Nguyễn Tấn Long - Nguyễn Hữu Trọng
Tác phẩm:
Nữ lưu và văn học
Viếng phòng vắng
Hai cô thiếu nữ
Bức thư gởi cho tất cả ai ưa hay là ghét lối thơ mới
Viếng phòng vắng
Hai cô thiếu nữ
Bức thư gởi cho tất cả ai ưa hay là ghét lối thơ mới
Nguyễn Thị Manh Manh là biệt hiệu, nữ sĩ thường
ký tắt là Manh Manh, tên thật là Nguyễn Thị Kiêm, sinh năm 1914 tại tỉnh Gò
Công (Nam phần). Con của một công chức, tri huyện Nguyễn Đình Trị, tục danh
Huyện Trị; ông cũng là một cây bút trong làng báo lúc bấy giờ.
Thuở nhỏ nữ sĩ Manh Manh học ở trường Áo Tím, tức trường Gia
Long ngày nay. Sau khi tốt nghiệp bằng Thành chung, gặp ngay những nhát búa đầu
tiên của ông Phan Khôi khai sơn phá thạch cho nền thơ mới; lúc bấy giờ nữ sĩ là
phóng viên của một tờ báo ở Sài Gòn, một mặt cổ võ cho thơ mới và sáng tác theo
lối thơ phá thể, một mặt gây phong trào Nữ lưu và Văn học, đánh thức giới phụ
nữ, khơi động nguồn máu văn học của các bà Đoàn Thị Điểm, bà Huyện Thanh Quan
v.v...
Hòa nhịp, ta phải kể thêm nữ chiến sĩ, bà Phan Văn Gia, đứng lên
đòi giải phóng phụ nữ, đòi nam nữ bình quyền. Lại nữa, cô Bùi Thị Út với thiện
chí cải tạo con người phụ nữ từ bấy lâu quan niệm phải ẻo lả, mảnh mai, cô hô
hào phong trào Phụ nữ Thể dục.
Đây, ta có thể coi như một thời kỳ (từ 1932), những con người từ
chốn buồng the đứng ra làm một cuộc cách mạng toàn diện mà nữ sĩ Nguyễn Thị
Manh Manh đã đóng góp không nhỏ vào văn học nước nhà.
Sau cuộc khởi nghĩa 1945, khoảng 1950, nữ sĩ sang Pháp rồi không
nghe tin tức gì cho đến ngày nay.
Giữa
lúc đô thành Sài Gòn đang sống trong khung cảnh trầm lặng, đột nhiên xuất hiện
trên tạp chí Phụ nữ tân văn số
122 ngày 10-3-1932, một bài thơ mới đầu tiên mang tên Tình già với lời giới thiệu của nhà "
sáng tạo " Phan Khôi như sau: "Một
lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ ". Lúc bấy giờ là
thời kỳ hưng thịnh của báo Phụ nữ tân văn nên
sức truyền bá rất rộng rãi. Sau đấy, độc giả khắp ba kỳ lại biết thêm bài thơ
mới thứ hai Trên đường đời (ký Lưu Trọng Lư) và thứ ba là Vắng khách thơ (ký Thanh Tâm nhưng cũng là Lưu Trọng Lư).
Sau
hai bài thơ mới đầu tiên ra đời, kế tiếp là những thi bản của nữ sĩ Manh Manh,
thi sĩ Hồ Văn Hảo v.v...
Lược
qua, ta thấytrong hồi dậy men của nền thơ mới, nữ sĩ Manh Manh là người đàn bà
đầu tiên đáp ứng tiếng gọi đàn của nhà tiên phong Phan Khôi. Nữ sĩ hết đăng
thơ, viết bài, lại đăng đàn diễn thuyết hô hào phong trào thơ mới. Sự cổ võ
nồng nhiệt của nữ sĩ Manh Manh, Hoài Thanh đã không ngần ngại viết:
Trong
cuộc diễn thuyết này Nguyễn Thị Manh Manh có trưng ra làm điển hình bài thơ mới
đầu tiên của cô như sau :
Canh tàn
Em ơi, nghe lóng nghe
Gió đêm thoáng qua cửa ...
Lụn tàn một góc lửa,
Lạnh ngắt chốn buồng the.
Gió đêm thoáng qua cửa ...
Lụn tàn một góc lửa,
Lạnh ngắt chốn buồng the.
Gió đêm thoáng qua cửa ...
Não dạ dế tỉ te
Lạnh ngắt chốn buồng the ...
Em ơi, khêu chút lửa.
Não dạ dế tỉ te
Lạnh ngắt chốn buồng the ...
Em ơi, khêu chút lửa.
Não dạ dế tỉ te
Gió ru " ... thiết chi nữa ... "
Em ơi, khêu chút lửa
Rồi lại ngồi đây nghe.
Gió ru " ... thiết chi nữa ... "
Em ơi, khêu chút lửa
Rồi lại ngồi đây nghe.
Gió ru " ... thiết chi nữa ... "
Sụt sùi mấy cành tre
Em ngồi đây có nghe
Tơ lòng chi đứt nữa.
Sụt sùi mấy cành tre
Em ngồi đây có nghe
Tơ lòng chi đứt nữa.
(Trích
trong bài diễn thuyết tại Hội Khuyến học Sài
Gòn ngày 26-7-1933)
Nối
gót là những diễn giả trong nước, các ông Lưu Trọng Lư, Đỗ Đình Vượng, Vũ Đình
Liên, Trương Tửu tổ chức những cuộc diễn thuyết với mục đích bênh vực lập trường
thơ mới. Người chiến sĩ trẻ tuổi của chúng ta, cô Nguyễn Thị Kiêm hay nữ sĩ
Manh Manh còn hăng say trong cuộc diễn thuyết tranh luận với ông Nguyễn Văn
Hanh ( phái thơ cũ ) tại Hội Khuyến học Sài Gòn ngày 9-1-1935.
Thơ
mới, chẳng những do cách phá thể đã làm long lở khuôn sáo xưa, mà con gieo tư
tưởng lãng mạn, bộc bạch quá lộ liễu nỗi lòng khao khát yêu đương mà bao thế kỷ
nay người ta cố phong nhẹm trong thi ca. Vì thế, thơ mới vừa tượng hình liền va
chạm ngay sức đề kháng mãnh liệt của phái thơ cũ.
Đã
phải xốn xang như bị đinh châm chọc vào mắt khi đọc bài Tình giaø của Phan Khôi, lại còn gặp Viếng phòng vắng của nữ sĩ Manh Manh, dưới
nhan đề còn chua thêm trong dấu ngoặc: "Một lối thơ mới" (nghĩa là còn hứa hẹn nhiều lối nữa) đã
khiến phái thơ cũ lồng lộn điên tiết trước những dòng phá thể của một người con
gái:
Gió lọt phòng không
Tạt hơi đông
Lạnh như đồng
Ngồi mơ tưởng
Ngày xưa phất phưởng
Dấy động tơ lòng ......
Tạt hơi đông
Lạnh như đồng
Ngồi mơ tưởng
Ngày xưa phất phưởng
Dấy động tơ lòng ......
Gió lọt phòng không
Tạt hơi đông
Lạnh như đồng
Ngồi tơ tưởng
Tình xưa phất phưởng
Ấm dịu cõi lòng ... (1)
Tạt hơi đông
Lạnh như đồng
Ngồi tơ tưởng
Tình xưa phất phưởng
Ấm dịu cõi lòng ... (1)
(1) Các bạn lưu ý đến điệu thơ và cách trình bày
Cũng
như bài Tình già của Phan
Khôi, Trên đường đời của Lưu
Trọng Lư, những thi bản "sơ sinh" của nữ sĩ Manh Manh, ta có thể
coi như những phát minh cơ khí hồi thế kỷ XIX. Nền thơ mới cũng đã trải qua bao
cuộc chống đối cam go, chẳng khác nào chiếc xe hơi cổ lỗ đầu tiên đã bị xem như
một quái vật kinh khủng khiến thiên hạ phải hốt hoảng chạy trốn hoặc như số
phận chiếc tầu thủy đã bị những chú lái chèo đò ganh tức vì quyền lợi bị chạm,
nên đập phá tan tành một sáng kiến và công trình khoa học. Cái tác dụng của
phát minh không phải ở sự hữu dụng cấp thời của nó, mà là sự đặt để viên gạch
đầu tiên cho một nền tảng.
Cứ
thế, phong trào thơ mới bành trướng nhanh chóng trong toàn quốc, và được các cơ
quan ngôn luận nhiệt liệt ủng hộ. Những thi tài mới lạ xuất hiện, cấu tạo những
vần thơ theo thể điệu tân kỳ, lời thơ như từ ở một tư thế đang bị nén ép, bỗng
vun vút bay tuyệt mù lên bầu trời bao la của những tâm hồn vừa giải thoát. Nó
là một khúc quanh bừng chói nhất trong lịch sử văn học nước nhà.
Chúng
ta ngày nay nhìn lại việc qua, giữa cái cũ kỹ từ nghìn đời sừng sững như cổ
thành kiên cố; thế mà, bỗng chốc, một Phan Khôi táo bạo nổ phát súng cách mạng
thi ca; người nữ chiến sĩ tiền phong anh dũng và hăng say hoạt động để bảo vệ
và củng cố nền tảng thơ mới bén rễ và sống mạnh, ta phải kể Nguyễn Thị Manh
Manh, một tay đã đóng góp công lao không nhỏ cho nền văn học đất nước.
Tháng 4-1968
(trích Việt Nam Thi Nhân tiền chiến)
Nguyễn Tấn Long - Nguyễn Hữu Trọng
Nguyễn Tấn Long - Nguyễn Hữu Trọng
Viếng phòng vắng
Gió lọt phòng không
Tạt hơi đông
Lạnh như đồng
Ngồi mơ tưởng
Ngày xưa phất phưởng
Dấy động tơ lòng ...
Tạt hơi đông
Lạnh như đồng
Ngồi mơ tưởng
Ngày xưa phất phưởng
Dấy động tơ lòng ...
Trải đã mấy trăng
Hỡi nhện giăng
Với rêu lan
Tấm vách cũ
Từ khi người chủ
Một giấc lặng trang.
Hỡi nhện giăng
Với rêu lan
Tấm vách cũ
Từ khi người chủ
Một giấc lặng trang.
Tan nát vóc xưa
dưới mồ mưa
sương phủ dập! ...
Đến hồn nàng
Thôi cũng bặt đàng
Biết sao được gặp! ...
dưới mồ mưa
sương phủ dập! ...
Đến hồn nàng
Thôi cũng bặt đàng
Biết sao được gặp! ...
Hò hẹn kiếp sau
lại tìm nhau.
Có đặng nào ?
Dầu có tin
nàng sẽ tái sinh
ở vũ trụ nào?
lại tìm nhau.
Có đặng nào ?
Dầu có tin
nàng sẽ tái sinh
ở vũ trụ nào?
Thôi duyên có bấy
nhiêu ngần ấy! ...
Hoa để tàn
trong trương sách
hơi lây lách
Như thấm từ hàng;
nhiêu ngần ấy! ...
Hoa để tàn
trong trương sách
hơi lây lách
Như thấm từ hàng;
Nàng tựa đóa hoa
mà người ta
là quyển sách
lật nửa chừng
từ mỗi tờ, bừng
hương lên bay tách ...
mà người ta
là quyển sách
lật nửa chừng
từ mỗi tờ, bừng
hương lên bay tách ...
Gió lọt phòng không
tạt hơi đông
lạnh như đồng
Ngồi tơ tưởng
Tình xưa phất phưởng
Ấm dịu cõi lòng ...
tạt hơi đông
lạnh như đồng
Ngồi tơ tưởng
Tình xưa phất phưởng
Ấm dịu cõi lòng ...
(Phụ nữ tân văn, số mùa
Xuân, 19-1-1933)
Hai cô thiếu nữ
Hai cô thiếu nữ đi ra đồng
(Một cô ở chợ, một cô ở đồng)
Hai cô thiếu nữ đi ra đồng,
Một mảnh lụa hồng, một vóc vải đen.
(Một cô ở chợ, một cô ở đồng)
Hai cô thiếu nữ đi ra đồng,
Một mảnh lụa hồng, một vóc vải đen.
Hai cô rủ nhau đi xuống đầm
(Cô đi chân không, cô đi dép đầm)
Hai cô rủ nhau đi xuống đầm,
Bóng lụa hồng tách bóng vải thâm.
(Cô đi chân không, cô đi dép đầm)
Hai cô rủ nhau đi xuống đầm,
Bóng lụa hồng tách bóng vải thâm.
Mỗi người tay xách một giỏ
mây,
Băng đi tha thướt dưới bóng nhành cây.
Mỗi người tay xách một giỏ mây,
Cô này bắt cá, cô này hái hoa ...
Băng đi tha thướt dưới bóng nhành cây.
Mỗi người tay xách một giỏ mây,
Cô này bắt cá, cô này hái hoa ...
Rồi lại rủ nhau đi về.
Một cô nhẹ nhàng, một cô nặng nề.
Rồi lại rủ nhau đi về.
Giỏ cá cũng gần kề với giỏ bông.
Một cô nhẹ nhàng, một cô nặng nề.
Rồi lại rủ nhau đi về.
Giỏ cá cũng gần kề với giỏ bông.
Gặp bà lão khóc dựa bên đường,
Hai cô mới ngừng để hỏi tỏ tường.
Gặp bà lão khóc dựa bên đường,
Nghe tỏ tường cả hai động lòng thương.
Hai cô mới ngừng để hỏi tỏ tường.
Gặp bà lão khóc dựa bên đường,
Nghe tỏ tường cả hai động lòng thương.
Bà kia còn ba mụn cháu thơ,
Mồ côi cha mẹ, cùng bà bơ vơ ...
Bà kia còn ba mụn cháu thơ,
Nhà tranh hết gạo biết nhờ cậy ai?
Mồ côi cha mẹ, cùng bà bơ vơ ...
Bà kia còn ba mụn cháu thơ,
Nhà tranh hết gạo biết nhờ cậy ai?
Cô ở đồng tay đưa giỏ cá:
"Bà ơi, cá ni bán được giá cao. "
Cô ở đồng tay đưa giỏ cá:
"Bà lấy hết đi, bán được khá tiền . "
"Bà ơi, cá ni bán được giá cao. "
Cô ở đồng tay đưa giỏ cá:
"Bà lấy hết đi, bán được khá tiền . "
Lão bà nước mắt đổ chan hòa
Thốt ra mấy lời cảm ân thật thà
Lão bà nước mắt đổ chan hòa
Rằng: " Cô thật là tiên xuống cứu tôi. "
Thốt ra mấy lời cảm ân thật thà
Lão bà nước mắt đổ chan hòa
Rằng: " Cô thật là tiên xuống cứu tôi. "
Cô ở chợ tay đưa giỏ bông:
"Bà ơi, thứ này bán được tiền không? "
Cô ở chợ tay đưa giỏ bông:
"Nếu bà muốn bán, cho bông cháu bà . "
"Bà ơi, thứ này bán được tiền không? "
Cô ở chợ tay đưa giỏ bông:
"Nếu bà muốn bán, cho bông cháu bà . "
Bà lão cười rồi lại nói vầy:
" Ở đồng có ai mua chi thứ này "
Bà lão cười rồi lại nói vầy:
" Cháu nhà trông gạo, bông này quản chi. "
" Ở đồng có ai mua chi thứ này "
Bà lão cười rồi lại nói vầy:
" Cháu nhà trông gạo, bông này quản chi. "
Xong mới từ hai cô mà đi ...
Cấp củm giỏ mây, buổi cơm trẻ nhi.
Xong mới từ hai cô mà đi ...
Một cô thì lại nghĩ chi, thở dài ...
Cấp củm giỏ mây, buổi cơm trẻ nhi.
Xong mới từ hai cô mà đi ...
Một cô thì lại nghĩ chi, thở dài ...
Hai cô thiếu nữ đi khỏi đồng,
Cô ở đồng bay nhẹ bổng tấm lòng.
Hai cô thiếu nữ đi khỏi đồng.
Cô áo hồng mang nặng cái giỏ bông ...
Cô ở đồng bay nhẹ bổng tấm lòng.
Hai cô thiếu nữ đi khỏi đồng.
Cô áo hồng mang nặng cái giỏ bông ...
Bức thư gởi
cho tất cả ai ưa hay là ghét lối thơ mới (1)
cho tất cả ai ưa hay là ghét lối thơ mới (1)
Phải tôi đấy, Manh Manh, mấy
bạn à!
Lâu quá không làm thơ, mấy bạn cũng "nột dạ"?
Phải, tôi đây Manh Manh, mấy ông à!
Lâu quá không làm thơ, mấy ông lấy làm lạ?...
Lâu quá không làm thơ, mấy bạn cũng "nột dạ"?
Phải, tôi đây Manh Manh, mấy ông à!
Lâu quá không làm thơ, mấy ông lấy làm lạ?...
Bạn yêu tựu hỏi nhỏ : "
E...chỉ sợ ?
Tội nghiệp chớ ! Người thì trẻ nên có hơi khờ "...
Bạn ghét xúm hét to : " Á ! nó sợ !
Đáng khiếp chửa ! Người thì đẹt mà muốn vát cờ "
Tội nghiệp chớ ! Người thì trẻ nên có hơi khờ "...
Bạn ghét xúm hét to : " Á ! nó sợ !
Đáng khiếp chửa ! Người thì đẹt mà muốn vát cờ "
Nghiêng mình thưa :" Hỡi
các bạn quí yêu,
Gì mà sợ ? Nghe tôi nói nhỏ : Manh chưa " xiều "
Khoanh tay gọi :" Hỡi các ông trớ trêu,
Khoan vinh mặt, đứng ngay cho tôi tỏ mấy điều
Gì mà sợ ? Nghe tôi nói nhỏ : Manh chưa " xiều "
Khoanh tay gọi :" Hỡi các ông trớ trêu,
Khoan vinh mặt, đứng ngay cho tôi tỏ mấy điều
Thật, lâu nay tôi vắng đến
" làng thơ "
Các bạn ơi, không phải phụ ai mà hởn hờ,
Ừ, lâu nay tôi không có làm thơ,
Các ông ơi, không phải sợ ai mà lu lờ.
Các bạn ơi, không phải phụ ai mà hởn hờ,
Ừ, lâu nay tôi không có làm thơ,
Các ông ơi, không phải sợ ai mà lu lờ.
Bị lôi cuốn trong chiến trường
hoạt động.
Há được ngồi không mà sấp " mấy sợi tơ lòng ".
Trước là hành động, thơ không mấy trọng,
Suốt đời nào để nghe quả tim con phập phồng !
Há được ngồi không mà sấp " mấy sợi tơ lòng ".
Trước là hành động, thơ không mấy trọng,
Suốt đời nào để nghe quả tim con phập phồng !
Tuy vậy, giữa những lúc đi
hăm hở,
Đôi khi tôi giựt mình nhớ đến khách làng thơ.
Ừ, mình nín thinh họ cho nhát dở !
Thôi, lấy " túi văn chương " vét một vài bài thơ.
Đôi khi tôi giựt mình nhớ đến khách làng thơ.
Ừ, mình nín thinh họ cho nhát dở !
Thôi, lấy " túi văn chương " vét một vài bài thơ.
Bấy lâu đành với tình cảm hởn
hờ,
Bây giờ cần tới nó e hồn thơ không tới?
Nói chơi, chớ có gì đâu mà chờ,
Đây một bức thơ, thơ mới! thơ mới! thơ mới!
Bây giờ cần tới nó e hồn thơ không tới?
Nói chơi, chớ có gì đâu mà chờ,
Đây một bức thơ, thơ mới! thơ mới! thơ mới!
...Rồi tôi thấy biết bao người
rũ tới.
Vừa nghe hô thơ mới của Nguyễn Thị Manh Manh
Người ưa với kẻ ghét lối thơ mới,
Ưa đến nghe, ghét đến "bới" làm tôi tái xanh
Vừa nghe hô thơ mới của Nguyễn Thị Manh Manh
Người ưa với kẻ ghét lối thơ mới,
Ưa đến nghe, ghét đến "bới" làm tôi tái xanh
...Rồi tôi nghe tiếng cười rộ
lớn thêm,
Vớ được chuyện, họ cầm bút viết thôi kịch liệt!
Kẻ nghịch la: "Đả đảo! chẳng để êm!"
Bạn thích gật đầu nói: "Cái lối thơ hay thiệt"
Vớ được chuyện, họ cầm bút viết thôi kịch liệt!
Kẻ nghịch la: "Đả đảo! chẳng để êm!"
Bạn thích gật đầu nói: "Cái lối thơ hay thiệt"
Kết luận chuyện mới gần
thành chuyện cũ
Các bạn ơi, cãi với nhau thét đã nhàm rồi
Làng thơ, thơ cũ, thơ mới, có đủ :
Thơ xưa là đất cũ, thơ nay tỷ đất bồi ;
Các bạn ơi, cãi với nhau thét đã nhàm rồi
Làng thơ, thơ cũ, thơ mới, có đủ :
Thơ xưa là đất cũ, thơ nay tỷ đất bồi ;
Đất trước để yên, đất sau lo
xới,
Đất mới thì ít khô khan hơn đất dụng rồi.
Rủ nhau khai phá, cất thêm sở mới,
Nếu thật tình mong cây thơm mọc nhánh đâm chồi.
Đất mới thì ít khô khan hơn đất dụng rồi.
Rủ nhau khai phá, cất thêm sở mới,
Nếu thật tình mong cây thơm mọc nhánh đâm chồi.
Bây giờ tôi thử khuyên khách
làng thơ:
Đổi lại, ai ưa thơ mới lo tìm chỗ dở,
Ai ghét, ráng kiếm cái hay của thơ
Vậy, chê, khen, có giá trị hoa mới sẽ nở".
Đổi lại, ai ưa thơ mới lo tìm chỗ dở,
Ai ghét, ráng kiếm cái hay của thơ
Vậy, chê, khen, có giá trị hoa mới sẽ nở".
(Phụ nữ tân văn, số 228,
ngày 14-12-1933)
(1) Sau một thời gian hô hào
cổ võ thơ mới, Nguyễn thị Manh Manh xoay qua hoạt động trong lãnh vực phụ nữ,
tiếng thơ vì đó mà im hơi. Phái chống đối thơ mới cho đấy là Nguyễn thị Manh
Manh đã "xìu". Dưới đây là bài thơ "tái xuất giang hồ"
của nữ sĩ để trả lời dư luận trên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét