Albert Einstein với Thượng đế và Phật giáo
Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo vũ trụ. Tôn
giáo ấy phải vươt lên Thượng đế của cá nhân và tránh giáo điều cùng lý thuyết.thần
học. Bao trùm cả tự nhiên và tâm linh, nó phải được căn cứ trên cảm nhận
phát sinh từ kinh nghiệm của tất cả mọi thứ tự nhiên và tâm linh như một sự hợp
nhất đầy đủ ý nghĩa. Đạo Phật trả lời cho những sự mô tả này. Nếu có
một tôn giáo mà có thể đương đầu với những nhu cầu của khoa học hiện đại đấy sẽ
là Đạo Phật.( Albert Einstein)
Dĩ nhiên, đấy sẽ là một sự dối trá với những gì quý vị đọc
về nhận thức tội lỗi của tôi, một sự lừa bịp đang được lập đi lập lại một cách
có hệ thống. Tôi không tin tưởng một Thượng đế và tôi chưa bao giờ phủ nhận
điều ấy mà đã từng tuyên bố một cách rõ ràng. Nếu có điều gì ấy trong tôi
có thể được gọi là tôn giáo thế thì đấy sẽ là niềm ngưỡng mộ vô biên đối với cấu
trúc của thế giới đến tận cùng những gì khoa học chúng ta có thể khám phá
nó. (Albert Einstein, 1954) From Albert Einstein:The Human Side, edited by
Helen Dukas and Banesh Hoffman, Princeton University Press
Sự nghiên cứu của khoa học căn cứ trên ý tưởng rằng mọi thứ
hiện hữu được quyết định bởi những định luật tự nhiên, và do thế điều này có
nghĩa là vì những hành động của con người. Vì lý do này, một nhà nghiên cứu
khoa học sẽ khó mà có khuynh hướng tin tưởng những sự kiện có thể bị ảnh hưởng
bởi một sự cầu nguyện. (Albert Einstein, 1936) Trả lời cho một thiếu niên hỏi về
việc nhà khoa học có cầu nguyện không. Source:Albert Einstein: The Human Side,
Edited by Helen Dukas and Banesh Hoffmann
Thái độ của một người nên được căn cứ một cách có hiệu quả
trên những mối liên hệ và nhu cầu thông cảm, học vấn, và xã hội; không có căn bản
tôn giáo nào là cần thiết. Con người quả thực sẽ ở trong một cung cách nghèo
nàn nếu người ta phải bị hạn chế bởi sợ hãi của sự trừng phạt và hy vọng tưởng
thưởng sau khi chết. (Albert Einstein,"Religion and Science", New
York Times Magazine, 9 November 1930
Tôi không thể tưởng tượng một Thượng đế, kẻ tưởng thưởng và
trừng phạt những tạo vật của mình, hay có môt ý chí mà chúng ta trãi nghiệm với
chính mình. Tôi cũng không có thể cũng không muốn nghĩ đến việc
một con người tồn tại sau cái chết thân thể của mình; hãy để những linh hồn yếu
đuối, từ sự sợ hãi hay tự ngã ngớ ngẫn, yêu mến tư tưởng ấy. Tôi hài lòng
với sự huyền bí của đời sống vô tận và với sự tỉnh thức và đại cương cấu trúc
diệu kỳ của thế giới hiện hữu. cùng với sự cố gắng cống hiến để lĩnh hội phần
mình, bởi vì nó mãi mãi là quá bé nhỏ, của Chân Lý đã tự biểu hiện
trong thiên nhiên. (Albert Einstein, The World as I See It).
Albert Einstein on God and Buddhism
Tuệ Uyển chuyển ngữ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét