Về Nguyễn Công Trứ có rất
nhiều giai thoại. Trong số 81 câu chuyện vừa kịp sưu tầm trong dịp này, chúng
tôi xin chọn lọc biên soạn lại để đưa vào tập sách 36 giai thoại tiêu biểu, với
mong muốn dựng lên một chân dung Nguyễn Công Trứ qua cái nhìn “dân gian” - từ
góc độ khác với những lí giải, nghiên cứu hàn lâm - của hậu thế về con người của
cụ Thượng Uy Viễn.
1. NGÔNG NGAY TỪ LÚC CHÀO ĐỜI… CHO ĐẾN TẬN KHI CHẾT!
Ngày mồng Một tháng Mười một
năm Mậu Tuất (1778), tại tư gia của viên quan Tri huyện Quỳnh Côi, Thái Bình,
bà huyện họ Nguyễn, sau cuộc vượt cạn kinh hoàng đã sinh hạ được một cậu con
trai thân dài, trán rộng, mũi cao.
Các cụ xưa nói “Trai mồng một,
gái ngày rằm” quả không sai - vừa mới lọt ra khỏi lòng mẹ, cậu bé đã tỏ ngay sự
ngông bướng của mình bằng cách không chịu mở mắt nhòm và không thèm mở miệng
khóc như những đứa trẻ sơ sinh khác. Người nhà và hàng xóm đưa hết nồi đồng,
mâm thau đến khua gõ liên hồi, cậu cũng điềm nhiên mặc! Chỉ đến khi cả đám người
lớn đã mỏi rã rời, xuôi tay lắc đầu thì cậu mới dõng dạc cất tiếng khóc đầu
tiên oang oang như tiếng chuông đồng!
Người cha của đứa bé mừng
khôn xiết, vì ông vốn hiếm muộn, năm đó đã ngót nghét lục tuần mới có được cậu
con trai nối dõi (1). Là một nhà
Nho hay chữ, nghĩ đây cũng là một điềm triệu báo điều hỉ, ông bèn ra thư phòng
lấy giấy bút đặt tên cho con trai. Ông chọn cho cậu quý tử bướng bỉnh tên huý
là Củng - theo chữ Nho có nghĩa là bền chặt, vững vàng; còn tên chữ là Trứ -
nghĩa là rõ ràng, nổi trội.
Cậu bé đó chính là Uy Viễn
Tướng công Binh bộ Thượng thư Nguyễn Công Trứ tương lai, và cũng là nhà thơ
trác việt kiêm tay chơi số một một thời. Cả cuộc đời của cậu Củng - Trứ về sau
quả đúng như những quan sát dân gian và ước vọng thầm kín của người cha già - bền
gan vững chí và lẫy lừng sáng tỏ!
Nhưng đó chỉ mới là cái
ngông khởi đầu. Tới tận khi đón cái chết, Nguyễn Công Trứ vẫn ngông.
Theo lời truyền, trước khi
sang thế giới bên kia - chắc là cũng sẽ tiếp tục cái cuộc chơi bất tuyệt - Cụ dặn
con cháu không nên bày cuộc tang lễ để khỏi tốn kém, làm khổ dân làng, mà cứ để
Cụ nằm nguyên trên chõng như khi đang ngủ, thả xuống huyệt là xong! Nhưng không
biết là các con cháu có dám nghe theo lời Cụ hay không? Xưa nay người đời sau vốn
coi trọng cái “lễ” của mình hơn là hiểu và tuân theo được cái lí, cái lòng giản
dị và khoáng đạt, không chấp nê của những bậc vĩ nhân vừa khuất.
Cụ mất, theo Niên biểu ghi
là ngày 14 tháng 11 năm Mậu Ngọ (1858), nhưng chính trong Gia phả lại
chép là ngày Rằm. Nếu như vậy, thì quả là Cụ lại “chơi ngông” quả chót: lựa
đúng ngày Sóc (mồng một) để đến nhập cuộc tang bồng, rồi chọn đúng ngày Vọng
trăng tròn (15 Âm lịch) để vĩnh viễn rũ trường danh lợi ra đi (2).
Đúng là… đến cả chết cũng
ngông!
2. NGOÀI VƯỜN - TRONG BUỒNG!
Thuở nhỏ, cậu bé Củng học rất
giỏi, thông minh dĩnh ngộ hơn thiên hạ, lại tinh nghịch, lém lỉnh chẳng ai bì,
nổi tiếng “Thần đồng”. Tài cao trí sắc, đọc rộng nhớ nhiều, những câu đối đáp lỗi
lạc của cậu bé Củng gây cho mọi người nỗi kinh ngạc và thú vị.
Khoang 10 tuổi, Củng theo
cha trở về Hà Tĩnh, sống tại làng Uy Viễn, Nghi Xuân quê nội. Trong làng có ông
Đồ Trung là một người có máu mặt; ông đứng ra mời thầy đồ về nuôi trong nhà để
trẻ con của làng tới học. Và trong đám học trò đó có cậu bé Củng.
Một hôm, khi cả lớp đang ngồi
học, ông chủ nhà chợt nổi hứng đi vào và xin thầy cho phép ông ra cho các trò một
vế đối. Được thầy đồng ý, ông Đồ Trung nói:
- Ta có câu đối này, trò nào
đối hay và đối nhanh trước sẽ được thưởng một quan tiền!
Rồi ông ta chỉ về phía cây đại
đứng ngoài vườn, đọc vế đối:“Ngoài vườn cây đại nở hoa đại”.
Các học trò ngồi nhìn nhau,
mặc dù rất thèm quan tiền (với các cậu đó là một giấc mơ lớn), nhưng không ai
tìm được vế đối lại để lấy.
Thấy cả lớp im lặng, thầy học
lên tiếng giục, thì chỉ có cậu bé Củng ra vẻ ngập ngừng khó nói. Thầy hỏi:
- Trò Củng, sao không đối
đi?
Củng khép nép thưa:
- Thưa, con sợ bị quở phạt ạ.
- Trò cứ đối, - ông chủ nhà
khuyến khích ra vẻ rộng lượng, - nếu hay thì ta sẽ thưởng cho, còn nếu có điều
gì sơ suất thì ta và thầy cũng không bắt lỗi trò đâu.
Được lời, Củng nghiêm chỉnh
đứng dậy đọc:
- Thưa, con xin đối là“Trong
buồng ông Trung ấp bà Trung” ạ!
- Hay quá! Chuẩn quá! Trong đối
với ngoài, Đại đối với Trung, và nở thì tất nhiên
phải đối với ấp rồi!
Thầy và trò cả lớp được một
trận cười nghiêng ngả, còn ông chủ nhà Đồ Trung thì đỏ mặt im lặng, và tất
nhiên, phải trao cho Củng một quan tiền!
3. TƯỞNG MẦN BA TRỰ…
Nhận được quan tiền thưởng,
tan buổi học trên đường về Củng gặp một đám trẻ con đang tụ nhau đánh đáo ăn tiền.
Như những đứa trẻ ham chơi khác, Củng liền nhập bọn; và cũng như những đứa trẻ
mải chơi khác, cậu say sưa đánh cho tới khi bị thua hết sạch cả quan tiền mới
thôi. Nhưng cái khác của Củng là ở chỗ, mọi đứa trẻ khi thua bạc sẽ tiếc đứt ruột,
hậm hực bỏ về, thậm chí cả khóc nữa, còn Củng thì vừa đi về nhà vừa đọc:
Tưởng mần ba trự mà chơi vậy,
Thật ra, đây có thể chỉ là một
câu nói buột miệng, lúc đó cậu trò Củng chắc không cố ý làm thơ; nhưng nó đã bộc
lộ tính cách ngang tàng, phóng túng, “tay chơi” của Nguyễn Công Trứ, mà người đời
sẽ gọi là thơ văn khẩu khí; và câu nói đó được truyền tụng khắp làng, rồi đi
vào sách vở, lan ra khắp thiên hạ… thành giai thoại, thành thơ.
4. SẴN GÁNH CÀN KHÔN GHÉ THẲNG
VAI
Vào một ngày hè nóng nực, thầyhọcdẫn
cả đám học trò đi ra con sông cách trường độ hơn một cây số để tắm mát, hòng
làm dịu bớt cái nóng ghê người của xứ Nghệ. Khi đi qua cái cống lớn đầu làng được
xây ghép bằng những tảng đá xanh, thầy tức cảnh nghĩ ra một vế đối Nôm, bảo các
trò cùng đối:
Đá xanh ghép cống, hòn dưới
nống hòn trên.
Trong khi các trò khác đang
vắt óc suy nghĩ thì cậu Củng đã có ngay vế đối:
Ngói đỏ lợp nghè, lớp sau đè
lớp trước.
Câu đối về chữ nghĩa thật là
chuẩn, lại chơi chữ tài tình: “cống” vừa là cái cống (bằng đá), vừa là người đỗ
Cử nhân (Cống sinh dưới triều nhà Nguyễn); còn “nghè” vừa là cái miếu nhỏ thờ
các danh nhân địa phương (từ này nay đã ít dùng), vừa là người đỗ Tiến sĩ, tức
ông Nghè; thêm vào đó người đời còn tìm thấy cái thú vị ở khẩu khí của người đối:
hậu sinh sẽ khả uý, lớp sau sẽ hơn (đè) lớp trước! (4).
Đang nói chuyện thì một trận
mưa to ập đến, thầy trò phải vội vàng chạy vào xin trú trong một quán nước ven
đường. Ngay lúc đó có một người đàn ông gánh cỏ đi ngang cũng vội quẳng gánh
ngoài trời chạy vào mái hiên của quán trú mưa. Lát sau, trời vừa ngớt, người
đàn ông đã vội vã ra nâng gánh cỏ lên vai chạy đi tiếp. Nhân đó, thầy bảo các
trò thử làm vài câu thơ tức cảnh nói về người gánh cỏ nọ. Trong khi các cậu bé
khác đang vò đầu tìm chữ nghĩa thì trò Củng đã ứng khẩu đọc hai câu:
Tạnh cơn phong vũ lò ngay mặt,
Sẵn gánh càn khôn ghé thẳng
vai.
Thầy học và tất cả mọi người
trong quán đều tấm tắc khen hai câu thơ tuyệt diệu của Củng, vừa hợp cảnh, vừa
bộc lộ chí khí của một đấng trượng phu tương lai. Còn về phép đối thì khỏi phải
nói: hoàn chỉnh, chan chát từng ý, từng chữ - “cơn phong vũ” đối với “gánh càn
khôn”, “ngay mặt” đối với “thẳng vai”…
Và thầy càng khẳng định dự
đoán trò Củng về sau sẽ làm nên công to nghiệp lớn.
5. NÍN HƠI BIỂN ĐỘNG BA TẦNG
SÓNG
Một hôm, thầy học đến thăm
nhà trò Củng, cùng với thân phụ của cậu ngồi đàm đạo, lâu lâu hai người lại kéo
thuốc lào, thả khói thơm lừng từng đám bay ra như mây. Củng được phép đúng bên
hầu thầy và cha để hóng chuyện. Chợt thấy cha đưa tay vê vê điếu thuốc nạp vào
nõ, cậu vội đốt đóm đưa lên. Cụ Đức Ngạn Hầu rít một hơi dài khoan khoái, rồi
nhả khói bay ra thành luồng như một con rồng uốn khúc. Cúi mình đón cái điếu
cày từ tay cha, bất ngờ cậu bé Củng ứng khẩu đọc luôn hai câu:
Nín hơi, biển động ba tầng
sóng,
Há miệng, rồng bay chín khúc
mây.
Thầy học không nín được, vỗ
đùi khen hay. Cha của Củng cũng tròn mắt nhìn, vừa ngạc nhiên vừa mừng rỡ. Như
được động viên, Củng sung sướng đọc tiếp:
Ba tầng sóng dội vang trời bể
Thấy trò Củng đọc bốn câu
thơ xuất thần đó, thầy học đắc ý lắm, gọi cậu đến gần, xoa đầu khen ngợi rồi
nói với cụ thân sinh của cậu:
- Trò Củng sẽ có một tương
lai phong vân đắc lộ, sự nghiệp kinh nhân, tôi rất hãnh diện có một môn sinh
như Củng. Nhưng ở đây trường tư nhỏ bé, trình độ các học sinh còn thấp kém nhiều
so với Củng. Nếu Củng còn lưu học ở đây, tôi e sẽ làm uổng phí thì giờ của Củng.
Vậy tôi khuyên ngài nên cho Củng xin lên trường quan Đốc trên tỉnh theo đòi bút
nghiên để chóng thành tài...
Nghe theo lời khuyên của thầy,
Củng từ đó được lên tỉnh thành Hà Tĩnh học.
Trước ngày lên đường đi học
với thầy khác, Củng đến dâng thầy học cũ của mình đôi câu đối để tạ ơn:
Tuy tôn sư chi giáo trạch vô
cùng, hà cảm xá cận nhi cầu viễn;
Nhi quốc gia chi học quy hữu
định, tương sử tự hạ tiệm thăng cao.
Nghĩa là:
Tuy ơn giáo dục của tôn sư
vô cùng, đâu dám bỏ nơi gần mà đi tìm nơi xa;
Nhưng phép học hành của quốc
gia có định, nên phải từ chỗ thấp mà bước lên chỗ cao.
Thế là “túi đàn, cặp sách đề
huề”, trò Củng rời đất Nghi Xuân lên đường vào thành Hà Tĩnh học.
Lúc này cậu đã 15 tuổi, trở
thành Nho sinh trường Đốc học của tỉnh.
6. KHẢ ÚY ĐOAN ĐOAN ĐÍCH HẬU
SINH
Vừa mới lên tỉnh học được ít
lâu, một chiều nọ đẹp trời, Nho sinh Củng lang thang dạo phố thì bỗng gặp một
đoàn xe ngựa của quan Tuần phủ đi hành hạt, dù lọng nghênh ngang, tiền hô hậu
hoán. Đang lớ ngớ không biết đường tránh, cậu vô tình cản đường đoàn người ngựa
và bị toán lính hầu bắt tới trình quan về tội vô lễ. Cậu trò vừa bị giải đến
nơi, đã nghe quan quát hỏi:
- Sao cậu dám thất lễ với bản
quan?
- Bẩm quan lớn, tiểu sinh
nguyên học ở trường làng, vừa mới lên tỉnh chưa biết rõ các nghi lễ nên mới vô
tình vô lễ, xin quan lớn dung thứ.
- À, nếu cậu đúng là sĩ tử
trường Đốc học, bản quan sẽ ra một vế đối, cậu đối hay thì được tha, bằng không
sẽ bị giam về tội “phạm thượng”!
Rồi quan đọc:
- Khách khoa bảng, khách văn
chương, giữa quan khách, khách lại gặp khách.
Không nghĩ ngợi lâu, Nho Củng
ứng khẩu đối ngay:
- Ai anh hùng, ai hào kiệt,
trong trần ai, ai dễ biết ai!
Củng lại tung ra một câu thơ
khẩu khí! Quan Tuần phủ nghe xong hết lời khen cậu là kẻ thiếu niên mà chí khí
lớn lao, nên chẳng những tha lỗi cho mà còn thưởng thêm một quan tiền đồng (trị
giá bằng sáu quan tiền kẽm).
Rồi quan quay sang nói với
các vị đồng hành:
- Quả là Khả úy đoan
đoan đích hậu sinh.
Đây vốn là một câu cổ thi,
nghĩa là: “Kẻ hậu sinh nầy rất đáng sợ”.
7. ĐỐI ĐÁP VỚI SƯ
Gần làng Uy Viễn của Nguyễn
Công Trứ có một ngôi chùa, vị sư trụ trì ở đây là người tài cao học rộng nhưng
rất kiêu ngạo, hiếu thắng. Ông này thường tự cho mình là nhất thiên hạ, xem thường
cả Nho Củng vốn từ lâu đã nổi tiếng thần đồng khắp vùng. Biết vậy, Nho Củng
cũng hiếu thắng tìm dịp gặp thử tài cao thấp.
Nhân một hôm rảnh học từ tỉnh
thành về thăm nhà, Nho Củng bèn tìm tới chùa nọ chơi. Đến nơi, thấy ngoài sân
trong điện không có ai, Củng lại đang khát nên đi thẳng vào bếp chùa để tìm nước
uống, thì gặp sư trụ trì đang lúi húi bên bếp. Quay lại nhìn người lạ, vị sư
buông ra một câu không mấy hiếu khách:
Cậu Củng nhìn quanh, thấy một
cái vại (đồ bằng sành dùng để muối cà hay dưa) ở góc bếp, liền ứng khẩu đối lại:
Câu này thực ra được nói lên
rất vô tình, nhưng vị sư kia lại cho rằng Nho Củng thâm ý châm biếm mình có tư
tình với bà vãi, nên chắp tay nhìn lên tượng Phật đọc một câu như thanh minh
cho sự đứng đắn của mình:
Xin chứng minh cho,
Nam mô A Di Đà Phật.
Nho Củng chỉ vào cái kiềng
trên bếp và cất tiếng đối lại:
Có giám sát đó, Đông
Trù Tư mệnh Táo quân!
Đông trù Tư mệnh Táo quân
là thần coi bếp, cầm giữ bản mệnh của gia chủ. Bên mời Phật, bên nhờ thần ra
minh chứng, quả thực là hay; lại Đông đối với Nam, Quân đối
vớiPhật thì thật là tài!
Đến đây thì vị sư vừa tức vừa
hoảng, không ngờ gặp phải đối thủ trẻ tuổi mà cao cường đến vậy, liền hạ một
chiêu cuối cùng, vừa vỗ ngực ta đây vừa hăm doạ đối thủ:
Thuộc ba mươi sáu quyển
kinh, chẳng thiên địa thánh thần nhưng khác tục!
Nho Củng cũng quyết định
tung một đòn hạ gục:
Tới đây vị sư đành nín
thinh, chấp nhận thua cuộc, từ đó không dám cao ngạo nữa.
Lại có người kể, chuyện chưa
dừng ở đấy. Nho Củng đắc thắng ra về, nhưng vừa bước đến giữa sân thì hai con
chó nhà chùa xổ ra cắn, cắn quyết liệt như thể trả thù cho chủ vậy. May có chú
tiểu ngăn mãi mới được. Nho Củng dừng lại nhìn quanh chùa rồi ngâm hai câu như
một lời nhắn gửi:
Bụt cũng hiền lành, sư cũng
khá,
Còn hai con chó chửa từ bi.
Gần làng Uy Viễn có bến
Giang Đình trên bờ sông Lam, là một trong “Nghi Xuân bát cảnh” (tám cảnh đẹp của
Nghi Xuân), trên bến có khu chợ nổi tiếng với những đặc sản miền quê và cũng là
nơi thường lượn lờ, gặp gỡ của trai thanh gái tú. Và một điều thú vị là trên
con đường dẫn vào chợ, nơi ngã ba, có một mảnh đất nhỏ không hiểu sao mọi bàn
chân đều không dẫm lên, đi vòng qua, nên chỗ đó cỏ xanh bốn mùa, những bụi cây
nở hoa đẹp tươi và duyên dáng.
Một chiều xuân nọ, Nguyễn
Công Trứ vừa thơ thẩn đến ngã ba đó thì thấy từ đằng xa một cô gái cũng đang đi
lại. Chàng trai làm ra vẻ đang mê mải ngắm hoa, nhưng thực ra là câu giờ để đợi
giai nhân đến. Biết tỏng chàng Nho sinh kia là ai và vốn không lạ gì những mẹo
vặt kiểu đó, khi đến gần cô gái mỉm cười đọc, như bâng quơ:
Có ai vô lí như thi sĩ,
Hoa nở giữa đường cũng vấn
vương.
Cô gái ấy vốn là một nghệ sĩ
dân gian làng nghệ thuật Ca Trù Cổ Đạm, tài sắc có thừa. Biết đã gặp “đối thủ”
cao tay, chàng thi sĩ dù vô lí vẫn không hề bối rối, mà lại buông giọng ỡm ờ
như nói với bông hoa ven đường:
Trời đà cho sắc cho hương,
Hoa kia nỡ để gió sương đãi
đằng.
Chuyện đến đây, có người nói
cô gái tự biết mình không phải là “kì phùng địch thủ” của chàng “thi sĩ vô lí”
kia nên e thẹn bước đi, kéo theo cái nhìn xao xuyến của kẻ đa tình; nhưng cũng
có người kể, sau một phút lúng túng, nàng đã trả đòn ngoạn mục:
Sắc hương là của đất trời,
Phận ai ai giữ, ai người phải
lo!
Rồi không đợi chàng thi sĩ kịp
đáp lời, sắc hương đã nhẹ gót xa dần với tiếng cười khúc khích…
9. KÉM TÀI, TIỆN ĐỆ XIN NHƯỜNG
LÀM ANH
Ở phủ Thạch Hà (Hà Tĩnh) có
Đầu phủ (8) Nguyễn
Trùng Quang cũng hay tự thị, tự đắc là hay chữ, học rộng nhất trong vùng. Nghe
đồn thần đồng Củng phong lưu, tài giỏi, anh ta chưa tin, những muốn gặp để thử
hơn thua thế nào.
Một lần, Trùng Quang cho người
mời thần đồng Củng tới nhà mình chơi. Đúng ngày hẹn, Nho Củng tới thì thấy
ngoài cửa chủ nhà có dán một đôi câu đối chữ Hán:
Sinh nê nhi bất nhiễm,
Hữu xạ tự nhiên hương.
Nghĩa là:
Sinh nơi bùn mà không nhiễm,
Có chất xạ tự nhiên thơm.
Vào trong nhà, lại thấy trên
bàn có một tờ giấy trắng, một cây bút lông và một đĩa mực mài sẵn, Nho Củng biết
ngay chủ nhà muốn thử tài mình, bèn xin phép cầm bút viết liền một đôi câu đối
Nôm như sau:
Cửa sấm dám đâu mang trống lại,
Đọc xong hai câu thơ, Đầu phủ
họ Nguyễn, người tự đặt cho mình tên là Trùng Quang, có nghĩa là hai lần sáng,
lập tức lấy làm tâm phục khẩu phục, liền viết tặng khách hai câu thơ chữ Hán:
Khắc chấn danh gia năng hữu
tử;
Bất tài tiện đệ nhượng vi
huynh.
Nghĩa là:
Nối nghiệp, danh gia sinh
con tài giỏi,
Kém tài, tiện đệ xin nhường
làm anh.
và Đầu phủ Quang nhất định
tôn Nho Củng làm anh, mặc dầu nhiều hơn Nho Củng đến năm sáu tuổi.
Đến khi chia tay, Nguyễn
Trùng Quang lại viết tặng “Đại huynh” thêm hai câu thơ Hán văn như sau:
Kinh nhân văn tự đề giai cú,
Tuyệt thế anh tài kiến thiếu
niên.
Nghĩa là:
Đề câu thơ hay văn tự kinh
người,
Thấy kẻ thiếu niên anh tài
tuyệt thế.
10. BA VẠN ANH HÙNG ĐÈ XUỐNG
DƯỚI
Một lần có việc đi xa, trời
rét, chàng học trò Nguyễn Công Trứ ghé vào quán nước bên đường nghỉ chân, rồi
rúc vào ổ rơm trong quán ngủ nhờ. Vừa lúc đó, Tả quân Lê Văn Duyệt dẫn một đạo
quân đi ngang qua cũng ghé vào quán. Những người trong quán thấy quan quân rầm
rập thì sợ hãi nép tận vào các góc xa, riêng Nguyễn Công Trứ vẫn đắp chiếu nằm
trên ổ rơm ngủ khì như không có chuyện gì xảy ra. Một viên quản cơ thấy vậy nạt
nộ om sòm, hất chiếu đánh thức kẻ vô lễ dậy. Chàng thư sinh điềm nhiên, chậm
rãi ngồi lên, không tỏ vẻ gì là sợ hãi cả. Thấy vậy, Tả quân Lê Văn Duyệt lấy
làm lạ, hỏi:
- Nhà ngươi là ai, mà thấy đạo
quân của ta đến vẫn cứ nằm lì, không đứng dậy chào cho phải phép? Ngươi không sợ
ta trách phạt hay sao?
Chàng học trò khôn khéo đáp
lời quan:
- Bẩm quan lớn, tiểu sinh vốn
biết đạo quân của ngài là đạo quân nhân nghĩa, chẳng vô cớ làm hại ai bao giờ,
nên không việc gì phải sợ. Vả lại, tiểu sinh là học trò, đi đường xa mệt, gặp
trời mưa lạnh lại có ổ rơm ấm quá nên trót ngủ quên mất ạ.
Thấy Nguyễn Công Trứ quả có
dáng vẻ nho nhã, Tả quân liền bảo:
- Nếu ngươi đúng là học trò
thì hãy làm vài câu thơ vịnh cảnh nằm ổ rơm đắp chiếu như vừa rồi, nếu hay ta sẽ
tha, bằng không sẽ chịu phạt đó.
Cậu Nho sinh dường như chỉ đợi
có thế, ứng khẩu đọc ngay:
Ba vạn anh hùng đè xuống dưới
Tả quân Lê Văn Duyệt nghe
xong, giật mình khen hay, hỏi tên tuổi, thưởng cho Trứ một số tiền rồi thả cho
đi, và ghi nhớ trong lòng về người học trò kì tài ấy.
Thuở còn hàn vi, Nguyễn Công
Trứ treo trong nhà một bức tranh vẽ cảnh buổi chiều tà, ngang trời là đàn chim
vỗ cánh giăng giăng bay về núi, lại có một ngư ông ngồi bên cầu buông cần câu
cá nhưng lại có dáng đang nghĩ ngợi điều gì. Chàng hàn sĩ họ Nguyễn làng Uy Viễn
đề vào bức tranh ấy đôi câu thơ:
Chim bay về núi tối rồi,
Sao không lo liệu còn ngồi
chi đây.
Câu thơ như một sự tự nhắc
nhở mình, dù vui thú yên hà cũng không quên sự nghiệp nam nhi cần lo liệu khi đời
còn chưa quá muộn. Tuy nhiên, tương truyền khi hai câu thơ được đồn ra ngoài,
có những kẻ quyền thế, biết chàng trai họ Nguyễn quả có tài lại ngang tàng, nên
tâu về triều đình tìm cách thu dụng để khỏi ngại về sau.
Người ta kể, cái “hùng khí”
đó đã được thể hiện ở cậu bé Củng/Trứ từ rất sớm. Khi còn để chỏm đi học, cậu
đã vẽ một bức tranh con gà trống hùng dũng vươn cổ gáy đem dán ngoài cửa nhà và
đề hai câu thơ vừa ngộ nghĩnh trẻ con vừa đầy khẩu khí:
Cộc cồ cô, cộc cồ cô
12. THƠ… VẠN NĂNG
Có thể nói Nguyễn Công Trứ
là Người - Thơ, nghĩa là chỗ nào cũng thơ, cái gì cũng thơ, sống bằng/với thơ,
dùng thơ như một công cụ giao tiếp, như vũ khí, như tình ái…
Sau đây là mấy cách Nguyễn
Công Trứ “dụng thơ” từ hồi còn trẻ:
Dùng thơ khất nợ
Sau một lần đánh tổ tôm, tay
chơi Công Trứ bị thua rồi mang nợ. Chủ nợ là một ông già đòi mãi không được, cuối
cùng ông đến tận nhà ăn vạ. Trước mặt ông lão, con nợ lục lọi hết mọi rương hòm
xem có gì đáng giá đem đi cầm, nhưng khốn thay chỉ thấy có mấy quyển sách đã cũ
sờn. Bí quá, chàng Nho sinh đành phải “cầu cứu” đến… Nàng Thơ, tức cảnh ngâm
nga:
Thân "bát văn" tôi
đã xác vờ,
Trong nhà còn biết "bán
chi" giờ?
Của trời cũng muốn,
"không thang" bắc,
Lộc thánh còn mong "lục
sách" chờ.
Thiên tử "nhất
văn" rồi chẳng thiếu,
Nhân sinh "tam vạn"
hãy còn thừa.
Đã không "nhất
sách" kêu chi nữa?
Ông lão vốn rắp tâm đến là để
đòi cho bằng được nợ, thấy Nguyễn Công Trứ giở thơ thẩn ra đã có ý bực, nhưng rồi
nghe hết cả bài thì thấy thơ hay quá, lại tài nữa, câu nào cũng có tên một quân
bài tổ tôm mà lại nói lên được cảnh học trò nghèo kiết không tiền... Vừa thương
vừa phục, ông lão đã bằng lòng cho nhà thơ khất nợ.
Dùng thơ chuộc tội
Một lần, vì lỡ… si, cậu học
trò Trứ táo gan trêu chọc một tiểu thư xinh đẹp nhưng cũng khá kiêu kì bằng
cáchdẫm bắn nước bẩn tung toé lên vạt tấm áo lụa mới tinh của nàng. Bị bắt giải
vào trình quan Đốc học là cha của cô gái, chàng Nho sinh Nguyễn Công Trứ đã chuộc
tội bằng bài thơ tinh nghịch sau:
Thoắt chốc tai nghe một tiếng
ồ,
Tưởng rằng gió cuốn màn mây
lại.
Ai biết trời tuôn lộc nước
cho.
Khi nãy nắng nôi ra thế ấy,
Hỡi người ướt áo đừng năn nỉ,
Có rứa rồi ra mới được mùa.
Cả hai cha con quan Đốc học
nghe thơ xong tha luôn tội cho Nguyễn Công Trứ, tiểu thư còn đỏ ửng má cúi đầu
mỉm cười kín đáo.
Dùng thơ cảm ơn
Một ngày trời nắng chang
chang có việc phải đi qua ngọn đèo toàn đá, mà đôi chân hàn sĩ Trứ lại… không
giày. Vừa may có hai cô gái gánh giầy đi cùng đường thương tình cho mượn tạm
đôi giầy để đi. Khi đã qua đèo an toàn, chàng học trò Trứ liền cởi giầy, hai
tay nâng lên ngang mày trả cho hai cô và xin phép đọc bài thơ “cây nhà lá vườn”
gọi là cám ơn:
Hai cô thương đến lại cho
giày.
Ơn này biết lấy chi mà giả,
Xin quỳ hai gối, chống hai
tay!
Nghe nói, chàng học trò hiền
lành vừa xong câu cuối, hai cô hàng giầy mặt đã đỏ nhừ như say nắng và… ù té chạy!
Dùng thơ khuyên giải
Một lần có chị nhà quê mất mấn (16)!
Ròng rã đứng chửi đã hai ngày liền, chị ta doạ sẽ chửi đủ tám ngày nữa mới thôi
làm mọi người xung quanh xanh mắt. Đầu xứ Trứ nghe chuyện vừa thương vừa buồn
cười, liền làm một bài thơ Nôm khuyên chị ta như sau:
Thằng cha con bợm thật gớm
ghê!
Trộm mấn bà đi đã độc hề!
Những chắc ra đi còn có bận,
Nào hay mất trộm lấy chi
che?
Thương thay lạnh lẽo ba mùa
rét,
Của mất, người còn, còn có của,
Thôi thôi đừng chửi, xóm
làng chê!
Sau khi nghe bài thơ của Đầu
xứ Trứ, chị ta liền thôi không chửi nữa.
13. TẾT CỦA HỌC TRÒ NGHÈO
Đã sang tuổi “tam thập nhi lập”
mà Nguyễn Công Trứ vẫn là “Bạch diện thư sinh”!
Thêm một Tết lại đến, nhà
nghèo không có tiền, nợ đáo hạn chưa biết lấy gì để trả, nhưng chàng thư sinh họ
Nguyễn vẫn bảo vợ đi chợ sắm sửa ít món gì đó gọi là, còn tự mình quét dọn,
trang trí nhà cửa cho có không khí Tết.
Đầu tiên chàng viết một đôi
câu đối Nôm bằng chữ lớn trên tờ giấy đỏ:
Tiếp đó chàng lại soạn một
đôi câu đối bằng chữ Hán:
Tuế phùng Xuân, tân cảnh,
tân thiều, tân vũ lộ;
Nghĩa là:
Năm vừa gặp mùa Xuân, cảnh sắc
mới, thiều quang mới,
mưa móc mới; Thời vẫn theo nhà Hạ, nước
non xưa, điển chế xưa, sách vở xưa.
Dán xong hai câu đối, chàng
lấy đàn ra gảy chơi để vui cửa vui nhà. Mấy người hàng xóm đi ngang qua nghe tiếng
đàn, ghé vào nghe và hỏi thăm tình hình sắm sửa tết nhất của chàng. Đầu xứ Trứ
lấy chai rượu con rót mời mọi người rồi chỉ quanh bếp còn trống trơn và hóm hỉnh
đọc như phân bua:
14. MƠ ƯỚC NGÀY XUÂN
Sáng ngày mùng một Tết,
chàng Đầu xứ khoan thai làm lễ cúng Nguyên Đán rồi cùng bạn bè người thân uống
một bữa say sưa, và tức cảnh làm thêm hai câu đối nữa:
Chiều ba mươi công nợ rối
Nhâm Thìn,
những muốn mười năm dồn lại
một;
Sáng mùng một rượu chè tràn
Quý Tị, trông cho ba bữa hóa ra mười.
Mọi người tấm tắc khen hay,
bàn tán một hồi lâu, nhưng cũng có người ngậm ngùi than:
- Nhưng cám cảnh bà con mình
lắm, cái mơ ước hão huyền ấy bao giờ mà có được đây! Ông Đầu xứ làm một câu nào
cho khí thế hơn đi!
Đầu xứ Trứ nghiêng đầu nhìn
người vừa nói, lẳng lặng lấy thêm tờ giấy đỏ, phóng bút viết luôn:
Chiều ba mươi công nợ tít
mù, co cẳng đạp thằng bần ra cửa;
Sáng mồng một rượu chè tuý
luý, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà!
Nhưng muốn co cẳng đạp thầng
Bần ra cửa đâu phải dễ, nói chi định bồng ông Phúc vào nhà!
Để đạt được ý nguyện ấy,
không thể rong chơi tràn quý tị được. Qua mấy ngày Xuân tạm thời “xả láng” với
vài be củ tỏi, ba chuyện cà riềng rồi, chàng Nho sinh Nguyễn Công Trứ lại vừa
đi dạy học kiếm tiền độ nhật, vừa kiên trì sôi kinh nấu sử quyết trang trả món
nợ thư trái cho phỉ chí tang bồng. Nhưng học thì học, chàng vẫn không quên tự
trào bằng một đôi câu đối ngông nghênh mà ra nước mắt:
Anh em ơi! Đã băm mấy
tuổi rồi, khắp Đông Tây Nam Bắc bốn phương trời, đâu cũng lừng danh công tử
xác;
Trời đất nhẽ! Quyết một phen
nầy nữa, xếp cung kiếm cầm thi vào một túi, làm cho nổi tiếng trượng phu kềnh!
15. Ứ HỰ ANH HÙNG NHỚ CHĂNG
Thuở hàn vi, và cả khi đã
công thành danh toại, chức trọng quyền cao, hay khi đã về già cưỡi bò ngao du
sơn thuỷ, Nguyễn Công Trứ vẫn rất mê ca hát - nhất là hát Phường Vải và Ca Trù.
Gần làng Uy Viễn có làng Cổ
Đạm là một phường Ca Trù nổi tiếng vào loại nhất nước, có nhiều đào nương tài
giỏi và xinh đẹp, trong số đó có nàng tên là Hiệu Thư. Tương truyền cô đào ấy
phong tư diễm lệ, tài hoa xuất chúng, giọng hát tuyệt hay, nhưng tính tình có lẽ
vì thế mà kiêu kì, chỉ tiếp những vương tôn công tử, những người nổi danh trong
chốn. Nguyễn Công Trứ say mê Hiệu Thư, nhưng vì nhà nghèo, không thể quen thân
gần gũi được nên đành “kính nhi viễn chi” mà thôi. Nhân vốn là một tay đàn giỏi
có tiếng trong vùng, cậu Nho sinh Trứ liền tìm cách xin vào làm kép cho Hiệu
Thư, thường nàng đi hát ở đâu thì chàng cũng được cắp đàn đi theo.
Một tối nọ gánh Ca Trù Cổ Đạm
được mời sang hát ở Vĩnh Yên cách đó khá xa, Hiệu Thư được điều đi phục vụ, và
nàng xin ông bầu gánh mời Nguyễn Công Trứ - lúc này vừa đậu Giải nguyên nhưng
chưa được triều đình gọi, vẫn là hàn sĩ sống ở quê - đi theo cùng để vừa hoạ
đàn vừa đặt lời ca. Trên đường đi, không biết vì cớ gì mà hai người - chàng và
nàng - tụt lại sau mọi người, chỉ có một đứa tiểu đồng nhỏ theo hầu. Mải mê nói
chuyện, lúc đến giữa cánh đồng rộng, Nguyễn Công Trứ giả vờ sửng sốt vì phát hiện
ra mình đã bỏ quên dây đàn ở nhà, và ngon ngọt nhờ chú tiểu đồng chạy về lấy hộ.
Thế rồi… trên cánh đồng lúa giập giờn chỉ còn trai tài gái sắc… cũng giập giờn…
và…tiếng “Ứ hự” vang lên kì diệu, lạ lùng.
Ít ngày sau đêm đó, Giải
nguyên Trứ được triệu vào Kinh nhậm chức…
Rồi nhiều năm trôi qua…Nguyễn
Công Trứ đã trở thành Tham tri bộ Binh kiêm Tổng đốc Hải An. Một lần, nhân ngày
vui ông cho tổ chức cuộc hát xướng tại tư dinh, nhờ các quan sở tại mời các
danh ca đến phục vụ. Chẳng ngờ trong số những người được mời đến lại có cả cô
đào Hiệu Thư. Khi bước ra trình diễn, ngước mắt trông lên, nhận ra quan Tổng đốc
ngồi nghe hát kia chính là chàng kép Trứ ngày nào trên cánh đồng lúa huyện nhà,
nàng liền cất giọng:
Giang san một gánh giữa đồng,
Thuyền quyên “ứ hự” anh hùng
nhớ chăng?
Nghe câu hát, Nguyễn Công Trứ
như giật mình bởi một cảm giác vừa nhói đau, vừa ngọt ngào từ đâu đó sâu trong
kí ức hiện về. Định thần nhìn lại nàng ca kĩ vừa hát lên câu đó, quan Tổng đốc
chợt thảng thốt hỏi:
- Có phải… Hiệu Thư đó
không?
Khi cuộc hát tàn, hai người
ngồi lại tâm sự, nàng kể cho chàng nghe quãng đời chìm nổi, phiêu bạt của mình
kể từ đêm cánh đồng năm ấy… Khi biết Hiệu Thư vẫn chưa có chồng, quan Tổng
đốc liền quyết định cưới nàng làm thiếp.
Ghi lại câu chuyện trên, thi
sĩ Nguyễn Công Trứ để lại một bài thơ:
Liếc trông đáng giá mấy mười
mươi
Đem lạng vàng mua lấy tiếng
cười,
Giăng xế nhưng mà cung chẳng
khuyết
Hoa tàn song lại nhuỵ còn
tươi.
Chia đôi duyên nợ, đà hơn một
Mà nét xuân kia vẹn cả mười,
Vì chút tình duyên nên đằm
thắm
Khéo làm cho bận khách làng
chơi.
Nguyễn Công Trứ có người bạn
vong niên tri âm tri kỉ kém mình đến ba giáp (36 năm) là Nguyễn Quý Tân, thường
được gọi là Nghè Tân, cũng là một “hào kiệt” thuộc loại ngang tàng, ngất ngưỡng,
thích sống với bầu rượu túi thơ, không ưa chốn quan trường bó buộc, thi đỗ làm
quan chưa được bao lâu thì từ chức để ngao du sơn thuỷ, và cũng để lại rất nhiều
giai thoại trong sự ngưỡng mộ của dân gian.
Nguyễn Quý Tân xuất thân
trong gia đình Nho gia dòng dõi ở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, thuở nhỏ nổi
tiếng “thần đồng”. Bảy tuổi cậu đã làm thơ, nhưng ương bướng nhất định không
cho cha chữa thơ mình; 22 tuổi đỗ Cử nhân, 29 tuổi đỗ Tiến sĩ, thường làm thơ
văn châm biếm, chế diễu đám quan trường bất tài, tham lam luồn cúi.
Khi Nguyễn Công Trứ về lĩnh
chức Tổng đốc Hải An, thường được gọi là Tổng đốc Đông, thì Nguyễn Quý Tân mới
ngoài hai mươi tuổi vừa đậu Tú tài. Nghe tiếng quan Tổng đốc là bậc tài hoa,
Nguyễn Quý Tân đã muốn gặp, nhất là khi ông nghe kể chuyện, trong một buổi đàm
đạo về thơ ca cụ Trứ đã gọi đùa thơ văn tỉnh Đông là “thơ văn phó cối”, Tú tài
Tân lại càng muốn tìm cách gặp mặt để “làm cho rõ mặt anh tài”.
Hồi đó có lệ các quan lĩnh
lương bằng thóc, cụ Trứ cũng vừa lĩnh thóc về đang cho gọi người đến đóng cối
xay. Nguyễn Quý Tân nghĩ ra một kế và ra ngồi nơi Cổng Cầu trên đường vào dinh
Tổng đốc để chờ. Một lúc sau thì ông phó cối mà quan Tổng đốc thuê đi đến; Tú
Tân đón gặp và nằn nì xin được theo làm phó nhỏ, để giúp đỡ và “học hỏi không
công”. Vào dinh nhận việc, hai người làm đến trưa thì ông phó cả ra phố ăn cơm,
Nguyễn Quý Tân nhân cơ hội liền đi lên công đường, lúc đó vắng người, thấy một
cái sập gụ liền nằm lên đánh giấc. Được một lúc, lính hầu đi ra thấy vậy bèn
vào trình quan lớn. Cụ Trứ cho đánh thức dậy và tra hỏi, cậu phó nhỏ lễ phép
thưa:
- Bẩm quan, con là học trò,
vì thiếu ăn nên theo ông phó đến đây hầu cụ lớn, đói và mệt, lại thấy nhà mát
quá, nên nằm mà ngủ quên, xin cụ lớn lượng thứ.
Quan Tổng đốc nhìn kĩ người
thanh niên tuấn tú, rồi chỉ con chim cu nuôi trong lồng son treo bên cửa sổ,
nói:
- Nếu anh đúng là học trò
thì thử làm bài thơ vịnh con chim kia. Không làm được, ta sẽ phạt 30 trượng.
Vừa nhìn sang chiếc lồng,
anh học trò đã cất giọng đọc ngay:
Cu hời cu hỡi, bảo cu hay:
Cu ở đâu mà cu đến đây?
Đừng cậy lồng son và ống sứ
Có ngày thớt nghiến với dao
phay!
Nguyễn Công Trứ vốn là người
liên tài, thấy bài thơ tuy có ý hỗn xược và trêu cợt nhưng lại tỏ rõ tác giả là
một thanh niên có tài và ngàng tàng rất hợp ý mình, nên chẳng những không tức
giận, mà còn khen ngợi.
Và từ đó hai người kết
bạn thân thiết với nhau.
17. MỪNG CỤ TRỨ SINH CON
TRAI
Một lần, nhân dịp phu nhân
sinh con trai, Nguyễn Công Trứ mở tiệc mừng, có mời cả Nguyễn Quý Tân, lúc đó
đã đỗ Tiến sĩ, đến dự. Khi rượu đã ngà ngà say, Nghè Tân đi vào thư phòng của
chủ nhà, lấy bút đề lên tờ giấy hoa tiên một bài thơ:
Mừng ông sinh được cậu con
trai,
Thực giống con nhà, chẳng giống
ai!
Mong cho chóng lớn đi ăn cướp,
Nhưng viết được ba câu thì
ông Nghè ngả lưng, ngủ khì. Nguyễn Công Trứ bước vào, đọc thấy, lay Nghè Tân dậy
hỏi:
- Thế nào, ông bảo con trai
ta sau này lớn lên đi ăn cướp đấy phỏng?
Nghè Tân tỉnh dậy, dụi mắt
viết nốt câu cuối:
Cướp lấy khôi nguyên kẻo nữa
hoài!
18. THỨ NGHỀ ÁO MŨ
Nguyễn Quý Tân đỗ Tiến sĩ,
được bổ làm Tri phủ Quốc Oai, nhưng ông chẳng lấy làm thích thú. Chán cảnh quan
trường tù túng, Nghè Tân bèn bày một bữa đánh bạc thật to, sau đó bỏ cả ấn tín,
bỏ cả quan tước, rời công đường đi ngao du, và tất nhiên như vậy là thường
xuyên rơi vào cảnh túng thiếu. Một lần, thương bạn, Nguyễn Công Trứ xin cho
Nghè Tân được bổ đi làm Giáo thụ ở Bình Giang. Có lẽ vì quá nể quan Tổng đốc
nên Nghè Tân miễn cưỡng nhận lời, nhưng vẫn tìm cách “gây sự”: ông sai con trai
đem một bức thư cùng mũ áo, cờ biển Tiến sĩ sang dinh cụ Trứ xin cầm lấy chút
tiền làm lộ phí. Nguyễn Công Trứ mở thư xem thì thấy đó là một bài thơ Đường luật,
mỗi câu thơ có tên một con vật:
Nghề thế ai ngờ lại
hóa nghê!
Vạn sự bất như, thân
cũng hổ
Nhất văn vô hữu, nợ
còn bê.
Công danh chỉ tổ đồ
khoe mã,
Cờ biển còn hơn của ướt sề.
Bôn tẩu làm chi cho
rách gấu
Thà rằng ngồi đó vuốt
râu dê.
Tổng đốc Trứ đọc xong tuy giận
nhưng không nói gì, chỉ sai người lấy tiền, trả lại mũ áo cờ biển cho cậu con
trai Nghè Tân mang về, và gửi kèm thêm bài thơ hoạ nguyên vận, mà số từ chỉ thú
vật trong đó còn nhiều hơn… những 3 con so với trong bài của Nghè Tân!
Tám vạn nghìn tư thứ ngỗng nghề
Thứ nghề áo mũ thứ nghề nghê!
Mày râu ngẫm lại lòng
thêm hổ,
Thư kiếm sao đành dạ bỏ bê.
Phong lưu khỉ gió hót
đầy sề
Bán chó sao ngoài lại thủ dê?
19. “ĐÔI SÂN KHẤU” - MỘT
KHÚC CẦM”!
Nguyễn Công Trứ là kẻ rất
phong lưu, đào hoa, thích hát xướng, cô đầu, trăng gió, khi còn bạch diện thư
sinh hay đã đỗ làm quan lẫn lúc về già trí sĩ, vẫn mê rong chơi, hát xướng.
Chuyện kể rằng, một lần Nghè
Tân gửi tặng cụ Trứ đôi câu đối:
Giang sơn tóm lấy đôi sân khấu
Văn vũ ra tay một khúc cầm.
Nhận được, mọi người xem
xong xúm vào khen rối rít. Đúng là câu chữ nói về cụ Thượng Trứ: nào “giang
sơn”, nào “sân khấu”, nào “văn vũ”, nào “khúc cầm” (khúc đàn)... Riêng khổ chủ
Nguyễn Công Trứ chỉ lặng im tủm tỉm cười ruồi. Thấy thế, mấy người bạn của cụ lấy
làm lạ, họ cố suy nghĩ, và cuối cùng rồi cũng hiểu. Thì ra “giang sơn” ở đây là
từ câu thơ của một đào nương tặng cụ mà ai cũng biết:.
Giang sơn một gánh giữa đồng
Thuyền quyên ứ... hự... anh
hùng nhớ chăng?
Còn “tóm lấy đôi sân khấu” đối
với “ra tay một khúc cầm” (cầm một khúc!) thì quả là vừa hay, chuẩn, vừa… nghịch
ngợm... Người được nói tới làm sao không cười tủm cho được!
Năm 70 tuổi, Nguyễn Công Trứ
làm bài thơ chữ Hán (có lẽ là duy nhất của cụ?) để mời các bạn cùng hoạ nhân dịp
“thất thập cổ lai hi”. Rất nhiều người hưởng ứng, trong số đó có những văn tài
nổi tiếng như Cao Bá Quát, (xem nguyên văn bài xướng và các bài hoạ ở trang….),
nhưng cụ Thượng Trứ lại thích nhất bài của của ông Nghè Nguyễn Quý Tân. Sở dĩ
như vậy là vì trong khi mọi người đều hoạ bằng chữ Hán thì duy nhất một Nghè
Tân viết bằng tiếng Nôm Việt - là thứ tiếng của dân tộc, dân gian mà ông yêu
quý và suốt đời dùng - trong cuộc sống hàng ngày, trong thơ và trong những cuộc
chơi ca hát.
Sau đây là bản dịch nghĩa
bài xướng viết bằng chữ Hán của cụ Uy Viễn:
Hằng ngày ta sẽ cùng chơi
đùa với trẻ con
Ta hôm nay không còn giống ta ngày xưa nữa
Ta theo thời mà làm con rối mua cười cho thiên hạ
Thấm thoát nay đã đến tuổi cổ lai hi
Cái chân chất không cần trau tria mày mặt nữa
Vẻ tốt tươi đem nhuộm cho râu tóc để làm gì
Ta tự lấy làm thẹn chẳng có chút công trạng gì
Thôi hãy phó mặc cho núi Hồng hạ lời khen chê.
Ta hôm nay không còn giống ta ngày xưa nữa
Ta theo thời mà làm con rối mua cười cho thiên hạ
Thấm thoát nay đã đến tuổi cổ lai hi
Cái chân chất không cần trau tria mày mặt nữa
Vẻ tốt tươi đem nhuộm cho râu tóc để làm gì
Ta tự lấy làm thẹn chẳng có chút công trạng gì
Thôi hãy phó mặc cho núi Hồng hạ lời khen chê.
Và bài hoạ bằng thơ Nôm của
Nghè Tân:
Bẩy mươi tuổi tác vẫn nhường
ri
Mới biết xưa kia buổi thiếu
thì
Rượu tỉnh thơ say hồn Lí Bạch
Trúc cười hoa cợt thú Vương
Hi
Giang sơn nắm lại đôi tay khẩu
Văn võ buông ra một ngón tì
Cùng kiếp phù sinh hay dở sạch
Dẫu ai tiếng thị với lời
phi!
Lấy vần Nôm hoạ lại vần chữ
Hán là một việc rất khó, vì đó thực chất là hai ngôn ngữ, một âm vần nhưng ở
hai trường nghĩa khác nhau, nhưng ông bạn trẻ Nghè Tân (lúc đó mới 34 tuổi) tài
hoa đã tài tình chọn được những từ, những ý rất đắt, rất hợp tâm hợp ý của người
bạn già: không gợi đến cái thời “làm con rối mua cười cho thiên hạ”, màchỉ
nhắc lại “buổi thiếu thì” xưa kia với những thú vui của cầm kì, thi tửu; còn
bây giờ lại vẫn cuộc chơi “ngoài vòng cương toả”, bất chấp miệng thế gian(26) thị
phi hay dở.
21. NGUYỄN CÔNG TRỨ CHÍNH LÀ
TÔI!
Năm Thiệu Trị thứ tư 1844,
đang làm Tuần vũ An Giang, Nguyễn Công Trứ bị Nguyễn Công Nhàn (27) vu
cáo chở thuyền gian, buôn hàng lậu nên bị nhà vua cách hết chức tước, bắt làm
lính trơn sung vào đội quân tuần thú ở Quảng Ngãi.
Trên đường từ An Giang đi Quảng
Ngãi, không có ngựa xe, ông lính Trứ đi bộ, mình mặc cái áo cộc màu chàm, đầu đội
chiếc nón dấu, vai quàng ruột tượng, con dao tu vỏ bằng gỗ cài bên
hông. Một hôm, đi đến huyện Tuy Phước thì trời đã tối, liên hỏi thăm tìm chỗ
trú nhờ qua dêm đâu. Nghe giọng nói biết ông lính này là người xứ Nghệ, lại thấy
ông già cả thương tình nên một người dân sở tại ân cần chỉ cho ông nhà quan Huấn
đạo huyện mình và bảo: “Quan là người đồng hương với ông đấy, tình ngài hiền và
trọng người lắm, ông nên vào chào ngài rồi xin ngủ nhờ luôn cho đỡ vất vả”.
Nguyễn Công Trứ nghe lời người dân tốt bụng.
Chủ nhà đúng là vị quan tử tế,
nhận ra giọng đồng hương của người lính già lỡ độ đường, quan Huấn bảo người
nhà dọn cơm nước mời ăn tươm tất rồi cùng ngồi nói chuyện tự nhiên. Khi được biết
người lính vừa từ An Giang ra, quan hỏi:
- Ông ở trong đó chắc có biết
quan Tuần vũ Nguyễn Công Trứ?
- Thưa, tôi có biết. Thì ra
quan Huấn cũng có quen biết với quan Tuần vũ?
- Không, chúng tôi không có
cái vinh dự đó, nhưng đã được nghe tiếng cụ rất nhiều, vì cụ cũng là đồng hương
với chúng tôi mà! Nào cầm quân đánh giặc, nào khẩn điền, nào thi ca, việc gì cụ
cũng giỏi, cũng lừng danh khắp nước! Chúng tôi chỉ coi mình như bậc học trò của
cụ, ai ai cũng ao ước được gặp cụ một lần!
Thấy viên quan Huấn đạo này
chân tình, lại có lòng quý mến mình như vậy mà mình không nói thực ra thì thật
không tiện nên người lính già liền nói:
- Thưa… tôi chính là Nguyễn
Công Trứ đây ạ!
Quan Huấn kinh ngạc, nhìn kĩ
diện mạo người khách rồi liền sụp xuống lạy. Nguyễn Công Trứ vội vàng đỡ dậy, rồi
hai người đồng hương tình cờ gặp nhau ngồi nói chuyện văn chương, thời thế cho
đến tận khuya.
22. LÀM TƯỚNG KHÔNG VINH,
LÀM LÍNH KHÔNG NHỤC
Đến Quảng Ngãi, Nguyễn Công
Trứ, lúc đó chỉ là một tay lính trơn, thản nhiên vào trình diện quan Tổng đốc sở
tại. Vốn vì trước kia đã có lần chịu ơn Nguyễn Công Trứ nên viên quan đầu tỉnh
tiếp đãi ông lính già rất tử tế, thấy tình cảnh một người từng là Thượng thư
nay thất thế đến mức như vậy thì tỏ ra rất áy náy, bất yên, muốn cho phép
Cụ cởi đồ lính ra, nhưng Nguyễn Công Trứ nói:
- Xin ngài cứ để vậy. Lúc
làm Đại tướng tôi không lấy làm vinh, thì nay làm tên lính tôi cũng không lấy
làm nhục. Người ta ở địa vì nào, có nghĩa vụ đối với địa vị ấy, làm lính mà
không mang đồ ấy thì sao gọi là lính được.
Lúc ấy Nguyễn Công Trứ vừa
65 tuổi. Cái tư cách của con người khi làm Ðại tướng chẳng cậy làm vinh mà khi
làm lính không lấy làm nhục càng khiến viên quan đầu tỉnh kính phục. Ông tâu
vua, xin xét lại vụ án buôn lậu ở An Giang. Quan Án sát Trần Ngọc Ðao được
lệnh điều tra đầy đủ chi tiết, khi trở về kinh tâu trình lại với vua rằng Nguyễn
Công Nhàn đã phạm tội vu cáo; Nhàn bị trị tội nặng và Nguyễn Công Trứ lại được
bổ nhiệm chức Chủ Sự ở Bộ Hình rồi lại Án Sát Quảng Ngãi, kế đến Thự Phủ Thừa
Thiên.
23. BẤT ĐẮC DĨ DỤNG QUÝ ÔNG
Hà Tôn Quyền (1790-1848) quê
ở Thanh Oai, Hà Đông, đỗ Tiến sĩ năm 1822, là người nổi tiếng thời bấy giờ về
văn tài và học lực, được ba triều vua là Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức trọng vọng,
tác giả của các tập sách Tôn phủ Thi văn tập và Mộng dương thi tập được
đương thời lưu hành rộng rãi. Tuy hơn Hà Tôn Quyền gần hai chục tuổi, nhưng
Nguyễn Công Trứ mãi ngoài 40 tuổi mới đậu Giải nguyên, còn Hà Tôn Quyền thì 25
tuổi đã đỗ Tiến sĩ, vì vậy hai người trở thành bạn đồng liêu, và cũng là bạn
văn thơ với nhau. Người ta nói, bình thường, hai người vẫn giao du xướng họa
cùng nhau, đều có mặt trong Hương Bình Thi Xã, vẫn vừa phục văn tài, học lực của
nhau, nhưng vẫn vừa ngầm đua tài với nhau. Hơn nữa, Nguyễn Công Trứ không ưa
Hà Tôn Quyền về chỗ miệng lưỡi khéo léo, nịnh hót lấy lòng nhà vua của ông ta.
Nhân một bữa, sau lúc bãi
triều Hà Tôn Quyền vừa gặp Nguyễn Công Trứ, liền đọc một vế đối hóc hiểm:
Nguyên đây là một câu cổ văn
trong sách Trung Dung “Quân tử ố kì văn chi trứ”, nghĩa là “Người quân tử
ghét lối vănchương loè loẹt bề ngoài” (Trứ tiếng Hán nghĩa là nổi trội, loè loẹt),
nhưng ông Quyền lại thay tên “Trứ” thành “Cụ lớn”, vừa tỏ vẻ kính trọng, vừa
hóm hỉnh thách đối, nhưng kì thực thâm ý của ông ta muốn nói: nhà vua ghét văn
chương phù hoa của cụ lớn/Trứ. Nhưng thật bất ngờ đối với Hà Tôn Quyền, không cần
phải nghĩ ngợi lâu, Nguyễn Công Trứ đọc liền một câu đối lại:
Thánh nhân bất đắc dĩ dụng
Quý ông.
Đây cũng là một câu cổ văn Thánh
nhân bất đắc dĩ dụng quyền, nghĩa là “Đức Thánh nhân bắt đắc dĩ phải dùng quyền
biến”. Nguyễn Công Trứ cũng thật tài tình thay tên “Quyền” thành “Quý ông”,
cũng vừa lịch sự và vô cùng thâm thuý: nhà vua bất đắc dĩ mới phải dùng ông đấy
thôi!
Người đời còn tán rằng vế đối
của cụ Trứ không chỉ là đòn nhằm vào Hà Tôn Quyền, mà còn ngụ cả ý chê nhà vua
nữa. “Ý tại ngôn ngoại” của câu này là phê phán nhà vua dùng người không đúng,
bởi vì lúc thường thì nên dùng “kinh”, lúc biến mới phải dùng “quyền”; nay đang
thời bình trị mà nhà vua dùng “quyền” thì không phải là đấng minh quân!
24. VỊNH CÂY VÔNG
Nhân đà đối đáp, Nguyễn Công
Trứ lại đọc thêm một câu cổ văn nữa:
- Cùng, thông, đắc, táng, bỉ
thương mặc phó kì quyền.
Nghĩa là: Cùng,thông,
thua, được, trời xanh giao phó quyền hành.
Câu này cũng có chữ “quyền” ở
sau cùng, và cũng để thách thức Hà Tôn Quyền đối lại, nhưng Nguyễn Công Trứ còn
có thâm ý nói rằng Hà Tôn Quyền khéo nịnh nên mới được nhà vua giao phó cho quyền
hành.
Không tìm được câu cổ văn
nào có chữ “trứ” sau cùng để đối lại, Hà Tôn Quyền đành ấm ức chịu một phen “lấm
lưng trắng bụng”, chờ dịp phục thù.
Nhân có con vừa thi đậu Cử
nhân, Hà Tôn Quyền mở tiệc ăn mừng, có mời cả Nguyễn Công Trứ cùng dự. Giữa bữa
tiệc, mượn hơi rượu, Hà Tôn Quyền chỉ ra cây vông đang nở hoa ngoài sân, ra một
đề thơ “Vịnh cây vông” yêu cầu các quan khách cùng vịnh chơi, tất nhiên người
mà ông chủ nhắm vào đầu tiên là Cụ Trứ. Để bắt bí, ông ta lại hạn bài thơ phải
lấy vần “ông/bông”.
Trong số quan khách không
thiếu những người hay chữ, nhiều người đã tham gia cuộc chơi, nhưng rốt cuộc
bài của Nguyễn Công Trứ được mọi người công nhận là hay nhất.
VỊNH CÂY VÔNG
Biền, nam, khởi tử chẳng vun
trồng
Cao lớn làm chi những thứ
vông.
Tuổi tác càng già, già xốp
xáp
Ruột gan không có, có gai
chông.
Ra tài lương đống không nên
mặt
Dựa chốn phiên li chút đỡ
lòng.
Đã biết nòi nào thì giống nấy
Khen cho rứa cũng trổ ra
bông!
Bài thơ đúng là một cái tát
vào mặt chủ nhân! Nguyễn Công Trứ vịnh cây vông, nhưng cả tám câu thơ đều nhằm
vào công kích ông Quyền. Hai câu luận 5 và câu 6 chỉ rõ Hà Tôn Quyền không phải
là lương đống quốc gia mà chỉ là hạng người nương tựa uy thế nhà vua mà thôi.
Nhưng đặc biệt nặng đòn và hợp cảnh là hai câu kết “Đã biết nòi nào thì giống nấy
/ Khen cho rứa cũng trổ ra bông!”
25. TÂM SỰ QUA NHỮNG CÂU CA
DAO
Cuộc đời Nguyễn Công Trứ thật
lắm phen lên voi xuống chó, mà thật ra không phải ông là người có thực lỗi, chủ
yếu là do lòng ganh ghét và cái nhìn thiển cận của triều đình và người đời, trước
hết là của những ông vua đầy nghi kị, hẹp hòi. Chẳng hạn, năm Minh Mệnh thứ 17,
chỉ vì việc một tên trọng tù vượt ngục, nhà vua hạ chiếu giáng ông bốn cấp, sau
được phục ba cấp, rồi vài năm sau lại phải giáng xuống Binh bộ Hữu tham tri và
đổi về Kinh. Một hôm ông vào trực trong thành Nội, vua trông thấy, hỏi:
- Khanh thường đi tuần hành
các chốn dân gian, có nghe được việc gì hay không?
Nguyễn Công Trứ thuận miệng
tâu:
- Tâu bệ hạ, thần chỉ nghe
những câu da dao, dân ca thường hát ở chốn nhà quê là hay nhất, chẳng hạn như
câu này:
Một ngọn đèn chong, hai ngọn
đèn chong,
Quốc sĩ vô song là người Hàn
Tín,
Anh chẳng thương em, anh đến
chi đây,
Tứ bề rồng ấp lấy mây.
Câu ấy tuy ca dao thực, song
khi thuật lại, Nguyễn cũng ngụ ý mình là một kẻ có tài như Hàn Tín thuở xưa, và
có ý trách nhà vua hay nghi ngờ, rày thăng mai giáng, mà hình như không biết
như con rồng kia còn biết ấp yêu lấy mây.
Lại có chuyện kể rằng, sau một
thời gian dài gian truân lặn lội dẹp loạn nơi biên ải, cụ Thượng Trứ lai kinh,
nhìn thấy mấy viên quan “bảnh bao nhẵn nhụi” ngựa xe võng lọng chơi rong trong
triều, liền đặt ra mấy câu đồng dao dạy cho trẻ con hát khắp nơi:
Con mèo nằm bếp lo xo,
Ít ăn thì lại ít lo ít làm.
Con ngựa đi bắc về nam,
Hay ăn thì lại hay làm hay
lo!
26. NGAY LÒNG Ở VỚI NƯỚC NHÀ
Khi cụ Trứ đã về hưu nhưng vẫn
được nhân dân hai huyện Tiền Hải, Kim Sơn nhớ ơn khẩn điền cho họ làng quê, việc
làm nên lập sinh từ Cụ rồi rước Cụ từ quê Hà Tĩnh ra chơi. Có một viên Thị vệ
thấy thế, bèn bịa đặt mật tâu về Kinh là cụ Trứ đang tìm cách thu phục nhân
tâm, có ý mưu đồ làm phản. Nhà vua vội vàng cho triệu cụ vào Kinh để tìm cớ trừ
“hậu hoạ”. Tuy nhiên, khi tỉnh táo lại suy xét, triều đình cũng hiểu được rằng
đó chỉ là những lời đồn xằng bậy,xấu xa. Tương truyền, lúc cụ đã vượt hàng ngàn
dặm đường đất về Kinh, vua Tự Đức vời Cụ vào bệ kiến để Cụ giãi bày tâm sự cho
rõ thực hư. Nhân nhà vua hỏi Cụ: “Ở hạt Tiền Hải và Kim Sơn dân tình làm ăn thế
nào?”, Cụ mới tâu rằng:
- Thưa bệ hạ, dân hai huyện ấy
làm ăn rất là vui vẻ, ngày thì chăm lo cày cấy, tối về đập lúa ca hát, thật
đúng là cảnh “Muôn dân trăm họ, thái bình âu ca”. Họ thường đặt ra những
câu hát đố rất là thú vị để hát đối đáp với nhau.
Nhà vua hỏi:
- Như những câu gì, có thể đọc
cho trẫm nghe được không?
- Tâu Bệ hạ, chẳng hạn như
câu này:
Đem thân cho thế gian ngồi,
Rồi ra lại nói những lời bất
trung.
Vua hỏi là cái gì, cụ Trứ
đáp:
- Tâu Bệ hạ, họ bảo đấy là
cái phản.
Tự Đức lại hỏi:
- Còn câu gì hay nữa không?
- Tâu Bệ hạ: còn câu này
cũng hay lắm:
Ngay lòng ở với nước nhà,
Người dù không biết trời đà
biết cho.
Vua hỏi: Là cái gì?
- Tâu Bệ hạ, họ giảng đấy là
cái máng nước.
Tự Đức biết ý Cụ ám chỉ
việc Cụ bị vu oan và trách triều đình không biết xét việc minh bạch có trước có
sau, nên tìm lời an ủi cụ rồi cho cụ trở về nguyên quán ở Hà Tĩnh.
27. TRÊN DƯỚI, TRONG NGOÀI,
LỚN BÉ ĐỀU CHÓ CẢ!
Gàn ba chục năm tận tâm lăn
lộn chốn quan trường, càng về già càng thấy nhiều, nghe nhiều, người mang chí
nam nhi tang bồng năm nào đã mỏi mệt lắm rồi, mấy lần dâng sớ xin nghỉ hưu
nhưng vua vẫn không cho. Rồi khi đã qua tuổi thất thập, Cụ lại lần nữa dâng sớ
lên vua mới Tự Đức vừa lên ngôi, và lần này thì được Ngài phê duyệt, được về với
chức quan Phủ doãn Thừa Thiên. Ngày “nhận sổ hưu”, với 170 quan tiền được lĩnh,
Nguyễn Công Trứ liền rầm rộ tổ chức một bữa tiệc chia tay bạn bè, đồng liêu
trên dưới. Gia nhân tấp nập mượn nhà, mua sắm lễ vật, cơm rượu đề huề. Và thật
nhiều chó, những 40 con chó đủ loại sắc thể! Các quan khách kéo đến rất đông
(nghe nói nhà vua cũng vi hành đi bộ đến dự), ngửi mùi cầy do bàn tay những đầu
bếp xứ Nghệ chế biến thơm lừng, chỗ này chỗ kia dậy tiếng trầm trồ to nhỏ: “Ôi,
thịt chó, chó, nhiều quá!” Và hình như chỉ chợ có vậy, cụ Thượng hưu đứng dậy
vuốt râu dõng dạc và khoan thai nói: “Dạ thưa, đúng như vậy đấy ạ, - Cụ đưa tay
chỉ quanh khắp lượt, tiếp: đúng là trên dưới, trong ngoài, lớn bé, tất cả đều
là chó hết cả ạ!”
28. CHE MIỆNG THẾ GIAN
Cuối cùng Cụ Trứ cũng được về
trí sĩ! Trước khi từ giã kinh thành Huế để về với quê Hồng Lam non xanh nước biếc,
Cụ ngất ngưởng ngồi trên cỗ xe bò cái kéo, cổ bò lại đeo nhạc ngựa, long nhong
đến từng nhà từ giã những người quen.
Khi đến nhà Hà Tôn Quyền - vị
đại thần trước kia đã từng dèm pha gây cho ông nhiều bước thăng trầm lận đận,
Nguyễn Công Trứ lấy một cái mo cau, chép một bài thơ buộc vào phía sau đuôi bò,
che... lại. Thiên hạ xúm lại xem, rúc rích cười khiến họ Hà thêm tò mò. Nguyễn
Công Trứ gạt mọi người và úp sấp mo cau lại. Hà Tôn Quyền đòi coi cho kì được,
sấn lại, lật ngửa tấm mo cau lên. Hoá ra trên mo cau có bài thơ:
Xuống ngựa lên xe lọ tưởng
nhàn
Lợm mùi giáng chức với thăng
quan
Điền viên dạo chiếc xe bò...
cái
Sẵn tấm mo che miệng thế
gian.
Hà Tôn Quyền đỏ ngay mặt, hiểu
ra là Nguyễn Công Trứ xỏ mình, “miệng thế gian” hay dèm pha có khác chi miệng họ
Hà.
Về hưu nhưng cụ Thượng Trứ
không ở lại làng Uy Viễn, mà vào ở một cạnh ngôi chùa trên núi Cảm Sơn, thuộc
xã Đại Nại gần tỉnh lị Hà Tĩnh bây giờ, và thường cưỡi bò vàng đạc ngựa đi chơi
đây đó. Người đời truyền tụng, để diễu và răn dạy những kẻ hay đàm tiếu những
chuyện thị phi ganh ghét, cụ viết thơ lên chiếc mo cau rồi buộc sau đít bò. Có
người còn nhớ hai câu sau:
Miệng thế khó đem bưng nó lại.
Lòng mình chưa dễ bóc ai
coi.
Thiên hạ thấy vậy lại đua
nhau bàn tán, kẻ bảo Cụ chán đời, người bảo Cụ ngạo thế; Cụ chỉ ngất ngưởng cười,
nghêu ngao thơ, bất tận chơi mà chẳng bận lòng.
29. GIỄU LỐI VĂN SÁO RỖNG
Một lần Cụ đang cưỡi bò rong
ruổi chơi theo con đường thiên lí thì gặp một toán các thầy cử tân khoa đang
trên đường trẩy kinh thi hội, cười nói rôm rả, ai cũng đua nhau khoe tài học tầm
chương trích cú của mình. Cụ cưỡi bò đi cùng các thầy một quãng dài, nghe các
thầy nói chán rồi liền cất tiếng bắt chuyện làm quen, nói:
- Lão nghe các thầy từ nãy đến
giờ trổ tài văn thơ thật sướng lỗ tai. Tình cờ hôm nọ lão có nghe lỏm được một
đoạn văn có lẽ là của một danh sĩ, bây giờ xin đọc các thầy nghe rồi nhờ các thầy
luận giải giùm cho lão với nhé.
Các thầy cử đang muốn trổ
tài ta đây, thấy có dịp liền tranh nhau nói:
- Được thôi, cụ cứ đọc đi,
có gì chúng tôi sẽ nói cho cụ biết.
Nguyễn Công Trứ ngồi trên
lưng bò tủm mỉm cười rồi đọc một mạch:
"Sông Nhĩ Hà sâu ba
mươi sáu thước, chim ăn chim béo, cá không ăn, cá bay về núi Hồng Sơn. Nhớ thuở
xa vua Thần Nông giá sắt, vua Đế Thuấn canh vân. Cùng quăng, cùng quẳng, cùng
quằng, tổng bất ngoại bò vàng chi liếm lá!..."(28).
Các thầy cử nghe xong, không
ai bảo ai đều khen là văn kêu ý lạ; nhưng bình giải cho rõ ràng cụ thể thì các
thầy đều tịt mít. Đọc xong, Cụ Trứ xin phép dừng lại cho bò ăn cỏ và ôm bụng cười,
để các thầy suốt quãng đường cứ bàn luận mãi mà vẫn không ai hiểu nghĩa ý đoạn
văn là ra sao, xuất xứ từ đâu ra mà chưa ai từng được nghe tới…
30. PHONG LƯU ĐÁO LÃO THẾ
GIAN VÔ
Nghỉ hưu rồi, về quê, Cụ Trứ
nhờ nhân dân giúp đỡ, dựng một ngôi nhà lá rất nhỏ cạnh chùa Cảm Sơn dưới chân
núi Đại Nài, cách lị sở tỉnh Hà Tĩnh chừng vài dặm. Thường cưỡi bò vàng đạc ngựa
cùng cô vợ trẻ (hầu non) vừa mới cưới, cô này cũng là ca kĩ, đi ngao du và ca
hát. Có lần ông gọi cả gánh ca trù đến hát ngay giữa sân chùa. Vị sư trụ trì tại
đây sợ quá, bèn tìm đến nhờ quan Bố chính Hà Tĩnh lúc đó là Hoàng Nho Nhã can
thiệp giúp. Hoàng bèn đích thân đến xem, từ xa nghe lời ca trong tiếng đàn réo
rắt:
…Đạc ngựa bò vàng đeo ngất
ngưởng,
Kìa núi nọ phau phau mây trắng,
Tay kiếm cung mà nên dạng từ
bi,
Gót tiên theo đủng đỉnh một
đôi gì,
Bụt cũng nực cười ông ngất
ngưởng!
Quan Bố chánh cũng say sưa với
thơ hay, đào đẹp, giọng ngọt, đàn êm, quay lại bảo với nhà sư trụ trì:
- Thôi đừng can thiệp vào
thú vui của Cụ, mà có muốn ta cũng không can thiệp được đâu!
Nghe kể, cuối buổi, Hoàng
Nho Nhã làm tặng cụ Trứ đôi câu đối rất hay:
Sự nghiệp kinh nhân thiên hạ
hữu,
Phong lưu đáo lão thế gian
vô!
Nghĩa là kẻ làm nên sự ngiệp
khiến người đời khiếp sợ trong thiên hạ vẫn còn, chứ người đến già vẫn phong
lưu (như cụ) thì thế gian không có!
Trong thời gian trú tại Núi
Nài, hát xướng, ngao du cùng bạn bè, khi tuổi đã ngoại thất tuần, Nguyễn Công
Trứ gặp một cô gái mười bảy tuổi. Như có duyên trời định, hai người - một lão
già tóc bạc và một thiếu nữ má hồng - đã đem lòng yêu nhau và gắn bó. Cụ Thượng
Trứ hỏi nàng làm thiếp, và nàng đã đồng ý làm lễ cưới. Trong đêm hợp hôn, Cụ
cùng nàng bày rượu, đập trống hát ca trù và sáng tác một bài hát nói ngay lập tức
được truyền tụng khắp vùng: và cho đến tận ngày nay không “tay chơi già” nào là
không biết, thuộc một đôi câu.
Trẻ tạo hoá ngẩn ngơ lắm việc,
Già nguyệt ông cắc cớ trêu
nhau.
Kìa kia người mái tuyết đã
phau phau,
Run rẩy kẻ đào tơ còn mảnh
khảnh.
Trong trướng gấm ngọn đèn
hoa nhấp nhánh,
Nhất toạ lê hoa áp hải đường…
Và có lẽ cho đến tận ngày
nay không “tay chơi già” nào là không biết, không thuộc hai câu sau đây:
Tân nhân nhược vấn lang niên
kỉ,
Ngũ thập niên tiền nhị thập
tam!
(Nếu thiếp mới hỏi chàng bao
tuổi,
Năm mươi năm trước hai mươi
ba!)
Và Cụ kết thúc khúc hát bằng
một tuyên bố… xanh rờn:
Xưa nay mấy kẻ đa tình,
Lão Trần là một với mình là
hai.
Càng già càng dẻo càng dai!
32. NHỮNG ĐÒN TRỪNG PHẠT
BẰNG CHỮ NGHĨA
Làm quan, Nguyễn Công Trứ được
dân chúng cảm phục, quý mến nhưng cũng bị không ít kẻ ghen ghét, hãm hại, khiến
cụ đã bao phen lên voi xuống chó. Nhưng là một văn nhân nhân văn, những ân oán
đó cụ không trả bằng những mưu mô thảm độc, máu chảy đầu rơi, mà chỉ bằng trí
tuệ sắc sảo, bằng lời nói thâm thuý đôi khi cay độc - những đòn trừng phạt bằng
chữ nghĩa nhiều khi còn đau hơn hoạn, có khi còn hơn cả án tử hình!
Sau đây là một vài câu chuyện:
Với quan tỉnh Bắc Ninh
Tương truyền, một trong những
người đã từng vu khống Nguyễn Công Trứ là quan Tổng đốc Bắc Ninh họ Phạm, và
Nguyễn Công Trứ đã trừng phạt như sau:
Trong một bữa tiệc có quan Tổng
đốc Bắc Ninh cùng dự, khi chén rượu đã ngà ngà, đáp lời mọi người mời mọc, thúc
dục kể chuyện vui, cụ Trứ nói:
- Thưa các quan, cách đây mấy
năm, khi đương làm quan ở đất Bắc, nhân đi hành hạt tại huyện lị Nam Sách gặp một
đứa bé con mới lên bảy tám tuổi mà thông minh linh lợi khác thường, tôi liền ra
cho nó một vế đối Nôm: Lời vàng quan tỉnh Bắc Ninh. Không ngờ, chẳngcần
phải nghĩ ngợi lâu, nó ứng khẩu đối luôn: Cửa ngọc bà huyện Nam Sách.Chà,“Lời
vàng” đối với “cửa ngọc”, “quan tỉnh” đối với “bà huyện”, “Bắc Ninh” đối với
“Nam Sách” thì còn chê làm sao được! Tôi liền thưởng cho nó một quan tiền.
Nghe chuyện, các quan đều
pha ra cười, chỉ có quan Tổng đốc Bắc Ninh họ Phạm thì đỏ mặt tía tai, cố ngồi
nín thinh cho qua bữa tiệc.
Với Quan phủ Thạch Hà
Quan phủ Thạch Hà, Hà Tĩnh,
cũng có mối ân oán chi đó với cụ Trứ nên có lần chịu đòn đau của cụ. Trong một
bữa tiệc, khi các các quan đã ăn uống say sưa rồi, cụ Trứ kể chuyện:
- Ở phủ Thạch Hà đất Hà Tĩnh
quê tôi có một đứa bé thần đồng. Nó ứng đối tài tình không thể tưởng. Một lần
tình cờ gặp nó, tôi đọc mau một câu thật dài để thách nó đối, thế mà nó đối hay
và nhanh hơn cả người lớn mới tài chứ. Câu tôi đọc là thế này:
- Chống chõi như quan phủ Thạch
Hà. Thạch là đá, hà là sông, giữa dòng sông ngăn đá.
Nó tiếp lời tôi mà đối ngay
như sau:
Các quan khách trong tiệc ôm
bụng cười nghiêng ngửa vô tư, chỉ riêng quan Tri phủ Thạch Hà thì nửa cười nửa
mếu lấm lét nhìn quanh.
Với Lang trung bộ Lễ
Trong một bữa tiệc khác, mũi
dùi châm biếm của cụ chĩa vào một viên Lang trung cũng có mặt trong tiệc. Thoạt
đầu, Cụ hỏi:
- Thưa các quan bác, các
quan bác có biết “Lang trung” là gi không?
Đánh hơi thấy sắp được nghe
một câu chuyện gì đó thú vị, cả bàn gần như đồng thanh hô:
- Thưa không ạ, Cụ kể đi ạ!
- Vâng, vậy thì tôi xin kể
chuyện “Ai ta hề Lang trung” để các quan bác biết nhé. Ấy là vào cái thời làm
quan ở Bắc kì, tôi có biết một ông người Hoa khá giàu và có ba vợ, họ ở chung với
nhau và thương yêu, chiều chuộng nhau như bát nước đầy. Chẳng may, ông chồng
mang bệnh nặng không cứu chữa được. Khi đức lang quân vừa tắt thở, người vợ lớn
liền nhào tới ôm lấy đầu chồng than khóc nức nở, lặp đi lặp lại “Ai ta hề
lang thủ”, nghĩa là:“Ôi thương cái đầu của chàng!”
Người vợ thứ hai chạy lại ôm
chặt lấy hai chân của chồng mà khóc thảm thiết: “Ai ta hề lang túc”, nghĩa
là: “Ôi thương cặp chân của chàng!”
Còn người vợ thứ ba thấy thế
vội chen vào giữa hai chị, cầm lấy “cái ấy” của cố phu quân mà khóc than kể lể: “Ai
ta hề lang trung! Ai ta hề lang trung!”, nghĩa là: “Ôi thương cái… của
chàng!”. Đấy, “Lang trung” là thế…
Lời kể chưa dứt, đám tiệc đã
trở nên nhốn nháo với những tiếng cười hô hố, ha há, hi hí… Duy chỉ có một người
không cười nổi, mà cũng không biết làm sau giấu đi bộ mặt của mình: đó là viên
Lang trung bộ Lễ trước kia đã có hành động bất nhã với cụ Trứ.
33. “ÂN OÁN GIANG HỒ” VỚI TỈNH
THẦN HÀ TĨNH
Tương truyền, có lần các
quan tỉnh thần Hà Tĩnh mật tấu vu cáo Nguyễn Công Trứ lên vua Tự Đức, vì thế cụ
rất hận, thường tìm cách thừa dịp dạy cho các quan tỉnh Hà Tĩnh những bài học
đích đáng. Sau đây là hai trong số nhiều câu chuyện được truyền tụng trong dân
gian.
1. Mùa xuân năm Canh Tuất
(1850), lúc đó Nguyễn Công Trứ về hưu dưỡng đã được gần nột năm, các quan tỉnh
Hà Tĩnh tổ chức lễ cúng “Xuân thủ”, là lễ cúng đầu mùa xuân hàng năm. Tham dự lễ
cúng, ngoài các quan viên tại chức, các hưu quan trong tỉnh cũng được mời, tất
nhiên trong đó có cụ Thượng Trứ. Sau khi hành lễ là một bữa tiệc rượu khoản đãi
các quan viên văn võ tân cựu trong tỉnh.
Vào bàn tiệc, vì có mặt cụ
Trứ nên ai nấy có vẻ e dè, không dám phách lối khoe khoang như mọi khi, lỡ cụ
châm chọc cho giữa công chúng thì mất mặt. Thấy không khí trên tiệc buồn tẻ, Cụ
Trứ mới lấy tư cách người cao niên mời quan khách nói chuyện tự nhiên. Nhưng
các quan vẫn chẳng có ai dám nói trước. Quan Bố chánh chủ tiệc đành phải đứng
lên thưa:
- Xin mời Cụ lớn Thượng thư
nói trước, chúng tôi hậu sinh, không dám thất lễ.
Cụ Trứ mỉm cười, và bắt đầu
nói:
- Đa tạ các quan có nhã ý
cho lão nói trước, lão xin kể hầu mọi người vài câu chuyện vui vậy. Mà chuyện
cũng xảy ra cách đây hơn mười năm rồi…
Các quan hoan hỉ:
Cụ Thương Trứ vuốt râu, mỉn
cười, thong thả kể:
- Chả là hồi đó lão còn làm
Tổng đốc Hải Yên, một hôm đi đường gặp một đứa bé chừng mười tuổi mà trông lanh
lợi vô cùng. Đoán nó là một học trò thông minh, lão liền ra cho nó một câu đối: Ở
Hà Tĩnh sông lặng nhờ gió lặng (30). Nó
ứng khẩu đối ngay: Tại Hải Yên bể yên bởi sóng yên (31).
Lão tiếp tục đọc: Quan
tỉnh Hà Tĩnh mở miệng hay: lời lời châu ngọc. Nó đối liền: Bà tổng Hải
Yên giấu của kín: hàng hàng gấm thêu (32).
Lão lại ra một câu đối bằng
tục ngữ: Ăn một đọi, nói một lời, đừng học thói tam tiên tam tổ. Nó
cũng đối ngay bằng tục ngữ: Của ba loài, người ba đấng, kể chi phường bát
đảo bát điên (33).
Lão phục nó lắm, đọc một câu
ngạn ngữ khác: Ném đất giấu tay, ghê những kẻ mặt người dạ thú. Nó đối
liền bằng một câu ngạn ngữ: Phun người ngậm máu, sá chi phường miệng Phật
lòng xà (34).
Các quan trong tiệc ngồi
nghe, có người xuýt xoa khen thằng bé giỏi, nhưng cũng có người tái mặt, cúi đầu.
2. Vào dịp tiết Trung
Nguyên (rằm tháng bảy), quan Bố chính Hà Tĩnh truyền cho quan huyện Nghi xuân
tìm thuê một chiếc thuyền rộng rãi để đêm rằm các quan xuống Bến Thủy hóng mát,
chơi tổ tôm và hát cô đầu. Chẳng may cụ Nguyễn Công Trứ biết được tin ấy, bèn
đi tìm người lái thuyền đã nhận lời cho các quan thuê thuyền. Anh lái trả lời:
- Thưa cụ, con đã lỡ nhận lời
ông lí trưởng mất rồi ạ.
- Không sao, lão không cần
thuê cả thuyền đâu. Lão chỉ cần thuê cái mui thuyền đủ để ngồi hóng mát là được.
Tôi sẽ trả cho anh một quan tiền.
Anh lái thuyền bằng lòng.
Trước khi đêm xuống, cụ Trứ mặc bộ áo quần vải thô nhuộm nâu như một ông lão
nhà quê bước xuống thuyền, trao cho anh lái một quan tiền rồi ra ngồi trước mui
thuyền hóng mát. Lát sau, xe ngựa của các quan tỉnh, quan huyện lục tục kéo đến
cùng đoàn đào kép hát cô đầu. Mọi người lần lượt xuống thuyền, chèo chính giữa
dòng sông Lam thơ mộng thả neo và bắt đầu cuộc vui chơi, đánh bài, đần hát.
Không ai để ý đến ông lão nhà quê ngồi một mình đầu mui thuyền. Được một lúc, cụ
lân la bắt chuyện với anh chèo mui:
- Anh được mấy con rồi? Đã
có cháu nào lớn chưa?
- Thưa cụ, con được ba cháu
rồi ạ. Chúng nó đều còn nhỏ dại cả. Vợ cháu lại gần ngày sinh nữa.
- Vợ gần ngày sinh, thì phải
xa vợ nhá.
- Dạ. Nhưng đôi lúc vì
thương vợ, nên cũng phải gần ạ.
Ông lão bất chợt cao giọng
quát:
- Bậy! Vợ gần ngày sinh mà lại
gần vợ thì chẳng là thằng trong bú… thằng ngoài à!
Các quan trong thuyền đang
say sưa chơi tổ tôm chợt nghe từ bên ngoài mui thuyền vẳng tới “thằng trong
bú… thằng ngoài”, thì đều dỏng tai nghe ngóng. Sinh nghi bởi câu nói khiếm nhã
như vậy, quan đầu tỉnh ra hiệu cho quan huyện ra ngoài xem xét tình hình ra
sao? Quan huyện bước ra, nhìn kĩ ông già đang ngồi quay lưng hóng mát trên mui,
liền nín thinh trở vào trình quan Bố chính: “Chính Cụ Thượng Trứ đã nói câu ấy,
Cụ đang ngồi ở ngoài mui thuyền một mình”.
Quan Bố chính nói nhỏ:
- Mặc Cụ, chúng mình cứ tiếp
tục chơi, làm như không nghe gì, không biết Cụ ấy đang ngồi ngoài ấy.
Lát sau, ngoài mui Cụ Trứ lại
cất giọng hỏi anh chèo:
- Sao anh không hát đi cho
vui?
- Dạ, con không biết truyện
hay nên không hát ạ.
- Anh có muốn nghe tôi đọc
Kiều không?
- Dạ, thưa có.
Cu Trứ cất giọng ngâm nga
văng vẳng: “Bề ngoài thơn thớt nói cười, mà trong nham hiểm giết người
không dao”.
Nghe giọng ngâm Kiều vọng
vào, quan Bố chính thật sự chột dạ, liền ra lệnh cho thuyền cập bến, “để các
quan về, kẻo đêm đã khuya, ngọn gió biển đã thổi mạnh”.
34. BÀI HỌC CHO QUAN HUYỆN
HÁCH DỊCH
Một viên quan trẻ tuổi và rất
hách dịch được bổ về làm Tri huyện Nghi Xuân. Tuy cũng đã từng nghe tiếng Cụ
Thượng Trứ nhưng chưa hề gặp và có lẽ cũng cao ngạo hay sơ suất gì đó mà anh ta
không tới yết kiến Cụ như các quan khác thường làm. Vừa tới huyện lị được vài
ba ngày, tân quan đã quyết định đi hành hạt, sức cho hàng huyện biết ngày giờ
nào quan sẽ tới xã, thôn nào để biết mà nghinh tiếp rầm rộ.
Nghe dân tình bàn tán thấy
chướng tai, Cụ Trứ bèn vai vác cuốc tay dắt bò đến cho ăn cỏ trên con đường mà
quan huyện sắp đi qua. Một lát sau đoàn xe ngựa, võng lọng tân quan đi đến, tên
lính lệ đi trước dẹp đường, lớn tiếng hô:
- Ai nấy phải tránh về một
bên để quan lớn đi hành hạt.
Cụ Trứ giả vờ không nghe, cứ
chăm chăm cuốc, rồi lại ngồi bệt xuống đường cái nhặt cỏ. Đám lính khiêng võng
quan đến tận nơi mà Cụ Trứ vẫn lom khom làm việc. Quan tức mình nhảy xuống
võng, lớn tiếng quát:
- Hay cho lão già nhà quê vô
lễ! Ngạo mạn!
Rồi giựt phắt cái cuốc trong
tay cụ Trứ, ném xuống con sông Lam trong xanh, rồi truyền bắt ông già phải thay
một người lính võng quan đi, còn con bò thì cho dắt theo.
Cụ Trứ lẳng lặng ghé vai
khiêng võng đi trước, còn quan huyện nằm trên võng ra dáng bệ vệ, hả hê. Vừa đi
được chừng mươi thước thì đoàn người gặp một anh đồ Nho người cùng huyện Nghi
Xuân. Trông thấy Cụ Trứ, anh đồ hốt hoảng chạy tới chắp tay chào hỏi:
- Bẩm, lạy cụ lớn! Sao Cụ lớn
lại phải khiêng võng như thế ạ?
Cụ Trứ chưa kịp trả lời,
quan huyện đã giật mình, nhảy ngay xuống đất, lắp bắp hỏi anh đồ Nho:
- Cụ già nầy là ai?
- Trình quan, đây là cụ Binh
bộ Thượng thư trí sĩ, một bậc hưu quan có danh vọng, uy tín và phẩm tước lớn nhất
trong tỉnh Hà Tĩnh ạ!
Bấy giờ quan huyện mới như
người mắc bệnh kinh phong, run lẩy bẩy chắp hai tay lạy Cụ Trứ như tế sao:
- Bẩm lạy cụ lớn! Vì con mới
đến nhận chức ở quý huyện, chưa có dịp yết kiến nên chưa được biết Cụ lớn. Nay
con trót đã phạm tội lỗi nặng nề đối với cụ lớn. Trăm lạy Cụ lớn mở lương khoan
hồng, con nguyện xin suốt đời làm tôi tớ Cụ lớn. Xin Cụ lớn tha tội cho con.
- Tôi bắt tội, bắt tình quan
huyện làm chi? Quan huyện bắt tôi khiêng quan từ đâu đến đây, thì bây giờ quan
phải khiêng tôi từ đây tới đó, thế là công bằng. Còn cái cuốc của tôi, quan
quăng đi, thì quan tìm mà trả lại cho tôi, thế là xong việc.
- Con xin khiêng Cụ lớn tới
nơi Cụ lớn cuốc cỏ khi hồi. Còn cái cuốc, con trót quăng xuống sông cái, nước
sâu quá con không thể lặn xuống tìm được, con xin mua cái mới tốt hơn đền cho Cụ
lớn ạ.
- Không được! Hơn ba năm
nay, với cái cuốc xấu xí, cũ kĩ ấy, tôi đã cuốc cỏ cho bò ăn, và cuốc rau má
cho tôi cùng người nhà tôi ăn, tình nghĩa giữa tôi và cái cuốc sâu đậm biết chừng
nào! Người ta ở đời, - Cụ Trứ nói tiếp, - có gì đáng quý bằng tình nghĩa hay
không? Nay quan ỷ thế nhiều tiền nhiều bạc, vứt cuốc tôi xuống sông, để rồi mua
cái khác đền lại. Tiền bạc thì quan có thể bồi thường được, còn tình nghĩa giữa
tôi và cái cuốc thì có thể lấy tiền bạc mà bồi thường được không?
- Bẩm lạy Cụ lớn! Con lỡ làm
một việc tội lỗi tày trời đối với Cụ lớn, bây giờ con hối hận lắm. Rất mong Cụ
lớn thương hại con là đứa hậu sanh có khác nào đứa con út của Cụ lớn.
- Đành rằng quan không biết
tôi là Nguyễn Công Trứ, nhưng quan vẫn thấy tôi là người già nua, tóc bạc đó
thôi. Cái chức Thượng thư của tôi là thân ngoại chi vật (35), quan
muốn biết hay không muốn biết, là tuỳ ý quan. Nhưng cái đầu bạc trắng của một
người gần tám mươi tuổi, thì mọi người trông thấy, không có lí gì mà quan không
thấy? Đối với tôi mà quan còn hách dịch đến thế, thử hỏi đối với những người
dân đen thấp cổ bé họng thì quan sẽ tác oai tác quái đến độ nào? Nay, nêu tôi
dung thứ cho quan, thì vô tình tôi đã “trợ Kiệt vi ngược” (36).
Vậy nên tôi sẽ trình báo minh bạch lên Đường quan tỉnh Hà Tĩnh chuyển trình về
bộ Lại và triều đình xét xử, để làm gương cho những quan lại xấu xa quen hiếp
đáp lương dân vô tội.
Nghe nói, quan huyện càng
tái mặt, ấp úng không nên nửa lời.
Cụ Trứ nói tiếp:
- Bây giờ quan hãy khiêng
tôi trở lại nơi tôi đang cuốc cỏ khi hồi.
Quan huyện cúc cung ghé vai
võng Cụ Thượng Trứ đi trở lại nơi cũ, trước những con mắt hiếu kì của nhân dân
địa phương. Còn con bò của Cụ Trứ vẫn được người lính lệ dắt đi theo. Tới nơi,
Cụ bảo dừng võng lại, thung dung bước xuống đất, nhìn con bò bị đói cỏ, rồi
nói:
- Quan huyện đã làm xong một
việc rồi, bây giờ còn một việc nữa là tìm cái cuốc của tôi cho kì được, - đoạn
Cụ lấy tay chỉ xuống sông Lam.
Quan huyện chắp hai tay vái dài,
khóc nức nở không còn biết xấu hổ, thể diện nữa. Bấy giờ, Cụ Thượng Trứ mới
nghiêm nghị nói:
Thôi được, tôi tha cho ông một
lần!
Quan huyện được một bài học
chắc là nhớ đời.
35. BÀI HỌC CHO QUAN ÁN SÁT
HỐNG HÁCH
Câu chuyện này dài, dài hơn
một giai thoại bình thường, nhưng vì rất có ý nghĩa và rất thực nên cũng xin
chép lại cho đủ, cho hết.
Mùa xuân năm Đinh Tị (1857),
cụ Trứ 79 tuổi, như lệ thường lại cưỡi bò vàng đạc ngựa đi từ núi Cảm Sơn (Thạch
Hà) về làng Uy Viễn chánh quán để bái yết từ đường họ Nguyễn, quãng đường độ
năm chục cây số. Ra đi từ lúc trời vừa sáng, mãi đến xế chiều Cụ mới đến gần
khúc đường rẽ vào làng mình. Thương con bò vàng đói và mệt, Cụ dừng lại nghỉ, dắt
cho ăn cỏ dọc theo con đường cái quan (tức là quốc lộ 1A bây giờ, quãng Gia
Lách gần Bến Thuỷ). Được một lúc, bỗng thấy một đoàn người đông đảo, mang cờ, lọng,
trống, chiêng và bát âm cùng võng, cáng, tiền hô hậu ủng đi tới. Thì ra đó là
đám rước quan tân Án sát Nghệ An (37) về
nhiệm sở. Đi đầu đám rước, một viên cai cầm loa hô lớn:
- Hỡi mọi người khách đi đường
phải tránh về một bên, để cho đám rước quan lớn rộng đường đi.
Nghe tiếng loa, Cụ Trứ tỏ vẻ
sợ hãi, hai tay nắm lấy sợi dây thừng, kéo con bò từ bên này đường sang bên kia
đường cái quan.
Viên cai lại hét loa lần nữa,
Cụ Trứ luýnh quýnh, lại nắm lấy dây kéo con bò từ bên kia đường qua bên này đường.
Cứ thế, theo tiếng loa, con bò bị kéo đi, kéo lại mấy lần qua mặt đường cái
quan.
Viên Cai chạy tới trừng mắt
hỏi Cụ Trứ:
- Tại sao ông già cứ dắt bò
chạy qua chạy lại mãi trên đường như thế? Có phải ông cố ý cản trở đường đi của
quan lớn hay không?
Ông già dắt bò lập cập thưa:
- Dạ bẩm, tôi già lại điếc,
nên không nghe được rõ ràng. Tôi đã dắt bò về một bên đường rồi, lại còn nghe
kêu gọi nữa, nên tôi tưởng phải dắt bò qua bên khác mới khỏi mang tội ạ.
Viên cai nổi cáu nắm chặt
tay ông già kéo sang bên đường, tức thì cụ Trứ ngã lăn ra đất, chỏng bốn vó lên
trời, miệng kêu la rên rỉ, tay vẫn nắm chặt sợi dây con bò đứng chặn ngang đường
cái. Vừa lúc đó võng quan Án sát tới nơi, viên Cai bèn trình lại sự việc và xin
cách giải quyết với cụ già. Nghe xong, quan Án sát lên giọng quát lớn:
- Tên già này thật to gan, cần
phải trừng trị gắt gao để làm gương cho những kẻ vô lễ khác. - Và quan truyền:
- Nay ta truyền cho ngươi cứ thi hành nghiêm chỉnh phận sự dẹp đường. Và truyền
cho hai tên lính theo hầu ta phải dẫn giải tên già ngạo mạn kia sang dinh Án
sát Nghệ An, ta sẽ chiếu luật xét xử đích đáng để răn những kẻ điền phu dã tốt
khác ỷ nhiều tuổi mà làm càn, làm bậy, khinh khi phẩm tước triều đình…
Lập tức, hai người lính tới
khiêng ông già đặt sang vệ đường cho đám rước tiếp tục đi, rồi họ khuyên ông ngồi
dậy cùng đi với họ sang dinh Án sát Nghệ An. “Nếu ông ngoan ngoãn, sẽ được tha
mau”. Cụ Trứ ngồi dậy nói:
- Tôi thân già, sức yếu, nhà
lại nghèo, chỉ trông cậy vào con bò này mới sống qua ngày. Tôi có đi đâu ra khỏi
nhà cũng là nhờ nó chở đi, chứ hai chân tôi bước không nổi nữa. Nay hai ông đã
phải áp giải tôi, thì tôi yêu cầu hai ông cũng áp giải luôn con bò nữa, vì mất
nó thì tôi chết, rời nó thì tôi bước không được, bởi hai đầu gối tôi đã long từ
lâu ngày rồi.
Thế là hai người lính - một
người đi trước và một người đi sau - cùng ông già cưỡi con bò vàng về tỉnh Nghệ
An.
Đến nơi thì trời đã tối, hai
người lính không biết làm thế nào để canh giữ Cụ Trứ và con bò, bèn tạm gửi Cụ
vào nhà lao tỉnh Nghệ An. Sáng hôm sau, khi hai người lính vào nhà lao dẫn ông
già và con bò ra thì vừa thấy quan Án sát đang đi về phía dinh Tổng đốc (38) để
yết kiến quan Thủ hiến. Nhìn thấy quan Án, ông già quay sang nói với hai người
lính: - Nhờ hai ông coi dùm con bò cho tôi, để tôi chạy theo quan Án, hoạ may
quan xét xử gấp cho tôi.
Thế là trên đường, quan Án
đi trước, không hề biết có ông già đang lẽo đẽo chạy theo sau. Lúc đó quan Tổng
đốc Võ Trọng Bình đang đứng trên tam cấp dinh nhìn ra, quan Án vừa vào tới sân
đã cúi đầu chào mấy cái, nhưng không thấy quan trên đáp lễ, vì đang chăm chú
nhìn ông già bước thấp bước cao đi sau lưng quan Án. Khi quan Án bước lên tam cấp
khom người vái chào, thì thấy quan Tổng đốc dường như không để ý đến mình mà chạy
vội xuống sân. Quay nhìn lại, quan Án đã thấy quan Tổng đốc hai tay dìu ông già
lên thềm và đưa vào phòng khách, rồi lễ độ và ân cần thưa chuyện:
- Mấy lâu nay tiểu đệ hằng
trông mong Cụ lớn qua chơi để hàn huyên tâm sự. Nhưng càng trông lại càng bặt
tin. Tiểu đệ có gửi thư, cũng không được Cụ lớn phúc đáp. Vì vậy mà tiểu đệ rất
lo ngại về sức khoẻ của Cụ lớn. Hôm nay Cụ lớn qua đây, sao lại đi vào giờ nầy,
mà không cho tiểu đệ biết trước, để sai người đi đón rước?
Quan Án cũng vừa theo vào
phòng khách, nghe thấy thế mặt tái xạm, đang đứng khép nép một bên không dám
lên tiếng.
Ông già đáp:
- Thưa tôn huynh, thực ra
cũng đã mấy lần lão đệ định qua thăm tôn huynh để hòng ôn lại bao nhiêu câu
chuyện cũ, nhưng gia bần thân lão, lại thêm nay đau mai ốm, cứ lẩn quẩn mãi
không đi được, rất mong tôn huynh lượng tình miễn chấp. Hôm qua lão đệ cưỡi bò
về thăm quê và từ đường, đến khúc đường gần rẽ vào làng Uy Viễn, thấy bò đói
quá, lão đệ dừng lại dắt bò ăn cỏ dọc theo thiên lí lộ. Gặp đám rước quan ngài
đây đi qua, lão đệ già cả không biết đường tránh nên phạm lỗi, được quan truyền
áp giải lão đệ qua đây. Cũng may, nếu không có việc này có lẽ lão đệ chưa có dịp
qua thăm tôn huynh được, biết ngày nào mới tái ngộ nhau?
- Cụ lớn bị áp giải qua đây!
Như vậy, suốt cả đêm qua, Cụ lớn nghỉ ngơi ở đâu? Ăn uống thế nào? Và được đối
đãi ra sao?
- Đêm qua lão đệ tạm trú tại
lao xá quý tỉnh, chưa ăn gì từ chiều qua đến giờ.
Võ Trọng Bình đỏ mặt, quay
sang quan Án sát trừng mắt nói:
- Quan Án có hay biết cụ già
đây là ai không? Đây là Binh bộ Thượng thư trí sĩ Nguyễn Công Trứ, một vị danh
sĩ và trọng thần của triều đình. Chẳng những hàng Đốc phủ như chúng tôi phải
tôn trọng, kính nhường Cụ, mà đến đức Hoàng thượng cũng quý mến và ưu đãi Cụ nữa.
Nay quan Án được lệnh trên hoán bổ tới đây, chưa đạp chân lên đất Nghệ An mà đã
ngang nhiên hành hạ một vị lương lão thần vào tuổi thúc phụ, xâm phạm đến danh
vọng và thể xác của người. Hành động của quan Án như vậy quả thật không xứng
đáng là một vị Đường quan cầm cán cân công lí giữa tỉnh hạt Nghệ An nầy xưa nay
vốn là một trọng trấn trong nước. Nay tôi không dám nhận một vị quan cao cấp
trông coi hình ngục và án tiết tỉnh Nghệ An lại là người hách dịch như thế. Tôi
xin giao hoàn quan Án “Lai kinh hậu cứu” về tội vô cớ hành hung một vị công thần
của nhà nước.
Quan Án sát tái mặt, vái lạy
quan Tổng đốc và “kẻ điền phu dã tốt" như tế sao, không thốt được lời nào.
Tổng đốc Võ Trọng Bình khoát tay:
- Quan Án đừng vái nữa mà
hèn người. Việc quan làm, quan phải chịu. Quan hãy trở về dinh Án sửa soạn hành
lí để trở về kinh đô!
Cụ Trứ thấy cảnh ấy lại bắt
đầu thấy áy náy:
- Thưa quan lớn Tổng đốc An
Tĩnh, tôi xin có lời này. Quan Án đây quả đã có những sở hành quá đáng đối với
tôi, một người có tuổi vô tội, lại là một trọng thần, nên quan lớn tức giận mà
xử như thế là hợp lẽ. Nhưng xét cho kĩ, quan Án không biết tôi là ai, nên có thể
châm chước vài phần. Theo tôi, quan lớn nên vì tuổi già của tôi mà tha cho quan
Án, chỉ mong trong thời gian trấn nhậm ở đây, quan Án hãy vì con dân Nghệ An mà
xử sự đúng mực là phước lắm rồi.
Nghe Cụ Trứ nói vậy, quan Án
sát mừng như chết đuối vớ được cọc, vội vái tạ, nói theo:
- Cụ lớn dạy chí phải. Tôi
còn gia đình, còn bầy con, xin quan lớn xét lại. Về đây chưa ấm hơi mà đã lai
kinh hậu cứu, coi như đường công danh của tôi tới đây đã hết. Xin quan lớn rộng
lòng dung thứ. Ơn ấy tôi xin ghi tâm khắc cốt.
Quan Án cũng được một bài học
chắc là nhớ đời.
36. LÀM CÂY THÔNG ĐỨNG GIỮA
TRỜI
Cụ Thượng Uy Viễn Nguyễn
Công Trứ ngang tàng, coi đời như một cuộc chơi thú vị theo ý ngông của mình cho
đến tận lúc chết, và cả chết Cụ cũng ngông như vừa nói ở trên. Thế nhưng, cái
ngông, cái ngạo của Cụ không dừng lại ở kiếp này, mà còn sang cả kiếp sau nữa.
Tương truyền, vào phút lâm
chung, cụ Trứ dặn con cháu trước mộ mình chỉ trồng một cây thông xanh mà thôi.
Và bài thơ Cụ để lại sau đây cũng có thể coi là lời di chúc của Cụ với đời: kiếp
người, dù có tài, có sang, có chơi đến như Cụ vẫn có những lúc buồn tênh, vẫn đầy
những nhộn nhạo, khóc cười; và Cụ hẹn một cuộc chơi khác:
Ngồi buồn mà trách ông xanh,
Khi vui muốn khóc, buồn tênh
lại cười.
Kiếp sau xin chớ làm người,
Làm cây thông đứng giữa trời
mà reo!
Nhưng dù thế, Cụ vẫn không
muốn mình đơn độc, vẫn muốn tìm bạn, để có người tri kỉ, cùng chơi. Cụ gửi lại
lời mời đầy thách thức:
Giữa trời vách đá cheo leo,
Ai mà chịu rét thì trèo với
thông!
Nhân vật chết, hết giai thoại!
Nhưng vẫn còn một điều cuối
cùng chúng tôi muốn chép lại, là lời băn khoăn buồn của những hậu duệ trông coi
và hương khói nhà thờ Cụ Trứ: họ đã nhiều lần trồng thông xanh bên mộ Cụ đúng
theo di chúc, nhưng thông không sống được - quê Cụ toàn đất cát. Đất nghèo (39).
Đất này cây khó sống, nhưng
người vẫn phải sống. Mà lại sống kiêu sa, ngang tàng.
Nghịch lí chăng?.
(1) Hầu
hết các sách đều ghi thân sinh của Nguyễn Công Trứ là Đức Ngạn hầu Nguyễn Công
Tấn, nhưng theo Chu Trọng Huyến trong Nguyễn Công Trứ, con người và sự
nghiệp, Nxb. KHXH, 1995, tr. 11-12, thì tên đúng của cụ phải là Nguyễn Tần,
sinh năm 1720, đỗ Giải nguyên năm 20 tuổi, mất năm 1800, thọ 80 tuổi, chỉ có một
con trai. Còn theo Lê Thước và nhiều nhà nghiên cứu khác, cụ thọ 84 tuổi (tức
là sinh năm 1716, đỗ Hương giải năm 1739, lúc 24 tuổi, mất năm 1800), có nghĩa
là năm Nguyễn Công Trứ ra đời cụ đã 62 tuổi, và có tất cả 3 con trai và 3 con
gái (xem: Lê Thước. Sự nghiệp và thi văn của Uy Viễn Tướng công Nguyễn
Công Trứ, Lê Văn Tân xuất bản, Hà Nội 1928, tr. 6-7). Có một câu hỏi đặt
ra là chẳng lẽ cụ đậu Hương giải rất sớm (năm 20 hoặc 24 tuổi), rồi được bổ làm
Giáo thụ phủ Anh Sơn, mà mãi 38 năm sau, lúc sinh Nguyễn Công Trứ, cụ vẫn là
Tri huyện (huyện Quỳnh Côi)?
(2) Giáo
sư Chương Thâu kể, ông còn nhớ thuở nhỏ thường nghe bà nội hát ru bài vè về đám
ma cố Lớn (tức cụ Nguyễn Công Trứ) như sau: Nhất vui là đám cố Lớn, Dận bựa
Mười bốn, Mắc cơn mưa rào, Hoãn lại bựa sau, Trời yên bể lặng…”. …(cố: cụ; dận: đưa tang; bựa: bữa,
ngày; mắc: gặp…(tiếng địa phương).
Tưởng làm ba chữ mà chơi vậy,
Bỗng chốc nên quan đã sướng
chưa?
Trong tiếng Nghệ, “chữ” đọc
là trự; “trự” vừa có nghĩa là “chữ nghĩa”, vừa có nghĩa là “đồng tiền” (trự
tiền); Quan vừa có nghĩa là “quan tiền” (một quan là 100 đồng/trự), vừa
có nghĩa “quan chức”. Câu của cậu Củng có thể hiểu theo hai nghĩa: 1, tưởng
đánh chơi dăm ba đồng, nào ngờ mất đến cả quan; 2, học ba chữ chơi chơi mà cũng
được làm quan, sướng chưa?
(4) Giai
thoại về câu đối này phổ biến ở nhiều địa phương với nhiều nhân vật khác nhau,
như Cao Bá Quát, Lê Công Hành,Nguyễn Bá Lân...
(5) Người
Nghệ gọi ông đầu rau là ông núc bếp; câu này còn có ý diễu cợt: khách khứa gì
mà lại xông (núc) vào bếp nhà người ta!
(6) Trai
chay: Trai giới và chay tịnh. Tiếng Nghệ chữ “vại” (vật bằng sành dùng để đựng
cà) và “vãi” (ni cô) đều đọc như nhau, nên câu này còn có ý trêu chọc: Người/
nơi trai chay sao lại có (bà) vãi cà (động từ: áp sát, cọ xát) ông sư?
(7) Cái
hay là kệ đối với kinh. Mặc kệ là bất chấp. Câu này có
ý nói làm sư đi tu là không giữ trọn đạo quân thần phụ tử, dầu có đọc hết kinh
sách cũng không phải là người tốt.
(9) Hai
câu này lấy từ hai câu tục ngữ: “Đánh trống trước cửa nhà sấm” và “Mang
chiêng đi đánh đất người”, ý nói: tôi đâu dám khoe khoang trước một người
tài giỏi như ông, nhưng vì ông đã muốn thách thức thì tôi cũng đành thể hiện vậy.
(10) Câu
thơ vừa tả thực vừa ẩn dụ đầy khẩu khí. “Ba vạn anh hùng” là ổ rơm
(anh hùng rơm!), “Chín lần thiên tử” vừa chỉ nhà vua, vừa chỉ chiếc
chiếu (trùng âm với chiếu chỉcủa nhà vua, và chiếu chỉ nhà vua thường bắt
đầu bằng câu “Cửu trùng thiên tử chiếu”.
(12) Cái
tài ở bài thơ này là câu nào cũng có tên một quân bài tổ tôm, nhưng
vẫn mang được nghĩa thông thường và tỏ rõ ý tác giả xin khất nợ. Bát văn là
tên quân bài vẽ một thân hình dài, có vẻ yếu ớt, thường ví như thân học trò; Bán
chi là tên quân bài, vừa có nghĩa là bán (cái, vật) gì; Không thang là
tên quân bài, vừa có nghĩa là không có thang (để leo lên trời); Lục sách là
tên quân bài, vừa có nghĩa lục tìm trong sách vở, ý nói còn chờ học hành đỗ đạt; Nhất
văn là tên quân bài, vừa có nghĩa là vừa nghe (lấy ý trong câu Nhất
văn thiên tử chiếu, tứ hải trạng nguyên tâm, nghĩa là Vừa nghe chiếu vua
(mở khoa thi), bốn biển đã nức lòng muốn chiếm trạng nguyên); câu này còn
có ý: khi tôi đỗ đạt rồi chẳng thiếu tiền; Tam vạn là tên quân bài, lại
vừa có nghĩa là ba vạn ngày con người sống ở đời (trong khoảng trăm năm); Nhất
sách là tên quân bài, vừa có nghĩa là một mưu kế gì; Ông lão cũng
là tên quân bài, lại vừa có nghĩa ông lão chủ nợ...
(13) Câu
này có bản chép Dần dần ngoài cửa mới đưa vô. Câu này kết hợp với những
câu cuối bài tạo thành ý rất hóm hỉnh, nghịch ngợm.
(18)Bầu: bầu
rượu. Bầu lăn chiêng là vì không có rượu. “Chiêng” đối với “trống” ở
câu dưới, thật chỉnh.
(19) Ngày
xưa, câu đối Tết dán nhà cửa thường có Ngũ phúc lâm môn / Tam dương khai
thái. Ngũ phúc lâm môn (năm điều phúc vào cửa) là: Thọ (sống
lâu); phú (giàu sang);khang ninh (bình an, khỏe mạnh); du
hiếu đức (ham làm việc phước đức); khảo chung mệnh (sống trọn tuổi
Trời cho). Tam dương khai thái: theo Kinh Dịch, ba hào dương (ba vạch liền)
mở ra quẻ Thái tượng trưng cho mùa xuân tốt lành.
(20) Thời
hành Hạ: lấy ý từ câu cổ văn: “Hành Hạ chi thời, phục Chu chi miện...”, nghĩa
là “Thời tiết thì theo nhà Hạ, mũ miện thì theo nhà Chu”.
(27)Nguyễn
Công Nhàn (1789 - 1872), quê ở Phú Hoà, Phú Yên, làm quan dưới ba triều
Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức, từng giữ chức Tổng đốc, Thống chế, có thời cùng
với Nguyễn Công Trứ cầm quân đánh quân Xiêm.
(28) Có
dị bản đọc là: “Sông Nhị Hà ba mươi thước nước, chim ăn chim béo, cá không ăn,
cá bay về núi Hoành Sơn, tưởng đương sơ Thang Võ chi hưng. Ông loèm ông loẻm
ông loem, tổng bất ngoại bò vàng chi liếm lá!”.
(29) Về
câu đối trong giai thoại này, có người còn kể “độc” hơn như sau: Câu của Nguyễn
Công Trứ ra là “Chống chỏi như quan phủ Thạch Hà. Thạch là đá, hà là sông,
giữa dòng sông ngăn đá, nên chi mồm ông phủ Thạch Hà hà!”, còn thằng bé đối
lại: “Giàu có như bà huyện Kim Động. Kim là vàng, động là hang, trong cửa
hang có vàng, bởi thế đồ bà huyện Kim Động động!”.
(37) Án
sát: chức quan coi việc hình trong một tỉnh. Viên Án sát nói đến ở đây nguyên
làm Án sát Quảng Nam, vì mang tiếng hách dịch và tham nhũng nên phải đổi ra Nghệ
An.
(38) Tổng
đốc: chức quan đứng đầu trong một tỉnh (Thủ hiến). Viên Tổng đốc Nghệ An nói đến
ở đây là Võ Trọng Bình (1807-1898), quê ở Quảng Bình, đỗ Tiến sĩ, ít tuổi hơn Cụ
Trứ và về hưu sau, cũng là vị quan thanh liêm nên hai người kính trọng nhau đã
lâu.
(39) Chi
tiết dựa theo bài viết Suy nghĩ trước mộ một nhà thơ của Song Ân, báo Văn
nghệ số 48, tháng 11/1994.
Đông Tây, 17/11/2008
Huyền Li
Huyền Li
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét