Thứ Tư, 18 tháng 2, 2015

Phong tục đón giao thừa ở các nước

Phong tục đón giao thừa ở các nước
Năm mới đến, người dân khắp nơi trên thế giới tổ chức đón mừng. Tuy nhiên, phong tục mỗi nơi mỗi khác, từ ngắm pháo hoa đến thưởng thức các món ăn đặc biệt. Phong tục một số nước khá lạ như người Thái té nước vào nhau, người Mexico và Venezuela ăn 12 quả nho khi đồng hồ điểm 12 tiếng. Tất cả các nghi lễ đều chung mục đích đem lại may mắn, hạnh phúc khi bước sang năm mới.
Argentina
Ở Argentina, các gia đình sẽ tập trung để ăn bữa tối đặc biệt lúc 11h đêm và chờ cho tới nửa đêm. Đúng giao thừa, mọi người đốt pháo hoa trong khoảng nửa tiếng hoặc ít hơn. Tiếp đó, thanh niên sẽ dự các bữa tiệc năm mới tại câu lạc bộ khiêu vũ đến sáng hôm sau. Vào ngày 1/1 của năm mới, hầu hết mọi người sẽ đi bơi ở sông, hồ hay bể bơi.
Brazil
Tiệc mừng năm mới thường là tiệc về tín ngưỡng nhưng ngày nay nó đã trở thành một buổi trình diễn lớn dành cho du khách lẫn người dân. Việc chuẩn bị cho bữa tiệc năm mới thường bắt đầu vào sáng ngày 31/12 của năm cũ và tới giữa đêm, pháo hoa bắt đầu bừng lên. Vào đêm Giao thừa, ở khắp các thành phố trên toàn Brazil đều tổ chức tiệc mừng, đặc biệt là ở Rio de Janeiro, mọi người sẽ tới bờ biển để ngắm pháo hoa. Mọi người thường mặc quần áo trắng với mong muốn may mắn sẽ tới vào năm mới.
Bữa tiệc ánh sáng kéo dài khoảng 30 phút và trong thời điểm đó, mọi người cầu nguyện những điều ước nhân dịp năm mới như tiền bạc, tình yêu, sức khoẻ. Nếu ở gần biển, sau lúc nửa đêm, mọi người thường đi nhảy sóng, thường là 7 ngọn sóng và ném hoa ra biển khi ước. Ngoài ra, một số người còn thắp nến trên bờ biển. Hàn Quốc
Năm mới, nhiều người sẽ ra biển để xem mặt trời mọc. Các bãi biển ở phía đông Hàn Quốc thường nghẹt cứng người. Khi mặt trời mọc, mọi người sẽ ước nguyện.
Năm mới, người Hàn Quốc thường mặc Han-Boks, một loại trang phục cổ truyền. Vào buổi sáng của năm mới, thường có nghi lễ tưởng nhớ tổ tiên, sau đó là ăn món Dduk-gook - một loại súp làm bằng gạo. Năm mới là ngày lễ lớn nhất ở Hàn Quốc, người dân thường dành những ngày này cho gia đình và người thân.
Trung Quốc

Ngày cuối cùng của năm cũ, tất cả các thành viên trong gia đình tụ họp và ở nhà để chuẩn bị thức ăn. Ngay cả những người làm việc tại các thành phố khác, họ sẽ trở về nhà vào đúng dịp này.Ở Trung Quốc, đêm Giao thừa là thời điểm cả gia đình đoàn tụ để trò chuyện, thưởng thức những món ăn đặc biệt mà ngày thường không có, trẻ em diện quần áo mới và nhận tiền mừng tuổi từ người lớn, đi chơi chợ hoa....
Bữa tối soạn sẵn nhiều món ăn như bánh bao, gà, cá và tất cả những gì mang ý nghĩa đem lại may mắn. Sau đó, tất cả ra khỏi nhà xem hội chợ hoa và có thể mua nhiều loại hoa khác nhau. Tiếp theo, tất cả sẽ quay về nhà và trò chuyện. Trong khi chờ đón Giao thừa, các thành viên trong gia đình sẽ ăn nhẹ. Không ai rời nhà sau nửa đêm. Ở Trung Quốc, Tết thường kéo dài 9 ngày.
Colombia
Đốt "ông năm cũ" là một phong tục đón năm mới ở nhiều thành phố tại Colombia. Nghi lễ này đòi hỏi sự tham gia của toàn thể gia đình. Đây là việc làm rất vui, mọi người thường làm một con búp bê nam đại diện cho năm cũ. Sau đó, họ nhồi búp bê bằng nhiều vật liệu khác nhau. Đôi lúc, họ cho vào đó pháo hoa để khi đốt trông đẹp hơn.
Ngoài ra, mọi người cùng thường nhồi búp bê bằng những thứ họ không muốn dùng nữa, các vật đem lại đau buồn hay gợi sự không vui. Tất cả sẽ được thiêu rụi cùng với năm cũ, đồng nghĩa với việc họ muốn quên đi những điều không mong muốn đã xảy ra. Thông thường, con búp bê thường mặc quần áo cũ của các thành viên trong gia đình.
Vào đêm Giao thừa, người Colombia sẽ đốt con búp bê. Hành động này biểu trưng cho việc thiêu rụi những gì không mong muốn trong quá khứ và tất cả sẵn sàng đón nhận năm mới vui vẻ. Martha Leverettngười Colombia kể.
Mexico
Cũng vào đêm Giao thừa, một số người, đặc biệt là phụ nữ sẽ mặc đồ lót màu đỏ - với ý nghĩa năm mới sẽ tìm được tình yêu. Ngoài ra, còn một số người sẽ xách vali đi vòng quanh nhà với hy vọng sang năm sẽ xuất ngoại.Vào năm mới, mọi người thường tụ họp với người thân và bạn bè. Đêm giao thừa, người Mexico có phong tục đặc biệt. Ví dụ, bật tivilên để chờ xem hoặc nghe tiếng chuông cất lên 12 lần. Mỗi lần chuông ngân, người ta lại ăn một quả nho và ước một điều ước, sau đó mọi người ôm nhau và chúc nhau năm mới vui vẻ.
Người Mexico còn có một tập tục, ăn một loại bánh đặc biệt vào ngày 6/1. Loại bánh này có một cái lỗ ở giữa và chứa một món đồ nhỏ trong đó. Người nào nhận được chiếc bánh có món đồ ở trong sẽ phải làm một món đặc biệt vào ngày 5/2.
Thuỵ Sĩ

Vào ngày cuối cùng của tháng 12, tất cả mọi người đều rất bận rộn. Tất cả các cửa hàng bán đồ ăn và rượu đều chật cứng. Dường như tất cả đều không thân thiện và mất kiên nhẫn vì việc mua sắm chiếm quá nhiều thời gian. Rốt cuộc, tới khoảng 7h tối mọi người trở về nhà, mệt bã vì công việc lẫn đi mua sắm, khó có thể đủ sức để nấu một bữa ăn thịnh soạn. 
Tuy nhiên, tới 11h đêm, mọi người đều rất phấn khích, từ trong sâu thẳm, người Thuỵ Sĩ cảm thấy rằng chẳng bao lâu nữa sẽ tới thời điểm nghĩ lại quá khứ và hướng tới tương lai. Khi kim đồng hồ chỉ tới số 12, mọi người nâng cốc và ăn bánh mỳ vì tất cả những điều tốt đẹp đã xảy ra trong năm qua. Sau đó, mọi người ôm hôn lẫn nhau không chỉ ba lần mà rất nhiều lần. 
Thái Lan
Thái Lan có Năm mới riêng biệt so với các quốc gia khác. Năm mới của Thái Lan rơi vào ngày 13/4 và được gọi là Song-Klarn. Trong ngày này, người Thái thường té nước vào nhau.
Năm mới, người Thái có tục trở về quê hương để thăm ông bà và để được cầu chúc.
Về tết dương lịch như các nước, người Thái không có tập tục nào. Khi năm mới bước sang, mọi người chúc mừng, Rungsima Trahoolngam kể. Đêm Giao thừa, khi đồng hồ điểm 12 tiếng, mọi người sẽ đồng thanh nói: "Chúc mừng năm mới". Một số gia đình sẽ đốt pháo bông.
Thổ Nhĩ Kỳ
Món ăn truyền thống trong dịp này là gà tây. Dù một số gia đình thích trang trí nhà cửa bằng cây thông nhưng đa phần không trang trí cái gì đặc biệt.Ở Thổ Nhĩ Kỳ, người dân đón chào năm mới vào ngày 31/12. Một số người sẽ tổ chức một bữa tiệc đặc biệt đón năm mới với người thân trong gia đình hoặc/và bạn bè.
Vào ngày cuối cùng của năm, trên tivi thường có nhiều chương trình giải trí. Mỗi kênh đều cố đem ra chương trình hay nhất vào đêm Giao thừa.
Người Thổ Nhĩ Kỳ mừng năm mới từ tối hôm trước tới tận sáng hôm sau. Đêm đó, tất cả mọi nơi đều chật cứng người và nếu muốn đón năm mới ở bên ngoài bạn phải đặt chỗ từ trước rất lâu.
Venezuela
Ở Venezuela, mọi người thường mặc đồ lót màu vàng vào dịp năm mới. Những ai mặc như vậy sẽ được may mắn. Vào đêm giao thừa, hầu hết mọi người đều ăn 12 quả nho để cầu may mắn trong năm tới. Có một số người viết mong ước vào một bức thư và sau đó đem đốt. Ở các gia đình đều có bữa tiệc lớn với sâm panh
Còn ở Việt Nam
 Theo http://www.cauduong417.vumon.vn/




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khúc hát Marseilles

Khúc hát Marseilles Thời đại Bạc đã mang lại cho văn học Nga nhiều tên tuổi sáng giá. Một trong những người sáng lập chủ nghĩa biểu hiện N...