn học được sử dụng chính thống trên văn đàn không có thuật ngữ “thơ vô lối”.
Vì một khi được xem là thuật ngữ chính thống, nghĩa là thuật ngữ ấy được xác lập
bởi một cộng đồng khoa học có tranh biện và đi đến thống nhất, được quảng bá một
cách công khai trên các sách báo. Tôi lục tìm trong các cuốn từ điển văn học (bộ
mới nhất) không thấy tồn tại thuật ngữ này, điều ấy chứng tỏ, nó do một nhóm
người có cùng lợi ích phi chính thống dựng lên và tự quy ước. Tuy nhiên, trong
nội bộ phái lý luận không có thơ cũng không đưa ra được những lý lẽ chung thuyết
phục về thuật ngữ này, một thành viên trong phái này đã thẳng thắn đưa ra định
nghĩa[1] và
dựng lên lịch sử hình thành của thuật ngữ này như sau:
“Vô lối là một loại viết có
từ thập kỷ 60 thế kỷ trước và bùng phát nhiều nhất từ thập kỷ 90 thế kỷ trước đến
hôm nay. Nó càng bùng phát hơn nữa khi Hội Nhà văn Việt Nam năm 1993 trao giải
cho tập “Sự mất ngủ của lửa” của Nguyễn Quang Thiều và vừa rồi (năm 2011 -
2012), Hội Nhà văn Việt Nam lại tiếp tục trao giải cho cả 4 tập của các tác giả
Mai Văn Phấn, Từ Quốc Hoài, Đỗ Doãn Phương, Định Thị Như Thúy, kiểu viết như
Nguyễn Quang Thiều nối dài.
Điển hình của Vô lối là triệt
tiêu một trăm phần vần điệu, xóa bỏ cách nghĩ, cách cảm của ông cha và thơ ca
truyền thống dân tộc và thế giới; tắc tỵ, rắc rối, tù mù, dài dòng văn tự, dây
cà ra dây muống, nhạt nhẽo, đánh đố mình, đánh đố người đọc, dung tục, tình dục
bệnh hoạn, sính dùng chữ nước ngoài một cách tùy tiện, tuỳ hứng…
Vô lối có một đặc điểm nữa
là không thể đọc nổi vài ba dòng.”[2]
Theo đó, thuật ngữ “thơ vô lối”
dưới quan niệm của phái lý luận không có thơ trước hết, nó là “một loại viết”
và loại viết ấy có đặc điểm “triệt tiêu vần điệu xóa bỏ cách nghĩ, cách cảm” và
“không thể đọc nổi một ba dòng”. Đây là cách xác lập định nghĩa mơ hồ, tự phát
và cảm tính của phái này. Vì, nếu đã là “một loại viết” thì nó không giới hạn
mình trong thơ mà còn lan sang các thể loại khác gồm các văn bản hư cấu và phi
hư cấu. Trong văn bản hư cấu còn có văn bản hư cấu tự sự và văn bản hư cấu phi
tự sự. Vậy thì, việc “triệt tiêu vần điệu xóa bỏ cách nghĩ, cách cảm” và “không
thể đọc nổi một ba dòng” là điều tất yếu. Nếu áp dụng lối quan niệm mơ hồ với một
cách lập luận phi lý luận này vào các văn bản phi hư cấu như triết học, sử học,
ký hiệu học, thì tất cả các văn bản ấy đều là “loại viết vô lối” (??) Những
thành tựu về tư tưởng Đông Tây, theo đó, dưới cách nhìn của phái này đều là vô
nghĩa và phi lý (??). Vậy hiển nhiên, thơ dưới mắt các đại biểu của phái này
cũng chịu số phận vô lý ấy? Chính lối lý luận không có lý luận ấy đã tự phủ nhận
cái mà họ tự dựng lên là “tắc tỵ, rắc rối, tù mù, dài dòng văn tự, dây cà
ra dây muống, nhạt nhẽo, đánh đố mình, đánh đố người đọc, dung tục, tình dục bệnh
hoạn, sính dùng chữ nước ngoài một cách tùy tiện, tuỳ hứng”.
Phái này lại còn dựng lên một
lịch sử không có thực rằng: “Vô lối là một loại viết có từ thập kỷ 60 thế kỷ
trước và bùng phát nhiều nhất từ thập kỷ 90 thế kỷ trước đến hôm nay. Nó càng
bùng phát hơn nữa khi Hội Nhà văn Việt Nam năm 1993 trao giải cho tập “Sự mất
ngủ của lửa” của Nguyễn Quang Thiều và vừa rồi (năm 2011 - 2012), Hội Nhà văn
Việt Nam lại tiếp tục trao giải cho cả 4 tập của các tác giả Mai Văn Phấn, Từ
Quốc Hoài, Đỗ Doãn Phương, Định Thị Như Thúy, kiểu viết như Nguyễn Quang Thiều
nối dài.”[3] nhằm
xuyên tạc ý thức hệ thẩm mỹ của dân tộc, hạ thấp nhân cách và giá trị thơ của
các tác giả trên.
Một khi “vô lối” không được xem là thuật ngữ chính thống, được sử dụng rộng rãi trong giới lý luận Đông Tây mà lại có một lịch sử “rõ ràng” dưới cái nhìn của các nhà lý luận không có thơ “có từ thập kỷ 60 thế kỷ trước và bùng phát nhiều nhất từ thập kỷ 90 thế kỷ trước đến hôm nay” thì đó là một biện lý phi khoa học, thiếu trung thực. Khi lý lẽ đưa ra vốn không đủ cơ sở khoa học và thiếu trung thực, thì lý luận ấy không đủ tin cậy cho những kết luận về sau.
Một khi “vô lối” không được xem là thuật ngữ chính thống, được sử dụng rộng rãi trong giới lý luận Đông Tây mà lại có một lịch sử “rõ ràng” dưới cái nhìn của các nhà lý luận không có thơ “có từ thập kỷ 60 thế kỷ trước và bùng phát nhiều nhất từ thập kỷ 90 thế kỷ trước đến hôm nay” thì đó là một biện lý phi khoa học, thiếu trung thực. Khi lý lẽ đưa ra vốn không đủ cơ sở khoa học và thiếu trung thực, thì lý luận ấy không đủ tin cậy cho những kết luận về sau.
Trần Mạnh Hảo trong cuốn Thơ
phản thơ đã sử dụng thuật ngữ này[4] để
phê phán thơ của Nguyễn Quang Thiều, song, ông lại không đưa ra một cơ sở biện
lý nào để xác lập ý nghĩa của thuật ngữ trên. Điều ấy cho thấy, những đại biểu
tiêu biểu nhất của phái lý luận không có thơ là những nhà “tuyên ngôn tùy tiện”,
phê phán các lập trường tư tưởng và sáng tác thi ca một cách tùy hứng, thiếu chứng
lý, cho thấy tính chất manh động, dễ thay đổi trong lập trường của phái này.
Phái lý luận không có thơ muốn bác bỏ giá trị thẩm mỹ cũng như nỗ lực hiện đại
hóa thơ ca nước nhà bằng cácthuật ngữ phi thuật ngữ, được tiến hành bởi các cộng
đồng khoa học phi khoa học xác lập, đã mở ra những dấu hiệu nhằm đưa đến kết
cục tự phá sản về mặt tư tưởng và ý thức hệ cá biệt.
Thứ hai, thuật ngữ này không
có thực trong hệ thống lý luận về logic các thể loại văn học, trong đó, có loại
hình thơ ca. Như trên tôi đã chỉ ra rằng, thuật ngữ này không được sử dụng
trong giới lý luận Đông Tây, vì cho đến nay chưa có tên thuật ngữ nào tương xứng
với cụm từ “loại viết vô lối” được các nhà lý luận trên thế giới sử dụng, duy
nhất, nó được sử dụng ở Việt Nam dưới nhãn quan “phê phán” của phái lý luận
không có thơ. Các nhà lý luận phương Tây, trong đó tiêu biểu là Nicanor Parra
và Elias Petropoulos đã sử dụng thuật ngữ Anti-poetry theo một nghĩa
hoàn toàn đối lập với thuật ngữ do phái lý luận không có thơ đặt ra, nhằm xóa
nhòa ranh giới giữa thuật ngữ khoa học và thuật ngữ phi khoa học[5].Nicanor
Parra và Elias Petropoulos khi xác lập quan niệm về Anti-poetry đã cho
rằng: “chống-thơ ca (phản thi) là một phong trào nghệ thuật nhằm thoát khỏi những
quy ước thông thường của thơ ca truyền thống…Họ tìm cách chối bỏ tính chất huyền
thoại hóa về ngôn ngữ (thoát khỏi sự nô lệ về văn phạm giống như lối “tầm
chương trích cú của dòng văn chương khoa cử - N. Q. P nhấn mạnh). Những bài thơ
được thể hiện thông qua lối miêu tả có tính phá cách về văn phạm, biểu tả giống
như văn xuôi, nhằm giải thiêng những yếu tố được huyền thoại hóa trên văn bản,
tìm kiếm và khai phóng giá trị con người” (Anti-poetry is an art movement that
attempts to break away from the normal conventions of traditional poetry… sought
to reject the belief that verse holds any mystical power. The poems have been
described as prose-like, irreverent, and illuminating the problems of human
existence.) (theo en.wikipedia.org).
Như vậy, thuật ngữ Anti-
poetry thường dịch là phản thi ca hoặc chống thi ca, được các nhà lý luận
phương Tây sử dụng nhằm để phản ứng lại lối viết đóng khung, chết cứng và mô phạm
từ các quy tắc thơ truyền thống. Ý nghĩa sâu sa hơn của lối viết này là hướng tới
giải phóng cái tôi ra khỏi các đại tự sự, nhằm phá vỡ các niềm tin tưởng như bất
biến đối với di sản truyền thống, đặc biệt là các yếu tố được huyền thoại hóa về
mặt lịch sử, trong đó có huyền thoại hóa về cá nhân con người. Do vậy, Anti-poetry không
thể đánh đồng với “vô lối”, vì về bản chất, Anti-poetry là một phong trào tiền
phong nhằm giải thiêng các yếu tố chính trị trong nghệ thuật để hướng đến sự độc
lập của nghệ thuật miêu tả, tạo đà cho phong trào Hậu hiện đại và Giải cấu trúc
ra đời, phát triển rầm rộ sau này. Sự nhập nhằng và thiếu cơ sở trong việc sử dụng
thuật ngữ đã chứng tỏ, phái lý luận không có thơ vừa yếu về lý vừa kém về trí,
quan trọng hơn là cách phê phán tùy tiện mà phái này đã làm.
Xuất phát từ quan điểm và lập
trường tự phát, cho nên, phái lý luận không có thơ chỉ quan tâm đến con người
thi nhân trong ý nghĩa chung, phổ quát, tiền giai cấp. Họ đã siêu hình cắt bỏ
hình ảnh con người xã hội bên trong mỗi nhà thơ. Trần Mạnh Hảo trong Thơ phản
thơ đã xem “Thơ chính là tuổi thơ của loài người còn sót lại”[6] và
kể từ Thơ phản thơ đến nay, quan niệm của ông về thơ nói chung và thi
sĩ nói riêng vẫn chỉ dừng lại ở thuộc tính nhân cách chung nhất có trong tất
cả các nhà thơ.
Để chứng minh cho điều này, thiết nghĩ không có lý lẽ nào mạnh cho bằng lý lẽ của chính Trần Mạnh Hảo: “Xem ra như thế, những gì rốt ráo nhất, chân như và thiêng liêng nhất, đều có chung bản chất với trẻ con. Và như thế, chúng ta vui mừng phát hiện ra rằng, vẫn còn một đứa trẻ lon ton chạy qua sa mạc, bão tuyết, chạy qua bao nhiêu thiên niên kỷ của những trận đại hồng thủy đến với chúng ta từ vườn Ê đen xưa, nơi tổ tông chúng ta bị đuổi khỏi địa đàng. Phải chăng đứa- trẻ - con- muôn – thuở ấy chính là thơ ca?...Lẽ nào trái đất mênh mông nhường này lại không có chỗ trú ẩn cho đứa trẻ thơ thiêng liêng kia? Lẽ nào con người đang tâm xua đuổi cái thời thơ ấu của mình, xua đuổi cái phần mơ mộng, huyền ảo của tâm hồn mình, xua đuổi cái phần “nhân chi sơ tính bản thiện” ra khỏi đời sống hiện nay”[7], với nhận định này, Trần Mạnh Hảo đã xem cá nhân thi sĩ dừng lạiở phía con người nhân tính mang nghĩa chung nhất của con người, ông đã bỏ qua con người xã hội của các nhà thơ, do đó, việc ông không có cái nhìn đúng về các nhà thơ đương đại Việt Nam cũng là điều dễ hiểu. Và cho đến cái quan niệm “Thơ sinh ra không phải để dễ hiểu hay khó hiểu mà để truyền cảm, làm xúc động lòng người”,[8] âu cũng xuất phát từ cái nhìn siêu hình tự căn rễ đối với việc phân chia con người trong sáng tạo thi ca củaTrần Mạnh Hảo.
Để chứng minh cho điều này, thiết nghĩ không có lý lẽ nào mạnh cho bằng lý lẽ của chính Trần Mạnh Hảo: “Xem ra như thế, những gì rốt ráo nhất, chân như và thiêng liêng nhất, đều có chung bản chất với trẻ con. Và như thế, chúng ta vui mừng phát hiện ra rằng, vẫn còn một đứa trẻ lon ton chạy qua sa mạc, bão tuyết, chạy qua bao nhiêu thiên niên kỷ của những trận đại hồng thủy đến với chúng ta từ vườn Ê đen xưa, nơi tổ tông chúng ta bị đuổi khỏi địa đàng. Phải chăng đứa- trẻ - con- muôn – thuở ấy chính là thơ ca?...Lẽ nào trái đất mênh mông nhường này lại không có chỗ trú ẩn cho đứa trẻ thơ thiêng liêng kia? Lẽ nào con người đang tâm xua đuổi cái thời thơ ấu của mình, xua đuổi cái phần mơ mộng, huyền ảo của tâm hồn mình, xua đuổi cái phần “nhân chi sơ tính bản thiện” ra khỏi đời sống hiện nay”[7], với nhận định này, Trần Mạnh Hảo đã xem cá nhân thi sĩ dừng lạiở phía con người nhân tính mang nghĩa chung nhất của con người, ông đã bỏ qua con người xã hội của các nhà thơ, do đó, việc ông không có cái nhìn đúng về các nhà thơ đương đại Việt Nam cũng là điều dễ hiểu. Và cho đến cái quan niệm “Thơ sinh ra không phải để dễ hiểu hay khó hiểu mà để truyền cảm, làm xúc động lòng người”,[8] âu cũng xuất phát từ cái nhìn siêu hình tự căn rễ đối với việc phân chia con người trong sáng tạo thi ca củaTrần Mạnh Hảo.
Nếu như mặt nhân tính[9] (yếu
tố trẻ thơ trong con người thi nhân) trong con người thi sĩ là nền tảng căn bản
cho tình và ý trong thơ, thì mặt xã hội của con người mang đặc trưng lý tưởng
và ý thức, trách nhiệm xã hội trong thơ. Nếu như con người xã hội của thi nhân
là cấp độ thứ nhất của Con Người, thì con người nhân tính (yếu
tố trẻ thơ của loài người) là cấp độ thứ hai. Thiếu đi một trong hai phần con
người trong vai trò một thi nhân, thì thi nhân đó chưa hoàn toàn là thi nhân.
Cũng tương tự như vậy, tác phẩm thơ của họ nếu trữ tình mà thiếu đi cái
lý hướng đến xã hội và con người, thì tác phẩm thơ ấy chưa thực sự là tác
phẩm thơ đúng nghĩa. Phái lý luận không có thơ do quá nhấn mạnh đến mặt thứ hai
của Con Người là yếu tố nhân tính (mà họ gọi là “Thơ chính là tuổi thơ của loài
người còn sót lại”), cho nên, ở họ chỉ nhấn mạnh đến yếu tố tình và cảm trong
thơ, đã quên đi mặt bên kia của con người là yếu tố xã hội biểu hiện trong đặc
trưng ý và lý của thơ. Cũng vì có cái nhìn chưa toàn diện về vai trò, vị trí và
chức năng của nhà thơ và thơ ca, cho nên, phái lý luận không có thơ mới phủ nhận
vai trò đổi mới thi ca của Nguyễn Quang Thiều, Mai Văn Phấn, Đinh Thị Như Thúy…
Để minh chứng cho điều đó,
tôi lấy ngay chính ví dụ mà Trần Mạnh Hảo viện dẫn trong bài Sao Hội nhà
văn Việt Nam lại hè nhau tiễn thi ca lên đoạn đầu đài?: đó là các tác giả
của phong trào Thơ Mới. Các tác giả như Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hàn Mạc Tử,
lùi xa hơn về phía trước là Phan Khôi, thơ của họ không chỉ là sự biểu tả của một
tâm hồn phóng khoáng, vượt thoát các quy tắc nghiêm nhặt của thơ truyền thống,
mà như một tất yếu, chính vai trò của điều kiện sống xã hội đương thời đã ảnh
hưởng lớn đến quá trình đổi mới thơ ở họ. Ở đây, tôi không bàn đến cái vế
trữ tìnhmà thơ họ ôm chứa, vì nó nghiễm nhiên được xem như một mặt của thi ca,
mà chủ yếu bàn đến vế thứ hai của con người xã hội trong vai trò thi nhân, là
lý và ý mà phái lý luận không có thơ đã bỏ trong ngoặc đơn nhận thức một
cách lặng lẽ. Quay trở lại những năm đầu thế kỷ XX, khi xã hội Việt Nam đang
còn trong tình trạng “tranh sáng tranh tối”, cái cũ chưa mất hẳn và cái tân thời
đã “du nhập” ồ ạt để thấy: sống trong điều kiện xã hội ấy, đặc biệt là sự ảnh
hưởng từ lối sống cũng như trào lưu sáng tác của dòng thơ tượng trưng Pháp, cho
nên, ý thức phản kháng của con người Tư sản trong các nhà thơ thuộc phong
trào Thơ Mới không thể phủ nhận là không có. Chính cái con người Tư sản ấy
đã phản ứng lại con người mà văn hóa xã hội cũ từng ngấm vào họ. Các nhà thơ đó
đã tìm đến cái con người “là riêng là thứ nhất” để phản ứng lại con người “lễ
giáo gia phong”, và thơ như một phương tiện để họ khẳng khái thể hiện con người
xã hội ấy. Tuy nhiên, các nhà thơ trong phong trào Thơ Mới đã tiếp nhận các đặc
trưng thẩm mỹ trong lối viết của trường phái tượng trưng Pháp từ tâm thức Việt,
cho nên, thơ của họ vẫn tồn tại một dòng riêng bên cạnh một nguồn chung của
dòng thơ tượng trưng thế giới. Điều ấy đã tránh cho các nhà thơ sa vào chủ
nghĩa toàn trị trong sáng tạo nghệ thuật.
Tuy nhiên, cuối thế kỷ XX và
đầu thế kỷ XXI, nền công nghiệp thế giới đã đẩy con người sa vào tình cảnh
của đời sống kỹ trị. Con người dần nghi ngờ những giá trị truyền thống, bất tín
nhận thức về hiện thực, về các đại tự sự, trong đó, việc phủ nhận, không độc
tôn bất cứ một trường phái hay chủ nghĩa nào là cách các nghệ sĩ thế giới lựa
chọn trong sáng tác của mình. Tất yếu, khi đã có điều kiện Hậu hiện đại, thì
các quốc gia cùng tồn tại trong “thế giới phẳng” cũng phải đi theo quy luật:
chuyển từ giai đoạn/lối sống/cách quan niệm/ ý thức hệ thẩm mỹ Hiện đại sang
giai đoạn/lối sống/cách quan niệm/ ý thức hệ thẩm mỹ Hậu hiện đại. Vì vậy, hơn
lúc nào, thi nhân là những người nhạy cảm với thời đại nhất.
Họ đã nhận ra yếu tố dễ đổ vỡ, không đáng tin từ phía các lý tưởng, chủ nghĩa, cho đến các trường phái nghệ thuật. Việc phủ nhận độc tôn các phương pháp trong sáng tạo thi ca cũng là điều dễ hiểu. Do đó, để xác định cho đúng phong cách sáng tạo thơ ca của các nhà thơ trong hoàn cảnh kỹ trị này là điều không phải ai cũng làm được. Trong tinh thần chung của thời đại ấy, Nguyễn Quang Thiều rồi đến Mai Văn Phấn là những thi sĩ thể hiện khá sớm vai trò con người phản kháng trước hiện thực. Thơ của họ là sự phủ nhận đối với các ý thức hệ thẩm mỹ có tính toàn trị trong nghệ thuật, phủ nhận các đại tự sự, các biểu tượng huyền thoại về văn hóa.
Họ đã nhận ra yếu tố dễ đổ vỡ, không đáng tin từ phía các lý tưởng, chủ nghĩa, cho đến các trường phái nghệ thuật. Việc phủ nhận độc tôn các phương pháp trong sáng tạo thi ca cũng là điều dễ hiểu. Do đó, để xác định cho đúng phong cách sáng tạo thơ ca của các nhà thơ trong hoàn cảnh kỹ trị này là điều không phải ai cũng làm được. Trong tinh thần chung của thời đại ấy, Nguyễn Quang Thiều rồi đến Mai Văn Phấn là những thi sĩ thể hiện khá sớm vai trò con người phản kháng trước hiện thực. Thơ của họ là sự phủ nhận đối với các ý thức hệ thẩm mỹ có tính toàn trị trong nghệ thuật, phủ nhận các đại tự sự, các biểu tượng huyền thoại về văn hóa.
Thơ của họ là những khắc khoải
về hiện thực vốn đổ vỡ niềm tin, là tâm thức lãng mạn của kẻ chịu lưu đày trước
trách nhiệm xã hội trong mình. Bóng dáng thơ của họ, theo đó, là sự phản ứng mạnh
mẽ trước những gì vốn được tụng xưng là ổn định kéo dài từ Thơ Mới, tới
dòng thơ Hiện thực phê phán và cho đến dòng thơ Hiện thực xã hội chủ nghĩa mà
chúng ta gọi là “dòng văn học phải đạo”. Do đó, thơ của Nguyễn Quang Thiều làquá
trình giải cấu trúc những huyền thoại văn học một cách triệt để, phá vỡ những
gì thuộc về huyền thoại, được xem là bất biến mà một thời được các nhà thơ, nhà
văn “phải đạo” ca tụng hết mình. Vì vậy, đọc thơ của Nguyễn Quang Thiều và Mai
Văn Phấn mà mang tâm thức cũ của con người toàn trị về nghệ thuật vốn đã lùi xa
về thời Hiện đại như phái lý luận không có thơ đang phê phán là hành động khập
khiễng, đảo ngược các giá trị, là “hất nước hất cả đứa bé trong chậu”. Muốn có
cách thông diễn hợp lý về thơ của hai nhà thơ trên, thì anh phải đứng trong
lòng của Hậu hiện đại, phải đứng trong lòng của giải cấu trúc, phải tự quy giản
ý thức của mình về trạng thái hồn nhiên thì anh mới tìm ra cái ý và cái tình
trong đó.
Phái lý luận không có thơ sẽ
không bao giờ hiểu được thơ họ, mà rộng hơn là hiểu về thơ đương đại trên thế
giới, trong đó có Việt Nam, nếu như họ vẫn đeo đẳng trong mình định kiến
thẩm mỹ được hình thành trong quá khứ của kinh nghiệm thẩm mỹ, đúng như lời
thúc giục của Martin Heidegger: “Nhưng bạn bè của tôi hiện giờ ở đâu?”[10].
Thi nhân đời nào cũng vậy, luôn phải đeo đẳng trong mình tâm thức lãng mạn của
kẻ lưu đày. Họ không chỉ chịu kiếp lưu đày với chiếc gông xã hội nặng chĩu trên
vai, mà còn phải chịu thêm kiếp xiềng xích đang xiết chặt đôi chân trần từ phía
“cách nhìn” “cách đánh giá” nhiều định kiến của người đời. Song càng chịu kiếp
lưu đầy thì tâm hồn họ càng lãng mạn và thanh tao, vì chỉ có như vậy, họ mới vượt
thoát khỏi chính mình, hướng đến thế giới được xây đắp bởi tình và ý, bởi hoa
và máu, bởi niềm tin bất diệt vào con đường họ chọn. Nguyễn Quang Thiều, Mai
Văn Phấn, Đinh Thị Như Thúy, Đỗ Doãn Phương cũng vậy, ở họ, cái tâm thức lãng mạn
kia vẫn hàng ngày phải đeo, thồ tư tưởng, bước những bước nặng nhọc đến với
“ngôi đền thi ca” mà họ đã/từng/đang nuôi dưỡng trong ý chí của mình. Hành
trình đó, với họ, là hành trình không mệt mỏi, không đơn độc, vì, quanh họ còn
có những người đọc biết đọc và đọc đúng tâm thức “lãng mạn” trong cảnh lưu đầy
của nghiệp thơ ấy. Vấn đề thơ và Chủ nghĩa “lý luận không có thơ” sẽ được chúng
tôi tiếp tục đề cập trong kỳ tiếp theo của tiểu luận:Những mâu thuẫn tự
phá sản của phái "Lý luận không có thơ".
[1] Tôi
nói đây là định nghĩa của phái Lý luận không có thơ, bởi vì, nó không phải là
nhận định đang đi tìm lí lẽ để chứng minh, mà là một quan niệm đã được khẳng định
bởi liên từ “là”.
[2] Đỗ
Hoàng “Vô lối Nguyễn Quang Thiều”, nguồn:
http://vannghecuocsong.com/home/vi/news/Nghien-Cuu-Ly-Luan-Phe-Binh/Vo-loi-Nguyen-Quang-Thieu-395/
[3] Đỗ
Hoàng “Vô lối Nguyễn Quang Thiều”, nguồn:
http://vannghecuocsong.com/home/vi/news/Nghien-Cuu-Ly-Luan-Phe-Binh/Vo-loi-Nguyen-Quang-Thieu-395/
[4] Trần
Mạnh Hảo, Thơ Phản Thơ, phần Nghĩ Về Thơ Và Thơ Hôm Nay, Văn Học xb 1995,
trang.. 68
[5] Bởi
vì, Trận Mạnh Hảo đã sử dụng thuật ngữ “vô lối” trong cuốn sách của ông có nhan
đề Thơ phản thơ, do vậy, hẳn rằng, “vô lối” trong quan niệm của Trần Mạnh
Hảo gần với Anti-poetry?
[6] Trần
Mạnh Hảo, Thơ Phản Thơ, phần Nghĩ Về Thơ Và Thơ Hôm Nay, Văn Học xb
1995, trang. 5
[8] Trần
Mạnh Hảo, “Sao Hội nhà văn Việt Nam lại hè nhau tiễn thi ca lên đoạn đầu
đài?”, Tlđd.
[9] Louis
Althusser đã hiểu sai Marx ở điểm này. Ông phủ nhận quan điểm về sự hiện diện của
con người nói chung, theo ông chỉ có con người được phân kỳ theo mỗi giai đoạn
lịch sử. Do đó lịch sử loài người là lịch sử của các giai đoạn sản xuất và như
vậy, con người bao giờ cũng là con người của các giai cấp xã hội cụ thể trong một
giai đoạn lịch sử cụ thể, chứ không thể tồn tại con người chung chung với những
lý tưởng cũng như đặc tính phổ quát. Vì vậy, thuật ngữ mà Althusser quen sử dụng
trong các tác phẩm của mình là anti - humanisme (Chống - Chủ nghĩa nhân đạo/ Chống
- Chủ nghĩa nhân bản). Giáo sư Trần Đức Thảo trong cuốn Vấn đề con người
và “chủ nghĩa lý luận không có con người” bằng việc phát hiện ra yếu tố
lao động thời kỳ tiền- giai cấp (nguyên thủy) đã phê phán triệt để quan điểm
này của Althusser. Giáo sư Thảo cho rằng, con người giai cấp chỉ là lớp thứ
nhất của con người, nó che khuất tầng sâu thứ hai là Nhân Tính (Humanité/
Humanity). Và vì vậy, con người phổ quát (tức yếu tính chung của loài người)
không mất đi mà nó bị Con người giai cấp che khuất. Do đó, việc
Althusser đề cao con người giai cấp đã vô hình đẩy nhà triết học vào phương
pháp “siêu hình”, tạo điều kiện cho Chủ nghĩa cá nhân lên ngôi, gạt bỏ
ra ngoài con người Nhân Tính. Stalin và Mao Trạch Đông đã tôn sùng lý thuyết
này của Althusser làm chủ nghĩa Marx chân chính bị biến dạng. Giáo sư Thảo đã
phê phán gay gắt Althusser về điều này, ông gọi quan điểm về anti - humanisme của
Louis Althusser là “Chủ nghĩa lý luận không có con người”. Xin xem thêm:
Louis Althusser (1971), Lenin
and Philosophy and other essays, Monthly Review Press, New York, USA, p. 127 –
186: “Ideology and Ideological State Apparatuses (Notes towards an
Investigation)”.
Jon Elster (1986), Making
sense of Marx, Cambridge University Press, UK, P. 53 – 118: “Philosophical
anthropology”, P. 461 – 493 : “Ideologies”.
Trần Đức Thảo (2000), Vấn
đề con người và “Chủ nghĩa lý luận không có con người”, NXB Thành phố Hồ Chí
Minh, chương “Vấn đề con người và “Chủ nghĩa lý luận không có con người”.
Tại sao lại là mâu thuẫn tự
phá sản? Mâu thuẫn tự phá sản khác với mâu thuẫn như một động lực cách mạng ở
chỗ nào? Chỉ khi làm rõ một cách rạch ròi hai vấn đề trên, chúng ta mới đủ cơ sở
để bác bỏ những luận điệu xuyên tạc ý thức hệ thẩm mỹ chính thống của phái
không có thơ.
Mâu thuẫn tự phá sản là những
mâu thuẫn nội tại trong hệ ý thức cá biệt, mà, những mâu thuẫn ấy có hướng tự
loại trừ lẫn nhau, mâu thuẫn chồng lấp mâu thuẫn không nhằm hướng tới sự thay đổi
tiến bộ, cách mạng, vì lợi ích chung cộng đồng. Tính chất mâu thuẫn tự phá sản,
do đó, không được xem như là động lực để phát triển xã hội, mà ngược lại, nó
kìm chế sự phát triển chung. Đặc trưng nổi bật của loại hình mâu thuẫn tự phá sản
là nó tự loại trừ chính nó, có tính cục bộ, phi - ràng buộc xã hội. Trong
khi đó, mâu thuẫn như một động lực cách mạng lại là mâu thuẫn hướng ngoại, có
hướng đối nghịch với hệ ý thức khác đã lạc hậu hoặc “nguy cơ” suy yếu của nó.
Vì vậy, mâu thuẫn trong trường hợp này, tất yếu sẽ có đấu tranh để giải quyết
mâu thuẫn, mở ra một hình thái ý thức mới, phù hợp với hiện thực xã hội yêu cầu.
Do đó, nó tiến bộ và là động lực của phát triển xã hội.
Hệ ý thức cá biệt của phái
lý luận không có thơ đang đi theo hướng mâu thuẫn tự phá sản. Do đó, chính lý
luận của nó sẽ tự loại trừ nó trong quá trình mà phái này hiện thực hóa ý
tưởng bằng những phê phán phản cách mạng, phản thi ca, phản thẩm mỹ. Để chứng
minh cho điều đó, tôi đi thẳng vào những luận điểm sau:
Trần Mạnh Hảo trong Thơ
phản thơ cho rằng:
“Trong đạo Thiên chúa giáo
có quan niệm này mà người vô thần cách mấy cũng phải công nhận là thoáng, đó là
mỗi người tin đạo đều có thể tìm cho mình một cách đến với Chúa, đến với thiên
đường. Cũng có thể lấy ví dụ này để nói về thơ. Bởi vì, mỗi người làm thơ đều
có thể tìm ra một cách thơ hay. Và có bao nhiêu người làm thơ thì cũng có bấy
nhiêu cách định nghĩa về thơ vậy.”[1]
Theo đó, mỗi người làm thơ
dưới cái nhìn của Trần Mạnh Hảo không chỉ dừng ở việc “có quan niệm riêng về
thơ”, mà còn nâng lên cấp độ cao hơn là “có bao nhiêu người làm thơ thì cũng có
bấy nhiêu cách định nghĩa về thơ”. Trong khi ấy, ở bài Về trường phái thơ
“Tân... con cóc” của Nguyễn Quang Thiều[2],
Trần Mạnh Hảo lại đi ngược lại quan điểm mà mình từng đưa ra khi ông phê phán
cái mà ông gọi là “định nghĩa thơ” của Nguyễn Quang Thiều rằng: “Với Nguyễn
Quang Thiều, sau bao nhiêu năm tím kiếm, vật vã, phản biện, day dứt, cuốu cùng
ông mới chợt ngộ ra chân lý nghệ thuật nói chung, chân lý thi ca nói riêng là
làm sao cho: “NGÔN NGỮ THƠ CA GẦN VỚI TIẾNG NÓI ĐỜI THƯỜNG NHẤT”. Tưởng chuyện
gì ghê gớm, hóa ra là tiêu chí của các trào lưu hiện thực trong nghệ thuật đã
ra đời từ rất sớm, quyết đưa thi ca trở về gần với ngôn ngữ thường nhật, ngôn
ngữ bình dân, mà một đứa trẻ học cấp hai ở Việt Nam đã học : tính hiện thực của
văn học, của thi ca.”[3] .
Hẳn rằng, trong quan niệm của Trần Mạnh Hảo, thì, ai cũng có quyền đưa ra định
nghĩa thơ của mình (dù bất kể hợp lý hay bất hợp lý), duy chỉ “định nghĩa” của
Nguyễn Quang Thiều là “phi định nghĩa? Sự mâu thuẫn tự phủ nhận trong quan niệm
của Trần Mạnh Hảo, hiển nhiên, đã chống lại chính tư duy và nhận định mà ông
đưa ra từ khi Thơ phản thơ ra đời. Hơn nữa, một điều, tôi không dám
nghĩ đến và cũng không đủ tự tin để khẳng định rằng, một đứa trẻ học cấp
hai lại có thể được học và học được ý nghĩa của “tính hiện thực” như
Trần Mạnh Hảo đã khẳng quyết. Chỉ duy thuật ngữ “tính hiện thực” thôi đã ôm trọn
những trăn trở của các triết gia, nhà tư tưởng Đông - Tây qua bao thế kỷ cũng
chưa giải quyết triệt để.
Xin ông nhớ cho rằng, tính
hiện thực “Reality” không đồng nghĩa với chủ nghĩa hiện thực “Realism”, cũng
không đồng nghĩa với thực tiễn “Practice”, lại hoàn toàn ngược với ý nghĩa mà
nhà thơ Nguyễn Quang Thiều dùng “tiếng nói đời thường”, vốn cần được
hiểu “quan điểm” ấy như thể một cách nói, một phương thế biểu đạt gần với
đời sống con người. Theo đó Reality là tính thể [4],
là bản chất, là ý nghĩa của hiện thực, chứ không phải là một hoạt động
(Practice), cũng không phải là sự phân tích về ý nghĩa của hiện thực (gồm tự
nhiên, xã hội và con người) như “Realism”. Vậy thì, “Reality” là cái lẩn khuất,
trừu tượng và là bản thể luận của mọi hiện tượng. Nó không hiện diện để người
ta ngắm nhìn hay nắm lấy, mà qua nó, những hình thức của sự vật được gọi tên,
được đánh giá và phân biệt nó với cái khác bên ngoài nó.
Do đó, tính hiện thực của văn học, tính hiện thực của thi ca chính là bản chất, là thể tính của văn học, của thơ ca. Nó không thể xem là hành động thực tiễn theo kiểu “phản ánh luận” trong văn học, lại càng không thể xem là “chủ nghĩa hiện thực” trong văn học. Thử hỏi, Trần Mạnh Hảo đã hiểu hết về bản chất, về thể tính, về “tính hiện thực của văn học, của thi ca” chưa? Chứ tôi chưa nói về việc “một đứa trẻ học cấp hai ở Việt Nam đã học” có thể hiểu được. Sự nhầm lẫn của Trần Mạnh Hảo khi đánh đồng giữa tính hiện thực (Reality) với “các trào lưu hiện thực”, điều ấy cho thấy ông khá dễ dãi trong việc hiểu và giải quyết các vấn đề triết học.
Do đó, tính hiện thực của văn học, tính hiện thực của thi ca chính là bản chất, là thể tính của văn học, của thơ ca. Nó không thể xem là hành động thực tiễn theo kiểu “phản ánh luận” trong văn học, lại càng không thể xem là “chủ nghĩa hiện thực” trong văn học. Thử hỏi, Trần Mạnh Hảo đã hiểu hết về bản chất, về thể tính, về “tính hiện thực của văn học, của thi ca” chưa? Chứ tôi chưa nói về việc “một đứa trẻ học cấp hai ở Việt Nam đã học” có thể hiểu được. Sự nhầm lẫn của Trần Mạnh Hảo khi đánh đồng giữa tính hiện thực (Reality) với “các trào lưu hiện thực”, điều ấy cho thấy ông khá dễ dãi trong việc hiểu và giải quyết các vấn đề triết học.
Trong khi đó, ý nghĩa trong
“quan niệm”[5] của
Nguyễn Quang Thiều không khó hiểu đến mức Trần Mạnh Hảo phải dài dòng giải quyết
một cách lan man, thiếu chính xác.
Trong quan niệm của Nguyễn
Quang Thiều, người đọc dễ nhận ra việcnhà thơ đang trăn trở tìm cho mình một
cách nói, một phương thế biểu đạt gần với con người nhất. Mà xét rộng ra, nghê
thuật nói chung và thi ca nói riêng khiến các nghệ sĩ trăn trở bao đời vẫn là
đi tìm một cách nói cho con người (nói như thế nào?) nhiều hơn là điều
muốn nói (nói cái gì?). Nghệ thuật gợi ý nhiều hơn là phơi
bày trần trụi điều đã có. Điều Nguyễn Quang Thiều đưa ra chẳng phải là điều
mà bao nhiêu thi nhân vẫn hàng ngày lầm lũi lao động để tìm kiếm hướng đi vào
lòng người đó sao? Cái chúng ta gọi là Thơ Mới, hay Cách Tân, xét đến cùng là
những cách nói khác, những phương thế biểu đạt khác so với những lối/cách nói của
các thi nhân trước đó. Họ hướng đến nó vì con người, đáp ứng thị hiếu thẩm mỹ
người đọc ở những trình độ, kinh nghiệm thẩm mỹ phù hợp theo các giai đoạn biến
thiên của xã hội. Xã hội thay đổi theo hướng tích cực, thì hẳn rằng, tri thức
và thị hiếu thẩm mỹ của con người cũng thay đổi và ngày càng cao hơn, do đó,
nghệ thuật, thi ca muốn tồn tại, thì nó phải đáp ứng yêu cầu của con người hiện
thời đề ra. Việc nhà thơ đi tìm cách nói gần nhất và đời thường nhất với con
người không có nghĩa quá trình ấy là quá trình bình dân hóa về
mặt ngôn ngữ, đơn giản, nó vì “sự khao khát”, “sự đón đợi cháy bỏng” của con
người trên một mức độ hợp lý.
Mặt khác, quan niệm “NGÔN NGỮ
THƠ CA GẦN VỚI TIẾNG NÓI ĐỜI THƯỜNG NHẤT” của Nguyễn Quang Thiều mà Trần Mạnh
Hảo phê phán là “một đứa trẻ học cấp hai ở Việt Nam đã học”, thì phải nói,
trí tuệ Việt Nam đã vượt trên tầm người Đức (?) Bởi vì, “quan niệm” của Nguyễn
Quang Thiều đưa ra không phải là mới và cũng không dừng ở nghĩa “giản đơn” như
Trần Mạnh Hảo nghĩ. Tôi nghĩ, Nguyễn Quang Thiều là người chịu đọc và chịu suy
tư, vì quan niệm của Nguyễn Quang Thiều gần với ý nghĩa mà một định đề kinh điển
được Heidegger từng phát ngôn (xin giải thích thêm để trách nhầm lẫn: Ở
đây tôi nhấn mạnh đến sự kế thừa và học tập tư tưởng tiền bối một cách nghiêm
túc của Nguyễn Quang Thiều, đúng như ông nói “Nhưng quan niệm về nghệ thuật thơ
ca của tôi đang tiến đến điểm cuối của một quan niệm mà tôi đã từng đọc,
đã từng chống đối, đã nhìn lại, đã bị thuyết phục và trở thành đồng nhất. Đó
là: ngôn ngữ thơ ca gần với tiếng nói đời thường nhất” [6],
chứ không hề có ý mang Nguyễn Quang Thiều đặt cạnh hay so sánh với Heidegger)
trước đó. Trong cuốn Wegmarken, Heidegger cho rằng: “Das Denken sammelt
die Sprache in das eifache Sagen” (Thể tính/ bản chất của tư tưởng là phải biết
điều khiển và chi phối ngôn ngữ, sao cho lời nói đơn giản được thể hiện ra”).
Điều đó, chứng tỏ, Heidegger quan tâm và nhấn mạnh đến “cách nói” nhiều hơn là
“điều muốn nói”/ “ý nghĩa” cần thông điệp.
Việc tự mình đưa ra quan niệm
“có bao nhiêu người làm thơ thì cũng có bấy nhiêu cách định nghĩa về thơ vậy”,
để rồi sau đó tự phủ nhận cái mình đề ra bằng việc phê phán chủ thể sáng tạo
khác “định nghĩa” về thơ, chẳng phải, Trần Mạnh Hảo đang tự mình “phản bội”
lại chính mình sao?Đó là minh chứng thứ nhất cho sự mâu thuẫn tự phá sản trong
quan niệm, cũng như “lập luận” của Trần Mạnh Hảo – thủ lĩnh của phái lý luận
không có thơ.
Cũng trong Thơ phản thơ,
Trần Mạnh Hảo từng nhấn mạnh:
“So với các nghệ thuật khác,
thi ca bao giờ cũng chỉ là thứ nghệ thuật giành cho số ít, cho một số đối tượng
hết sức chọn lọc. nó – tức thi ca- chưa hề và chưa từng là nghệ thuật của đám
đông”[7]. Thậm
chí, để vững hơn cho lập luận của mình, Trần Mạnh Hảo còn viện dẫn đến quan điểm
của Maiacopxki, rằng, “bản chất của văn nghệ là không đại chúng. Nó chỉ trở
thành đại chúng là do tuyên truyền”[8]
Vậy mà, trong Sao Hội
nhà văn Việt Nam lại hè nhau tiễn thi ca lên đoạn đầu đài? cũng chính Trần
Mạnh Hảo đã khẳng định:
“Thơ là nghệ thuật của mọi
người. Họ chơi thơ để tỏ bày tâm sự, để giải thoát tinh thần, bất kể hay dở”[9]
Phải chăng có hai Trần Mạnh
Hảo trong một Trần Mạnh Hảo? Hay là tính chất dễ manh động, “gió thổi chiều nào
che chiều đấy” trong lối phê phán của Trần Mạnh Hảo? Vậy Trần Mạnh Hảo nào mới
là Trần Mạnh Hảo? Hay là, Trần Mạnh Hảo mà có thể được gọi là Trần Mạnh Hảo thì
không phải là Trần Mạnh Hảo vĩnh viễn (giống như định đề của Lão tử: “Đạo khả đạo
phi thường đạo. Danh khả danh phi thường danh.” (“Đạo mà nói được là Đạo thì
không phải là Đạo vĩnh viễn, tên có thể gọi là tên thì không phải là tên vĩnh
viễn”), hoặc giống như định đề “tính” của Heidegger: “Doch das Sein – was
ist das Sein? Es ist Es selbst” (“Nhưng thể tính/tính thể/bản chất là gì?
Thể tính/tính thể/bản chất là chính Thể tính/tính thể/bản chất”)) ?? Như vậy,
ít nhất có hai Trần Mạnh Hảo, Trần Mạnh Hảo với Thơ phản thơ (mà tôi
gọi là Trần Mạnh Hảo 1) và Trần Mạnh Hảo với Sao Hội nhà văn Việt Nam lại
hè nhau tiễn thi ca lên đoạn đầu đài? (mà tôi gọi là Trần Mạnh Hảo 2). Trần
Mạnh Hảo, mà rộng hơn là phái lý luận không có thơ phê phán thơ của các tác giả
được giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam là “vô lối”, “tắc tị”, là “không thể đọc
nổi vài ba dòng”, vậy hẳn rằng, thơ của những tác giả trên (Nguyễn Quang Thiều
và Mai Văn Phấn, Đinh Thị Như Thúy, Đỗ Doãn Phương -[những tác giả được giải
thưởng Hội nhà văn Việt Nam]) không thể thuộc nhóm “thơ của mọi người”, điều đó
có nghĩa, thơ của họ là “thứ nghệ thuật giành cho số ít”, “chưa hề và chưa từng
là nghệ thuật của đám đông”. Nếu thế thì thơ của các tác giả ấy thuộc về quan
niệm của Trần Mạnh Hảo 1 của thời Thơ phản thơ rồi? Phải chăng, Trần
Mạnh Hảo đang tự phủ nhận mình, hay là, Trần Mạnh Hảo đang phê bình theo “cảm hứng”,
hứng lên thì là Trần Mạnh Hảo 1, còn không hứng lên thì sẽ là Trần Mạnh Hảo 2 ?
Nếu đúng thế thì, lý luận của Trần Mạnh Hảo không đáng tin cậy và bạn đọc khó
có thể tiếp nhận được những luận điểm đó. Đó là minh chứng thứ hai cho sự
mâu thuẫn tự phá sản trong quan niệm, cũng như “lập luận” của Trần Mạnh Hảo –
thủ lĩnh của phái lý luận không có thơ.
Khi bàn về thơ và sáng tạo
thơ, Trần Mạnh Hảo lấy nhan đề cho cuốn phê bình thơ của ông là Thơ phản
thơ, là Anti-poetry, vậy nghĩa là, ít nhiều ông cũng chấp nhận việc đã/đang tồn
tại dòng thơ đó. Vậy mà trong Về trường phái thơ “Tân... con cóc” của Nguyễn
Quang Thiều, ông lại phủ nhận chính hiện tượng thơ được ông sử dụng tên gọi của
nó cho tập phê bình của mình rằng:
“Thi pháp Nguyễn Quang Thiều
là thi pháp phản truyền thống: truyền thống cho thơ phải đa nghĩa thì ông
Thiều quyết làm thơ đơn nghĩa; truyền thống cho thơ phải kiệm lời thì thơ ông
Thiều rất lắm lời; truyền thống cho thơ phải hàm súc thì ông Thiều làm
loài thơ lạnh tanh, xóa mọi hàm ngôn( tâm hồn lạnh tanh máu cá/ nhiệt tình xuống
quá độ âm - Chế Lan Viên); truyền thống cho thơ phải êm tai, phải có nhạc tính
thì thơ ông Thiều chủ trương phải gắt như mắm tôm; truyền thống cho thơ phải
có âm dương điều hòa trong ngữ nghĩa thì ông Thiều chủ trương thơ phải độc
âm hay độc dương, không có thể đưa chủ nghĩa hài hòa của Hồ Cẩm Đào
vào đây được à ghen (!)”[10]
Thế nhưng, cũng vẫn là Trần
Mạnh Hảo trong Thơ phản thơ, ông đã chống lại chính lời nói của mình:
“Hiện nay, chúng ta đọc trên
báo và trong các tập thơ một thứ thơ không có chút vần điệu, trúc trắc và xộc xệch
đến vô nguyên tắc. Nên nhớ, thơ không vần, thơ xuôi là những hình thức thơ đầu
tiên của loài người đấy.Không vần, không nhịp điệu, trúc trắc và môđec đều tốt
cả, đều có thể hay cả nếu nhà thơ đều có tài và có hồn”[11]
Trong kỳ 2: “Một phạm trù
"thẩm mỹ" mới về thơ của phái "Lý luận không có thơ”, chúng tôi
có trích quan điểm, chủ trương của những người khởi xướng dòng thơ phản
thơ (Anti-poetry) mà Trần Mạnh Hảo từng tiếp nhận như sau:
“Chống-thơ ca (phản thi) là một
phong trào nghệ thuật nhằm thoát khỏi những quy ước thông thường của thơ ca
truyền thống…Họ tìm cách chối bỏ tính chất huyền thoại hóa về ngôn ngữ (thoát
khỏi sự nô lệ về văn phạm giống như lối “tầm chương trích cú của dòng văn
chương khoa cử - N. Q. P nhấn mạnh). Những bài thơ được thể hiện
thông qua lối miêu tả có tính phá cách về văn phạm, biểu tả giống như văn xuôi,
nhằm giải thiêng những yếu tố được huyền thoại hóa trên văn bản, tìm kiếm và
khai phóng giá trị con người” (Anti-poetry is an art movement that attempts to
break away from the normal conventions of traditional poetry… sought to
reject the belief that verse holds any mystical power. The poems have been
described as prose-like, irreverent, and illuminating the problems of human
existence.) (theo en.wikipedia.org).
Qua minh chứng trên, có thể
rút ra những luận điểm sau:
- Thứ nhất, hoặc Trần Mạnh Hảo
khi sử dụng thuật ngữ Thơ phản thơ (Anti-poetry) để đặt cho tập phê bình của
mình, nhưng hiểu không đúng ý nghĩa của thuât ngữ, hoặc ông tiếp nhận không đến
tận nguồn lý luận, quan điểm của các tác giả khởi xướng dòng thơ Anti-poetry.
- Thứ hai, hoặc Trần Mạnh Hảo sử
dụng thơ phản thơ để mà sử dụng, nên không cần biết nguyên do tại sao nó tồn tại
và nguồn gốc của nó đến từ đâu, hoặc Trần Mạnh Hảo không đọc, không tìm hiểu
nhưng vẫn cứ muốn sử dụng nó, chỉ đơn giản là nó được ông hiểu theo nghĩa
khác, đối lập với ý nghĩa tiến bộ mà các nhà sáng lập dòng thơ này từng
tuyên ngôn.
- Thứ ba, hoặc Trần Mạnh Hảo
là người cựu truyền (traditional person) trong quan niệm thi ca, nên đứng trước
dòng thơ mà ông gọi là “thi pháp phản truyền thống”, ông đã “cấp ngay nghĩa”
cho nó là Thơ phản thơ một cách tự phát và cảm tính.
Đó là minh chứng thứ ba cho
sự mâu thuẫn tự phá sản trong quan niệm, cũng như “lập luận” của Trần Mạnh Hảo
– thủ lĩnh của phái lý luận không có thơ.
Cũng trong Thơ phản thơ,
Trần Mạnh Hảo đã viện dẫn ý kiến có hướng đề cao “sự cảm thụ” mà “không cần hiểu”:
“Có nhà thơ làm thơ với mục đích là không cần ai hiểu. Hỏi thì họ trả lời, tớ
làm thơ siêu thực, mà siêu thực là chỉ có cảm, chứ đem cái hiểu vào sẽ chết
tươi thơ” [12] và
để bác bỏ quan điểm từ “ý kiến đó”, ông khẳng định “Khi thơ chối bỏ ý thức,
nó đã chối bỏ cái biểu hiện đầu tiên để phân biệt người với rong rêu”[13].
Điều đó cho thấy, trong quan
niệm của Trần Mạnh Hảo, ông quan tâm và nhấn mạnh nhiều đến khía cạnh: thơ phải
được “hiểu” và cần phải có “ý thức” về hiện thực. Thế nhưng, trong Sao Hội
nhà văn Việt Nam lại hè nhau tiễn thi ca lên đoạn đầu đài?, ông lại phủ nhận
chính quan niệm mà ông từng được phát ngôn trước đó, nghĩa là mình tự phủ nhận
mình bằng lập luận: “Mục đích của thi ca là truyền cảm, làm rung động lòng
người. Muốn vậy thì thơ trước hết và sau cùng phải hay!”[14], theo
đó “cái hay” của thơ và mục đích “trước hết và sau cùng” vẫn phải là “truyền cảm,
làm rung động lòng người”. Ông rất mâu thuẫn (!).
Trong Sao Hội nhà văn
Việt Nam lại hè nhau tiễn thi ca lên đoạn đầu đài?, ông khẳng khái xem “Mục
đích của thi ca là truyền cảm, làm rung động lòng người”, thế nhưng đoạn
ông phê thơ Nguyễn Quang Thiều trong Thơ phản thơ thì lại ngược với
điều ông đã và đang tuyên bố “là truyền cảm, làm rung động lòng người” qua
lối phân tích, cắt nghĩa cấu trúc ngôn ngữ riêng lẻ rồi phê phán bằng ý thức
quá tỉnh táo phản lại sự cảm, sự rung động:
[ “Ta thử đọc bài thơ mang số
ba La Mã trong Mười một khúc cảm của anh:
Người đàn bà có một gia tài
hơn ta là biết khóc trước
ta mười bốn năm
Giờ trong vòng tay ta đam mê
quay lại khóc
nghi ngờ
Ta đi về cửa ngõ của chiều
Ta đi về thuở ta chưa cắt rốn
Ta đi về thủa ta còn sóng
sánh
Và ta chạm lời nguyền vĩ đại
Man rợ ngân lên từ phía tối
mặt trời.
Đúng là rau nào sâu ấy, khi
nhà thơ có cái đức hay khóc thì đến cái người đàn bà của anh ta, mặc dù lớn hơn
anh những mười bốn tuổi lại cũng mắc chứng hay nhè. Khi người đàn bà lớn hơn
người đàn ông mười bốn tuổi lại đang nằm gọn lỏn trong vòng tay của anh tình
nhân bé bỏng, hẳn là bà ta tí tởn lắm, chứ nào có cần gì căn bệnh suy tư triết
học của tác giả mà nấc lên tiếng khóc nghi ngờ? …Người đàn ông có quyền
ôm người đàn bà hay khóc ở bất cứ đâu, rồi đi về đâu mặc kệ, chẳng có điều gì ghê
gớm và hệ trọng cả. Vậy mà tự nhiên tự lành, tác giả bỗng làm ra như là chuyện
kinh thiên động địa vậy: “Ta chạm vào lời nguyền vĩ đại, Man rợ ngân lên từ
phía tối mặt trời”. Cái việc anh ôm người đàn bà và cái việc chạm vào lời
thề vĩ đại đến man rợ là hai việc chẳng liên quan gì đến nhau. Chỉ tội cho ông
mặt trời bị người ta ăn ốc, mình đi đổ vỏ
“Đêm nay là đêm thứ bao
nhiêu rồi ta chẳng còn biết nữa
Ta ôm nhau ngồi thở dưới sao
trời
(Những ngôi sao, trang 21)
Rõ ràng cặp tình nhân này ôm
nhau bao đêm dưới trời sao hẳn là đang còn sống nhăn răng ra đấy, việc gì tác
giả còn thừa nhời, rách việc tự giới thiệu rằng chúng tôi đang thở đây.
Khi một con người đang hấp hối, muốn kiểm tra người này đã chết hay chưa, người
ta còn hỏi nhau: còn thở không? Người ta chỉ đòi nhà thơ cần phải biết giữ ý tứ
tối thiểu của đời sống, không nên gặp ai cũng giới thiệu rằng mình đang thở
đây, người ta sẽ ngờ anh đấy” ][15]
Tôi không nghĩ và khó có thể
hình dung được một nhà thơ, đồng thời là nhà phê bình (“chuyên nghiệp”) mà lại có
thể bình, biến bài thơ “có ý” như thế thành “lời cáo trạng” một cách đầy chủ
quan, cảm tính(?). Đọc văn bản, thực ra là “đọc” bằng kinh nghiệm hiểu chủ quan
của mình, là cấp cách hiểu của mình về đối tượng.
Do đó, thiên hạ có dăm bảy loại người, có người kinh nghiệm đọc sâu sắc, tri thức văn hóa phong phú, thì cũng có người hạn chế về kinh nghiệm thẩm mỹ, giới hạn về tri thức văn hóa; có kiểu người cao thượng, khách quan, trung thực thì cũng có người ít cao thượng, chủ quan và đầy định kiến. Vì vậy, cách đọc của Trần Mạnh Hảo dù được nhìn nhận theo khía cạnh nào của tri thức và kinh nghiệm mỹ cảm, thì cũng chỉ dừng lại ở mức độ MỘT CÁCH ĐỌC.
Do đó, thiên hạ có dăm bảy loại người, có người kinh nghiệm đọc sâu sắc, tri thức văn hóa phong phú, thì cũng có người hạn chế về kinh nghiệm thẩm mỹ, giới hạn về tri thức văn hóa; có kiểu người cao thượng, khách quan, trung thực thì cũng có người ít cao thượng, chủ quan và đầy định kiến. Vì vậy, cách đọc của Trần Mạnh Hảo dù được nhìn nhận theo khía cạnh nào của tri thức và kinh nghiệm mỹ cảm, thì cũng chỉ dừng lại ở mức độ MỘT CÁCH ĐỌC.
Cũng bình về thơ Nguyễn
Quang Thiều, trong Thơ phản thơ có đoạn:
[ “…Nơi bầu vú ăn vào đá sỏi
Cứ nâu dần sau mỗi tiếng u
u…”
(Mười một khúc cảm, trang
28)
Bầu vú của người đàn bà
là chuyện hoàn toàn cụ thể, ăn là động từ rất cụ thể, đá sỏi càng
không phải là một khái niệm, cớ sao bầu vú kia lại ăn được đá sỏi? Càng kỳ lạ
hơn nữa, sau khi cái bầu vú kia nâu dần, nó chợt ngân u u lên như vỏ ốc? Muốn đạt
được nghĩa bóng trong thơ, trước hết cái nghĩa đen phải đúng, phải hợp lý chứ?”
][16]
Đọc xong đoạn bình này, tôi
không thể tin nổi vào mắt mình rằng, đây là lời bình của một nhà thơ, một nhà
phê bình. Hai câu thơ, với ý nghĩa (theo quan điểm của của tôi) không quá khó
hiểu/cảm đến mức Trần Mạnh Hảo phải lập hẳn một “phương trình” “một công thức
toán học” để áp dụng vào giải mã thơ, biến hai câu thơ ấy thành những “dãy số
nghĩa” chết cứng, vô cảm và máy móc. Trong hai câu thơ trên, với việc đặt những
yếu tố đối lập cạnh nhau: đặt Bầu vú (động, hữu cơ) bên cạnh Đá
sỏi (tĩnh, vô cơ), đặt Con người bên cạnh Vật vô tri, Nguyễn
Quang Thiều nhằm hướng đến nhiều chủ đề khác nhau, không cùng bình diện như:
cái chết, làm tình, cảm xúc… “góp phần hạ bệ hoặc tôn vinh nhiều yếu tố đã được
xác định giá trị” (Lê Huy Bắc). Con người trong trường hợp/tình huống này được/ bị giải nhân cách triệt để. Cảm xúc, đời sống tình ái (Biểu tượng: “Bầu
vú”) của con người giờ đây không phải là gieo mầm cho hoan lạc tình yêu, mà thực
chất là sự trống vắng, cằn cỗi, không tái sinh của đời sống tình cảm. Tình yêu,
cuộc sống ái tình đối với con người trở nên vô cảm và chai sạn như sỏi đá dưới
chân ai.
Câu thơ là lời cảnh tỉnh của
tác giả đối với con người và rộng hơn là loài người trong thế giới kĩ trị của
thời Hậu hiện đại này về một tương lai “thiếu vắng tình yêu” đích thực giữa những thiên
thần nhỏ đang bước đi trên mặt đất đó. Thơ Nguyễn Quang Thiều tự thân chưa
hẳn đã tối nghĩa, nhưng qua lối phê bình của Trần Mạnh Hảo, nó trở nên vô cảm
và tối nghĩa. Hơn nữa,Trần Mạnh Hảo lại nhấn mạnh “muốn đạt được nghĩa
bóng trong thơ, trước hết cái nghĩa đen phải đúng, phải hợp lý chứ?” cũng
rất mâu thuẫn. Nếu như câu thơ nào cũng phải đáp ứng đúng tiêu chuẩn khởi đầu của
nó “phải đúng nghĩa đen”, thì nó đâu có “siêu” và “đi tới tận cùng của cái thực,
thơ sẽ đạt được cái siêu” như ông từng nói (??); hoặc, nó ngay lập tức trở
thành văn bản cổ động, tuyên truyền về chính trị, hoặc, nó là một cách ngôn để
bộc lộ quan điểm cá nhân, thậm chí, nó trở nên bình dân hóa về ngôn ngữ,
trở thành ngôn ngữ giao tiếp. Tôi không tuyệt đối hóa nghĩa bóng của thơ, cũng
chẳng tuyệt đối hóa nghĩa đen của thơ, thơ dù viết theo hướng nào cũng phải có tính
thơ, nghĩa là, ngôn ngữ thơ phải được tu từ một cách nghiêm cẩn và nhà thơ cần
là một anh phu chữ trong mọi tình huống sáng tạo. Có như vậy thơ mới đúng là
thơ.
Sự mâu thuẫn tự phủ nhận
trên cho thấy:
- Một là, Trần Mạnh Hảo có
thể cảm và rung động đối với các bài thơ mà ông gọi là
“hay”, nhưng với thơ Nguyễn Quang Thiều thì ông cần phải“Hiểu” (?)
- Hai là, đến với thơ Nguyễn
Quang Thiều, ông không muốn/ không thể cảm, mà phải hiểu bằng việc
phân tích, cắt nghĩa và giải thích các biểu tượng ngôn ngữ…
- Ba là, thơ Nguyễn Quang
Thiều chưa đủ mãnh liệt để ông có thể cảm, mà “bắt buộc” phải “Hiểu” cho
được nó…
Luận điểm trên là minh chứng
thứ tư cho sự mâu thuẫn tự phá sản trong quan niệm, cũng như “lập luận” của Trần
Mạnh Hảo – thủ lĩnh của phái lý luận không có thơ.
Mâu thuẫn vốn là động lực của
cách mạng, của tiến bộ xã hội. Nhưng, mâu thuẫn tự phá sản thì ngược lại, nó
không những không thể trở thành động lực của tiến hóa xã hội, mà nó còn kìm
hãm, kéo tụt xã hội vào sự lạc hậu, bảo thủ. Theo tôi, thơ cần thiết phải đi
tìm một cách nói cho con người, gợi mở những liên tưởng sống nơi người đọc, dẫn
dắt bạn đọc vào thế giới tâm hồn mà họ từng nuôi dưỡng và lý tưởng hóa nó
nhiều hơn là đặt họ vào tình huống “phải” diễn giải. Theo đó, thơ của Nguyễn
Quang Thiều, Mai Văn Phấn, Đinh Thị Như Thúy, Đỗ Doãn Phương thiên về “gợi mở”
hơn là phơi bày trần trụi điều đã có, ý nghĩa thơ của họ hướng tới việc:
đi tìm một cách nói cho con người (nói như thế nào?) nhiều hơn là điều
muốn nói (nói cái gì?).
Chính vì thơ có tính gởi mở, nên nó thường không ổn định về nghĩa và ý nghĩa, nó luôn thay đổi theo biên độ tưởng tượng và kinh nghiệm đọc của bạn đọc. Theo đó, nếu người đọc có bề dày văn hóa, tầng tri thức sâu sẽ có cách đọc, cảm thơ khác biệt với lớp người đọc bình dân, lại càng khác xa so với lối đọc mang sẵn định kiến thẩm mỹ, định kiến ý thức hệ và đặc biệt là định kiến cá nhân. Hệ quả từ mâu thuẫn tự phá sản của phái lý luận không có thơ là minh chứng cho lối đọc nhầm, lối đọc chứa nhiều định kiến ấy. Từ mâu thuẫn nội tại trên, cho thấy khuynh hướng tự phá sản về mặt tư tưởng và ý thức hệ vị lợi ích nhóm của phái lý luận không có thơ.
Chính vì thơ có tính gởi mở, nên nó thường không ổn định về nghĩa và ý nghĩa, nó luôn thay đổi theo biên độ tưởng tượng và kinh nghiệm đọc của bạn đọc. Theo đó, nếu người đọc có bề dày văn hóa, tầng tri thức sâu sẽ có cách đọc, cảm thơ khác biệt với lớp người đọc bình dân, lại càng khác xa so với lối đọc mang sẵn định kiến thẩm mỹ, định kiến ý thức hệ và đặc biệt là định kiến cá nhân. Hệ quả từ mâu thuẫn tự phá sản của phái lý luận không có thơ là minh chứng cho lối đọc nhầm, lối đọc chứa nhiều định kiến ấy. Từ mâu thuẫn nội tại trên, cho thấy khuynh hướng tự phá sản về mặt tư tưởng và ý thức hệ vị lợi ích nhóm của phái lý luận không có thơ.
[1] Trần
Mạnh Hảo, Thơ Phản Thơ, phần Nghĩ Về Thơ Và Thơ Hôm Nay, Văn Học xb 1995,
trang 5.
[2] Đây
là bài mà các website trong và ngoài nước khẳng định “Tham luận của Trần Mạnh Hảo
gửi cuộc hội thảo: "Nguyễn Quang Thiều trong sự đổi mới thơ Việt Nam đương
đại" do Viện Văn học tổ chức sắp tới”, như vậy, ít nhiều, nó cũng có
tính nghiêm túc. Chúng tôi sẽ dựa chủ yếu vào bài viết này của Trần Mạnh Hảo để
bác bỏ chính quan điểm của ông và phái lý luận không có thơ
[3] Trần
Mạnh Hảo, Về trường phái thơ “Tân... con cóc” của Nguyễn Quang Thiều, nguồn: http://www.thieusinhquan.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1110:v-trng-phai-th-tan-con-coc-ca-nguyn-quang-thiu-&catid=9:tho&Itemid=51.
[4] Để
khách quan, công bằng, chúng ta hãy nghe Martin Heidegger – Triết gia vĩ đại nhất
thế kỷ XX bàn về “tính”/thể tính/bản chất như thế nào? Trong wegmarken, Martin
Heidegger nói: “Doch das Sein – was ist das Sein? Es ist Es selbst. Dies zu
erfahren und zu sagen, muss das kinftige Denken lernen” (“Nhưng thể
tính/tính thể/bản chất là gì? Thể tính/tính thể/bản chất là chính Thể tính/tính
thể/bản chất. Đó là vấn đề mà tư tưởng tương lại phải học cách thể nghiệm và học
các nói”). Quan niệm về “thể tính” này của Heidegger gần với quan niệm “Đạo” của
Lão Tử: “Đạo khả đạo phi thường đạo. Danh khả danh phi thường danh.” (“Đạo
mà nói được là Đạo thì không phải là Đạo vĩnh viễn, tên có thể gọi là tên thì
không phải là tên vĩnh viễn”), gần với “Lời” trong Kinh Thánh Tân Ước:
“In the beginning was the Word, and the Word was with God, and the Word was
God. The same was in the beginning with God. All things were made by him, and
without him was not any thing made that was made.”(“Khởi thủy là Lời và Lời nằm
nơi Chúa, Lời là Chúa. Lời cùng khởi sinh với Chúa. Mọi vật đều được sáng tạo bởi
Chúa. Ngoài sự sáng tạo của Chúa, sự vật không tồn tại” ). Theo nghĩa ấy,
thể tính/bản chất của một sự vật hiện tượng mà phát ngôn/ nói ra được, thì đó
không còn là thể tính/ bản chất của sự vật hiện tượng ấy nữa, và “im lặng”, “vô
ngôn” là con đường trở về hữu hiệu, gần gũi nhất với thể tính/bản chất của sự vật.
[5] Trong
bài viết của mình, Nguyễn Quang Thiều chỉ khiêm tốn dừng lại ở mức độ quan niệm,
chứ không phải là “định nghĩa” như Trần Mạnh Hảo đã gán nghĩa cho
ông.
[6] Trần
Mạnh Hảo, Về trường phái thơ “Tân... con cóc” của Nguyễn Quang Thiều, Tlđd.
[7] Trần
Mạnh Hảo, Thơ Phản Thơ, phần Nghĩ Về Thơ Và Thơ Hôm Nay, Văn Học xb 1995,
trang- 7.
[8] Trần
Mạnh Hảo, Thơ Phản Thơ, phần Nghĩ Về Thơ Và Thơ Hôm Nay, Văn Học xb 1995,
trang- 8.
[9] Trần
Mạnh Hảo, “Sao Hội nhà văn Việt Nam lại hè nhau tiễn thi ca lên đoạn đầu đài?”,
Tlđd.
[10] Trần
Mạnh Hảo, Về trường phái thơ “Tân... con cóc” của Nguyễn Quang Thiều, Tlđd.
[11] Trần
Mạnh Hảo, Thơ Phản Thơ, phần Nghĩ Về Thơ Và Thơ Hôm Nay, Văn Học xb 1995,
trang 12.
[12] Trần
Mạnh Hảo, Thơ Phản Thơ, phần Nghĩ Về Thơ Và Thơ Hôm Nay, Văn Học xb 1995,
trang 11.
[13] Trần
Mạnh Hảo, Thơ Phản Thơ, phần Nghĩ Về Thơ Và Thơ Hôm Nay, Văn Học xb 1995,
trang 11.
[14] Trần
Mạnh Hảo, “Sao Hội nhà văn Việt Nam lại hè nhau tiễn thi ca lên đoạn đầu đài?”,
Tlđd.
[15] Trần
Mạnh Hảo, Thơ Phản Thơ, phần Nghĩ Về Thơ Và Thơ Hôm Nay, Văn Học xb 1995,
trang 72 – 73 - 74
Chỉ khi, Trần Mạnh Hảo tự tư
duy lại chính mình, và phản biện chính mình, để thấy rằng, cái cũ không phù hợp
đã đến lúc cần phải gỡ bỏ khỏi tâm thức ông, thì khi ấy, ông mới có cái nhìn và
phán xét đúng về thơ Việt Nam đương đại qua các hiện tượng thơ như Nguyễn Quang
Thiều, Mai Văn Phấn, Đinh Thị Như Thúy,…
1. Từ những mâu thuẫn tự phá
sản đến cách thức thất bại của phái “Lý luận không có thơ”
Trong kỳ 3 của tiểu luận,
tôi có vạch ra bốn mâu thuẫn tự phá sản trong quan niệm, cũng như “lập luận” của
Trần Mạnh Hảo – thủ lĩnh của phái lý luận không có thơ. Trong bài này, tôi tiếp
tục đi giải quyết những mâu thuẫn tự phá sản về mặt nhận thức luận văn học cùng
tư duy phê phán của phái Lý luận không có thơ, qua đó, nhằm khẳng định các cơ sở
lý thuyết mà phái này đưa ra để hạ thấp giá trị các nhà thơ có nỗ lực đổi mới nền
thi ca Việt Nam là hoàn toàn phi thực tiễn, cũng như thiếu chứng lí để tồn tại.
Trong Thơ phản thơ, Trần Mạnh
Hảo nói:
“Có lẽ tác giả làm thơ bằng
tiếng nước ngoài rồi tự dịch lại ra tiếng Việt chăng? Đặc điểm thứ hai của
loại thơ này là không có câu nào dính với câu nào. Nó phá bỏ toàn bộ logic của
nội dung và hình thức, của nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, của lối cấu trúc ba chiều
ngôn ngữ… Ở dạng thơ này, nói và toàn nói thật ấm ớ, thật nghiêm trọng, thật ngật
ngưỡng, tưng tửng, ngô không ra ngô và do đó nó mới thành ra…khoai thơ (!).
Không cần cảm xúc, không cần thi tại ngôn ngoại, không cần nghĩa đen, nghĩa
bóng, nghĩa là vứt tất cả mọi thuộc tính của cái được gọi là thơ đã có từ xưa đến
nay”[1], để
rồi sau 17 năm trong Thơ và sự lạm phát thơ, Nguyễn Hiếu và các đại diện của
phái không có thơ lại tiếp tục cái “tuyên ngôn” mà Trần Mạnh Hảo đưa ra trước
đó:
“Nhưng đọc kĩ một chút thì
thơ Mai Văn Phấn là sự lặp lại hiện tượng giống như thơ của Nguyễn Quang Thiều
cách đây trên dưới hai mươi năm. Hồi đó Nguyễn Quang Thiều đang sung sức, cũng
bắt đầu nhàm chán cái lối thơ và tư duy thơ cổ lỗ của các bậc đàn anh đi trước,
lại sẵn có khả năng ngoại ngữ nên Thiều đã chọn con đường mô phỏng thơ nước
ngoài, chủ yếu là thơ tiếng Anh mà ít nhiều tôi nhìn thấy tựa tựa cách viết
theo những bài thơ lừng lẫy trong tập lá cỏ của Witman.
Thơ Thiều thủa sung sức giống
hệt như những bản dịch từ thơ nước ngoài…. Ngôn ngữ, tư duy của ngưòi Việt
ta khác hẳn ngôn ngữ, cách tư duy của người nước ngoài.Vậy mà, Nguyễn Quang Thiều
và nay Mai Văn Phấn lại tung ra những đoạn chữ mà người ta gọi là thơ cùng những
suy nghĩ gần như rập lại cách nói, cách tư duy của ngưòi nước ngoài, cụ thể là
tư duy của dân đất mới châu Mỹ.”[2]
Vậy là đã rõ, trong quan niệm
của Nguyễn Hiếu và Trần Mạnh Hảo, thì thơ dịch là loại thơ “không có câu nào
dính với câu nào. Nó phá bỏ toàn bộ logic của nội dung và hình thức, của nghĩa
đen lẫn nghĩa bóng, của lối cấu trúc ba chiều ngôn ngữ… Ở dạng thơ này, nói và
toàn nói thật ấm ớ, thật nghiêm trọng, thật ngật ngưỡng, tưng tửng, ngô không
ra ngô và do đó nó mới thành ra…khoai thơ (!). Không cần cảm xúc, không cần thi
tại ngôn ngoại, không cần nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa là vứt tất cả mọi thuộc
tính của cái được gọi là thơ đã có từ xưa đến nay”, điều đó có nghĩa, trong
quan niệm của hai tác giả này, thơ dịch, đơn giản chỉ là sự rập khuôn máy móc
theo kiểu thức word for/by word translation, là traduire mot
à mot . Điều ấy có nghĩa, nếu thơ dịch mà “có logic nội dung và hình thức,
của nghĩa đen và nghĩa bóng”, “Có cảm xúc”, “có nghĩa đen và nghĩa bóng” thì
đều là thơ do mình độc sáng chứ không phải là thơ dịch (?). Vậy hẳn rằng, Đợi
anh về của Ximonov do Tố Hữu dịch, Thơ tìnhPushkin do Hoàng
Trung Thông dịch….dưới cái nhìn của phái này đều là thơ của người Việt Nam chứ
không phải là sự chuyển ngữ khổ nhọc của dịch giả nữa.
“ĐỢI ANH VỀ (XIMONOV 1941, TỐ
HỮU dịch 1947)
Em ơi, đợi anh về
Đợi anh hoài em nhé,
Mưa cứ rơi dầm dề
Ngày cứ dài lê thê
Thì em ơi cứ đợi.
Dù tuyết rơi gió nổi
Dù nắng cháy em ơi
Bạn cũ có quên rồi
Đợi anh hoài em nhé.
Tin anh dù vắng vẻ,
Lòng ai dù tái tê
Chẳng mong chi ngày về
Thì em ơi, cứ đợi.
Em ơi, em cứ đợi
Dù ai nhớ thương ai
Chẳng mong có ngày mai
Dù mẹ già con dại
Hết mong anh trở lại
Dù bạn viếng hồn anh
Yên nghỉ nấm mồ xanh
Nâng chén tình dốc cạn
Thì em ơi mặc bạn
Tin rằng anh sắp về.
Đợi anh, anh lại về
Trông chết cười ngạo nghễ
Ai ngày xưa rơi lệ
Hẳn cho sự tình cờ
Nào có biết bao giờ
Bởi vì em ước vọng,
Bởi vì em trông ngóng
Tan giặc, bước đường quê
Anh của em lại về.
Vì sao anh chẳng chết
Nào bao giờ ai biết
Có gì đâu em ơi
Chỉ vì không ai người
Biết như em chờ đợi.”
Và nếu cứ theo lý luận của
phái này, thì bài thơ được viết sau trận động đất sóng thần ở Nhật Bản được xem
là sự phản ứng mãnh liệt chống lại thực tại đổ nát, là niềm tin và cứu cách
tinh thần của người dân đất Phù Tang theo quan niệm dịch của phái lý luận không
có thơ sẽ là “không có câu nào dính với câu nào. Nó phá bỏ toàn bộ logic của nội
dung và hình thức, của nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, của lối cấu trúc ba chiều ngôn
ngữ” (?):
“My departed dead:
You must sing your poems
alone.
Let the chore daisies keep
from floawering,
Let the yellow plants that
cling to the cliffs refrain
From mourning –
Until the right words have
been found, each one unique
And singular,
And assigned to the lungs
Of my departed dead” [3]
Và quả thực, bài thơ đã biến
thành như thế này sau khi nó được dịch theo“lăng kính tưởng tượng”của hai thi
nhân:
“Cái chết xa rồi của tôi:
Bạn phải hát những bài thơ một
mình.
Hãy để các việc vặt hoa cúc
giữ từ khi ra hoa,
Hãy để các cây màu vàng bám
vào các vách đá không
Từ tang -
Cho đến khi đúng các từ đã
được tìm thấy, mỗi một độc đáo
Và số ít,
Và giao cho phổi
Đã khuất của tôi đã chết
"
Theo đó, bài thơ được dịch ấy
chắc chắn sẽ thành thơ diệt rồi, vì nó đúng là “phá bỏ toàn bộ logic của nội
dung và hình thức, của nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, của lối cấu trúc ba chiều ngôn
ngữ… nói và toàn nói thật ấm ớ, thật nghiêm trọng, thật ngật ngưỡng, tưng tửng,
ngô không ra ngô và do đó nó mới thành ra…khoai thơ (!). Không cần cảm xúc,
không cần thi tại ngôn ngoại, không cần nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa là vứt tất
cả mọi thuộc tính của cái được gọi là thơ đã có từ xưa đến nay” như Trần Mạnh
Hảo từng khẳng quyết (??). Mang cái nhìn không đúng về dịch thuật nói chung, dịch
thơ nói riêng để gán nghĩa cho thơ Nguyễn Quang Thiều, Mai Văn Phấn, Đỗ Doãn
Phương thì:
Thứ nhất, Phái này đã gián
tiếp diệt thơ dịch – con đường mở ra thế giới về văn hóa và văn học Việt Nam.
Thứ hai, Phái này đã phủ nhận
toàn bộ giá trị thơ dịch của các nhà thơ, dịch giả trước đó.
Thứ ba, Phái này đã áp đặt
và quy kết sự nhọc công sáng tạo của các nhà thơ vào hành động giản đơn là
“ghép” chữ.
Hơn nữa, ngay cả khi phái
này xem thơ của Nguyễn Quang Thiều, Mai Văn Phấn là thơ dịch từ thơ nước ngoài
mà tôi gọi là dịch xuôi, thì theo logic, thơ của họ ắt hẳn hoàn toàn có thể dịch
ngược trở lại bằng thứ ngôn ngữ thứ hai. Và, nếu phái này xem thơ dịch sang tiếng
Việt (dịch xuôi) là “nói và toàn nói thật ấm ớ, thật nghiêm trọng, thật ngật
ngưỡng, tưng tửng, ngô không ra ngô” thì dịch ngược, theo logic sẽ chống lại
quan điểm trên (phần chúng tôi in nghiêng), nghĩa là thơ họ sau khi dịch
ngược sẽ suôn sẻ, trọn vẹn về ý nghĩa và giàu tính thơ. Chúng ta hãy thử làm
công việc mà phái này từng tuyên ngôn qua việc dịch ngược lại thơ của Nguyễn
Quang Thiều, Mai Văn Phấn như Trần Mạnh Hảo nghi vấn “Có lẽ tác giả làm thơ bằng
tiếng nước ngoài rồi tự dịch lại ra tiếng Việt chăng?” xem thơ của họ thế
nào? Ở đây, tôi sẽ sử dụng cách dịch word for/by word translation, làtraduire mot
à mot đúng như ý nghĩa mà Trần Mạnh Hảo truyền thông rằng: “Đặc điểm của
loại thơ này là không có câu nào dính với câu nào. Nó phá bỏ toàn bộ logic của
nội dung và hình thức, của nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, của lối cấu trúc ba chiều
ngôn ngữ”, vì chỉ có lối dịch word for/by word translation, traduiremot
à mot thì tác phẩm được dịch mới bị phá bỏ “toàn bộ logic của nội dung và
hình thức”, là “phá bỏ nghĩa đen nghĩa bóng” và “cấu trúc 3 chiều ngôn ngữ”, chứ
còn dịch chuyên nghiệp, nghĩa là chống/ Anti- word for/by word
translation, Anti-traduire mot à mot thì không phải thế.
Tôi sẽ làm động tác “dịch” ngược thơ của Nguyễn Quang Thiều và Mai Văn Phấn, sau đó đem đặt cạnh bản “dịch” thơ của Trần Mạnh Hảo, chúng ta sẽ thấy thơ của ba tác giả trên thế nào.
Tôi sẽ làm động tác “dịch” ngược thơ của Nguyễn Quang Thiều và Mai Văn Phấn, sau đó đem đặt cạnh bản “dịch” thơ của Trần Mạnh Hảo, chúng ta sẽ thấy thơ của ba tác giả trên thế nào.
Thư của một nhà thơ Việt thế
kỷ 21 gửi những nhà thơ đời Đường (Nguyễn Quang Thiều)
Vẫn trong bình cổ rượu đựng,
vẫn trong nghiên mực mài
Vẫn bên hiên gần sáng chim
én kêu, vẫn góc vườn đỗ quyên mầm nẩy
Vẫn ngọn núi tuyết phủ, vẫn
con đường gió lạnh thổi
Vẫn lầu khuya trăng sáng
suông, vẫn chân cầu nước chảy lạnh
Vẫn thời thế như lụa bay, kiếm
phất, vẫn đồng nội máu chảy, quạ kêu
Vẫn gối mây chiếu cói, vẫn
rũ tóc canh khuya, vẫn ngóng chân mây cuối bể
Vẫn vận luật ấy, vẫn bài thơ
bốn câu, vẫn tửu quán say nghiêng ngả đọc
Vẫn đập chén ngửa mặt thề, vẫn
gạt lệ nhìn hoa cúi đầu tủi
Nhưng không còn kẻ nào mặc
áo mỏng rời kinh thành
ra đi một mình trong mùa
đông này.
Dịch Anh ngữ:
“Containers of alcohol in the
bottle neck is still in research level grinding
Still the bright patio near
Swallow asked, still corner azalea garden germline
Still snow covered
mountains, is the way the cold wind blows
Midnight moonlit floor still
empty, still cold running water bridge
Still flying the world such
as silk, swords waving, still in local blood flow, crow call
Still cloudy sedge mat
pillow, still shake the hair growing late, late clouds still anxiously foot
tank
Transport was still the law,
has four verses poems, still reading lean drunk in taverns
Cup beat back the oath, is
brushed look of flowers bowed unhappy
But not even he who left the
city wears thin
leave alone this winter.”
Dịch Pháp ngữ:
“Conteneurs d'alcool dans le
goulot de la bouteille est encore à la recherche au niveau de broyage
Toujours le patio lumineux à
proximité de Swallow a demandé, encore azalée coin jardin lignée germinale
Toujours montagnes couvertes
de neige, est la façon dont les coups de vent froid
Rez-de minuit au clair de
lune toujours vide, pont encore l'eau courante froide
Arborant toujours le monde
comme la soie, brandissant des épées, toujours dans le flux sanguin local,
appel à vol d'
Encore nuageux oreiller mat
carex, toujours serrer les cheveux de plus en plus tardives, les nuages fin réservoir
toujours impatiemment pied
Transports était encore la
loi, dispose de quatre poèmes versets, lisant toujours ivre maigres dans les
tavernes
Coupe repousser le serment,
est brossé regard de fleurs s'inclina malheureuse
Mais pas même celui qui a
quitté la ville s'use
laisser seul cet hiver.”
Bưng chậu nước lên cao (Mai
Văn Phấn)
Trời đang mưa
Tôi bưng chậu nước
Trong căn phòng đóng kín ấm
áp.
Mưa gõ lên mái tôn bong bong
Từng bậc cầu thang
Từng bậc khuôn mặt tôi
Và hơi thở hòa trong chậu nước.
Bất chợt nảy trong tưởng tượng:
... đuổi theo em trong
mưa...
... em đầu trần ướt sũng...
... tôi mặc ấm tay cầm cây
dù...
... tôi khoan thai... em đi
thong thả...
... em vun vút... tôi chạy đứt
hơi...
... giữ lời hứa... không để
em bị ướt...
Nhưng sao mà lạ quá
Lúc chậu nước lên cao
Những hình ảnh của em vừa hiện
Đem ghép lại chẳng có gì ăn
nhập.
Dịch Anh ngữ:
“It is raining
I Lowland basin
In the closed room warm.
Rain on the roof type bubble
Each stair
I stepped-face
And breathing air in the
bowl.
Sudden rise in the
imagination:
... chase me in the rain ...
... I soaked the ceiling ...
... I drilled thai ... I
went leisurely ...
... I spiraling ... I ran
short of breath ...
... keep the promise ... I
did not get wet ...
But the star which is too
At high water basin
The picture of me just now
Grafted to import nothing to
eat.”
Dịch Pháp ngữ:
“Il pleut
Je plaine du bassin
Dans la chaude salle fermée.
Pluie sur la bulle type de
toit
Chaque escalier
Je suis arrivé face
Et respirer de l'air dans le
bol.
Hausse soudaine dans
l'imagination:
... me chasser sous la pluie
...
... J'ai trempé le plafond
...
... Je suis supporter des
parapluies et des vêtements ...
... J'ai percé thai ... Je
suis allé tranquillement ...
... Je spirale ... J'ai
couru à bout de souffle ...
... tenir la promesse ... Je
n'ai pas mouillé ...
Mais l'étoile qui est trop
Au bassin d'eau à haute
La photo de moi tout à
l'heure
Greffé à importer rien à
manger.”
Còn đây là Thơ của Trần Mạnh
Hảo:
Gương mặt em rất Thánh
“Mặt em chẳng giống mặt
trăng
Cũng không mang dáng chói
chang mặt trời
Vậy mà sao lúc em cười
Hai vầng nhật nguyệt trên
môi em hồng
Soi vào em mắt say nồng
Vật vô tri cũng mang hồn thế
nhân
Em nhìn cái ác hóa thân
Cái phần tốt đẹp lấn phần
gian manh
Em nhìn tôi luyện lại anh
Dửng dưng nào cũng hóa thành
tình yêu
Cảm ơn em, cảm ơn nhiều
Khơi trong anh biết bao điều
chưa hay
Anh đi khắp mặt đất này”
Dịch Anh ngữ:
“I did not like the moon
surface
It does not take the sun was
dazzling
Yet for when you smile
The sun-circle in the red
lips
Eyes on me say Soi
concentration
Also bring inanimate objects
like human soul
I look evil incarnate
The good part of the space
encroaching manh
I looked back he forged
Indifference into love
always
Thank you, thank you much
Bring in what you do not
know how or
He walked over this ground”
Dịch Pháp ngữ:
“Je n'aimais pas la surface
de la lune
Il ne prend pas le soleil
était éblouissant
Pourtant, pour quand vous
souriez
Le soleil-cercle dans les
lèvres rouges
Coup d'œil sur moi de dire
la concentration Soi
Il vaut mieux apporter des
objets inanimés comme l'âme humaine
Je regarde le mal incarné
La bonne partie de la
empiétant l'espace manh
J'ai regardé en arrière il a
forgé
Indifférence dans l'amour
toujours
Merci, merci beaucoup
Apportez ce que vous ne
savez pas comment ou
Il marchait sur ce
terrain”
Nếu theo quan niệm dịch của
Trần Mạnh Hảo và Nguyễn Hiếu, thì, tôi không dám tự tin những người bạn nước
ngoài sẵn tiếng Anh/ Pháp họ hiểu được thơ ông Hảo khi chuyển ngữ. Dù sao thì
thơ của Nguyễn Quang Thiều và Mai Văn Phấn theo điệu “biến tấu ngoại
văn” thì nó vẫn còn đó ý tứ để người ta hình dung phần nào, chứ thơ của Trần Mạnh
Hảo thì đến ý tứ để dẫn bạn đọc vào sự “ngầm hiểu” cũng khó có, ngay cả đến cái
ý thơ “Vật vô tri cũng mang hồn thế nhân” qua kiểu dịch word for/by word
translation, traduire mot à mot cũng chỉ còn là “Also bring
inanimate objects like human soul” và “Il vaut mieux apporter des objets
inanimés comme l'âme humaine”. Trời ạ! Nếu dịch thế này thì chỉ có nhà thơ Trần
Mạnh Hảo và nhà văn Nguyễn Hiếu mới dịch nổi thôi.
Mặt khác, chẳng có một cá
nhân nào khi đang sống cuộc sống phi ràng buộc về tâm hồn, không bị truy đuổi về
mặt nhân thân như một số nhà văn lưu vong, lại phải sử dụng ngôn ngữ thứ hai
(second language) để làm thơ rồi tự mình lại “oằn người” ra để “dịch” lại sang
tiếng mẹ đẻ (mother language) cả, bởi vì, ngôn từ là thế mạnh của thơ ca. Thơ
xuyên thấu hay ru ngủ lòng người cũng từ ngôn ngữ mà ra. Vì vậy, thứ ngôn ngữ
mà nhà thơ sử dụng phải là thứ ngôn ngữ thuần thục, truyền tải “lửa” văn hóa và
sự “mơ mộng” của tâm hồn. Chẳng có nhà văn nào tự tin xem ngôn ngữ thứ hai có
thể vượt qua được sự biểu đạt mãnh liệt tâm hồn bằng ngôn ngữ mẹ đẻ cả? Duy chỉ
có Trần Mạnh Hảo và phái lý luận không có thơ là có thể làm được.
Tôi đồng ý về quan điểm dịch
của PGS. TS Nguyễn Văn Dân khi ông cho rằng: “Giá trị sáng tạo trong dịch thuật
chính là cái làm cho nó trở thành một nghề cao quý không thua kém bất cứ một
nghề sáng tạo nào. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã bắt đầu sự nghiệp cách mạng bằng
con đường dịch thuật (“Hòn đá chông chênh dịch sử Đảng/ Cuộc đời cách mạng thật
là sang”). Tuy nhiên, sáng tạo trong dịch thuật không giống với sáng tạo
trong sáng tác văn học. Sáng tạo trong dịch thuật không có nghĩa là người dịch
được quyền tạo ra một văn bản khác hẳn với văn bản gốc (hay như có người nói là
sáng tạo trong dịch thuật là phải vượt lên trên bản gốc, phải hay hơn bản gốc),
mà theo tôi, sáng tạo là người dịch phải lựa chọn được các từ ngữ và cách
diễn đạt tương đương chính xác nhất trong vô số cách diễn đạt để chuyển tải
trung thành nội dung và ý đồ nghệ thuật của bản gốc.”[4],
theo đó, dịch là trạng thái thông diễn (interpretation) về mặt văn hóa, là sự
chuyển dịch “tâm thức hiểu” từ ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ dịch. Nó đòi hỏi, khi
người đọc đọc bản dịch có cảm giác như đang đọc bản văn do một tác giả
của dòng ngôn ngữ được dịch sáng tạo, chứ không phải là sản phẩm của tác giả
văn bản gốc. Cái quan niệm sai lầm về dịch của Trần Mạnh Hảo kéo dài đến Nguyễn
Hiếu, chứng tỏ những cái nhìn sai lệch về dịch thuật nói chung và văn học dịch
nói riêng ấy đã không được các tác giả tư duy lại theo thời gian. Trong khi đó,
quan niệmword for/by word translation, traduire mot à mot của
hai ông đã từng bị Cao Xuân Hạo phê phán triệt để, rằng: “dịch từng chữ là cách
tốt nhất để dịch sai hoàn toàn văn bản”. Do cái nhìn thiếu sót ấy đối với dịch
thuật, cho nên đã đẩy hai ông vào tình trạng bế tắc về lý luận trong việc giải
mãi thơ Nguyễn Quang Thiều và Mai Văn Phấn. Như một phản xạ, Trần Mạnh Hảo và
phái lý luận không có thơ, khi không thể giải quyết triệt để vấn đề mang ra phê
phán đối với thơ các tác giả đoạt giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam, cho nên,
cách tốt nhất để đẩy lý luận ấy vào sự hy vọng nào đó là cấp
nghĩa cho thơ họ là thơ dịch. Nhưng hỡi ôi! Chính việc cấp nghĩa ấy, vô hình lại
thành lời ngợi ca đối với thơ Nguyễn Quang Thiều, Mai Văn Phấn, Đinh Thị Như
Thúy… đưa thơ của họ đạt đến “đỉnh cao” của thơ dịch. Còn người đọc, họ chỉ cần
hiểu ở nghĩa “cao cấp” này, chứ đâu có thời gian cũng như công sức để truy tìm
cách quan niệm về thơ dịch của phái Lý luận không có thơ. Với họ, thơ dịch
nghĩa là “một nghề cao quý không thua kém bất cứ một nghề sáng tạo nào”, và thơ
Nguyễn Quang Thiều cùng các tác giả đạt giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam, theo
lý luận đọc ấy của bạn đọc sẽ là những chủ thể sáng tạo kép, vừa sáng tạo thế
giới riêng của mình, đồng thời vừa thông diễn sáng tạo của mình bằng một sáng tạo
khác, với lối văn hóa khác, và tâm thức khác cho những bạn đọc khác ngoài họ.
Chính lý luận của phái không
có thơ đã trở thành vật cản để chống lại họ. Mà nói đúng ra, việc thiếu chứng
lý và thiếu sự nhọc công tìm hiểu đến tận nguồn vấn đề, cho nên, lý luận thiếu
sót ấy đã vô hình quay lưng chống lại chính lý luận và quan điểm của họ. Song,
xét đến cùng, lí do của mọi lý do khiến phái Lý luận không có thơ thất bại là bởi,
cái bóng định kiến thẩm mỹ/định kiến ý thức hệ/ định kiến cá nhân quá lớn, nó lớn
đến mức chủ thể của nó không thể kiểm soát nổi và vô hình biến nó thành liều
thuốc độc để quay lại “hạ sát” chính người đã sinh ra nó. Đó là bi kịch của sự
thất bại, nhưng cũng là bi kịch của chủ nghĩa vị lợi ích nhóm cá biệt.
Vậy là, ngay cả đến cái cọc
cuối cùng cho một hy vọng cứu vớt trong lối phê phán của phái không có thơ là
quan niệm về thơ dịch nhằm xuyên tạc, hạ thấp nỗ lực đổi mới, cũng như giá
trị từ tác phẩm của các nhà thơ đương đại, giờ đây, cũng bị thất bại vì tính chất
mâu thuẫn tự phá sản của nó. Điều đó cho thấy, phái lý luận không có thơ đã bị
phá sản hoàn toàn về quan niệm cũng như ý thức hệ thẩm mỹ cá biệt. Nó tiên liệu
cho hồi chung kếtcủa những khoảng không chết lặng trong thơ ca từ
phía một số nhóm người sống trên quê hương mà vẫn luôn nghĩ rằng mình đang
bị “vong thể về tâm hồn”. Cái tâm trạng “vong thể tâm hồn” ấy đã biến hóa tài
năng thi ca như Trần Mạnh Hảo trở thành cái loa phát thanh cho những
“chủ tế” vô hình, núp phía sau và đang đợi ngày “ngư ông đắc lợi” mà ông không
hề hay biết.
2. Đi tìm tâm lý phê bình
trong “lối phê bình” của Trần Mạnh Hảo
Trần Mạnh Hảo là một tài
năng văn học hay là “anh hùng chiến bại” trong phê bình văn học? Đó là câu hỏi
mà nhiều người đã/đang/ và sẽ tiếp tục đặt ra. Rất lạ, người Việt mình cứ cái
gì nổi lên cũng đều được/bị xem là hiện tượng. Tôi nghĩ trong trường hợp Trần Mạnh
Hảo, thì có lẽ ông bị xem là hiện tượng văn học nhiều hơn là được xem
là hiện tượng văn học. Tại sao lại là bị? Vì, ông được người ta cấp do cái
danh đó mà chẳng rõ ý nghĩacủa nó là gì, và cũng vì, hiện tượng có thể là
tích cực, có thể là tiêu cực, đôi khi nó lại trung tính. Tôi thì không nghĩ Trần
Mạnh Hảo là một hiện tượng, vì tôi cắt nghĩa được sự hình dung của mình về ông,
thì không thể nói là tôi mơ hồ đến mức xem đó là một hiện tượng. Một hiện tượng
chỉ là một hiện tượng khi nó chưa là chân lí, nghĩa là nó còn cho phép mọi người
hiểu nó theo nhiều cách khác nhau, tức là nó được huyền thoại hóa về
ý nghĩa. Trong khi đó, Trần Mạnh Hảo dưới cái nhìn của tôi rất cụ thể, ông cụ
thể như thể, tôi đã tìm được ý nghĩa đúng trong mình khi suy tư về ông suốt những
năm qua.
Thứ nhất, nếu nói Trần Mạnh
Hảo là kẻ bất mãn, thì có gì đó không đúng với ông. Vì, ông bất mãn bởi cái gì
mới được chứ? Địa vị, danh vọng hay thứ bậc trong làng văn? (ở đây tôi chỉ quan
tâm đến con người văn học, mà không quan tâm đến con người bên ngoài của ông).
Cả ba điều ấy đều không đúng với ông. Vì, một là, về địa vị: ông từng là Hội
viên hội nhà văn Việt Nam, lại là người có uy tín về sáng tạo thơ ca, hai là, về
danh vọng: “ Năm 1976, giải thưởng văn học về thơ của Hội liên hiệp văn học
nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh. Giải thưởng thơ hay báo Văn nghệ và báo Nhân
Dân 1978. Năm 1995 và 1996 đã được bốn giải thưởng văn học và tặng thưởng văn học
của Hội Nhà văn Việt Nam cho ba tập thơ và một tập tiểu luận phê bình văn học
sau: Ðất nước hình tia chớp, Mặt trời trong lòng đất, Chuồn chuồn cắn rốn
và Thơ phản thơ” (Lời tự thuật của Trần Mạnh Hảo trên vanchuongviet.org).
Thường, người ta chỉ bất mãn khi bị đối xử không đúng với tài năng, nhưng với
những lí do trên, thì hẳn rằng, việc ông bất mãn là hoàn toàn thiếu cơ sở.
Thứ hai, nếu nói, Trần Mạnh
Hảo là người đối lập về ý thức hệ chính trị và ý thức hệ thẩm mỹ, thì điều đó
có thể đúng, có thể không. Vì, nếu đối lập về hệ ý thức thẩm mỹ, thì hẳn rằng,
khi được trao giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam, ông sẽ từ chối như một cách phản
ứng lại ý thức hệ đối lập với mình, nhưng ngược lại, ông vẫn nhận giải. Còn nếu
ông đã nhận giải nơi các cấp văn học nghệ thuật trao tặng – đối lập về ý thức hệ
ấy, mà vẫn phủ nhận ý thức hệ mà mình đang sống và viết, thì ông cần phải tự tư
duylại mình để thấy cái ông theo đuổi, xét đến cùng là gì?
Thứ ba, tôi nghĩ rằng, cái
mà chúng ta gọi là “hiện tượng” Trần Mạnh Hảo ấy, ngẫm cho cùng cũng xuất phát
từ cái tâm lý “thích làm anh hùng” đi gần với bản năng “xâm hại” của con người
nơi ông. Cái bản năng ấy lớn đến nỗi, khi anh ta hạ thấp hoặc lật đổ được một đối
tượng nào đấy thì nó như cơn khoái lạc ru anh ta ngủ trong sự tự mãn của mình.
Vắng bản năng đó, chủ thể xâm hại có cảm giác không yên và thiếu sức sống. Tôi
lại nói, Trần Mạnh Hảo đã/đang và sẽ tiếp tục đeo đẳng trong mình cái tâm lý
“thích làm anh hùng” vì lẽ, từ lối phê phán của Trần Mạnh Hảo, chúng ta sẽ thấy
nổi lên hai vấn đề rõ rệt là, một: luôn bảo vệ cái tôi thi nhân trong
mình, hai: luôn phủ nhận cái tôi khác ngoài mình. Khi nói về cái tôi
thi nhân của mình, Trần Mạnh hảo luôn dùng liên từ “là” như một cách khẳng quyết
(xem kỳ 1,2,3 của tiểu luận), điều ấy cho thấy, những giá trị và quan niệm thơ
ca của Trần Mạnh Hảo đã trở thành nguyên nhân chính để ông phủnhận dường như
toàn bộ những đóng góp bên ngoài quan niệmvề thi ca của ông. Nghĩa là, cái quan
niệm thơ ca có từ Trường Sơn của bé, Tiếng chim gõ cửa, Mặt trời trong
lòng đất, Ðất nước hình tia chớp đã bao phủ, ôm trùm và che khuất con người
hiện thời của Trần Mạnh Hảo. Ông vẫn xem cái thời vinh quang trong
thơ ca mình là những giá trị ổn định, là thang bậc để đo thơ các thời đại.
Trong Trần Mạnh Hảo, cái “dĩ vãng oai hùng đâu còn nữa” đã trở thành ám ảnh, trở
thành sự thôi thúc trở về và sống chung cùng ký ức, nó vô hình đã trở thành
hành động trong việc xét đoán giá trị thơ của các tác giả khác. Chỉ khi, Trần Mạnh
Hảo tự tư duy lại chính mình, và phản biện chính mình, để thấy rằng, cái cũ
không phù hợp đã đến lúc cần phải gỡ bỏ khỏi tâm thức ông, thì khi ấy, ông mới
có cái nhìn và phán xét đúng về thơ Việt Nam đương đại qua các hiện tượng thơ
như Nguyễn Quang Thiều, Mai Văn Phấn, Đinh Thị Như Thúy, Nhóm Mở Miệng, Nhóm Thời
Tiết, Nhóm Ngựa Trời... đã và đang hiện diện trong thi đàn nước nhà như một tất
yếu.
[1] Trần
Mạnh Hảo, Thơ Phản Thơ, phần Nghĩ Về Thơ Và Thơ Hôm Nay, Văn Học xb 1995,
trang. 131-132
[2] NguyễnHiếu,Thơvàsựlạmphátthơ.Nguồnhttp://vannghecuocsong.
com/home/vi/news/Nghien-Cuu-Ly-Luan-Phe-Binh/Nha-van-Nguyen-Hieu-Lam-phat-Tho-382/.
[3] Nhiều
tác giả (2012), Japanese Book News, Number 71, p. 2.
[4] Nguyễn
Văn Dân, “trên dòng kẻ bằng những dấu chấm” hay là vấn đề sáng tạo trong dịch
thuật. Nguồn: http://www.viet-studies.info/NguyenVanDan_VanDeDichThuat.htm.
Ngô Quốc Phương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét