Vẻ đẹp của ngôn ngữ tiếng Việt
Tôi không phải là nhà ngôn
ngữ học đúng nghĩa, tức không phải chuyên ngành. Nhưng tôi lâu lâu có làm thơ
và thỉnh thoảng hay viết lách. Chính cái "lâu lâu" và "thỉnh thoảng"
đó khiến tôi vẫn thường khám phá ra cái đẹp của chữ viết, của ngôn ngữ, mà cụ
thể ở đây là ngôn ngữ tiếng Việt. Cho nên, tôi chợt nghĩ nhà ngôn ngữ học không
phải chỉ thuần túy chuyên môn, mà cũng có thể là con người tài tử, tức bất kỳ
ai yêu cái đẹp của ngôn ngữ, cảm thức, hay "khui" ra được cái đẹp về
ngôn ngữ, ở trong những trường hợp nào đó. Đó cũng chính là lý do của bài viết
này, bài viết phát sinh ra trong một nỗi bức xúc nhất định, nỗi bức xúc chẳng
thể nào chịu đựng được khi ngày hôm nay "bị" đọc thấy trên tờ Tuổi trẻ
(10/8/11) bài viết "F,J,W,Z không thể nằm ngoài bản chữ cái (tiếng Việt)".
Chắc mọi người quan tâm đều đã đọc đủ hết chi tiết của bài viết nên không cần
phải nói thêm. Tôi chỉ muốn nói đến vài khía cạnh riêng biệt khác.
Trước hết, bảo rằng các mẫu
tự F,J,W,Z "không thể" nằm ngoài bản chữ cái là hoàn toàn ngô nghê và
trịch thượng. Căn cứ vào đâu hay điều nào, để bảo là "không thể", hay
ai có quyền gì để phát ngôn chính thức cho điều này? Bởi vì bản mẫu tự tiếng Việt
ta đã có từ 100 năm nay, nó đã ổn định và hoàn chỉnh, biết bao thế hệ tiếp nhau
đã kinh qua nó, đã góp phần hoàn thiện nó. Lấy lý do gì để ngày nay lại được
tùy tiện thêm vào các mẫu tự không cần thiết và dư thừa khác? Đúng ra, bốn chữ
cái F,J,W,Z là hoàn toàn không cần thiết và dư thừa. Bởi vì, tuy nó cũng là chữ
của bảng chữ cái La tinh, nhưng là của bảng mẫu tự của các nước Âu Mỹ, không phải
thuần túy tiếng Việt ngay từ ban đầu. Bảng mẫu tự tiếng Việt thuần chủng vốn từ
xưa nay đã thật sự ổn định rồi, nếu cần thêm hẵn đã phải thêm ngay từ đầu,
không phải đợi đến ngày nay. Chữ song tiết ph của ta của ta, hoàn
toàn đã có giá trị của chữ f , không hà cớ gì phải thay thế hay thêm vào bằng
chữ này. Còn các chữ J,W,Z là hoàn toàn giả tạo, lai căng, vô nghĩa, trái
khoáy, xa lạ và hoàn toàn vô bổ. Các trường hợp người ta đưa các chữ này vào,
chỉ là kiểu tiện lợi nhất thời nào đó, không mang tính cách chính thức, truyền
thống, chuẩn mực, trang trọng, hay hoàn toàn nghiêm túc.
Các văn bản chính thức nào đó mà viết như vậy là sai, không còn tính đúng đắn hay đứng đắn nữa. Trong văn bản chính thức về ngoại giao, không thể viết là nhân dzân, ngoại dzao, Trung wng ... Còn chữ TW để viết tắt thay chữ T/Ư, chỉ là cách viết không chính thức, mặc dầu nội dung của từ cứ cho là chính thức, là chỉ theo thói quen của những người nào thường dùng nó. Có nghĩa, không nên nhầm lẫn kiểu dùng tùy tiện này ngoài đời, cho dù ở phương diện nào, phương vị ra sao, cũng cần với cách dùng ngôn ngữ mang tính chính thức, đúng quy tắc nghiêm chỉnh, bình thường, hay có tính chất chính thống. Bởi vậy, cũng không thể viết viễn dzu, ngao dzu ... một cách hoàn toàn tùy tiện. Cũng không thể nại công nghệ thông tin, hay kỹ thuật in ấn nào đó. Bởi vì cách đánh máy chữ kiểu telex hiện nay hoàn toàn thuận tiện đối với bản mẫu tự thuần Việt, không cần bất kỳ sự tu chỉnh vô lối, ngờ nghệch nào cả. Những chữ nào tuy cũng là La tinh, nhưng không có trong bản nguyên thủy mẫu tự Việt, không có quyền thêm vào cách chính thức, bởi nó hoàn toàn âm tiết nước ngoài, không thể có trong tiếng Việt. Cho nên, khi cần chép lại âm tiết tiếng nước ngoài trong nguyên văn của nó, người ta chỉ cần đưa vào nhất thời khi đó, và ai cũng biết đó là tiếng nước ngoài chua vào, không chuyện gì chỉ vì thế mà cần phải đổi đi tiếng Việt, và đồng hóa chúng thành tiếng Việt. Tính cách lai căng, tính cách pha trộn tùy tiện, thật tình là làm mờ đục đi tiếng Việt, làm phiền toái tiếng Việt, là phản lại tiếng Việt, phá hoại tiếng Việt, có nghĩa phá hoại ngôn ngữ dân tộc, phá hoại tài sản quan trọng và cốt yếu của dân tộc, của đất nước.
Các văn bản chính thức nào đó mà viết như vậy là sai, không còn tính đúng đắn hay đứng đắn nữa. Trong văn bản chính thức về ngoại giao, không thể viết là nhân dzân, ngoại dzao, Trung wng ... Còn chữ TW để viết tắt thay chữ T/Ư, chỉ là cách viết không chính thức, mặc dầu nội dung của từ cứ cho là chính thức, là chỉ theo thói quen của những người nào thường dùng nó. Có nghĩa, không nên nhầm lẫn kiểu dùng tùy tiện này ngoài đời, cho dù ở phương diện nào, phương vị ra sao, cũng cần với cách dùng ngôn ngữ mang tính chính thức, đúng quy tắc nghiêm chỉnh, bình thường, hay có tính chất chính thống. Bởi vậy, cũng không thể viết viễn dzu, ngao dzu ... một cách hoàn toàn tùy tiện. Cũng không thể nại công nghệ thông tin, hay kỹ thuật in ấn nào đó. Bởi vì cách đánh máy chữ kiểu telex hiện nay hoàn toàn thuận tiện đối với bản mẫu tự thuần Việt, không cần bất kỳ sự tu chỉnh vô lối, ngờ nghệch nào cả. Những chữ nào tuy cũng là La tinh, nhưng không có trong bản nguyên thủy mẫu tự Việt, không có quyền thêm vào cách chính thức, bởi nó hoàn toàn âm tiết nước ngoài, không thể có trong tiếng Việt. Cho nên, khi cần chép lại âm tiết tiếng nước ngoài trong nguyên văn của nó, người ta chỉ cần đưa vào nhất thời khi đó, và ai cũng biết đó là tiếng nước ngoài chua vào, không chuyện gì chỉ vì thế mà cần phải đổi đi tiếng Việt, và đồng hóa chúng thành tiếng Việt. Tính cách lai căng, tính cách pha trộn tùy tiện, thật tình là làm mờ đục đi tiếng Việt, làm phiền toái tiếng Việt, là phản lại tiếng Việt, phá hoại tiếng Việt, có nghĩa phá hoại ngôn ngữ dân tộc, phá hoại tài sản quan trọng và cốt yếu của dân tộc, của đất nước.
Điểm kế đến tôi muốn nói là
khi nào dùng i (ngắn), khi nào dùng y (dài). Đây không những
là truyền thống, là thói quen, mà cũng còn là sự hợp lý, tính chất khoa học nhiều
mặt về diễn âm, ngữ nghĩa. Có nghĩa chữ i chỉ thuần túy âm tiết, còn
chữ ytheo tôi mang tính chất ngữ nghĩa và thói quen truyền thống hơn. Chẳng
hạn : nói năng lí nhí , tiếng cười hi hí , con mắt ti
hí , cho nhau chút tí , bị kí vào đầu, tô mì ,
ngã quị , một kí lô, con qui ... nhưng phải viết
: lý do, chữ ký , người Mỹ, kỹ lưỡng, kỹ thuật, quỵ
lụy, quy y, tùy ý ... Hay chỉ có thể viết khui ra, mà
không thể viết khuy ra, hoặc ngược lại cáikhuy mà không thể viết
cái khui. Có nghĩa, nguyên tắc của cách viết luôn phải là : thói quen +
truyền thống + ngữ nghĩa + hữu lý + từ nguyên + phù hợp + dễ nhìn + khoa học,
thẩm mỹ, nhưng không thể tùy tiện, xé rào, bất chấp chuẩn mực. Đúng ra phải có
một sự sàn lọc lại chính thức để có nguyên tắc khoa học, sáng sủa, hữu lý, được
tất cả mọi người đều bị thuyết phục và chấp nhận.
Một điểm khác không kém phần
quan trọng, là các dấu thanh huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã nên đánh trên
ký tự nào nếu có song trùng nguyên âm cho được hợp lý. Tất nhiên theo nguyên tắc cân
đối về thẩm mỹ học , phải đánh (bỏ dấu) ở trên nguyên âm đi sau (khi
sau chót còn phụ âm khác) là hoàn hảo nhất. chẳng hạn : hoàn toàn, huy hoàng,
hoặc nguyên âm đi giữa (không còn phụ âm nào đi sau) trong cộng hòa,
hội họa, họa hoằng, chỉ có luật cân đối là trội vượt hay chủ đạo nhất.
Nói chung lại, sự việc chỉ
đơn giản có thế, mặc dầu khoa ngữ học như tính cách là một khoa học còn có nhiều
điều sâu xa, phức tạp hơn. Những gì đơn giản thì chẳng nên làm chúng thành phức
tạp một cách hoàn toàn không cần thiết. Bảo vệ ngôn ngữ là cần giữ tính chất
thuần nhất của nó, nội dung cũng như hình thức, không thể chỉ nặng mặt nào mà
lơ là mặt nào. Mặt nội dung là chất liệu, là bản thân, bản chất ngôn ngữ. Nhưng
mặt hình thức là cách nhìn của mọi người về nó, vẻ thẩm mỹ tự nhiên mà nó mang
lại cho các cách nhìn đó. Đó chính là sự khoái cảm, hấp dẫn, thỏa mãn, giống
như khi ta nhìn một người đẹp, một bông hoa xinh, một cảnh trí hay hình ảnh hấp
dẫn, thu hút. Vẻ đẹp của ngôn ngữ trước hết là sự cân đối, hài hòa trong hình
tượng của nó, tức chữ viết, sau nữa đến phần phản ảnh về ngữ nghĩa, nội dung ý
tứ của nó. Không thể coi thường bất kỳ khía cạnh tự nhiên hay thiết yếu nào.
Cho nên thêm vào cái không đáng thêm thật sự là điều "dở hơi" hay vớ
vẩn. Còn bớt đi điều vốn cần thiết đã có là sự vô lối hay ngu ngơ. Mọi sự viết
tắt, ký âm theo cách nước ngoài, chỉ thuần túy là sự bắt buộc, hay nếu cho là cần
thiết, hoặc muốn có, tùy theo tình huống, tuy có thể chấp nhận được, nhưng
không thể trở nên thay thế chính thức, hoặc vĩnh viễn, những cái gì vốn đã ổn định,
mang tính truyền thống, chính thức, có tính chính danh, hay kể cả có ý nghĩa
chính thống nhất, mà vốn nó đã trở thành chuẩn mực, cổ điển, khiến chỉ có thể bổ
sung thêm, với giá trị ngang hàng, cân xứng, mà không thể thay thế bằng cái gì
bọt bèo, lai căng, hay mang tính chất phá bĩnh, cũng như có yếu tố phá hoại
mang tính cách bản chất, có tính hệ thống, và lâu dài được.
Võ Hưng Thanh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét