Trương Minh Ký (1855-1900)
Trương Minh Ký có biệt hiệu là Thế Tải, ông sanh ngày
23-10-1855 tại Gia Định, là học trò của Trương Vĩnh Ký. Ông thông Hán và giỏi
Pháp văn, làm thông ngôn cho nhà cầm quyền Pháp, cộng tác với Trương Vĩnh Ký
trên tờ Gia Định báo, Thông Loại Khóa Trình cũng như viết sách dạy Pháp văn.
Trương Minh Ký không được người ta chú ý nhưng vừa là môn đệ,
vừa là người cộng tác thân cận với Trương Vĩnh Ký, xét qua văn nghiệp, cũng xứng
đáng dành cho ông một chỗ đứng trong các nhà văn tiền phong chữ quốc ngữ.
Ông hành văn cũng bình dân, mộc mạc như Trương Vĩnh Ký và
Huình Tịnh Của, chuyên dịch chữ Hán ra quốc ngữ và sử dụng văn vần nhiều hơn
văn xuôi.
Ông có được ân thưởng:
- Huy chương Hàn Lâm Viện Pháp quốc (Officier
d"académie)
- Kim Khánh bội tinh của Nam triều và Hoàng gia Cam Bốt.
- Kim Khánh bội tinh của Nam triều và Hoàng gia Cam Bốt.
Ông mất vào ngày 11-8-1900, mộ ông được chôn cất trong nghĩa
trang gia đình, nơi Trương Gia Từ nằm trên đường Lý Thường Kiệt, Gò Vấp, Gia Định
( Gần Tổng Y Viện Công Hòa).
Văn nghiệp của ông gồm có:
- Phong thần bá áp khảo
- Ấu học khải phong
- Trị gia cách ngôn
- Cổ văn chơn bửu
- Pháp học tân lương (Cours gradué de Langue-Francaise) 1895
- Recueil de Brochures sur l"histoire de la littérature Annamite, relié 1891
- Ấu học khải phong
- Trị gia cách ngôn
- Cổ văn chơn bửu
- Pháp học tân lương (Cours gradué de Langue-Francaise) 1895
- Recueil de Brochures sur l"histoire de la littérature Annamite, relié 1891
Trích văn:
GÀ ĐẺ TRỨNG VÀNG
Tham thì thâm. Tôi muốn dẫn chứng lời nầy là thuật chuyện con
gà thường bửa đẻ ra một trứng vàng, củ gà tưởng trong mình con gà có một cái
kho vàng. Nó đem làm thịt đi, mổ ra coi thấy cũng giống như gà thường vậy. Ấy bởi
bổn thân làm cho mình phải mất của quí trọng của mình.
NỮ NHI CA
Ăn vóc học hay
Một ngày một lớn
Bớt giỡn bớt chơi
Cười cười nói nói
Khoe giỏi khoe khôn
So hơn tính thiệt
Cướp việc tranh công
Ăn chùng nói vụng
Làm nũng khóc la
Nghịch cha nghịch mẹ
Hiếp trẻ đánh em
Nhem thèm sắp nhỏ
Điều có nói không
Đòi bồng đòi ẫm
Đi tắm không kỳ
Mặt lỳ mày lợm
Đóng khớm, đóng hờm
Đổ cơm đổ cháo
Vọc gạo giỡn tiền
Bông kiềng vòng chuỗi
Đòi cổi đòi đeo
Leo trèo nhảy múa
Chưỡi rủa rầy la
Gần xa nghe tiếng
Làm biếng ngủ ngày
Từ rày bỏ hết
Có nết có na
Thờ cha kính mẹ
Thương trẻ mến em
Dưới êm trên thuận
Đi đứng dịu dàng
Ra đàng tề chỉnh
Cung kính khiêm nhường
Kẻ thương người mến
Ai đến hỏi chào
Có sao nói vậy
Mắt thấy tai nghe
Còn e lầm lỗi
Phước tội chẳng chừng
Nên đừng nói bậy
Kẻ vạy người ngay
Mặc ai phải chẳng
Ngay thẳng thiệt thà
Việc nhà lần học
Kẻ tóc chơn tơ
Ngày giờ phải tiếc
Cứ việc làm ăn
Cho bằng chúng bạn
Việc bán việc buôn
Học khôn học khéo
Thêu kiểu vá may
Hàng ngày ra sức
Bánh mức nem bì
Món chi cũng giỏi
Mới gọi gái lành
Rạng danh thục nữ
Quân tử hão cừu
Danh lưu hậu thế
Dạy để mấy lời
Phen người dồi ngọc
Một ngày một lớn
Bớt giỡn bớt chơi
Cười cười nói nói
Khoe giỏi khoe khôn
So hơn tính thiệt
Cướp việc tranh công
Ăn chùng nói vụng
Làm nũng khóc la
Nghịch cha nghịch mẹ
Hiếp trẻ đánh em
Nhem thèm sắp nhỏ
Điều có nói không
Đòi bồng đòi ẫm
Đi tắm không kỳ
Mặt lỳ mày lợm
Đóng khớm, đóng hờm
Đổ cơm đổ cháo
Vọc gạo giỡn tiền
Bông kiềng vòng chuỗi
Đòi cổi đòi đeo
Leo trèo nhảy múa
Chưỡi rủa rầy la
Gần xa nghe tiếng
Làm biếng ngủ ngày
Từ rày bỏ hết
Có nết có na
Thờ cha kính mẹ
Thương trẻ mến em
Dưới êm trên thuận
Đi đứng dịu dàng
Ra đàng tề chỉnh
Cung kính khiêm nhường
Kẻ thương người mến
Ai đến hỏi chào
Có sao nói vậy
Mắt thấy tai nghe
Còn e lầm lỗi
Phước tội chẳng chừng
Nên đừng nói bậy
Kẻ vạy người ngay
Mặc ai phải chẳng
Ngay thẳng thiệt thà
Việc nhà lần học
Kẻ tóc chơn tơ
Ngày giờ phải tiếc
Cứ việc làm ăn
Cho bằng chúng bạn
Việc bán việc buôn
Học khôn học khéo
Thêu kiểu vá may
Hàng ngày ra sức
Bánh mức nem bì
Món chi cũng giỏi
Mới gọi gái lành
Rạng danh thục nữ
Quân tử hão cừu
Danh lưu hậu thế
Dạy để mấy lời
Phen người dồi ngọc
Trương Minh Ký làm
(Miscelanées số 8 Decembre 1888 trang 15)
(Miscelanées số 8 Decembre 1888 trang 15)
Chàng vâng hoàng chiếu thú an biên,
Đưa tới Hà kiều rẻ thảm riêng,
Ngậm thở ngùi than ngừng giọt lụy,
Ân tình xa cách chớ hề quên.
Đi ra tin đứt có dè sao!
Màn trướng đầu xuân ấm đặng nào!
Dưới bụi quỳnh diêu rêu biếc láng,
San hô trong trướng bụi hồng bao.
Nỗi lìa thuở ấy bắt kinh hoàng,
Đem giũ lòng đâu gặp lại chàng;
Lòng ước làm trăng ngoài biển cả,
Hoặc làm mây nước chói cao san.
Mây móc hàng năm thấy mặt chồng,
Hàng năm trăng biển giọi soi cùng,
Bay đi bay lại cho gần được,
Muôn dặm thấy nhau kẻo đợi trông.
Đường sá vơi vơi cách trở thay!
Hờn chàng ngoài ải ở lâu ngày;
Thuở đi đưa đó lau vàng lá,
Ai ngỡ hoa mai nở bấy chầy.
Trăm hoa rộn rực sớm chào xuân,
Ai đó mà xuân giục kẻ than,
Đầy đất dương sà vì đó vén,
Bông rời không kẻ quét đầy đàng.
Thiệt thơm xuân sớm lối ngoài vườn,
Ôm lấy tần tranh tới hoa đường.
Ngâm khúc Giang nam vì đó khảy,
Tình sâu xin gửi thấu lòng chàng.
Bắc phương hiểm trở vượt non sông,
Muôn dặm non từ dứt nẻo thông,
Trấp bạc gối đầu dầm áo lụy,
Chữ vàng xiêm giẻ thảy xười bông.
Ba xuân hồng nhạn tiếng qua sông,
Ấy đó người lìa đứt ruột trông,
Chửa đứt dây đờn lòng đã đứt,
Đã xong mối thảm, khúc chưa xong.
Chàng nay nhớ thiếp nặng bằng non,
Thiếp cũng nhớ chàng mỗi phút luôn,
Một bổn dệt đem dâng cúng chúa,
Cầu tha chồng thiếp sớm về cùng.
Đưa tới Hà kiều rẻ thảm riêng,
Ngậm thở ngùi than ngừng giọt lụy,
Ân tình xa cách chớ hề quên.
Đi ra tin đứt có dè sao!
Màn trướng đầu xuân ấm đặng nào!
Dưới bụi quỳnh diêu rêu biếc láng,
San hô trong trướng bụi hồng bao.
Nỗi lìa thuở ấy bắt kinh hoàng,
Đem giũ lòng đâu gặp lại chàng;
Lòng ước làm trăng ngoài biển cả,
Hoặc làm mây nước chói cao san.
Mây móc hàng năm thấy mặt chồng,
Hàng năm trăng biển giọi soi cùng,
Bay đi bay lại cho gần được,
Muôn dặm thấy nhau kẻo đợi trông.
Đường sá vơi vơi cách trở thay!
Hờn chàng ngoài ải ở lâu ngày;
Thuở đi đưa đó lau vàng lá,
Ai ngỡ hoa mai nở bấy chầy.
Trăm hoa rộn rực sớm chào xuân,
Ai đó mà xuân giục kẻ than,
Đầy đất dương sà vì đó vén,
Bông rời không kẻ quét đầy đàng.
Thiệt thơm xuân sớm lối ngoài vườn,
Ôm lấy tần tranh tới hoa đường.
Ngâm khúc Giang nam vì đó khảy,
Tình sâu xin gửi thấu lòng chàng.
Bắc phương hiểm trở vượt non sông,
Muôn dặm non từ dứt nẻo thông,
Trấp bạc gối đầu dầm áo lụy,
Chữ vàng xiêm giẻ thảy xười bông.
Ba xuân hồng nhạn tiếng qua sông,
Ấy đó người lìa đứt ruột trông,
Chửa đứt dây đờn lòng đã đứt,
Đã xong mối thảm, khúc chưa xong.
Chàng nay nhớ thiếp nặng bằng non,
Thiếp cũng nhớ chàng mỗi phút luôn,
Một bổn dệt đem dâng cúng chúa,
Cầu tha chồng thiếp sớm về cùng.
Trương Minh Ký
Huỳnh Ái Tông
Theo http://chimviet.free.fr/
Trương
Minh Ký – Nhà văn,
nhà báo đất Sài Gòn – Gia Định
Năm 1865, Gia Định báo – tờ báo Việt ngữ đầu tiên được xuất bản
ở Nam bộ, từ đó trở đi chữ quốc ngữ cũng dần trở thành công cụ đắc lực cho các
nhà văn nhà thơ miền Nam sáng tác.
Đặc biệt, từ lúc Trương Vĩnh Ký tiếp nhận vị trí quản nhiệm tờ
Gia Định báo (1869) thì chữ quốc ngữ càng được truyền bá rộng rãi trong quần
chúng hơn. Cùng với những đóng góp to lớn của Sĩ Tải tiên sinh trong việc truyền
bá chữ quốc ngữ cũng như tạo nên sự thành công của nền văn học quốc ngữ Nam bộ
nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, không thể không kể đến công lao của những học
trò của ông như: Trương Minh Ký, Nguyễn Trọng Quản, Diệp Văn Cương,… Họ chính
là những người tiếp tục chủ trương “phổ biến chữ quốc ngữ bằng mọi phương tiện”
để “trở thành chữ viết của đất nước”[1] mà Sĩ Tải tiên sinh đã đề ra, đồng thời
cũng là những người tiên phong trong các hoạt động dịch thuật, sáng tác văn học
bằng chữ quốc ngữ.
Gia Định báo - Nguồn Internet
|
Với độc giả quen thuộc của tờ Gia Định báo giai đoạn từ năm
1869 đến năm 1900, và cả tầng lớp trí thức Nam bộ thời kì cuối thế kỷ XIX thì
có lẽ Trương Minh Ký không phải là tên tuổi xa lạ. Ông vừa là người cộng tác
thường xuyên với Gia Định báo qua những bài dịch thuật có văn phong gần gũi, chất
phác nhưng đầy tính giáo dục, vừa là một nhà giáo mẫu mực, một nhà dịch thuật
uyên bác, am hiểu nhiều ngoại ngữ. Những tác phẩm của ông không chỉ được đăng
trên báo mà còn xuất bản bán rộng rãi cho công chúng. Ông hẳn có một vị trí nhất
định trong lòng độc giả cũng như công chúng yêu văn học thời đó nên đã từng có
một độc giả của báo Điển Tín đăng bài viết dài 2 trang dưới tiêu đề “Một ông hiền
thứ nhì trong Tam kỳ – Ông Trương Minh Ký”[2] để giới thiệu thân thế cũng như
những hoạt động nổi bật trong sự nghiệp của tiên sinh. Điều này càng được chứng
thực hơn khi Phạm Việt Tuyền – giáo sư của Đại học Văn khoa Huế trước 1975 và
cũng là một trong những người đi tiên phong trong việc nhìn nhận và đánh giá lại
nền văn học miền Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX – đã chọn sự nghiệp của
Trương Minh Ký là đề tài cho luận văn tiến sĩ của mình vào năm 1973, “Sáng chủ
nhật 4.9.1966, Trung tâm văn bút Việt Nam ở Sài Gòn có tổ chức một buổi thuyết
trình với đề tài “Trương Minh Ký trong văn hóa thế kỷ XIX”. Người phụ
trách là Phạm Việt Tuyền. Sau đó, năm 1973, tác giả viết lại thành luận văn thi
tiến sĩ “Trương Minh Ký 1855 – 1900 và văn học thế hệ 1862 – 1913”, chưa in
thành sách”[3]. Như vậy, trước năm 1975, Trương Minh Ký đã từng được nhìn nhận
là một trong những người có công lao truyền bá chữ quốc ngữ và xây dựng nền văn
học quốc ngữ ở Nam bộ. Rất tiếc là luận văn thi tiến sĩ của Phạm Việt Tuyền về
Trương Minh Ký – một công trình nghiên cứu chi tiết nhất về Thế Tải tiên sinh
tính đến thời điểm đó – lại chưa được tìm thấy nên không rõ tác giả Phạm Việt
Tuyền đã tiến hành việc nghiên cứu Trương Minh Ký đến mức độ nào. Ngoài ra, bài
báo “Một ông hiền thứ nhì trong Tam kỳ – Ông Trương Minh Ký” đăng trên tờ Điển
Tín cho thấy người viết nắm khá rõ cuộc đời và những hoạt động của Trương tiên
sinh, nhưng với nội dung gói gọn trong hai trang báo thì tác giả bài báo cũng
không thể cung cấp cho người đọc thông tin chi tiết về con người và sự nghiệp của
Trương tiên sinh.
Ngay cả sau công trình của Phạm Việt Tuyền thì tên tuổi của Trương Minh Ký vẫn là một ẩn số. Nhất là trong các công trình nghiên cứu với mục đích nhìn nhận và đánh giá lại nền văn học quốc ngữ Nam bộ trong những thập niên cuối thế kỷ XX, ngoài những bài viết tương đối chi tiết của Bằng Giang trong quyển Văn học quốc ngữ Nam kỳ 1865 – 1930 thì hầu như không thấy các nhà nghiên cứu đề cập đến một tác giả như Trương Minh Ký, nếu có cũng chỉ là những dòng giới thiệu mang tính khái quát, sơ lược hoặc nội dung không có gì mới hơn so với những chi tiết đã viết trong công trình của Bằng Giang. Với gần 40 trang giấy, Bằng Giang đã cung cấp cho người đọc một vốn hiểu biết tương đối về tác giả Trương Minh Ký qua mảng sáng tác của ông, tuy nhiên về phần tiểu sử của Thế Tải tiên sinh thì Bằng Giang chỉ dành ít dòng giới thiệu tên tuổi quê quán.
Từ năm 2000 trở đi, cùng với chủ trương khôi phục diện mạo nền văn xuôi quốc ngữ Nam bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khá nhiều bài viết và công trình nghiên cứu về văn học Nam bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và các tác giả văn học của thời kì này đã được thực hiện, trong đó có một số tác giả đã chọn Trương Minh Ký làm đề tài nghiên cứu của mình. Nhìn chung, việc nghiên cứu Trương Minh Ký trong các công trình này đã có nhiều tiến triển hơn so với giai đoạn trước, dù vậy độc giả cũng chỉ biết nhiều đến Thế Tải tiên sinh chủ yếu qua mảng sáng tác, còn về nguồn gốc xuất thân và tiểu sử của ông vẫn còn nhiều bí ẩn, hầu hết người ta nói về Trương Minh Ký như một môn sinh của Trương Vĩnh Ký hay thuộc dòng dõi tướng quân Trương Minh Giảng nhưng thực hư thế nào thì chưa được nghiên cứu làm rõ. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi giới thiệu nguồn gốc xuất thân cũng như những hoạt động cụ thể trong bốn mươi lăm năm tại thế của Trương Minh Ký – một trong những tác giả Nam bộ đầu tiên đưa chữ quốc ngữ vào sáng tác văn học, đồng thời cũng xin làm rõ một số thông tin chưa chính xác về tiên sinh đã được công bố trong các công trình trước đó.
Ngay cả sau công trình của Phạm Việt Tuyền thì tên tuổi của Trương Minh Ký vẫn là một ẩn số. Nhất là trong các công trình nghiên cứu với mục đích nhìn nhận và đánh giá lại nền văn học quốc ngữ Nam bộ trong những thập niên cuối thế kỷ XX, ngoài những bài viết tương đối chi tiết của Bằng Giang trong quyển Văn học quốc ngữ Nam kỳ 1865 – 1930 thì hầu như không thấy các nhà nghiên cứu đề cập đến một tác giả như Trương Minh Ký, nếu có cũng chỉ là những dòng giới thiệu mang tính khái quát, sơ lược hoặc nội dung không có gì mới hơn so với những chi tiết đã viết trong công trình của Bằng Giang. Với gần 40 trang giấy, Bằng Giang đã cung cấp cho người đọc một vốn hiểu biết tương đối về tác giả Trương Minh Ký qua mảng sáng tác của ông, tuy nhiên về phần tiểu sử của Thế Tải tiên sinh thì Bằng Giang chỉ dành ít dòng giới thiệu tên tuổi quê quán.
Từ năm 2000 trở đi, cùng với chủ trương khôi phục diện mạo nền văn xuôi quốc ngữ Nam bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khá nhiều bài viết và công trình nghiên cứu về văn học Nam bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và các tác giả văn học của thời kì này đã được thực hiện, trong đó có một số tác giả đã chọn Trương Minh Ký làm đề tài nghiên cứu của mình. Nhìn chung, việc nghiên cứu Trương Minh Ký trong các công trình này đã có nhiều tiến triển hơn so với giai đoạn trước, dù vậy độc giả cũng chỉ biết nhiều đến Thế Tải tiên sinh chủ yếu qua mảng sáng tác, còn về nguồn gốc xuất thân và tiểu sử của ông vẫn còn nhiều bí ẩn, hầu hết người ta nói về Trương Minh Ký như một môn sinh của Trương Vĩnh Ký hay thuộc dòng dõi tướng quân Trương Minh Giảng nhưng thực hư thế nào thì chưa được nghiên cứu làm rõ. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi giới thiệu nguồn gốc xuất thân cũng như những hoạt động cụ thể trong bốn mươi lăm năm tại thế của Trương Minh Ký – một trong những tác giả Nam bộ đầu tiên đưa chữ quốc ngữ vào sáng tác văn học, đồng thời cũng xin làm rõ một số thông tin chưa chính xác về tiên sinh đã được công bố trong các công trình trước đó.
Trong các tài liệu nói về Trương Minh Ký mà chúng tôi đã tìm
thấy thì hầu hết không nói rõ về nguồn gốc tổ tiên của ông. Thường thì người viết
chỉ cho biết Trương Minh Ký thuộc dòng dõi Trương Minh Giảng – đại tướng quân
dưới triều Nguyễn – nhưng không nói cụ thể mối quan hệ giữa hai người, còn những
tư liệu khác thì chỉ cho biết quê quán, họ tên cha mẹ của ông mà cũng không nói
chi tiết về gia đình ông. Trong quá trình tìm kiếm tư liệu, người viết may mắn
được tiếp xúc với ông Võ Văn Sổ – thành viên của nhóm Nghiên cứu và Thực hành
Gia phả Thành phố Hồ Chí Minh, người đã tìm ra bản gia phả họ Trương Minh viết
bằng chữ Hán được lưu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội và sau đó biên dịch lại
chữ quốc ngữ – nhờ vậy mà đã truy tìm lại nguồn gốc tổ tiên cũng như nguyên
quán của Trương Minh Ký.
Theo “Trương gia từ đường thế phả toàn tập” thì ông nguyên tổ của Trương Minh Ký có nguyên quán tại Quảng Bình, sau đó di cư vào Bình Định: “Trương Đạt, tự Văn Phòng. Ông nguyên quán tỉnh Quảng Bình, phủ Quảng Ninh, huyện Khang Lộc (nay là Phong Lộc) tổng Hoàng Phổ, xã Trường Dục, thiên cư vào tỉnh Bình Định, phủ Quy Nhơn (nay là An Nhơn) huyện Tuy Viễn, tổng Thời Hòa (nay là Mỹ Thuận) thôn Nhơn Thuận (xưa là An Mỹ) lấy nghề nông làm nghiệp”[4].
Ông thủy tổ cũng lập nghiệp tại Bình Định nhưng đến đời ông tổ thứ nhất của Trương Minh Ký (tính theo gia phả) thì dòng họ Trương Minh một lần nữa di cư vào sâu trong vùng đất Nam Kỳ, chọn Hanh Thông xã, thuộc Gia Định làm nơi dừng chân để dựng nghiệp: “Ông tổ đời thứ nhất là Trương Văn Mít (1725 – 1778) tức người đầu tiên, đầu xuân Mậu Dần, vào khai canh tại Hanh Thông xã, thuộc Gò Vấp nay”[5]. Như vậy tính đến thời Trương Minh Ký thì dòng họ Trương Minh đã định canh định cư tại Gia Định trên một thế kỷ. Dòng họ ấy không chỉ là một gia tộc lớn mà còn là một danh gia nhờ vào danh tiếng của tướng quân Trương Minh Giảng. Nếu tính theo vai vế thì Trương Minh Ký gọi Trương Minh Giảng bằng ông chú, xưng cháu vì Trương Minh Giảng thuộc đời thứ ba, còn Trương Minh Ký nằm ở thế hệ thứ năm.
Ngay khi còn tại thế, Trương Minh Ký đã chú ý đến việc lập gia phả cho gia tộc mình. Chính tay ông đã lập một bản gia phả dòng họ Trương Minh khá chi tiết và đầy đủ, trong đó, ông còn ghi những dòng nhắn nhủ con cháu sau này nên tiếp tục công việc ghi chép bản gia phả của gia tộc: “Nghĩ trong họ đông người, e kẻ sau đặt tên con cái trùng tên ông bà, cô bác là không yên, vậy phải in tên người lớp trước cho con cháu kiêng nể, còn mỗi vị, sanh tử, ngày giờ, năm tháng, mồ mả tại đâu thì có bổn chánh nơi nhà thờ.
Mẹ đẻ cha nuôi mới sống mà!
Phải thương, phải tưởng đến Ông Bà.
Làm người hiếu nghĩa suy nguồn cội,
Có mẹ, có cha mới có ta.
Thế Tải, Trương Minh Ký bái lục.
Lời dặn: – Đời thứ năm, thứ sáu, thứ bảy hiện tại, bây giờ đây phải tiếp biên con cái mình, sanh tử, ngày giờ, năm tháng cùng tại đâu – (Gia Định, mồng 10 tháng Giêng năm Đinh Dậu, 1897)”[6].
Theo “Trương gia từ đường thế phả toàn tập” thì ông nguyên tổ của Trương Minh Ký có nguyên quán tại Quảng Bình, sau đó di cư vào Bình Định: “Trương Đạt, tự Văn Phòng. Ông nguyên quán tỉnh Quảng Bình, phủ Quảng Ninh, huyện Khang Lộc (nay là Phong Lộc) tổng Hoàng Phổ, xã Trường Dục, thiên cư vào tỉnh Bình Định, phủ Quy Nhơn (nay là An Nhơn) huyện Tuy Viễn, tổng Thời Hòa (nay là Mỹ Thuận) thôn Nhơn Thuận (xưa là An Mỹ) lấy nghề nông làm nghiệp”[4].
Ông thủy tổ cũng lập nghiệp tại Bình Định nhưng đến đời ông tổ thứ nhất của Trương Minh Ký (tính theo gia phả) thì dòng họ Trương Minh một lần nữa di cư vào sâu trong vùng đất Nam Kỳ, chọn Hanh Thông xã, thuộc Gia Định làm nơi dừng chân để dựng nghiệp: “Ông tổ đời thứ nhất là Trương Văn Mít (1725 – 1778) tức người đầu tiên, đầu xuân Mậu Dần, vào khai canh tại Hanh Thông xã, thuộc Gò Vấp nay”[5]. Như vậy tính đến thời Trương Minh Ký thì dòng họ Trương Minh đã định canh định cư tại Gia Định trên một thế kỷ. Dòng họ ấy không chỉ là một gia tộc lớn mà còn là một danh gia nhờ vào danh tiếng của tướng quân Trương Minh Giảng. Nếu tính theo vai vế thì Trương Minh Ký gọi Trương Minh Giảng bằng ông chú, xưng cháu vì Trương Minh Giảng thuộc đời thứ ba, còn Trương Minh Ký nằm ở thế hệ thứ năm.
Ngay khi còn tại thế, Trương Minh Ký đã chú ý đến việc lập gia phả cho gia tộc mình. Chính tay ông đã lập một bản gia phả dòng họ Trương Minh khá chi tiết và đầy đủ, trong đó, ông còn ghi những dòng nhắn nhủ con cháu sau này nên tiếp tục công việc ghi chép bản gia phả của gia tộc: “Nghĩ trong họ đông người, e kẻ sau đặt tên con cái trùng tên ông bà, cô bác là không yên, vậy phải in tên người lớp trước cho con cháu kiêng nể, còn mỗi vị, sanh tử, ngày giờ, năm tháng, mồ mả tại đâu thì có bổn chánh nơi nhà thờ.
Mẹ đẻ cha nuôi mới sống mà!
Phải thương, phải tưởng đến Ông Bà.
Làm người hiếu nghĩa suy nguồn cội,
Có mẹ, có cha mới có ta.
Thế Tải, Trương Minh Ký bái lục.
Lời dặn: – Đời thứ năm, thứ sáu, thứ bảy hiện tại, bây giờ đây phải tiếp biên con cái mình, sanh tử, ngày giờ, năm tháng cùng tại đâu – (Gia Định, mồng 10 tháng Giêng năm Đinh Dậu, 1897)”[6].
Mộ Trương Minh Ký nằm trong một khu đất,
bốn phía xung
quanh là nhà dân. Nguồn: Internet
|
Cuộc đời của Trương Minh Ký
Như đã nói ở trên, các tư liệu đã xuất bản hoặc đăng trên báo
viết về Trương Minh Ký đều không nói cụ thể nguồn gốc cũng như xuất thân của
ông. Ngoài luận văn về tác giả Trương Minh Ký của Phạm Việt Tuyền mà hiện nay
người viết chưa tìm thấy, thì phần viết về Trương Minh Ký trong quyển sách “Văn
học quốc ngữ ở Nam kỳ 1865 – 1930” của Bằng Giang có thể xem là chi tiết nhất
trong các tư liệu mà người viết đã tiếp xúc. Ngoài ra, để hoàn chỉnh phần tiểu
sử của Trương Minh Ký tiên sinh, chúng tôi đã dựa vào bản gia phả dòng tộc
Trương Minh mà ông Võ Văn Sổ cung cấp để so sánh và đối chiếu (hiện chúng tôi
giữ cả hai bản gia phả: 1. Bản gia phả do một người trong dòng tộc Trương Minh
chấp bút viết bằng chữ Hán, lập năm 1886; 2. Bản gia phả do chính tay Trương
Minh Ký lập năm 1897, đánh máy dưới hình thức chữ quốc ngữ), sau đó mới đưa ra
những kết luận về cuộc đời của tiên sinh.
Trương Minh Ký sinh vào ngày 23/10/1855, nhằm giờ Thìn ngày 13 tháng 9 năm Ất Mão dưới thời Tự Đức. Tên cúng cơm của ông là Trương Minh Ngôn nhưng sau này, khi được học với thầy Trương Vĩnh Ký, vì cảm mến cái tài, cái đức của thầy nên ông đã đổi tên thành Trương Minh Ký. Riêng về tên hiệu Thế Tải thì không phải do Trương Minh Ký tự xưng mà được Huỳnh Quốc Công Miên Triệu đặt cho nhân chuyến ông cùng đoàn sứ Việt Nam tham dự Hội Đấu xảo ở Pháp, cái tên ấy được đặt vào ngày 03/7/1889. Kể từ đó, trong các sáng tác của ông, người ta thấy ông luôn đặt tên hiệu của mình ngay trước tên Trương Minh Ký. Ngoài ra, ông còn có một biệt hiệu khác là Mai Nham.
Cha của Trương Minh Ký, ông Trương Minh Cẩn, là một nhà nho chính thống. Ông vốn xuất thân trong một gia đình buôn bán, là trưởng nam nhưng ông không nối nghiệp cha mà theo nghiệp nho. Ông có hai vợ, chính thất là bà Phạm Thị Nguyệt và kế thất là bà Đặng Thị Ký. Trương Minh Ký là con trai trưởng của ông Trương Minh Cẩn và bà chính thất, ông còn có hai người em, một em gái (cùng mẹ) và một em trai (con bà kế thất). Mẹ ông cũng vốn là con dòng Nho giáo, quê ở thôn Long Điền nhưng tiếc thay bà mất rất sớm, khi tuổi đời vừa tròn hai mươi lăm. Trương Minh Ký mồ côi mẹ khi tuổi mới lên bảy, không có bàn tay của mẹ chăm sóc quả là một thiệt thòi lớn cho ông nhưng không phải vì thế mà ông phải sống cuộc đời bất hạnh. Mất mẹ nhưng bù lại Trương Minh Ký nhận được sự chăm sóc hết sức chu đáo của thân phụ. Vừa đến tuổi đi học thì ông đã được cha đưa đi thụ giáo ở các thầy giỏi, cho theo học ở các trường danh tiếng nhất, nên tuy tuổi đời còn khá trẻ nhưng người Thanh niên Trương Minh Ký đã sớm được mọi người biết đến như một trong những bậc tài danh lúc đó. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì thân phụ Thế Tải tiên sinh là một nhà nho nên ông rất chú trọng đến việc giáo dục con cái; mặt khác ông vốn hiếm con, tính cả hai người vợ thì chỉ có ba người con thôi, trong đó, Trương Minh Ký là con cả nên càng được đầu tư nhiều hơn để làm gương cho những đứa em sau noi theo.
Từ nhỏ Thế Tải tiên sinh đã thể hiện bản thân là một bậc thông minh, đỉnh ngộ. Ông học chữ Nho tại trường đạo của Trương Vĩnh Ký, sau khi học xong Ngũ kinh ông chuyển sang học tiếng Pháp. Ông là một trong những học trò giỏi nhất của trường nên rất được thầy Sĩ Tải quý mến. Đến năm mười chín tuổi, ông lấy bằng Tài năng thượng hạng (Brevet supérieur des instituteurs) tại Trường Khải Tường (còn gọi là Trường Chasseloup Laubat). Đây cũng là nơi ông bắt đầu sự nghiệp giáo dục của mình, ông dạy chữ Nho và chữ Tây cho học sinh. Trương Minh Ký không chỉ dạy học cho Trường Chasseloup Laubat mà còn là giáo viên của trường Thông ngôn (dạy chung với thầy của mình – Trương Vĩnh Ký), Trường Sĩ Hoạn.
Năm Trương Minh Ký tròn hai mươi tuổi, tức một năm sau khi tốt nghiệp trường Khải Tường, ông lập gia đình. Theo bản “Trương gia từ đường thế phả toàn tập” thì Trương Minh Ký có tổng cộng ba người vợ và mười ba người con, nhưng xét theo bản gia phả do chính ông lập thì chỉ thấy tên của bà chính thất là Nguyễn Thị Nhờ– con gái của quan tri huyện Nguyễn Như Cương, quê xã Bình Hòa. Ở đây chúng tôi cho rằng có lẽ thông tin ở cả hai bản đều đúng nhưng Trương Minh Ký chỉ thừa nhận bà Nguyễn Thị Nhờ là vợ chính thức. Kết quả của cuộc hôn nhân rất xứng lứa vừa đôi này (tiên sinh tròn hai mươi, bà Nhờ vừa mười chín) là mười người con, sáu trai bốn gái.
Năm 1879, ông được thăng chức thầy Tư nghiệp (sau này người ta gọi là Huấn đạo), “Trương Minh Ký nguyên làm thầy giáo giúp hạng ba, lên hạng nhì, đồng niên năm 1400 quan tiền”[7]. Cũng cần lưu ý chức thầy giáo giúp của Trương Minh Ký là một ngạch giáo chức cao hơn giáo viên, không phải là trợ giáo (theo Bùi Đức Tịnh). Với vốn kiến thức rộng, tinh thông nhiều ngoại ngữ: Hán ngữ, Pháp ngữ và quốc ngữ nên năm 1880, ông được quan Nguyên soái Le Myre de Villers tín nhiệm và giao phận sự dìu dắt mười du học sinh trường Bổn quốc, trong đó có Nguyễn Trọng Quản, Diệp Văn Cương sang Alger (thủ đô một nước thuộc địa của Pháp ở Bắc Phi) để học tiếp bậc trung học phổ thông. Về chi tiết này có một số nhà nghiên cứu cho rằng Trương Minh Ký là một thành viên trong tốp mười du học sinh đó[8], tuy nhiên sau khi tìm hiểu kỹ người viết cho rằng thông tin này không chính xác. Thứ nhất, bài viết trên báo Điển tín có ghi rõ thế này: “Qua đầu năm 1880, ông[9] đắc lịnh quan Nguyên soái Le Myre de Villers, đem qua Alger mươi người Thanh niên học sanh của trường Bổn quốc đặng học bậc Cao đẳng”; thứ hai, quyển Văn học Quốc ngữ ở Nam kì 1865 – 1930 của Bằng Giang cũng có đoạn nói đến chi tiết này: “Thầy Lazaro Phiền (…) tác giả[10] đề tặng Diệp Văn Cương và các bạn đã cùng học ở trường trung học tại Alger (nay là thủ đô của nước Cộng hòa An – giê – ri ở Bắc Phi). Tác giả đã được học bổng đi Alger năm 1880. Người hướng dẫn đoàn du học sinh trong chuyến đi này là Trương Minh Ký”. Ngoài ra, các tác giả của bộ Từ điển văn học (mới) cũng đồng quan điểm cho rằng Trương Minh Ký là người dẫn dắt đoàn du học sinh này. Chuyến đi Tây đầu tiên đã tạo cơ hội cho ông bổ sung thêm vốn ngoại ngữ cũng như nhiều kiến thức văn hóa cho bản thân. Song song với công việc dạy học, ông còn là một cộng tác viên thường xuyên cho Gia Định báo và Thông loại khóa trình. Gia Định báo lúc đầu do Trương Vĩnh Ký quản nhiệm (từ năm 1869) nhưng theo Bằng Giang thì đến năm 1881 Trương Minh Ký đã thay Sĩ Tải tiên sinh lên làm quản lý tờ báo. Về vấn đề này chúng tôi chưa dám khẳng định hoàn toàn vì còn nhiều ý kiến khác nhau, một số tác giả đồng ý kiến với Bằng Giang như tác giả Nguyễn Q.Thắng trong quyển Từ điển tác gia Việt Nam hay các tác giả của bộ Từ điển văn học (mới); một số nhà nghiên cứu khác thì chỉ xem Trương Minh Ký như một người làm công tác biên tập. Vậy nên chi tiết Trương Minh Ký có làm chủ bút tờ Gia Định báo hay không thiết nghĩ cần phải có thêm nhiều chứng cứ xác thực nữa (rất tiếc là chúng tôi không có tư liệu Gia Định báo năm 1881), còn riêng việc ông tham gia vào ban biên tập của tờ báo là một điều có thể khẳng định. Nhà nghiên cứu Huỳnh Văn Tòng, trong công trình Báo chí Việt Nam từ khởi nguyên thủy đến 1945, đã viết như sau: “Ban biên tập gồm có Tôn Thọ Tường, Trương Minh Ký, và nhất là viên chủ bút Huỳnh Tịnh Của đã đảm nhiệm cùng với ông Trương Vĩnh Ký phiên dịch những tài liệu chính thức bằng Pháp văn ra Việt văn (diễn văn, nghị định, công văn…) để đăng trên Gia Định báo”.
Có một chi tiết mà người viết cũng chưa thực sự khẳng định vì các tư liệu không nói đến một cách cụ thể nhưng nêu ra đây như một nghi vấn, đó là có một giai đoạn tiên sinh đã xuống làm việc tại Mỹ Tho, không rõ thời gian ông đến và đi nhưng theo Trương gia từ đường thế phả toàn tập thì người con thứ năm của ông đã được hạ sinh tại Mỹ Tho vào tháng 3 năm 1883, có thể đây là thời điểm Trương Minh Ký đã ở và làm việc tại đó. Trong những năm tháng ở Mỹ Tho, Thế Tải tiên sinh đã giúp dân chúng Gò Công mở đường sá, xây dựng trường học, tạo điều kiện cho con em ở đó có cơ hội đến trường (Theo bài viết đăng báo Điển Tín).
Trương Minh Ký sinh vào ngày 23/10/1855, nhằm giờ Thìn ngày 13 tháng 9 năm Ất Mão dưới thời Tự Đức. Tên cúng cơm của ông là Trương Minh Ngôn nhưng sau này, khi được học với thầy Trương Vĩnh Ký, vì cảm mến cái tài, cái đức của thầy nên ông đã đổi tên thành Trương Minh Ký. Riêng về tên hiệu Thế Tải thì không phải do Trương Minh Ký tự xưng mà được Huỳnh Quốc Công Miên Triệu đặt cho nhân chuyến ông cùng đoàn sứ Việt Nam tham dự Hội Đấu xảo ở Pháp, cái tên ấy được đặt vào ngày 03/7/1889. Kể từ đó, trong các sáng tác của ông, người ta thấy ông luôn đặt tên hiệu của mình ngay trước tên Trương Minh Ký. Ngoài ra, ông còn có một biệt hiệu khác là Mai Nham.
Cha của Trương Minh Ký, ông Trương Minh Cẩn, là một nhà nho chính thống. Ông vốn xuất thân trong một gia đình buôn bán, là trưởng nam nhưng ông không nối nghiệp cha mà theo nghiệp nho. Ông có hai vợ, chính thất là bà Phạm Thị Nguyệt và kế thất là bà Đặng Thị Ký. Trương Minh Ký là con trai trưởng của ông Trương Minh Cẩn và bà chính thất, ông còn có hai người em, một em gái (cùng mẹ) và một em trai (con bà kế thất). Mẹ ông cũng vốn là con dòng Nho giáo, quê ở thôn Long Điền nhưng tiếc thay bà mất rất sớm, khi tuổi đời vừa tròn hai mươi lăm. Trương Minh Ký mồ côi mẹ khi tuổi mới lên bảy, không có bàn tay của mẹ chăm sóc quả là một thiệt thòi lớn cho ông nhưng không phải vì thế mà ông phải sống cuộc đời bất hạnh. Mất mẹ nhưng bù lại Trương Minh Ký nhận được sự chăm sóc hết sức chu đáo của thân phụ. Vừa đến tuổi đi học thì ông đã được cha đưa đi thụ giáo ở các thầy giỏi, cho theo học ở các trường danh tiếng nhất, nên tuy tuổi đời còn khá trẻ nhưng người Thanh niên Trương Minh Ký đã sớm được mọi người biết đến như một trong những bậc tài danh lúc đó. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì thân phụ Thế Tải tiên sinh là một nhà nho nên ông rất chú trọng đến việc giáo dục con cái; mặt khác ông vốn hiếm con, tính cả hai người vợ thì chỉ có ba người con thôi, trong đó, Trương Minh Ký là con cả nên càng được đầu tư nhiều hơn để làm gương cho những đứa em sau noi theo.
Từ nhỏ Thế Tải tiên sinh đã thể hiện bản thân là một bậc thông minh, đỉnh ngộ. Ông học chữ Nho tại trường đạo của Trương Vĩnh Ký, sau khi học xong Ngũ kinh ông chuyển sang học tiếng Pháp. Ông là một trong những học trò giỏi nhất của trường nên rất được thầy Sĩ Tải quý mến. Đến năm mười chín tuổi, ông lấy bằng Tài năng thượng hạng (Brevet supérieur des instituteurs) tại Trường Khải Tường (còn gọi là Trường Chasseloup Laubat). Đây cũng là nơi ông bắt đầu sự nghiệp giáo dục của mình, ông dạy chữ Nho và chữ Tây cho học sinh. Trương Minh Ký không chỉ dạy học cho Trường Chasseloup Laubat mà còn là giáo viên của trường Thông ngôn (dạy chung với thầy của mình – Trương Vĩnh Ký), Trường Sĩ Hoạn.
Năm Trương Minh Ký tròn hai mươi tuổi, tức một năm sau khi tốt nghiệp trường Khải Tường, ông lập gia đình. Theo bản “Trương gia từ đường thế phả toàn tập” thì Trương Minh Ký có tổng cộng ba người vợ và mười ba người con, nhưng xét theo bản gia phả do chính ông lập thì chỉ thấy tên của bà chính thất là Nguyễn Thị Nhờ– con gái của quan tri huyện Nguyễn Như Cương, quê xã Bình Hòa. Ở đây chúng tôi cho rằng có lẽ thông tin ở cả hai bản đều đúng nhưng Trương Minh Ký chỉ thừa nhận bà Nguyễn Thị Nhờ là vợ chính thức. Kết quả của cuộc hôn nhân rất xứng lứa vừa đôi này (tiên sinh tròn hai mươi, bà Nhờ vừa mười chín) là mười người con, sáu trai bốn gái.
Năm 1879, ông được thăng chức thầy Tư nghiệp (sau này người ta gọi là Huấn đạo), “Trương Minh Ký nguyên làm thầy giáo giúp hạng ba, lên hạng nhì, đồng niên năm 1400 quan tiền”[7]. Cũng cần lưu ý chức thầy giáo giúp của Trương Minh Ký là một ngạch giáo chức cao hơn giáo viên, không phải là trợ giáo (theo Bùi Đức Tịnh). Với vốn kiến thức rộng, tinh thông nhiều ngoại ngữ: Hán ngữ, Pháp ngữ và quốc ngữ nên năm 1880, ông được quan Nguyên soái Le Myre de Villers tín nhiệm và giao phận sự dìu dắt mười du học sinh trường Bổn quốc, trong đó có Nguyễn Trọng Quản, Diệp Văn Cương sang Alger (thủ đô một nước thuộc địa của Pháp ở Bắc Phi) để học tiếp bậc trung học phổ thông. Về chi tiết này có một số nhà nghiên cứu cho rằng Trương Minh Ký là một thành viên trong tốp mười du học sinh đó[8], tuy nhiên sau khi tìm hiểu kỹ người viết cho rằng thông tin này không chính xác. Thứ nhất, bài viết trên báo Điển tín có ghi rõ thế này: “Qua đầu năm 1880, ông[9] đắc lịnh quan Nguyên soái Le Myre de Villers, đem qua Alger mươi người Thanh niên học sanh của trường Bổn quốc đặng học bậc Cao đẳng”; thứ hai, quyển Văn học Quốc ngữ ở Nam kì 1865 – 1930 của Bằng Giang cũng có đoạn nói đến chi tiết này: “Thầy Lazaro Phiền (…) tác giả[10] đề tặng Diệp Văn Cương và các bạn đã cùng học ở trường trung học tại Alger (nay là thủ đô của nước Cộng hòa An – giê – ri ở Bắc Phi). Tác giả đã được học bổng đi Alger năm 1880. Người hướng dẫn đoàn du học sinh trong chuyến đi này là Trương Minh Ký”. Ngoài ra, các tác giả của bộ Từ điển văn học (mới) cũng đồng quan điểm cho rằng Trương Minh Ký là người dẫn dắt đoàn du học sinh này. Chuyến đi Tây đầu tiên đã tạo cơ hội cho ông bổ sung thêm vốn ngoại ngữ cũng như nhiều kiến thức văn hóa cho bản thân. Song song với công việc dạy học, ông còn là một cộng tác viên thường xuyên cho Gia Định báo và Thông loại khóa trình. Gia Định báo lúc đầu do Trương Vĩnh Ký quản nhiệm (từ năm 1869) nhưng theo Bằng Giang thì đến năm 1881 Trương Minh Ký đã thay Sĩ Tải tiên sinh lên làm quản lý tờ báo. Về vấn đề này chúng tôi chưa dám khẳng định hoàn toàn vì còn nhiều ý kiến khác nhau, một số tác giả đồng ý kiến với Bằng Giang như tác giả Nguyễn Q.Thắng trong quyển Từ điển tác gia Việt Nam hay các tác giả của bộ Từ điển văn học (mới); một số nhà nghiên cứu khác thì chỉ xem Trương Minh Ký như một người làm công tác biên tập. Vậy nên chi tiết Trương Minh Ký có làm chủ bút tờ Gia Định báo hay không thiết nghĩ cần phải có thêm nhiều chứng cứ xác thực nữa (rất tiếc là chúng tôi không có tư liệu Gia Định báo năm 1881), còn riêng việc ông tham gia vào ban biên tập của tờ báo là một điều có thể khẳng định. Nhà nghiên cứu Huỳnh Văn Tòng, trong công trình Báo chí Việt Nam từ khởi nguyên thủy đến 1945, đã viết như sau: “Ban biên tập gồm có Tôn Thọ Tường, Trương Minh Ký, và nhất là viên chủ bút Huỳnh Tịnh Của đã đảm nhiệm cùng với ông Trương Vĩnh Ký phiên dịch những tài liệu chính thức bằng Pháp văn ra Việt văn (diễn văn, nghị định, công văn…) để đăng trên Gia Định báo”.
Có một chi tiết mà người viết cũng chưa thực sự khẳng định vì các tư liệu không nói đến một cách cụ thể nhưng nêu ra đây như một nghi vấn, đó là có một giai đoạn tiên sinh đã xuống làm việc tại Mỹ Tho, không rõ thời gian ông đến và đi nhưng theo Trương gia từ đường thế phả toàn tập thì người con thứ năm của ông đã được hạ sinh tại Mỹ Tho vào tháng 3 năm 1883, có thể đây là thời điểm Trương Minh Ký đã ở và làm việc tại đó. Trong những năm tháng ở Mỹ Tho, Thế Tải tiên sinh đã giúp dân chúng Gò Công mở đường sá, xây dựng trường học, tạo điều kiện cho con em ở đó có cơ hội đến trường (Theo bài viết đăng báo Điển Tín).
Bia mộ Trương Minh Ký. Nguồn Youtube
|
Năm 1889, được ông Landes (nhất hạng tham biện lúc đó) tiến cử,
Trương Minh Ký làm thông ngôn cho phái đoàn của triều đình Huế đi sứ sang Pháp
tham dự Hội Đấu xảo tại Paris. Cũng trong chuyến đi này, nhận thấy công lao
cũng như vốn kiến thức uyên bác của Thế Tải tiên sinh, nhà nước Pháp phong thưởng
cho ông tước Hàn lâm viện cùng số tiền là năm trăm (không rõ đơn vị); còn triều
đình nhà Nguyễn – dưới thời Thành Thái đã ân thưởng cho ông Kim khánh trung hạng
cùng với cặp cống sa màu lục và màu hồng. Sau khi trở về, ông vẫn tiếp tục công
việc viết báo, sáng tác và làm thông sự ở ty Phiên dịch Nam Kỳ (từ năm 1890 đến
ngày tiên sinh tạ thế). Công việc đang tiến triển tốt đẹp thì ông đã ngã bệnh
và mất vào ngày 11/ 8/1900 (nhằm ngày 17 tháng 7 năm Canh Tí). Mộ Trương Minh
Ký được táng bên cạnh mộ vợ ở phía sau nhà thờ gia tộc họ Trương, nằm trong
khuôn viên của nhà dân tại số 163/25 E, đường Nguyễn Văn Nghi, phường 7, Quận
Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh. Xung quanh nhà mộ của ông còn có nhà mộ của anh em, con
cháu ông. Kiến trúc của nhà mộ Trương Minh Ký nhìn từ bên ngoài trông khá đẹp
nhưng tiếc là bên trong đã không còn bia mộ của ông, người ta đã san bằng mất
phần mộ của vợ chồng tiên sinh để làm gian nhà sinh hoạt. Nếu có vị khách lạ
nào tình cờ bước vào, có thể họ nghĩ đấy không phải là nhà mộ mà chỉ là nhà ở
bình thường. Ngẫm nghĩ lại cũng đáng buồn, Thế Tải tiên sinh có lẽ không mong
ba trăm năm sau có người tưởng nhớ đến mình nhưng cũng không ngờ rằng chỉ vừa
tròn trăm năm tạ thế mà nơi yên nghỉ ngàn thu của ông đã biến đổi ra nông nỗi
thế!.
Tài liệu tham khảo:
[1] Lê Hồng Phước (2005), Tìm hiểu sự nghiệp của Trương Vĩnh Ký, Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân chuyên ngành Văn học Việt Nam, Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG-HCM, tr.26.
[2] Bài báo được người viết tình cờ tìm thấy ở Thư viện Tổng hợp TP.HCM. Văn bản bài báo được dán trên trang bìa của tác phẩm Trương lưu hầu phú của Trương Vĩnh Ký (xuất bản tại nhà hàng in C.Guilland et Martinon – Sài Gòn, 1882), đã mất phần in ngày tháng phát hành nên không biết chính xác tác giả bài báo tên gì? Phát hành ở số báo mấy? Năm nào?
[3] Bằng Giang (1992), Văn học quốc ngữ ở Nam Kỳ 1865 – 1930, Nxb Trẻ, TP.Hồ Chí Minh, tr.95.
[4] Nhóm nghiên cứu và thực hành gia phả Thành phố Hồ Chí Minh sưu tầm và biên dịch (1998), Trương gia từ đường thế phả toàn tập, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.5.
[5] Nhóm nghiên cứu và thực hành gia phả Thành phố Hồ Chí Minh sưu tầm và biên dịch, Sđd, tr.6.
[6] Trương Minh Ký (1896), Trương gia từ thế phổ, bản đánh máy, tr.5.
[7] Bùi Đức Tịnh (1992), Những bước đầu của báo chí, tiểu thuyết và thơ Mới, Nxb TP. Hồ Chí Minh, tr.21.
[8] Nguyễn Q. Thắng (1990), Tiến trình văn nghệ miền Nam, Nxb Tổng hợp An Giang, tr.926-927.
[9] Tức là Trương Minh Ký.
[10] Tác giả ở đây là Nguyễn Trọng Quản.
[1] Lê Hồng Phước (2005), Tìm hiểu sự nghiệp của Trương Vĩnh Ký, Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân chuyên ngành Văn học Việt Nam, Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG-HCM, tr.26.
[2] Bài báo được người viết tình cờ tìm thấy ở Thư viện Tổng hợp TP.HCM. Văn bản bài báo được dán trên trang bìa của tác phẩm Trương lưu hầu phú của Trương Vĩnh Ký (xuất bản tại nhà hàng in C.Guilland et Martinon – Sài Gòn, 1882), đã mất phần in ngày tháng phát hành nên không biết chính xác tác giả bài báo tên gì? Phát hành ở số báo mấy? Năm nào?
[3] Bằng Giang (1992), Văn học quốc ngữ ở Nam Kỳ 1865 – 1930, Nxb Trẻ, TP.Hồ Chí Minh, tr.95.
[4] Nhóm nghiên cứu và thực hành gia phả Thành phố Hồ Chí Minh sưu tầm và biên dịch (1998), Trương gia từ đường thế phả toàn tập, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.5.
[5] Nhóm nghiên cứu và thực hành gia phả Thành phố Hồ Chí Minh sưu tầm và biên dịch, Sđd, tr.6.
[6] Trương Minh Ký (1896), Trương gia từ thế phổ, bản đánh máy, tr.5.
[7] Bùi Đức Tịnh (1992), Những bước đầu của báo chí, tiểu thuyết và thơ Mới, Nxb TP. Hồ Chí Minh, tr.21.
[8] Nguyễn Q. Thắng (1990), Tiến trình văn nghệ miền Nam, Nxb Tổng hợp An Giang, tr.926-927.
[9] Tức là Trương Minh Ký.
[10] Tác giả ở đây là Nguyễn Trọng Quản.
Phạm Thị Tố Thy
Thạc sĩ, Trường ĐH Trà Vinh
Nguồn: CLB sử học trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét