Thứ Năm, 3 tháng 12, 2015

Dân ca dân nhạc Việt Nam - Dân ca H' Mông/ Miêu

    Dân ca dân nhạc Việt Nam - Dân ca H' Mông/ Miêu
Miêu (tiếng Trung: ; bính âm: Miáo) là một nhóm dân tộc được công nhận là một trong 55 dân tộc thiểu số tại Trung Hoa. Người Miêu bao gồm các phân nhóm: H’Mông, Hmu, Hmao và Ghao Xong. Người Miêu bên ngoài Trung Hoa chủ yếu thuộc phân nhóm H’Mông và được gọi là người Mèo (ở Việt Nam), người Mẹo (ở Lào); tiếng Thái: แม้ว Maew hay ม้ง Mông). Ngày nay, họ tạo thành nhóm dân tộc lớn thứ 5 tại Trung Hoa và cũng là một trong các dân tộc thiểu số có dân số đáng kể tại Việt Nam.
Hai thuật ngữ, “Miêu” và “H’Mông” (“Mèo” và “H’Mông” tại Việt Nam), hiện thời đều được sử dụng để chỉ một trong những nhóm thổ dân ở Trung Hoa. Họ sống chủ yếu ở miền nam Trung Hoa, trong các tỉnh Quý Châu, Hồ Nam, Vân Nam, Tứ Xuyên, Quảng Tây và Hồ Bắc. Theo điều tra dân số năm 2000, số lượng người Miêu ở Trung Hoa khoảng 9,6 triệu. Ngoài phạm vi Trung Hoa họ còn sống ở Thái Lan, Lào (ở đó gọi là Lào Sủng), Việt Nam và Myanma do di cư bắt đầu vào khoảng thế kỷ 18, cũng như tới Hoa Kỳ, Guyana thuộc Pháp, Pháp và Úc như là kết quả của các cuộc di cư gần đây sau khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam. Tất cả các nhóm này cộng lại xấp xỉ 8 triệu người nói tiếng Miêu. Tại Việt Nam, có khoảng trên 780.000 người H’Mông. Nhóm ngôn ngữ này bao gồm 3 thứ tiếng và 30-40 thổ ngữ có thể hiểu lẫn nhau được, cùng với tiếng Bunu thuộc về nhánh Miêu trong hệ ngữ H’Mông-Miền (hay hệ Miêu-Dao).
Các nhà nghiên cứu phương Tây xử lý vấn đề thuật ngữ này không thống nhất. Những người đầu tiên sử dụng tên gọi theo kiểu Trung Hoa trong một loạt các phiên âm: Miao, Meau, Meo, Mo, Miao-tse, Miao-tsze, Miao-tseu (Miêu tộc) v.v. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của người H’Mông ở Lào (một phân nhóm của người Miêu) một số nhà nghiên cứu đương đại đã chấp nhận thuật ngữ khác là “H’Mông”.
Người H’Mông Hoa trong quần áo truyền thống 
tại chợ Bắc Hà, Việt Nam
Cho đến nay chúng ta đều biết đến tiếng H’Mông là một ngôn ngữ nằm trong hệ ngôn ngữ Miêu-Dao (hay Mông-Miền). Nhưng trên thực tế vấn đề phân loại theo quan hệ họ hàng của ngôn ngữ này đã từng có nhiều ý kiến khá khác nhau. Một số nhà ngôn ngữ học xếp ngôn ngữ H’Mông thuộc nhánh Miêu-Dao trong hệ Hán-Tạng. Trong những ý kiến đáng chú ý ta phải kể đến Paul K. Benedict với quan điểm quy các ngôn ngữ trong khu vực thành 2 hệ cơ bản: Hán-Tạng và Nam Thái (Austro-Thai). Trong đó vị trí các ngôn ngữ Miêu-Dao được định vị trong hệ Nam Thái.
Còn André G. Haudricourt từng bước đem so sánh cả hệ thống thanh điệu và cả lớp từ vựng cơ bản giữa các ngôn ngữ Miêu-Dao với các ngôn ngữ của hệ Hán-Tạng và hệ Nam Á. Ông đã cho rằng “các ngôn ngữ Miao-Yao hình như tạo nên mối liên hệ giữa các ngôn ngữ Nam Á và các ngôn ngữ Tạng-Miến”. Đây cũng chính là cơ sở để một hướng các nhà ngôn ngữ sau này không xếp các ngôn ngữ Miêu-Dao vào Nam Á hay Hán-Tạng mà là một họ ngôn ngữ độc lập vì những kiến giải của Haudricourt “không thuần tuý là sự so sánh từ vựng mà là sự phục nguyên, một thao tác thể hiện tính quy luật của những chuyển đổi âm thanh”. Kế thừa những nghiên cứu đi trước, Martha Ratliff đã đưa ra một bảng phân loại các ngôn ngữ Mông-Miền (hay Miêu-Dao) khá chi tiết trong đó tác giả đã định vị ngành Mông trắng (Mông Đơư) như sau:
– Hệ ngôn ngữ (language family): Mông-Miền (Hmong-Mien)
– Nhóm ngôn ngữ: Mông (Hmongic)
– Nhánh: thuộc các phương ngôn Tứ Xuyên – Quý Châu – Vân Nam, còn gọi là nhánh Mông phía Tây (West Hmongic branch)
– Tiểu nhánh: Tứ Xuyên – Quý Châu – Vân Nam
– Phương ngữ: Mông trắng (White Mông)
Trong cuốn từ điển Bách khoa thư ngôn ngữ đã phân các ngôn ngữ H’Mông-Miền (hay Miêu-Dao) thành hai nhánh chính:
– H’Mông – gồm có: Dananshan Hmong, Hmong Đông, Hmong Bắc, Hmong Tây, Hmong Daw, Hmong Njua, Miao Đỏ, Pa Heng, Punu
– Miền (hay Dao) – gồm có: Ba Pai, Mien, Biao Mien, Iu mien, Mun, She
ở đây Mông Leng (Mông Lềnh) được xác định như một tên gọi khác của ngành Mông Njua (Mông Xanh) nằm trong nhánh H’Mông.
Thiếu nhi H’Mông.
Người Miêu có lịch sử có lẽ từ cuối thời kỳ băng hà. Lịch sử sơ kỳ của họ có thể lần theo dấu vết của các câu truyện truyền khẩu và các lễ nghi an táng của họ.
Trong truyện truyền khẩu, truyền thuyết của người Miêu nói rằng họ đã đến từ những vùng đất cực kỳ lạnh lẽo, ở nơi đó bóng tối kéo dài 6 tháng và ánh sáng cũng kéo dài 6 tháng. Từ nơi này, họ đã đến Trung Hoa theo những chuyến đi săn. Một người thợ săn và con chó của ông đã theo đuổi con mồi trong một số ngày trong tuyết. Người thợ săn hết lương thực và phải quay về để chuẩn bị tiếp tục đi săn mà không có con chó của mình. Khi người thợ săn bắt đầu lên đường trở lại thì con chó đã ở phía sau lưng ông. Người thợ săn hôn hít con chó của mình và phát hiện thấy có những hạt cây lạ dính trên lông của nó. Lúc đó, tuy người Miêu cho rằng toàn thể thế giới đã được thám hiểm hết, nhưng những hạt lạ đã dẫn dắt họ tới Trung Hoa.
Nơi thứ hai trong đó miêu tả người Miêu từ nơi nào đến diễn ra trong nghi thức an táng “chỉ đường” của họ. Trong nghi thức này, người đã chết được chỉ dẫn cho về với tổ tiên. Người ta tin rằng người đã chết rời bỏ thế giới này để trở về với cội nguồn của họ, là một nơi cực kỳ lạnh lẽo. Thời kỳ băng hà cuối cùng đã kết thúc cách đây khoảng 10.000 năm và nó xảy ra cùng thời điểm với sự ra đời của người hiện đại. Các điều kiện được miêu tả trong truyện truyền khẩu và nghi thức an táng của người Miêu chắc chắn nói đến một thế giới chỉ có toàn tuyết và băng giá, là những thứ thấy được cho đến khi kết thúc thời kỳ băng hà gần đây nhất.
Tại Trung Hoa, Vương quốc Miêu đầu tiên được ghi chép có tên gọi là Cửu Lê và những người cai trị nó có tước hiệu làChiyou (Xi Vưu) (trong tiếng Hoa) hay Txiv Yawg (trong tiếng H’Mông). “Trí Zờ” có nghĩa là “Ông-cha”, và là tước hiệu tương đương nhưng không ít quyền lực hơn hoàng đế. Các tổ tiên “Xi Vưu” được coi là dân tộc Liangzhu. Jiuliđược cho là có quyền lực đối với 9 bộ tộc và 81 thị tộc.
Quân Thanh chiến đấu với quân nổi dậy 
người Miêu tại Hồ Nam năm 1795.
Theo truyền thuyết Trung Hoa, bộ tộc của Xi Vưu đã bị đánh bại ở Trác Lộc (涿鹿, một địa danh cổ trên ranh giới tỉnh Hồ Bắc và Liêu Ninh ngày nay) bởi liên minh quân sự của Hoàng Đế và Viêm Đế, các thủ lĩnh của bộ tộc Hoa Hạ (華夏) khi họ tranh giành quyền làm chủ lưu vực sông Hoàng Hà. La bàn được cho là lý do quyết định trong chiến thắng của người Hoa Hạ. Trận đánh này, được cho là diễn ra vào thế kỷ 26 TCN, đã diễn ra dưới điều kiện thời tiết mù sương và người Hoa Hạ đã có thể chiến thắng tổ tiên của người Miêu là nhờ có la bàn.
Sau thất bại, bộ tộc ban đầu của người Miêu được chia ra thành hai nhóm bộ tộc nhỏ, là Miêu và Lê (). Người Miêu tiếp tục di chuyển về phía Tây Nam còn người Lê về phía Đông Nam giống như bộ tộc Hoa Hạ (ngày nay là người Hán) mở rộng xuống phía Nam. Trong suốt chiều dài lịch sử Trung Hoa, họ được nói đến như những kẻ “man di” do sự chênh lệch ngày càng tăng trong văn hóa và kỹ thuật so với người Hán. Một bộ phận các bộ tộc này đã bị đồng hóa thành người Hán trong thời kỳ nhà Chu (1122 TCN-256 TCN).
Có một phiên bản khác của thời kỳ hậu Cửu Lê, người dân của Cửu Lê chia thành 3 nhóm đi theo 3 hướng khác nhau. Người ta nói rằng Xi Vưu có 3 con trai, và sau khi Cửu Lê thất thủ thì con trai cả của ông dẫn một số người về phía Nam, con trai thứ dẫn một số người về phía Bắc còn người con trai út ở lại Trác Lộc và đã bị đồng hóa theo văn hóa Hoa Hạ. Những người đi về phía Nam thành lập ra nhà nước San Miêu. Có lẽ vì sự phân chia thành nhiều nhóm nhỏ nên rất nhiều dân tộc ở Viễn Đông coi Xi Vưu là tổ tiên của mình, và vì thế nhiều câu hỏi được đặt ra về bộ tộc thực sự của Xi Vưu cũng giống như của người Miêu hay các dân tộc khác. Ví dụ, người Triều Tiên cũng cho Xi Vưu là tổ tiên của mình. Ngoài ra, theo chính sách hợp nhất các bộ tộc hiện nay của Trung Quốc, Xi Vưu được nhắc đến như là một trong những tổ tiên của người Trung Hoa cùng với các tổ tiên của người Hán là Hoàng Đế và Viêm Đế.
Nằm trong một quốc gia đa dân tộc, dân tộc H’Mông được coi là một thành viên quan trọng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Dân tộc H’Mông cư trú thường ở độ cao từ 800 đến 1500m so với mực nước biển gồm hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc trong một địa bàn khá rộng lớn, dọc theo biên giới Việt-Trung và Việt-Lào từ Lạng Sơn đến Nghệ An, trong đó tập trung chủ yếu ở các tỉnh thuộc Đông và Tây bắc Việt Nam như: Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La… Do tập quán du mục nên một số người H’Mông trong những năm 1980, 1990 đã di dân vào tận Tây Nguyên, sống rải rác ở một số nơi thuộc Gia Lai và Kon Tum.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người H’Mông ở Việt Nam có dân số 1.068.189 người, đứng hàng thứ 8 trong bảng danh sách các dân tộc ở Việt Nam, cư trú tại 62 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người H’Mông cư trú tập trung tại các tỉnh:
– Hà Giang (231.464 người, chiếm 31,9% dân số toàn tỉnh và 21,7% tổng số người H’Mông tại Việt Nam)
– Điện Biên (170.648 người, chiếm 34,8% dân số toàn tỉnh và 16,0% tổng số người H’Mông tại Việt Nam)
– Sơn La (157.253 người, chiếm 14,6% dân số toàn tỉnh và 14,7% tổng số người H’Mông tại Việt Nam)
– Lào Cai (146.147 người, chiếm 23,8% dân số toàn tỉnh và 13,7% tổng số người H’Mông tại Việt Nam)
– Lai Châu (83.324 người)
– Yên Bái (81.921 người)
– Cao Bằng (51.373 người)
– Nghệ An (28.992 người)
– Đắk Lắk (22.760 người)
– Đắk Nông (21.952 người)
– Bắc Kạn (17.470 người)
– Tuyên Quang (16.974 người)
– Thanh Hóa (14.799 người).

Sơn nữ Chương Thị Hoa, tộc H’Mông 
trong một cuộc thi Hoa Hậu Dân Tộc. (L.T.)
Trên thực tế cho thấy các cư dân H’Mông ở Việt Nam vẫn có quan hệ với các cư dân đồng tộc ở các nước khác, đặc biệt là những địa bàn sát biên giới giữa Việt Nam với Trung Hoa và Lào.
Các truyền thuyết đều cho biết rằng người H’Mông là tộc người di cư vào Việt Nam sớm nhất khoảng 300 năm và muộn nhất là 100 năm về trước. H’Mông là tên tự gọi có nghĩa là người (Môngz). Còn các dân tộc khác còn gọi dân tộc này với các tên Miêu, Mèo, Mẹo. Căn cứ vào đặc điểm về dân tộc học và ngôn ngữ học, người ta chia tộc H’Mông ra làm các ngành: H’Mông Trắng (Môngz Đơư), H’Mông Hoa (Môngz Lênhs), H’Mông Đỏ (Môngz Si), H’Mông Đen (Môngz Đuz), H’Mông Xanh (Môngz Dua), Na Miểu (Mèo nước). Trong đó, cũng có ý kiến cho rằng H’Mông Hoa và H’Mông Đỏ là một.
Tiếng H’Mông là một ngôn ngữ không có chữ viết. Năm 1961 phương án chữ H’Mông theo tự dạng Latin đã được chính phủ Việt Nam phê chuẩn (cụ thể bộ chữ được xây dựng theo ngữ âm ngành H’Mông Lềnh Sa Pa — Lào Cai) có bổ sung thêm một số âm vị của các ngành H’Mông khác, gồm 59 phụ âm (có 3 âm vị phụ âm của ngành H’Mông Đơư và H’Mông Sua), 28 vần và 8 thanh. Vào thập niên 1970, phong trào học chữ H’Mông phát triển khá mạnh ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam, nơi có nhiều người H’Mông sinh sống. Nhưng đến nay với nhiều nguyên nhân khác nhau mà tình hình học chữ H’Mông đã không còn phát triển như trước kia nữa.
Nhà ở của người H’Mông được xây dựng tương đối thống nhất. Nhà được xây dựng trên nền đất, gồm 3 gian 2 chái. Gian giữa đặt bàn thờ, hai bên bố trí bếp và buồng ngủ. Buồng ngủ không được bố trí ngang hàng với bàn thờ. Nhà giàu có được xây dựng kiên cố, cột gỗ kê trên đá tảng đẽo hình đèn lồng hay như quả bí, mái lợp ngói, gác lát ván. Nhà của người nghèo xây dựng đơn giản, cột ngoảm, vách nứa hay ván bổ, mái tranh. Nhà được mở từ 2 đến 3 cửa, cửa chính đối diện với bàn thờ. Các chuồng trại chăn nuôi làm tách riêng ra một khu vực.
Người H’Mông trồng ngô, lúa trên nương rẫy, ruộng bậc thang, ngoài ra còn trồng lanh, bông, lúa mạch. Trước đây trồng cây thuốc phiện. Công cụ sản xuất chủ yếu là chiếc cày. Chiếc cày của người Hmông rất nổi tiếng về độ bền cũng như tính hiệu quả. Chăn nuôi chủ yếu bò, lợn, gà, ngựa, nhất là ngựa thồ.
Người H’Mông phát triển đa dạng các nghề thủ công như đan lát, rèn, làm yên cương ngựa, đồ gỗ, nhất là các đồ đựng, làm giấy bản, đồ trang sức bằng bạc phục vụ nhu cầu và thị hiếu của người dân. Các thợ thủ công Hmông phần lớn là thợ bán chuyên nghiệp làm ra những sản phẩm nổi tiếng như lưỡi cày, nòng súng, các đồ đựng bằng gỗ ghép.
Người H’Mông ăn Tết năm mới truyền thống từ đầu tháng 12 âm lịch, sớm hơn Tết Nguyên Đán một tháng theo cách tính lịch cổ truyền của người H’Mông, phù hợp với nông lịch truyền thống.
Người H’Mông là dân tộc theo chế độ phụ hệ. Tính phụ quyền trong gia đình người H’Mông rất mạnh, người đàn ông đóng vai trò quyết định mọi việc trong gia đình và là người thừa kế tài sản trong gia đình. Người phụ nữ không được thừa kế tài sản trong gia đình, khi lấy chồng thì thứ tài sản duy nhất người con gái được mang về nhà chồng là những đồ trang sức bằng bạc và váy áo.
Người H’Mông có đời sống văn nghệ khá phong phú, đặc biệt là văn học truyền miệng có rất nhiều thể loại, như Truyện thần thoại về anh hùng văn hóa tìm ra loại giống và dạy người H’Mông cách trồng ngô, lúa, trồng lanh làm vải mặc … Truyện cổ tích về các con vật chiếm khá nhiều, đặc biệt là truyện về Hổ…
Kềnh tộc H’Mông.
Kềnh H’Mông là nhạc cụ thổi hơi của người H’Mông. Một số dân tộc khác cũng có loại nhạc cụ kềnh. Người Kinh gọi kềnhlà khèn, vì thế kềnh H’Mông còn được gọi là khèn Mèo.
Kềnh H’Mông có 6 ống trúc rỗng ruột với độ dài ngắn khác nhau. Những ống này xuyên qua 1 bầu gỗ. Phần trên của đầu bầu gỗ thuôn nhỏ, nối với 1 ống trúc khác tạo thành ống thổi. Trên mỗi thân ống trúc nằm ngang có 1 lưỡi gà nhỏ bằng đồng nằm ở chỗ cắm qua bầu gỗ, gần đó, phía bên ngoài bầu gỗ là lỗ bấm. Muốn tạo ra âm thanh của ống nào, người ta bịt tay vào lỗ bấm của ống đó, thổi hơi vào khiến lưỡi gà rung lên phát ra âm thanh. Lúc hít hơi vào lưỡi gà cũng bị tác động cho ra âm thanh. Tùy theo mức độ dài ngắn, to nhỏ mà các ống có âm thanh khác nhau. Riêng ống ngắn nhất và ống dài nhất có 2 lưỡi gà song song phát ra đồng âm. Nhìn chung, khi bịt lỗ hay mở ra đều có thể tạo âm thanh khi thổi. Kỹ thuật sử dụng kềnh H’Mông cơ bản là những thế bấm như vỗ, vê, ngắt, láy rền, đánh chồng âm, hợp âm và hoà âm…
Kềnh H’Mông giống như nhiều loài khèn khác, là nhạc cụ đa thanh, âm sắc có nhiều chất kim loại, hơi rè nhưng mạnh mẽ. Nhạc cụ này có âm vực trong vòng 1 quãng tám, mỗi ống chỉ phár ra 1 âm thanh. Một số nghệ nhân đã cải tiến loại kềnh này thành 8 – 9 ống hoặc vẫn giữ nguyên 6 ống nhưng làm khóa bịt mở lỗ bấm để tạo thêm vài âm nữa, do đó âm vực rộng hơn đôi chút.
Người H’Mông thổi kềnh trong những cuộc vui, tang ma hay lúc đi từ nhà đến chợ. Hiện nay, họ có nhiều loại kềnh với kích cỡ khác nhau (nhỏ, vừa và to). Theo truyền thống, nhạc cụ này do nam giới sử dụng, thường dùng để đệm hát.
Sáo Mèo tộc H’Mông
Sáo H’Mông hay Sáo Mèo là nhạc cụ của người H’Mông ở miền Bắc Việt Nam. Nó thường được sử dụng để giải trí sau giờ phút lao động mệt nhọc. Tuy nhiên nó còn là phương tiện giao duyên hữu hiệu của các chàng trai đối với con gái trong bản làng.
Sáo H’Mông có khả năng diễn tả ngôn ngữ của người H’Mông, thay họ nói lên tình cảm trong lòng. Ngày xưa sáo H’Mông chỉ là nhạc cụ độc tấu cho số lượng người nghe hạn chế. Ngày nay nhiều nghệ nhân đã tăng cung bậc, âm vực và độ vang của nhạc cụ này để giúp nó có khả năng hòa tấu với những nhạc cụ khác hay độc tấu có dàn nhạc đệm.
Sáo H’Mông cổ truyền làm bằng ống nứa dày hoặc trúc, dài khoảng 20 cm và có đường kính khoảng 0,7 cm. Trên 1 đầu ống có lưỡi gà đồng, còn trên thân ống có từ 2 đến 4 lỗ bấm nằm cùng hàng. Lưỡi gà đồng còn được gọi là lam, hình tam giác cân được khía ra trên 1 miếng đồng mỏng hình chữ nhật. Người ta cài miếng đồng này vào thân sáo và dùng sáp ép lại cho khỏi xê dịch. Người diễn ngậm cả đầu ống có lưỡi gà vào 1 bên miệng để thổi. Ở phía dưới có một lỗ bấm nằm giữa lỗ bấm đầu và lỗ bấm thứ hai phía trên.
Loại sáo H’Mông cải tiến có thân ống to hơn, đường kính khoảng 2 cm và dài đến 45 cm. Nó được khoét tổng cộng 9 lỗ bấm, người thổi chỉ cần áp vào phần thân ống có lưỡi gà vào miệng rồi dùng đôi môi bịt quanh lưỡi gà để thổi. Khi những lỗ bấm được bịt hoặc mở chúng sẽ phát ra âm thanh cao thấp khác nhau lúc thổi.
Sáo H’Mông dân gian có âm vực chưa đủ 1 quãng tám nhưng ở loại cải tiến có thêm 1 âm trầm nữa, thấp hơn âm trầm nhất 1 quãng tám. Âm sắc của sáo H’Mông trong trẻo, mượt mà, tuy nhiên còn có cả âm rè. Nếu người thổi không tạo ra được âm sắc cổ truyền của người H’Mông thì đồng bào H’Mông không công nhận đó là tiếng sáo H’Mông vì nó không nói được tiếng H’Mông.
Để diễn sáo này người ta thường sử dụng kỹ thuật rung, đánh lưỡi, phi, nhấn hơi, vuốt và láy…
Ngày nay nhiều nghệ nhân đã tăng cung bậc, âm vực và độ vang của nhạc cụ này để giúp nó có khả năng hòa tấu với những nhạc cụ khác hay độc tấu có dàn nhạc đệm.

Đàn Môi tộc H’Mông.
Đàn Môi là từ tiếng Việt để chỉ một loại nhạc cụ dân tộc làm bằng tre, phổ biến hầu hết trong các cộng đồng dân tộc ở Việt Nam với nhiều tên gọi khác nhau.
Đàn môi được dùng trong sinh hoạt giao duyên tỏ tình của người dân tộc thiểu số (người H’mông), nam hay nữ sử dụng đều được. Họ đánh những bài tình ca mà ai cũng thuộc nên người nghe ngầm hiểu ý của người sử dụng nhạc cụ.
Đàn môi Việt Nam thường làm bằng 1 miếng đồng dát mỏng hay mảnh tre vót mỏng tạo dáng chiếc lá tre. Người ta cắt một chiếc lưỡi dài theo chiều thân đàn, phần đầu lưỡi rời ra chỉ còn phần gốc dính vào thân đàn. Chiếc lưỡi này là bộ phận rung của nhạc cụ. Phần cuối thân đàn có buộc 1 sợi dây hay có 1 tay cầm. Khi thổi người ta giữ sợi dây hay tay cầm bằng tay trái, đặt đàn cách đôi môi một chút, đủ để không chạm vào răng. Ngón cái của tay phải bật vào đầu đàn khiến lưỡi rung lên, chuyển chấn động đến khoang miệng và vang lên trong khoang miệng. Khi thay đổi khẩu hình âm thanh sẽ phát ra khác nhau, tuy nhiên số lượng âm không nhiều, cao độ không chuẩn, hơi nhòe và nghe nhỏ.
Gọi đàn môi là do thói quen gọi lâu ngày ở Việt Nam. Thật ra nhạc cụ chưa hẳn là đàn, bởi vì các nhà nghiên cứu phân tích nó theo nhiều cách khác nhau. Có người cho rằng đàn môi là nhạc cụ dây vì có lưỡi là dây rung, khoang miệng là bộ phận tăng âm. Người khác bảo đàn môi là nhạc cụ hơi vì chiếc lưỡi làm nhiệm vụ lưỡi gà như trong khèn. Quan điểm thứ 3 cho rằng nó là nhạc cụ tự thân vang, nguồn âm thanh xuất phát từ chiếc lưỡi rung toàn thân.
Nếu chấp nhận đàn môi là nhạc cụ dây thì ta có quyền gọi nó là đàn. Trên thế giới nhiều nước cũng có đàn môi với tên gọi khác và chất liệu làm đàn cũng khác so với loại đàn môi ở Việt Nam, một ví dụ là Jew’s harp, phổ biến ở Châu Âu.
Sáo (Khèn) Bầu H’Mông.
Sáo Bầu (Hulusi) là loại nhạc cụ thổi của các dân tộc thiểu số Trung Hoa, được tộc H’Mông rất yêu thích và thường xuyên sử dụng. Hình bên ngoài và kết cấu của Sáo Bầu rất đặc biệt, nó hoàn toàn là một quả bầu nguyên vẹn, cắm ba ống sáo và ba lưỡi gà kim loại lên quả bầu là thành Sáo Bầu. Đoạn cán quả bầu cắm ống sáo để thổi, thân bầu trở thành hộp âm của sáo, phần đáy quả bầu cắm ba ống sáo to nhỏ khác nhau, mỗi ống sáo gắn lưỡi gà bằng bạc hoặc bằng đồng, ống sáo giữa là to hơn cả, trên đó khoét bảy lỗ nhỏ, có thể thổi các giai điệu, hai ống sáo phụ chỉ có thể thổi hòa âm với cây sáo chính.Cũng như các loại nhạc cụ sáo, âm lượng của nó tương đối nhỏ, song âm thanh của cây sáo chính rất êm dịu, dưới âm nền của hai cây sáo phụ, khiến người nghe có một cảm giác mang vẻ đẹp kín đáo, mông lung. Bởi vì âm thanh láy nền của nó mượt mà thướt tha như ̀tiếng tơ lụa bay theo chiều gió, cho nên người ta còn gọi Sáo Bầu là “Sáo Bầu tơ”. Sáo Bầu thường dùng để thổi các bài sơn ca, đặc biệt là sành về thổi những bản nhạc trôi chảy, giai điệu thường ngân dài, hợp âm phong phú, âm thanh du dương hài hòa, có thể bày tỏ tư tưởng tình cảm của người thổi.
Người H’Mông say đắm dân ca dân tộc mình, đó là Tiếng hát tình yêu (gầu plềnh), Tiếng hát cưới xin (gầu xuống)… Trong những dịp lễ hội, đặc biệt là hội Gầu tào (đón năm mới), những bài hát dân ca này không chỉ thể hiện bằng lời mà còn có thể giãi bày thông qua những nhạc cụ dân tộc (sáo, khèn, kèn lá, đàn môi…). Thanh niên thích chơi khèn, vừa thổi vừa múa. Kèn lá, đàn môi là phương tiện chủ yếu để thanh niên trao đổi tâm tình sau một ngày lao động mệt mỏi.
Kho tàng dân ca của tộc H’Mông có bài “Xuân về trên bản H’Mông” khá nổi tiếng và phổ biến luôn làm say đắm lòng người.
Các bài dân ca khác của tộc H’Mông:
DỪNG CHÂN (Dân Ca Mèo)
Xa vời rừng ban xinh tươi,
nở trắng ngàn đỉnh đồi,
Nắng chiều vàng non khơi, xa vời
Bên lửa hồng ai ngóng chờ người năm xưa,
Nàng hẹn mong anh nói nên lời, nàng yêu
Anh không rời
Bên lửa hồng ai đón chờ người năm xưa
Nàng còn đây bao tháng năm chờ
Nàng còn đây không mờ
Mưa chiều, dừng chân anh ơi
Kià mưa tràn đỉnh đồi
Hoa buồn vì mưa rơi, không cười
Bên lửa hồng nay đón chờ người năm xưa,
Nàng hẹn mong anh nói nên lời,
nàng yêu anh không rời
Bên lửa hồng nay đón người về dừng chân
Nàng đợi qua bao tháng năm chờ,
Nàng còn đây không mờ.

NS Nguyễn Đình Nghĩa ký âm
HÁT RU CON (KHỔNG MÍ NHỦA)
Ơ! Em ơi ngủ! Em chị ngủ ngon
Em chị chóng ngoan đừng khóc
Mẹ mua nhiều quà
A ru hỡi mẹ mua thật nhiều xôi.

Nữ nhạc sĩ Đoan Trang (ái nữ của NS Nguyễn Đình Nghĩa) ký âm.
Hát Ru Con (Mèo Vạt-Hà Giang)
Chim về ngàn yêu thương,
Con Ơi ngoan con ngũ hỡi con
Ơi con ngũ ngàn lời yêu thương với đời con
Chập chùng ngoài xa đêm đêm nghe tiềng rừng vọng nơi đây
Ru hỡi ơi, ru hởi ru ơi.

NS Nguyễn Đình Nghĩa ký âm
Nhắn Gửi (Dân ca H’Mông)
Nhắn Gửi đôi lời cùng anh
Hỏi núi gọi suối bao giờ
Mừng đón anh về
Nhắn gửi đôi lời cùng em
Trông vời lưng núi
Hẹn em chờ đến ngày anh trồng lúa
Trồng xong nương sắn mùa
Em đợi chờ đón anh về
Nhắn gửi đôi lời cùng em
Xa người yêu dấu anh còn đi
Anh dặn em đừng lo
Dù mưa nắng bao ngày anh về cùng em
Xa anh thì nhớ
Đừng xa lòng em
Đừng thương nhớ
Nào ai ngoài
Ngày trông tháng chờ
Một sáng anh về Vui sống cùng anh.

NS Nguyễn Đình Nghĩa ký âm
Cô Nói Sao (Dân ca H’Mông)
Có bao giờ tôi thấy như vậy đâu!
Có ai ngờ bố mẹ cô đã nói vờ!
Nói cô đã đi suối
Mà sao thấy mời những người anh em đã về đây.
Có ai ngờ bố mẹ cô đã nói vờ!
Nói cô lấy củi trong rừng,
sao tôi thấy mời những người thông gia hai họ khắp nơi kéo về
Cô nói sao (âm ngữ H’Mông):
(Cha tang tu tang dua nê gày xinh!
Cha co lềnh nả lềnh chí dúa u trù!
Háy tua dùa mông chí đề ê dúa mông
Hu lùa dơê kế dề ho.
Cha cao lềnh nả lềnh chí dúa u trù
Hay tua dúa mồng chi tơ na Say dúa mồng
Hu lua dở ua kê trù kê lùa i tùa dua ca da)

NS Nguyễn Đình Nghĩa ký âm
NHỚ EM YÊU (Dân Ca H’Mông)
A Chiều, lòng anh nhớ gọi em. Mái!
Chiều, kìa tiếng sáo gọi em lưng đồi.
Vầng trăng lên sáng rồi, bừng lên núi
Nhớ người yêu, lòng anh buồn
Buồn ăn chẳng no lòng
Kìa tiếng sáo gọi em ơi Mái!

NS Nguyễn Đình Nghĩa ký âm.
Dưới đây mình có các bài:
– Thanh âm của núi
– Nét văn hóa độc đáo trong Nghi lễ “Sâu khấu” của người Mông, Yên Bái
– Lễ hội Gầu Tào – nghi thức độc đáo của người Mông
– Độc đáo Lễ hội “Cúng rừng” của người Mông, Lào Cai
– Lễ cúng họ của người Mông ở Yên Bái
– Hội chọi bò truyền thống của người Mông, Đắk Lắk
– Ngôi nhà truyền thống – Nét kiến trúc độc đáo của người Mông, Hà Giang
– Trang phục dân tộc H’Mông
– Hoa văn – họa tiết trên thổ cẩm của người H’Mông
Cùng với 27 clips tổng thể văn hóa dân tộc H’Mông để các bạn tiện việc tham khảo và thưởng thức.
Mời các bạn.
Túy Phượng
(Theo Wikipedia & DTV)
Phim tài liệu: Chợ tình trên cao nguyên 
Mộc Châu – dân tộc H’Mông
Tết của người H’Mông có gì đặc biệt?
Cuộc Sống Dân Tộc H’Mông
Lễ hội Tu Su dân tộc H’Mông
Nghề dệt lanh của người H’Mông
Chợ tình Sapa với người H’Mông
Chuyện tình Khâu Vai – Hà Giang
Độc đáo trò chơi dân gian người H’Mông
Mường Lát – Thanh Hóa và hành trình...
Khèn người H’Mông
Múa khèn dân tộc H’Mong
Tiếng khèn người H’Mông 
thổi khi đi cưới vợ
Ông vua sáo Mông
Múa Sênh Tiền – Dân tộc H’Mông
Độc tấu Sáo Mông
Độc tấu Sáo Bầu “Xuân về trên bản H’Mông”
 nghệ nhân Thào A Tủa biểu diễn
Độc tấu Sáo Mèo “Xuân về trên bản H’Mông” 
 nghệ nhân Thào A Tủa biểu diễn
Xuân về trên Bản H’Mông – tiếng sáo truyền cảm 
độc đáo nhất của bé Thào A Tùng cùng sự 
phụ họa Đàn Môi của một nghệ nhân
Xuân về trên bản Mèo – Sáo Mèo đặc biệt
Xuân về trên bản H’Mông – Nguyễn Thiệp
Sáo và múa dân tộc H’Mong
Điêu múa H’Mông
Múa Dân tộc Mông – Đoàn NT 
Cao nguyên xanh – Mèo Vạc
Dân Ca H’Mông – Đỉnh Núi Có Hoa 
Chân Núi Thơm (Bản tiếng Trung)
Laaj Tsawb 2014 邹兴兰 Sings”Nkauj 
Muam Nrau Nus” during “Hmong Int’l 
Huashan – Hauvtoj Festival 2014” – (Ca sĩ Laaj 
Tsawb [dân tộc H’Mông] hát bài “Nkauj 
Muam Nrau Nus” trong “Lễ hội 
“Hmong Int’l Huashan – Hauvtoj 2014”)
Ca sĩ Laaj Tsawb (dân tộc H’Mông) 
hát bài “”Nkauj Muam Nrau 
Nus” trong “Lễ hội năm mới 2012”
Theo http://dotchuoinon.com/






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chạy trốn - Truyện ngắn của Đào Quốc Vịnh

Chạy trốn - Truyện ngắn của Đào Quốc Vịnh Thực lòng lúc ấy tôi bỗng ứa nước mắt. Nhưng bất giác tôi kịp tỉnh ra là mình đã bắt đầu làm cho...