Âm nhạc, niềm hy vọng tuổi trẻ
Trường Làng Tôi - Phạm Trọng Cầu
Tố Hà và
Hiền Thục
"Trường làng tôi cây xanh lá vây quanh
muôn chim hót vang lên êm đềm.
Lên trường tôi, con đê bé xinh xinh
len qua đám cây xanh nhẹ lướt.
muôn chim hót vang lên êm đềm.
Lên trường tôi, con đê bé xinh xinh
len qua đám cây xanh nhẹ lướt.
Trường làng tôi hai gian lá đơn sơ
che trên miếng sân vuông mơ màng.
Trường làng tôi không giây phút tôi quên
nơi sống bao kỷ niệm ngày xanh..."
che trên miếng sân vuông mơ màng.
Trường làng tôi không giây phút tôi quên
nơi sống bao kỷ niệm ngày xanh..."
Trước mặt tôi là 40
trẻ em thuộc nhạc viện VRMA đang cất vang tiếng hát bài "Trường Làng
Tôi" với những thanh âm thật trong trẻo, thật hồn nhiên của 39 em gốc
Việt, mà đa số từ 5 đến 10 tuổi cùng một cô bé Mỹ rặt tóc vàng hoe đang cùng
các bạn nhép miệng ca theo. Quan khách vừa vui khi theo dõi, vừa thích thú khi
các măng non này ca hát với nét mặt đầy hân hoan, đầy hớn hở khi tham dự buổi
phát giải thưởng và hòa nhạc do nhạc viện VRMA tổ chức.
Hai buổi chiều cuối tuần của tuần lễ Tạ Ơn, thứ bảy và chủ nhật,
26-27/11/2005 tại Hí viện (Theatre) của Huntington Beach Central Library trường
VRMA tổ chức buổi phát thưởng nhìn nhận công lao học tập âm nhạc của các học
viên, cùng những màn biểu diễn âm nhạc riêng từng em (solo) và chung trong các
tiết mục hòa nhạc hôm chủ nhật. Tổng cộng có 9 phiên (sessions) biểu diễn nhạc
tất cả, thứ bảy có 5 lớp, chủ nhật 4 lớp. Trường VRMA đã thành lập từ năm 1995,
đến nay được 10 năm, có 3 địa điểm của trường tại Fountain Valley, Temple City
và Reseda (San Fernando Valley). Tổng số học viên tại 3 chi nhánh này khoảng
1000 em trong các bộ môn piano, violin, guitar, cello, trumpet, ca luyện giọng.
Chương trình học dựa theo mô thức của các nhạc viện danh tiếng bên nước Nga.
Như chúng ta biết Áo, Đức và Nga là những cái nôi cho âm nhạc cổ điển theo lịch
sử. Do vậy mỗi em được một thầy hay cô kèm môn thực tập nhạc cụ, giờ lý thuyết
âm nhạc các em được học chung. VRMA có 24 giáo sư giảng dạy, 20 vị có học vị là
văn bằng cao học về âm nhạc và 4 tiến sĩ âm nhạc. Đó là vài nét về Nhạc Viện
VRMA.
Suốt 8 tiếng trong 2 ngày hơn 200 mục biểu diễn cho các em thi
thố tài năng nghệ thuật âm nhạc. Những ngón tay măng non bay nhảy trên phím
đàn, khi thì dồn dập, lúc thì lên vút cao thánh thót ru hồn cử tọa một mùa Xuân
xa quê hương qua những bài như "Xuân Tha Hương" của Phạm Đình Chương
do em Michael Đỗ trình tấu piano, hay "Ru Em Từng Ngón Xuân Nồng" của
Trịnh Công Sơn do em Jonathan Bùi, hay đưa hồn cử tọa về chốn Vienna với em
Elena Nguyễn với tấu khúc "Viennese Sotatina" của Mozart hoặc bài
"Serenade" của Franz Schubert (1716) do em Jennifer Nguyễn với phím
đàn lã lướt tiếng dương cầm cho tôi gợi nhớ bài nhạc Việt ngữ "Dạ
Khúc", lời Phạm Duy:
Serenade - Khúc chiều tà - Franz Schubert
"Chiều buồn nhẹ xuống đời
Người tình tìm đến người
Thấy run run trong chiều phai...
Vẻ sầu của đóa cười
Tình bền của lứa đôi
Thoáng hương trong chiều rơi...
Người tình tìm đến người
Thấy run run trong chiều phai...
Vẻ sầu của đóa cười
Tình bền của lứa đôi
Thoáng hương trong chiều rơi...
Chiều nay hát cho xanh câu yêu đời
Cho người thôi khóc thương ai!
Cho niềm yêu đến bên tôi!
Chiều nay lỡ ghé môi trên mi sầu
Ru người qua chốn thương đau
Cho làn nước mắt... chìm sâu..."
Cho người thôi khóc thương ai!
Cho niềm yêu đến bên tôi!
Chiều nay lỡ ghé môi trên mi sầu
Ru người qua chốn thương đau
Cho làn nước mắt... chìm sâu..."
Rồi bao nhiêu tài năng khác như: Michael Trần với Toccatica in A
Minor (Kabalevsky), Kimberly Võ với "Fantasia" (F.E. Bach), Andrew
Chung với "Old French Song" (Tchaikovsky), Danny Võ với "Sonata
Op 10 #2" (Beethoven), John Ngo vơi "Prelude in e minor"
(Chopin), Tina Bùi với "Mariage" (De Senneville), Nguyễn Ngọc Duy
Mộng với "Little Suite" (Wohlfahrt), Don Hà với "Rondo
Capriccioso" (Mendelssohn), Linh Phạm với "Nocturne" (Chopin),
Francesca Cao với "Fur Elise" (Beethoven), Dan Nguyễn với "Saint
Nicholas" (Schumann), Dorothy Nguyễn với "Sonatina" (Clementi),
Kevin Đào với d`Rodetsky March" (Strauss), Ashley và Shannon Patterson
song tấu bài "Lullaby" (Brahms), Joly Lâm với "Surprise
Symphonie" (Haydn),..., Anthony Nguyễn với "Moonlight Sonata"
(Beethoven), tấu khúc vang danh này cũng được hai em khác là Ethan Nguyễn và
Tiffany Ngô chọn và cả 3 em đều đàn thật xuất sắc, và đến lượt của nhân tài tí
hon Michael Hồng độ 5 tuổi, dáng người bé tí trong bộ tuxedo trắng nơ đỏ xinh
xắn, em cố trèo lên ghế vì cao so với dáng của em. Michael đàn bài "Alla
Turca" của Mozart, em đàn thật xuất thần, tung bay 10 ngón tay măng non
trên phím đàn, cả hội trường im lặng trong sự chăm chú theo dõi, em cho tôi cái
cảm giác như một Mozart Việt Nam xuất hiện. Ngày xưa Mozart đã điêu luyện trên
phím đàn ở tuổi như em, tức 5 tuổi. Khi nốt nhạc cuối cùng chấm dứt cả hội
trường đứng lên vỗ tay vang dội để tán thưởng tài nghệ của em.
Giáo sư Tường Vân theo học tại Nhạc Viện Tchaikovsky tại
Moscova, bà đã gặp danh cầm quốc tế Đặng Thái Sơn, bạn học cùng trường, họ trao
đổi những kỹ thuật về dương cầm. Tôi xem bài viết về nhà dương cầm danh giá này
mà tên tuổi được thế giới thán phục biệt tài của anh, một chopinist mang dòng
máu hoàn toàn Việt Nam.
Năm 1958, cậu bé Đặng Thái Sơn ra đời. Cha của Sơn là nhà thơ
Đặng Đình Hưng. Mẹ của Sơn là dương cầm gia Thái Thị Liên, học đàn dương cầm
tại Nhạc viện Prague, Tiệp Khắc. Những vần thơ của cha và những bản dương cầm
của mẹ đã ươm mầm cho những giấc mơ nghệ thuật của Đặng Thái Sơn. Mới 3, 4
tuổi, Sơn đã lân la đến bên cây đàn piano và như bị thu hút đến độ dính chặt
vào cây đàn. Chính mẹ của Đặng Thái Sơn là người thầy cho những bản nhạc đầu
đời của anh. Thật vậy, Sơn là cậu bé có đam mê đàn. Năm Sơn 12 tuổi (1970), mẹ
của cậu trở về từ cuộc thi Chopin (Warsaw, Ba Lan) đã mang theo những đĩa nhạc
Chopin. Những bản Polonaise bất hủ, những bản Prelude, những điệu vũ nhạc
Marzuka... của Chopin đã làm tâm hồn nhạy cảm của Đặng Thái Sơn trở nên ngây
ngất. Đến năm 1974, giáo sư Isaac Katz trong 6 tháng phụ trách bộ muôn âm nhạc
cổ điển Tây phương tại nhạc viện Hà Nội đã khám phá ra tài nghệ của Đặng Thái
Sơn và chính ông đã tạo điều kiện cho anh được sang Nga đào tạo tại nhạc viện
Quốc gia Tchaikovsky. Tại nhạc viện Tchaikovsky, ngoài thầy Isaac Katz, Đặng
Thái Sơn còn được học những lý thuyết cơ bản cần thiết cho một người chơi piano
chuyên nghiệp ở mức độ cao với giáo sư Vladimir Natanson. Và chuyên ngành trình
diễn piano của anh được chính giáo sư trứ danh Dmitri Bashkirov tận tụy chăm
sóc và đào tạo.
Tháng 10.1980, một sự kiện lớn đã đưa Đặng Thái Sơn bước vào
làng âm nhạc thế giới khi anh là người châu Á đầu tiên đoạt Huy chương Vàng tại
cuộc thi âm nhạc quốc tế Chopin lần thứ 10 được tổ chức tại Warsaw (Ba Lan).
Bên cạnh 4 cuộc thi: Van Cliburn (Texas), nữ hoàng Elizabeth (Bruxelles, Bỉ),
Tchaikovsky (Moscow, Nga) và cuộc thi ở Leeds (Anh) thì Chopin là một trong năm
cuộc thi quốc tế lớn nhất thế giới. Năm ấy, Sơn 22 tuổi. Giải thưởng này đã đưa
bước chân Đặng Thái Sơn đến gần gủi với các đại hí viện cấp quốc tế như Lincoln
Centre (New York), Jordan Hall (Boston), Barbican Centre (London), Salle Pleyel
(Paris), Herculessaal (Munich), Musikverein (Vienna), Concertgebouw
(Amsterdam), Opera House (Sydney) và Suntory Hall (Tokyo). Anh đã tham gia
những dàn nhạc giao hưởng lớn trên thế giới như: Montreal Symphony Orchestra,
BBC Philharmonic, Prague Symphony, Moscow Philharmonic, Virtuosi tại Moscow,
Vienna Chamber, Sinfonia Varsovia và Sydney Symphony... Từ cuộc thi Chopin,
những đòi hỏi về nhạc Chopin dần trở nên gần gũi với Đặng Thái Sơn, để rồi khi
những bản nhạc Nocturne, Ballad, Valse... của Chopin vang lên dưới những ngón
tay lã lướt như trượt sóng trên phím ngà của anh, một phần hồn trong nhạc của
Chopin như được tái sinh. Gần gũi, nhạc sở trường là Chopin, nhưng Đặng Thái
Sơn vẫn thích biểu diễn những tác phẩm của những siêu danh cầm Beethoven,
Mozart, Debussy... Vốn không thích lối đánh mạnh bạo, Đặng Thái Sơn chinh phục
cây đàn piano đồ sộ bằng cách vận hồn vào tác phẩm với sự tinh tế, nhạy cảm của
một tâm hồn thuần thục Á Đông.
Một bất ngờ đến cùng anh vào năm 1999: Đặng Thái Sơn là nghệ sĩ
piano duy nhất không phải là người Ba Lan vinh hạnh được mời đến dự buổi hòa
nhạc nhân kỷ niệm 150 năm ngày mất của Frederic Chopin. Anh từng giữ chức giám
khảo trong nhiều cuộc thi âm nhạc, nhưng Đặng Thái Sơn cũng chính là người Á
Đông đầu tiên được chọn vào Ban giám khảo Concours Chopin năm nay, 2005.
* Đặng Thái Sơn dưới cái nhìn của những tờ báo
quốc tế:
Tờ báo nổi danh The Guardian từ Luân Đôn cho những nhận định
khen ngợi về người danh cầm Việt Nam này trong bài viết "Sự trình diễn của
ảo thuật". Tờ Times tại Anh thì viết về tài nghệ của Đặng Thái Sơn:
"... thật say mê và tuyệt diệu, sự đều đặn và nhịp nhàng của những ngón
tay bảo đảm cho sự hoàn hảo đầy chất thơ". Theo nhật báo San Diego Reader
đăng là: "Tại sao chúng ta không được nghe Đặng Thái Sơn trước kia? Đặng
Thái Sơn quả là một tay chơi piano hoàn hảo với một kỹ thuật làm người nghe
sửng sốt... Anh chơi liền một mạch, một sự khéo léo tài tình, với một khả năng
tưởng chừng vô tận. Sự nhạy cảm, cảm giác tự do và năng lực tinh thần tập trung
một cách mãnh liệt là điều mà bất cứ một nghệ sĩ piano chuyên nghiệp nào cũng
cần phải có...". Còn tờ The Plain Dealer ở Cleveland, Ohio cho lời phê
bình: "Người nghệ sĩ piano này đã tạo ra sự quyến rũ thật mê hoặc. Những
ngón tay lã lướt trên phím đàn như những tia chớp đầy dứt khoát". Trong
một bài viết đăng trên tờ tuần báo Anh ngữ Common Talk Weekly về Đại Hội Nhạc
Cổ Điển tại Gulangyu, Trung Quốc vào tháng 8 năm 2004, Đặng Thái Sơn đã để lại
cho tác giả Su Wei cảm tưởng như sau: "Cuộc gặp đầu tiên của tôi với Đặng
Thái Sơn đã làm tôi cảm thấy kính trọng, hồi hộp và thậm chí khá căng thẳng.
Tất cả những cảm giác ấy đến với tôi từ chính những hào quang sáng chói của anh
ấy: Là người châu Á đầu tiên đoạt giải cao quí nhất trong cuộc thi âm nhạc quốc
tế Chopin lần thứ 10 được tổ chức tại Ba Lan và nhạc sĩ piano duy nhất không
phải là người Ba Lan được mời tới buổi hòa nhạc mở đầu cho "năm
Chopin" (1999 – 2000). Tuy nhiên, trong cuộc đối thoại với Đặng Thái Sơn,
tôi thật khó có thể liên tưởng người nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng thế giới với
người đàn ông "kín đáo" đang ngồi trước mặt tôi. Anh ấy nở nụ cười
khuyến khích tôi, gật đầu với những câu hỏi tôi đưa ra và kiên nhẫn giải thích
những ý tưởng của anh ấy...".
Đi lưu diễn trên 40 quốc gia, ở mỗi nơi, tình cảm cũng như sự
cảm nhận âm nhạc mỗi khác, nhưng có lẽ chuyến biểu diễn cho cộng đồng người
Việt ở quận Cam, miền nam California là kỷ niệm đáng nhớ nhất với không chỉ
riêng Đặng Thái Sơn, mà còn là niềm vui cho quan khách Việt Nam tham dự. Tác
giả Thạch Miên đã viết bài tường trình từ quận Cam về chuyến biểu diễn vào ngày
18/02/2001 như sau: "...tại hí viện La Mirada ở quận Cam vùng Nam
Califonia, nhạc sĩ Đặng Thái Sơn đã làm say mê giới hâm mộ nhạc cổ điển Tây
phương mà hầu hết là người Việt ở quận Cam, từng được xem là thủ đô tị nạn của
người Việt ở Hoa Kỳ. Họ đã chiếm gần hết 1200 ghế ngồi của hí viện sang trọng
La Mirada trong buổi trình diễn dương cầm do Hội Văn học Nghệ thuật Việt Mỹ
(VAALA) tổ chức. Đây là lần đầu tiên một buổi trình diễn nhạc cổ điển Tây
phương, thường là loại nhạc kén khách đã có đông người tham dự như vậy. Cả hội
trường im phăng phắc theo dõi tiếng đàn của người nhạc sĩ tài hoa và nhận trả
lại cho ông bằng những tràng pháo tay tán thưởng cùng đứng lên để bày tỏ sự yêu
mến của họ. Một hoạt cảnh hiếm thấy là hàng trăm người sau buổi trình diễn còn
đứng thành hàng dài hoặc bu quanh nhạc sĩ Đặng Thái Sơn để mua đĩa nhạc ông sản
xuất hoặc để xin chữ ký. Những ngón tay lướt trên phím đàn rất điêu luyện của
nhạc sĩ Đặng Thái Sơn đã chinh phục người nghe". "Chopinist phương
Đông", là một nhận định không ngoa của giới phê bình âm nhạc thế giới dành
cho "oriental pianist" Đặng Thái Sơn.
* Hai quê hương trong một trái tim
Sau 10 năm sống tại Moscow (1977 – 1987), Đặng Thái Sơn đến Nhật
Bản và là giáo sư danh dự của Trường Đại học Âm nhạc Kunitachi (Tokyo). Năm
1989, chuyến du lịch đến Montreal (Canada) lần đầu tiên đã làm Sơn phải thốt
lên: "Phải, đây chính là nơi tôi muốn đến". Năm 1991, anh trở lại
Montreal và định cư ở đó. Sơn từng chia sẻ: "Ở Pháp có nhiều buổi hòa nhạc
hơn và đời sống nghệ thuật ở Pháp thật sự thú vị, nhưng Canada đem lại cho tôi
một không gian rộng lớn và điều kiện sống thoải mái. Khi tôi khép cửa lại và
lướt trên những phím đàn, tôi thích Montreal. Nó đem lại cho tôi sự cân
bằng". Cùng với mẹ, anh trở thành công dân Canada vào năm 1995. Nay định
cư ở Canada, nhưng với Đặng Thái Sơn thì nước Nga mới chính là quê hương thứ
hai sau Việt Nam. Và những hoạt động nghệ thuật và xã hội của Đặng Thái Sơn đều
hướng chính về hai quê hương này... Anh từng lưu diễn quyên góp tiền để ủng hộ
xây dựng lại nhạc viện Tchaikovsky vì bị hỏa hoạn; cùng một nhóm bạn người Nhật
đã thành lập một quỹ từ thiện chủ yếu giúp đỡ nhạc viện Hà Nội; cũng từ quỹ từ
thiện này, Đặng Thái Sơn kêu gọi chính phủ Nhật hỗ trợ sách nhạc, đàn... cho
một số trường tại VN.
Hiện nhạc sĩ Đặng Thái Sơn đang giảng dạy cho sinh viên Khoa Âm
nhạc Trường Đại học Montreal – Canada. Anh dự định sẽ làm "chiếc cầu"
đưa các sinh viên nhạc viện VN sang Canada du học. Đặng Thái Sơn quan niệm: tài
năng sẽ được phát triển nếu ngoài việc khổ luyện, còn có cơ hội va chạm trong
các cuộc tranh tài quốc tế. (Theo Duy Thủy)
Tôi hỏi giáo sư Tường Vân có ước vọng gì khi đào tạo các học
viên tại trường VRMA mà bà đã bỏ ra bao tâm huyết từ 10 năm nay. Giáo sư Tường
Vân cho biết : "Ước vọng của Tường Vân là làm sao đào tạo thật nhiều nhân
tài cho cộng đồng". Tôi xoay sang hỏi ông giám đốc Randy Cumingford về sự
phát triển của VRMA, ông cho biết: "Chủ trương của nhà trường là phát
triển từ từ, không đốt giai đoạn vội vàng, mà phẩm chất cần bảo đảm cho sự tốt
nghiệp của các học viên". Trong ngày vui phát thưởng và hòa nhạc hôm nay,
ông thú nhận không có giáo sư Tường Vân, trường khó lòng thành công vững chãi
trong cộng đồng Việt Nam. Thật vậy, số học viên khoảng 95% là gốc Việt, còn lại
là những học viên gốc Mỹ, Nga, Do Thái, Phi, Hispanic, Tàu, Nhật,... Tôi hỏi
tiến sĩ Ashot Hairapetian về học viên tại VRMA, ông dạy 2 môn lý thuyết âm nhạc
và dương cầm thực hành tai nhạc viện này, ngoài ra ông cũng là giáo sư âm nhạc
tại đại học University of California at Irvine (UCI). Tiến sĩ Hairapetian cho
biết các em học viên Việt Nam rất giỏi, chăm chỉ, hấp thụ nhanh nên ông cảm
thấy huấn luyện cho các em dễ dàng, và ông kỳ vọng sau này các em sẽ ra ngoài
dự thi các giải thưởng âm nhạc quốc tế. Tưởng cũng nên biết ông đã đoạt nhiều
giải thưởng âm nhạc tại Âu châu trước khi ông sang Mỹ định cư. Người sau cùng
tôi được tiếp xúc là tiến sĩ Hrant Aghajanyan, ông vốn là cựu giám đốc học vụ
tại một nhạc viện tại Armenia. Ông cũng giữ chức giám đốc soạn thảo chương
trình học cho VRMA vì kinh nghiệm già dặn của ông trong lãnh vực giáo khoa âm
nhạc. Tôi hỏi ông nghĩ gì về các học viên Việt Nam mà ông giảng dạy. Ông nói
học viên Việt Nam rất thông minh, lễ phép và chuyên cần, ông rất hài lòng khi
dạy các em. Tôi hỏi có cách biệt nào về ngôn ngữ và văn hóa, ông nói đa số các
em nói thông thạo Anh ngữ và âm nhạc là văn hóa quốc tế nên nhà trường không
gặp những trở ngại này.
Tiếng thông báo chương trình bắt đầu cho guitar session. 13 em
ngồi góc trái phía trên sân khấu với guitar trên tay chờ đợi được xướng danh để
ra trình diễn. Em Krystal Ngô trình bày bài "Brante" bắt đầu session,
rồi Jackson Nguyễn nối tiếp với bài "Terry's Tune" của Mel Bay. Kim
Lê tiếp với bài "Study in E minor", Michelle Vũ cũng với bài
"Study in E Minor", phần kế do hai em Gleisel Cabuguason và Dianne
Cabuguason, Kathy Võ cũng với bài "Study in E minor", Julianne Trần
với "Siciliana", Juliane Trần và Kathy Võ trở lai sân khấu xuất sắc
song tấu nhạc phẩm "Norweign Wood" của ban The Beatles, những tràn vỗ
tay khích lệ vang lên. Em Khoa Nguyễn bung tiếng đàn khá hay qua bài
"Terry's Tune" của Mel Bay. Kế em thứ 11 Isiah Bautista với bài
"Study in A Minor", Trần Phước Hải Nam thứ 12 trình bày bài
"Dance Russe" trong tiếng vỗ tay tán thưởng khi em dứt tiếng đàn. Em
cuối cùng thứ 13 Trần Phước Hải Việt trong bài "Andante in A Minor",
em đánh thật điêu luyện trong tiếng vỗ tay vang dội.
Chương trình hòa nhạc bắt đầu với bài "Can Can"
(Offenbach) gồm 13 em guitar, 2 violon (Ashley & Shannon Patterson), 2
Cello (Vincent & Jennifer Nguyễn), 1 piano (Dr. Hgrant Aghajanyan). Bài
"Silent Night" được trình bày kế tiếp để nhắc nhỡ không gian bên
ngoài lạnh giá và mùa Giáng Sinh đang về. Nhạc Phẩm "Scherzo" của
Goens trong âm hưởng của những cung đàn du dương, thánh thót có tiếng dương cầm
dẫn nhạc, và tiếng hòa điệu là violon (Kelly Nguyễn) và cello (Jennifer Nguyễn).
Cuối cùng toàn ban hợp tấu khúc vui tươi "Three Folk Tunes" để giới
thiệu ban hợp ca VRMA, những tiếng hát mầm non duyên dáng qua hai nhạc phẩm
"Trường Làng Tôi" (đã đề cập) và khúc ca vui tươi đề cao một thế giới
trong thân thiện, trong thái hòa và khi các em tay trong tay, nhạc do hai nhạc
sĩ Richard M. Sherman và Robert B. Sherman viết, "It's a small
world":
"It's a world of laughter
A world of tears
It's a world of hopes
And a world of fears
There's so much that we share
That it's time we're aware
It's a small world after all
A world of tears
It's a world of hopes
And a world of fears
There's so much that we share
That it's time we're aware
It's a small world after all
There is just one moon
And one golden sun
And a smile means
Friendship to ev'ryone
Though the mountains divide
And the oceans are wide
It's a small world after all..."
And one golden sun
And a smile means
Friendship to ev'ryone
Though the mountains divide
And the oceans are wide
It's a small world after all..."
Nhìn
các em trẻ vui ca hát hai cụ cao niên trên 80 từ Washington DC về nam Cali thăm
con cháu dịp lễ Tạ Ơn và 2 cụ đến đây xem các em trình tấu âm nhạc, hai cụ đã
từng đi Âu châu, Nhật Bản xem xứ người đào tạo nhân tài âm nhạc, hai cụ có ước
mơ nhiều nhân tài Việt Nam sẽ vươn lên làm sáng danh "Con Rồng Cháu Tiên".
Tôi gặp nhạc sĩ Anh Vũ, cũng là nhà văn hiện là Tổng Thư Ký Văn Bút Việt Nam
Nam Cali, anh vào đây xem con trai anh trình tấu dương cầm. Cháu Danny Võ theo
học lớp piano cao cấp tại nhạc viện VRMA, cháu hiện học lớp 12 được học bổng từ
trường Harvard ghi danh vào ngành y khoa. Một người bạn khác là nhà văn Nguyễn
Ngọc Minh, tác giả của quyển bút ký chiến tranh "Những Mảnh Dời Dang
Dở". Vợ chồng anh từ San Fernando xuống xem cháu Nguyễn Ngọc Duy Mộng thi
thố tài năng cùng các bạn về môn piano. Ước mơ chung của những bậc phụ huynh
vẫn là "Hy Vọng Tuổi Trẻ Việt Nam Cho Âm Nhạc". Như tiến sĩ Hrant
Aghajanyan khen ngợi các mầm non Việt Nam thông minh và chuyên cần hay như tiến
sĩ giáo sư UC Irvine, Dr.
Ashot Hairapetian nhận xét các em học viên Việt Nam rất giỏi,
chăm chỉ, hấp thụ nhanh. Cũng như ước muốn của giáo sư Tường Vân là luyện tập
cũng như cố gắng đào tạo được những Đặng Thái Sơn, những Chopin Việt Nam,
Mozart Việt Nam hay Beethoven Việt Nam mang họ Lê, Phạm, Nguyễn, Trần,... để
ước mơ của hai cụ cao niên từ xứ lạnh Washington DC thành sự thật. Vâng, người
Việt khắp năm châu vui với niềm vui của tuổi trẻ Việt Nam đầy lạc quan, đầy
hãnh diện vì hai chữ Việt Nam thân yêu.
"There's so much that we share
That it's time we're aware
It's a small world after all
That it's time we're aware
It's a small world after all
There is just one moon
And one golden sun
And a smile means
Friendship to everyone
Though the mountains divide
And the oceans are wide
It's a small world after all...
It's a small world after all
It's a small world after all
It's a small world after all
It's a small, small world...".
And one golden sun
And a smile means
Friendship to everyone
Though the mountains divide
And the oceans are wide
It's a small world after all...
It's a small world after all
It's a small world after all
It's a small world after all
It's a small, small world...".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét