Hoa Đào năm ngoái còn cười gió đông
Trong truyện Kiều, Nguyễn Du có một đoạn thơ tả lại cảnh lúc Kim Trọng
trở lại vườn xưa cảnh cũ nơi mà Kim Trọng và Thúy Kiều đã nhiều lần hò hẹn tâm
tình với nhau :
"Đầy vườn cỏ mọc lau thưa
Song trăng quạnh quẽ, vách mưa rã rời
Trước sau nào thấy bóng người
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông
Xập xè én liệng lầu không
Cỏ lau mặt đất, rêu phong dấu giầy
Cuối tường gai góc mọc đầy
Đi về này những lối này năm xưa ....."
Thật ra trong ngôi vườn tình ái hò hẹn giữa Kim Trọng và Thúy Kiều năm xưa chưa chắc đã có cây đào nở rộ đầy hoa đang cười bỡn cợt với gió đông (gió xuân) lơi lả ...Mà dù có cây đào đi chăng nữa cũng không là nét đặc trưng biểu tượng trong những vần thơ trữ tình nầy
"Trước sau nào thấy bóng người
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông .."
mà chính Nguyễn Du đã muốn nhắc nhở lại cái điển tích của Thôi Hộ " Đào hoa y cựu tiếu đông phong ..." trong bài thơ “Đề Đô Thành Nam Trang “ như một yếu tố ngôn ngữ chủ yếu làm phương tiện để dẫn dắt độc giả vào cái nhận thức hiện tại : cảnh xưa vẫn còn đó... nhưng người đẹp nay còn đâu ? .. Cái tài hoa khéo léo của Nguyễn Du là ngoài cái biểu tượng chính " hoa đào năm ngoái" còn mang thêm những hình tượng ngôn ngữ để bổ sung cho nhận thức "cảnh đó người đâu ?" , tạo nên một bức tranh trữ tình lãng mạn và gợi sầu gợi cảm vô cùng qua những hình ảnh chất liệu như : cỏ, lau, song, vách, trăng, mưa, én, rêu, dấu giầy, tường gai v.v... đã gây ra những ấn tượng sâu sắc, nguồn cảm xúc dào dạt, nồng nàn, xao động lòng người …
Nói đến mùa Xuân là nói đến nhựa sống căng tràn, là nói đến tình yêu lai láng dạt dào của những mối tình tuyệt đẹp giữa kẻ nam và người nữ . Bài thơ “Đề Đô Thành Nam Trang” của Thôi Hộ là một giai thoại văn học nói lên một mối tình xuân muôn thuở nầy.. Bài thơ còn có tên là “Đề Tích Sở Kiến Xứ “ (Thơ đề chỗ trông thấy năm trước).
Chuyện kể rằng chàng sĩ tử Thôi Hộ đi thi bị hỏng, nhân tiết thanh minh đi du xuân ở phía nam thành Đô, thấy một trang trại cây cối xanh tươi tốt đẹp, ghé lại gõ cửa xin nước uống, thì gặp một tuyệt sắc giai nhân đứng dựïa cành đào, ưng ửng má hồng, e lệ chẳng nói năng chi, mà chàng trai Thôi Hộ thì đắm đuối nhìn … Hoa đẹp mà người cũng đẹp thay! Cảnh vật tươi sáng rực rỡ, tinh khôi, đầy mộng mơ đã quyến rũ và làm say đắm thi nhân trước cảnh đẹp người xinh … Thôi Hộ từ giã bịn rịn ra về, năm sau cũng nhân tiết thanh minh ghé lại trang trại cũ đi tìm người xưa, cảnh vẫn không thay đổi, cây đào vẫn còn đó đùa cợt với gió xuân, mà người đi đâu vắng, cửa đóng then cài.. Thôi Hộ bồi hồi thương nhớ mà cảm xúc viết thành bài thơ đem gài vào cánh cửa … Một thời gian sau, Thôi Hộ thương nhớ quá, cầm lòng không đậu, trở lại chốn cũ, thì nghe tiếng khóc trong nhà vang rạ. Chàng gõ cửa , thì một ông già đi ra, nhìn chàng và hỏi : “ Người có phải là Thôi Hộ không ? Con gái tôi đã đọc bài thơ mà tương tư da diết, sầu khổ, không ăn uống và đã chết rồi …” Thôi Hộ hối hận vô cùng, chàng quỳ bên giường nàng, ôm xác nàng mà khóc lóc thảm thiết, khan vái và lay nàng dậy … Trời đã cảm thương cho mối tình chung thủy .. nàng đã hồi tỉnh và hai người đã kết duyên vợ chồng …. Một cuộc tình đẹp đã thành giai thoại và tương truyền mãi đến đời sau ..
Đề Đô Thành Nam Trang
(Thôi Hộ)
Khứ niên kim nhật thử môn trung
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng
Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu đông phong
Dịch nghĩa:
Năm ngoái, ngày này ở trong cánh cửa này
Mặt người và hoa đào cùng chiếu ánh hồng cho nhau
Mặt người không biết đã đi đâu rồi
Hoa đào vẫn như xưa còn cười với gió đông (gió xuân)
Đề Thơ Ở Nam Trang Thành Đô
(Hải Đà cảm dịch)
Năm ngoái hôm nay cũng cửa nầy
Hoa đào má phấn đỏ hây hây
Người đi đâu mất, còn hoa đó
Ghẹo gió đông cười hoa ngất ngây
dịch nghĩa:
[b](Cửa nầy năm ngoái hôm nay
Hoa đào ưng ửng đỏ hây má hồng
Biết tìm đâu nữa chân dung
Hoa đào bỡn cợt gió đông gọi về )[/b]
Trong một bài thơ "Sơn Phòng Xuân Sự" (Chuyện xuân ở nhà trên núi) của Sầm Tham cũng có hai câu thơ thể hiện những hình ảnh ước lệ tượng trưng như trong bài thơ của Thôi Hộ : người đã xa vắng rồi, cảnh vật hình như vẫn lãnh đạm vô tình ... nhưng hai cái hình tượng nhận thức đối nghịch đó đã có năng lực tạo ra một cảm xúc mãnh liệt, một tình cảnh xao xuyến, bồi hồi, chua xót phân ly đầy nhớ thương và luyến tiếc ....
Lương viên nhật mộ loạn phi nha
Cực mục tiêu điều tam lưỡng gia
Đình thụ bất tri nhân khứ tận
Xuân lai hoàn phát cựu thời hoa
(Sầm Tham)
dịch nghĩa:
Vườn chiều nhốn nháo quạ vờn bay
Đôi mái nhà xiêu thấp thoáng đây
Người vắng sân cây đâu có biết
Xuân về hoa cũ nở thơm đầy
(Hải Đà cảm dịch)
Bài thơ trữ tình lãng mạn của Thôi Hộ, hàm súc mang nhiều hình ảnh linh động và ý tình thắm thiết, đã đúng như định nghĩa Thơ mà Lamartine đã nói : “Thơ là sự hiện thân cho những gì sâu sắc thầm kín nhất của con tim và huyền diệu thiêng liêng nhất của tâm hồn con người, và khơi động những hình ảnh tươi mát sống động nhất, âm thanh tuyệt vời nghệ thuật nhất trong thiên nhiên ..” Bài thơ cô đọng bốn câu của Thôi Hộ là một sự kết hợp hài hòa giữa cảnh sắc, hình tượng, ý tình , âm thanh, nhịp điệu và nhạc tính đã gây sự rung động và mẫn cảm, biểu tượng một thế giới cảm xúc, làm xao xuyến tâm hồn người đọc khôn nguôi …
"Đầy vườn cỏ mọc lau thưa
Song trăng quạnh quẽ, vách mưa rã rời
Trước sau nào thấy bóng người
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông
Xập xè én liệng lầu không
Cỏ lau mặt đất, rêu phong dấu giầy
Cuối tường gai góc mọc đầy
Đi về này những lối này năm xưa ....."
Thật ra trong ngôi vườn tình ái hò hẹn giữa Kim Trọng và Thúy Kiều năm xưa chưa chắc đã có cây đào nở rộ đầy hoa đang cười bỡn cợt với gió đông (gió xuân) lơi lả ...Mà dù có cây đào đi chăng nữa cũng không là nét đặc trưng biểu tượng trong những vần thơ trữ tình nầy
"Trước sau nào thấy bóng người
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông .."
mà chính Nguyễn Du đã muốn nhắc nhở lại cái điển tích của Thôi Hộ " Đào hoa y cựu tiếu đông phong ..." trong bài thơ “Đề Đô Thành Nam Trang “ như một yếu tố ngôn ngữ chủ yếu làm phương tiện để dẫn dắt độc giả vào cái nhận thức hiện tại : cảnh xưa vẫn còn đó... nhưng người đẹp nay còn đâu ? .. Cái tài hoa khéo léo của Nguyễn Du là ngoài cái biểu tượng chính " hoa đào năm ngoái" còn mang thêm những hình tượng ngôn ngữ để bổ sung cho nhận thức "cảnh đó người đâu ?" , tạo nên một bức tranh trữ tình lãng mạn và gợi sầu gợi cảm vô cùng qua những hình ảnh chất liệu như : cỏ, lau, song, vách, trăng, mưa, én, rêu, dấu giầy, tường gai v.v... đã gây ra những ấn tượng sâu sắc, nguồn cảm xúc dào dạt, nồng nàn, xao động lòng người …
Nói đến mùa Xuân là nói đến nhựa sống căng tràn, là nói đến tình yêu lai láng dạt dào của những mối tình tuyệt đẹp giữa kẻ nam và người nữ . Bài thơ “Đề Đô Thành Nam Trang” của Thôi Hộ là một giai thoại văn học nói lên một mối tình xuân muôn thuở nầy.. Bài thơ còn có tên là “Đề Tích Sở Kiến Xứ “ (Thơ đề chỗ trông thấy năm trước).
Chuyện kể rằng chàng sĩ tử Thôi Hộ đi thi bị hỏng, nhân tiết thanh minh đi du xuân ở phía nam thành Đô, thấy một trang trại cây cối xanh tươi tốt đẹp, ghé lại gõ cửa xin nước uống, thì gặp một tuyệt sắc giai nhân đứng dựïa cành đào, ưng ửng má hồng, e lệ chẳng nói năng chi, mà chàng trai Thôi Hộ thì đắm đuối nhìn … Hoa đẹp mà người cũng đẹp thay! Cảnh vật tươi sáng rực rỡ, tinh khôi, đầy mộng mơ đã quyến rũ và làm say đắm thi nhân trước cảnh đẹp người xinh … Thôi Hộ từ giã bịn rịn ra về, năm sau cũng nhân tiết thanh minh ghé lại trang trại cũ đi tìm người xưa, cảnh vẫn không thay đổi, cây đào vẫn còn đó đùa cợt với gió xuân, mà người đi đâu vắng, cửa đóng then cài.. Thôi Hộ bồi hồi thương nhớ mà cảm xúc viết thành bài thơ đem gài vào cánh cửa … Một thời gian sau, Thôi Hộ thương nhớ quá, cầm lòng không đậu, trở lại chốn cũ, thì nghe tiếng khóc trong nhà vang rạ. Chàng gõ cửa , thì một ông già đi ra, nhìn chàng và hỏi : “ Người có phải là Thôi Hộ không ? Con gái tôi đã đọc bài thơ mà tương tư da diết, sầu khổ, không ăn uống và đã chết rồi …” Thôi Hộ hối hận vô cùng, chàng quỳ bên giường nàng, ôm xác nàng mà khóc lóc thảm thiết, khan vái và lay nàng dậy … Trời đã cảm thương cho mối tình chung thủy .. nàng đã hồi tỉnh và hai người đã kết duyên vợ chồng …. Một cuộc tình đẹp đã thành giai thoại và tương truyền mãi đến đời sau ..
Đề Đô Thành Nam Trang
(Thôi Hộ)
Khứ niên kim nhật thử môn trung
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng
Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu đông phong
Dịch nghĩa:
Năm ngoái, ngày này ở trong cánh cửa này
Mặt người và hoa đào cùng chiếu ánh hồng cho nhau
Mặt người không biết đã đi đâu rồi
Hoa đào vẫn như xưa còn cười với gió đông (gió xuân)
Đề Thơ Ở Nam Trang Thành Đô
(Hải Đà cảm dịch)
Năm ngoái hôm nay cũng cửa nầy
Hoa đào má phấn đỏ hây hây
Người đi đâu mất, còn hoa đó
Ghẹo gió đông cười hoa ngất ngây
dịch nghĩa:
[b](Cửa nầy năm ngoái hôm nay
Hoa đào ưng ửng đỏ hây má hồng
Biết tìm đâu nữa chân dung
Hoa đào bỡn cợt gió đông gọi về )[/b]
Trong một bài thơ "Sơn Phòng Xuân Sự" (Chuyện xuân ở nhà trên núi) của Sầm Tham cũng có hai câu thơ thể hiện những hình ảnh ước lệ tượng trưng như trong bài thơ của Thôi Hộ : người đã xa vắng rồi, cảnh vật hình như vẫn lãnh đạm vô tình ... nhưng hai cái hình tượng nhận thức đối nghịch đó đã có năng lực tạo ra một cảm xúc mãnh liệt, một tình cảnh xao xuyến, bồi hồi, chua xót phân ly đầy nhớ thương và luyến tiếc ....
Lương viên nhật mộ loạn phi nha
Cực mục tiêu điều tam lưỡng gia
Đình thụ bất tri nhân khứ tận
Xuân lai hoàn phát cựu thời hoa
(Sầm Tham)
dịch nghĩa:
Vườn chiều nhốn nháo quạ vờn bay
Đôi mái nhà xiêu thấp thoáng đây
Người vắng sân cây đâu có biết
Xuân về hoa cũ nở thơm đầy
(Hải Đà cảm dịch)
Bài thơ trữ tình lãng mạn của Thôi Hộ, hàm súc mang nhiều hình ảnh linh động và ý tình thắm thiết, đã đúng như định nghĩa Thơ mà Lamartine đã nói : “Thơ là sự hiện thân cho những gì sâu sắc thầm kín nhất của con tim và huyền diệu thiêng liêng nhất của tâm hồn con người, và khơi động những hình ảnh tươi mát sống động nhất, âm thanh tuyệt vời nghệ thuật nhất trong thiên nhiên ..” Bài thơ cô đọng bốn câu của Thôi Hộ là một sự kết hợp hài hòa giữa cảnh sắc, hình tượng, ý tình , âm thanh, nhịp điệu và nhạc tính đã gây sự rung động và mẫn cảm, biểu tượng một thế giới cảm xúc, làm xao xuyến tâm hồn người đọc khôn nguôi …
Nguyễn Hoàng Bình
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét