Nguyễn Huệ & Nguyễn Ánh - Cuộc trùng phùng
may mắn hay bất hạnh của lịch sử
Lịch sử là một chuỗi sự kiện phản ảnh quá trình tiến hóa để tồn tại của
một dân tộc trên nhiều lãnh vực.
Đặc biệt không ít
những sự kiện còn in đậm dấu ấn của những nhân vật đã góp phần chi phối mạnh mẽ
đến sự thịnh suy của đất nước. Nhưng sau những thăng trầm, đâu phải lúc nào hậu
thế cũng đánh giá đúng tầm vóc cùng bản chất đời thường vốn sẵn của họ?
Do đâu vẫn còn đó trong từng trang được gọi là chính sử đôi điều đáng tiếc, nếu không bắt nguồn từ những con người trót được mệnh danh là những nhà viết sử?
I. Sử gia và sự kiện
Đã gọi là sự kiện lịch sử tất tự thân không thể có sự đổi thay, song diễn dịch chúng như thế nào điều ấy vẫn còn tùy thuộc vào quan điểm của những nhà viết sử.
Nếu nhà viết sử là công cụ của triều đại, nội dung sự kiện sẽ được nhào nặn theo chiều hướng thuận lợi cho dòng họ hay thế lực đương quyền. Họ chính thực là công thần của dòng họ vua chúa hoặc thế lực ấy chứ chưa phải là một sử gia đúng nghĩa.
Nếu viết sử chỉ để miêu tả hiện thực, người viết sử sẽ chẳng hơn kém gì một nhân viên văn thư ghi chép nhật ký hành chính, đáng trân trọng chăng về tính cần mẫn ở vị trí của một công bộc mà thôi.
Một sử gia đích thực thì khác, ngoài lòng yêu nước còn phải hội đủ những tố chất lẫn ý thức trách nhiệm khác nữa: trí phán đoán, tính khách quan, sự dũng cảm và lòng chính trực… Không chỉ chép đúng, sử gia còn phải lý giải được tính muôn mặt của mỗi sự kiện nhằm thuyết phục tầng lớp thống trị, cùng lúc dẫn dụ được quãng đại quần chúng nhìn nhận vấn đề theo một ý nghĩa tích cực nhất.
Chuyện kể về Đổng Hồ nhà Tấn (Đông Châu Liệt Quốc):
„Di Cao (Tấn Linh Công) vô đạo, mưu giết tướng quốc Triệu Thuẫn. Thuẫn trốn, gặp cháu là Triệu Xuyên can hãy đợi. Liền đó Xuyên đến Đào Viên cùng giáp sĩ giết vua. Thuẫn vốn trung nghĩa không lấy thế làm hài lòng, một hôm sang sử quán thấy bản thảo chép „thu Ất Sửu, Triệu Thuẫn giết vua Di Cao“ Thuẫn kinh hãi bảo – „Thái sử lầm rồi, ta đã chạy xa kinh thành khi sự thể xẩy ra, sao đổ lỗi cho ta?“. Hồ nói –„Làm tướng quốc chưa ra khỏi địa giới nước nhà đã xẩy ra chuyện giết vua, lúc về lại không trị tội kẻ nghịch thần. Bảo việc này không do ngài chủ mưu thì ai tin ?“. Thuẫn hỏi chữa kịp không ? Hồ thưa – „Đã là tín sử thì có thế nào chép thế đó, đầu tôi có thể cắt chứ không thể chữa“. Thuẫn thở dài –„Thế mới biết quyền chép sử trọng hơn quyền tướng quốc. Tiếc thay, ta chưa ra khỏi địa giới để phải chịu tiếng muôn đời !“.
Đáng khen thay họ Đổng nhưng liệu ông ta có dám quyết nếu Triệu Thuẫn là một tướng quốc bất nhẫn và việc giết một hôn quân có hàm ý vị quốc hay tham vọng cá nhân ?
Đổng Hồ có làm sáng tỏ sự cố ấy theo tinh thần một sử gia hay chỉ hoàn thành nhiệm vụ của một viên quan chép sử ?
Phải chăng cũng bắt nguồn từ một nguyên nhân như thế mà hằng trăm năm sau, khi ấn tượng hãi hùng về những trang sử tắm máu cuối đời hai triều Lý và Trần ít nhiều phai nhạt, hậu thế mới thừa nhận tài chỉnh trị vô song của thái sư Trần Thủ Độ lẫn tính cách mạng qua những cải cách của Hồ Quý Ly, thay vì cả hai phải chịu tiếng gian hùng hay tiếm ngôi ?
Thật đáng sợ hệ quả của ý niệm „giang sơn là riêng của một dòng họ“ hay „vua là con trời, dân là con đỏ“ đã ăn sâu vào tiềm thức người dân qua các thời đại phong kiến. Từ đó, nẩy sinh một sự đánh giá thiên lệch về người lẫn sự kiện chỉ thuần dựa trên cảm tính và sự tồn tại bền lâu hoặc ngắn ngủi của kẻ thắng người bại, sau các cuộc mưu đồ vương bá.
Thử hỏi nếu cuộc chính biến êm đềm cuối triều tiền Lê và biến cố nhằm giành ngôi báu từ Lý sang Trần kéo dài chỉ với một đời Lý Công Uẩn hoặc Trần Cảnh, liệu Lý và Trần có được xem là chính thống (1)?
Tính chính thống do đấy vẫn còn tùy thuộc vào quá trình chứng thực sau cuộc thay ngôi đổi chủ. Liệu kẻ xưng hùng hay tiếm ngôi có củng cố được một hệ thống cầm quyền vững chắc, lập những kỳ tích ổn định và xây dựng đất nước cụ thể như triều Lý mang lại sự thịnh trị cho nhân dân hoặc nhà Trần ba lần đại phá Mông Nguyên cứu nguy dân tộc, sau khi loại bỏ hậu duệ của các tiên triều thường yếu hèn và biến chất ?
Sự thành bại về mặt an sinh quả là một yếu tố quyết định, nói cách khác công và tội của những nhân vật lịch sử, lắm lúc cần phải được thẩm xét một cách nghiêm túc và công bằng hơn.
Do đâu vẫn còn đó trong từng trang được gọi là chính sử đôi điều đáng tiếc, nếu không bắt nguồn từ những con người trót được mệnh danh là những nhà viết sử?
I. Sử gia và sự kiện
Đã gọi là sự kiện lịch sử tất tự thân không thể có sự đổi thay, song diễn dịch chúng như thế nào điều ấy vẫn còn tùy thuộc vào quan điểm của những nhà viết sử.
Nếu nhà viết sử là công cụ của triều đại, nội dung sự kiện sẽ được nhào nặn theo chiều hướng thuận lợi cho dòng họ hay thế lực đương quyền. Họ chính thực là công thần của dòng họ vua chúa hoặc thế lực ấy chứ chưa phải là một sử gia đúng nghĩa.
Nếu viết sử chỉ để miêu tả hiện thực, người viết sử sẽ chẳng hơn kém gì một nhân viên văn thư ghi chép nhật ký hành chính, đáng trân trọng chăng về tính cần mẫn ở vị trí của một công bộc mà thôi.
Một sử gia đích thực thì khác, ngoài lòng yêu nước còn phải hội đủ những tố chất lẫn ý thức trách nhiệm khác nữa: trí phán đoán, tính khách quan, sự dũng cảm và lòng chính trực… Không chỉ chép đúng, sử gia còn phải lý giải được tính muôn mặt của mỗi sự kiện nhằm thuyết phục tầng lớp thống trị, cùng lúc dẫn dụ được quãng đại quần chúng nhìn nhận vấn đề theo một ý nghĩa tích cực nhất.
Chuyện kể về Đổng Hồ nhà Tấn (Đông Châu Liệt Quốc):
„Di Cao (Tấn Linh Công) vô đạo, mưu giết tướng quốc Triệu Thuẫn. Thuẫn trốn, gặp cháu là Triệu Xuyên can hãy đợi. Liền đó Xuyên đến Đào Viên cùng giáp sĩ giết vua. Thuẫn vốn trung nghĩa không lấy thế làm hài lòng, một hôm sang sử quán thấy bản thảo chép „thu Ất Sửu, Triệu Thuẫn giết vua Di Cao“ Thuẫn kinh hãi bảo – „Thái sử lầm rồi, ta đã chạy xa kinh thành khi sự thể xẩy ra, sao đổ lỗi cho ta?“. Hồ nói –„Làm tướng quốc chưa ra khỏi địa giới nước nhà đã xẩy ra chuyện giết vua, lúc về lại không trị tội kẻ nghịch thần. Bảo việc này không do ngài chủ mưu thì ai tin ?“. Thuẫn hỏi chữa kịp không ? Hồ thưa – „Đã là tín sử thì có thế nào chép thế đó, đầu tôi có thể cắt chứ không thể chữa“. Thuẫn thở dài –„Thế mới biết quyền chép sử trọng hơn quyền tướng quốc. Tiếc thay, ta chưa ra khỏi địa giới để phải chịu tiếng muôn đời !“.
Đáng khen thay họ Đổng nhưng liệu ông ta có dám quyết nếu Triệu Thuẫn là một tướng quốc bất nhẫn và việc giết một hôn quân có hàm ý vị quốc hay tham vọng cá nhân ?
Đổng Hồ có làm sáng tỏ sự cố ấy theo tinh thần một sử gia hay chỉ hoàn thành nhiệm vụ của một viên quan chép sử ?
Phải chăng cũng bắt nguồn từ một nguyên nhân như thế mà hằng trăm năm sau, khi ấn tượng hãi hùng về những trang sử tắm máu cuối đời hai triều Lý và Trần ít nhiều phai nhạt, hậu thế mới thừa nhận tài chỉnh trị vô song của thái sư Trần Thủ Độ lẫn tính cách mạng qua những cải cách của Hồ Quý Ly, thay vì cả hai phải chịu tiếng gian hùng hay tiếm ngôi ?
Thật đáng sợ hệ quả của ý niệm „giang sơn là riêng của một dòng họ“ hay „vua là con trời, dân là con đỏ“ đã ăn sâu vào tiềm thức người dân qua các thời đại phong kiến. Từ đó, nẩy sinh một sự đánh giá thiên lệch về người lẫn sự kiện chỉ thuần dựa trên cảm tính và sự tồn tại bền lâu hoặc ngắn ngủi của kẻ thắng người bại, sau các cuộc mưu đồ vương bá.
Thử hỏi nếu cuộc chính biến êm đềm cuối triều tiền Lê và biến cố nhằm giành ngôi báu từ Lý sang Trần kéo dài chỉ với một đời Lý Công Uẩn hoặc Trần Cảnh, liệu Lý và Trần có được xem là chính thống (1)?
Tính chính thống do đấy vẫn còn tùy thuộc vào quá trình chứng thực sau cuộc thay ngôi đổi chủ. Liệu kẻ xưng hùng hay tiếm ngôi có củng cố được một hệ thống cầm quyền vững chắc, lập những kỳ tích ổn định và xây dựng đất nước cụ thể như triều Lý mang lại sự thịnh trị cho nhân dân hoặc nhà Trần ba lần đại phá Mông Nguyên cứu nguy dân tộc, sau khi loại bỏ hậu duệ của các tiên triều thường yếu hèn và biến chất ?
Sự thành bại về mặt an sinh quả là một yếu tố quyết định, nói cách khác công và tội của những nhân vật lịch sử, lắm lúc cần phải được thẩm xét một cách nghiêm túc và công bằng hơn.
II. Một trường hợp lịch sử khác thường
Trong tinh thần ấy, chúng ta thử lần lại một trường hợp lịch sử khác thường về Thái tổ Võ hoàng đế NGUYỄN HUỆ và Thế tổ Cao hoàng đế NGUYỄN PHÚC ÁNH (thường quen gọi theo niên hiệu là vua Quang Trung và vua Gia Long) nhằm tự hỏi : liệu sự đánh giá từ trước đến nay về sự nghiệp của hai nhân vật này có hoàn toàn đầy đủ và chân xác ?
Tinh thần thượng tôn pháp luật vốn không cho phép bất cứ ai viện dẫn như một sự hồi tố công lao của chính mình, nhằm biện minh cho những hành vi phạm pháp đương thì. Vậy thì sẽ bất công quá chăng nếu chúng ta chỉ thuần dựa vào một đối sách bất cập (2) mang tính tình thế, rồi phủ nhận gần như toàn bộ thành quả của một nhân vật tượng trưng cho cả một triều đại. Nhất là ngay đang khi tại vị, nhân vật trong cuộc này đã ý thức nhằm sửa sai (3) những di căn trót bắt nguồn từ một sự chọn lựa trong quá khứ ?
Đấy là chưa loại trừ dã tâm giăng bẫy sẵn của thực dân phương Tây qua chính sách chi viện khí tài, tận dụng sự mâu thuẫn nội bộ tại các quốc gia nhược tiểu hòng khống chế, chiếm lĩnh và bành trướng thuộc địa vào những thế kỷ trước.
Để đi đến một nhận định khách quan, tưởng cần phải gạt sang bên từng luận điểm một chiều của các tay chép sử thuộc trường phái này hay trường phái kia. Như những câu chuyện hoang đường ghi trong Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện của dòng họ Nguyễn Gia-Miêu (gọi theo nguồn gốc xuất thân của dòng họ chúa Nguyễn) chẳng hạn, nhằm xuyên tạc ý định dời đô ra Nghệ An cũng như nghi vấn về cái chết bất thần của Nguyễn Huệ(4). Đồng thời hãy cho lắng xuống bao mối bất bình về tham vọng khôi phục nghiệp chúa bằng mọi giá cùng cách hành xử cạn tình của Nguyễn Ánh đối với vua tôi Tây Sơn sau ngày toàn thắng. Chúng ta cũng khoan xét tới yêu cầu nặng mang tính đấu tranh giai cấp vốn là một yếu tố chính trị hiện thực, phụng sự cho một thời kỳ cách mạng „bài Phong đả Thực“ của dân tộc vào những thập niên đầu thế kỷ 20. Ngõ hầu có được một cái nhìn đạt lý hơn về sự trùng phùng của hai con người „HUỆ và ÁNH“ mà lằn ranh phân định giữa sự bất hạnh và may mắn quá đỗi mong manh.
Một khía cạnh tế nhị khác, lòng yêu nước đâu chỉ để độc quyền xưng tụng các bậc cái thế, những chiến tích lẫy lừng, sự hùng vĩ của các kỳ quan… Lòng yêu nước còn phải được thể hiện chung cho những phần lãnh thổ đìu hiu, từng nỗi đau chiến bại lẫn vô vàn tình huống bi thương khác nữa. Có như thế mới lý giải được phần nào giá trị của những vinh nhục, giải phóng được phần nào từng nỗi oan khuất đầy tính bi kịch của tiên nhân.
Trở lại tình hình chính trị đất nước trước ngày Nguyễn Huệ - Nguyễn Ánh chào đời.
Trong tinh thần ấy, chúng ta thử lần lại một trường hợp lịch sử khác thường về Thái tổ Võ hoàng đế NGUYỄN HUỆ và Thế tổ Cao hoàng đế NGUYỄN PHÚC ÁNH (thường quen gọi theo niên hiệu là vua Quang Trung và vua Gia Long) nhằm tự hỏi : liệu sự đánh giá từ trước đến nay về sự nghiệp của hai nhân vật này có hoàn toàn đầy đủ và chân xác ?
Tinh thần thượng tôn pháp luật vốn không cho phép bất cứ ai viện dẫn như một sự hồi tố công lao của chính mình, nhằm biện minh cho những hành vi phạm pháp đương thì. Vậy thì sẽ bất công quá chăng nếu chúng ta chỉ thuần dựa vào một đối sách bất cập (2) mang tính tình thế, rồi phủ nhận gần như toàn bộ thành quả của một nhân vật tượng trưng cho cả một triều đại. Nhất là ngay đang khi tại vị, nhân vật trong cuộc này đã ý thức nhằm sửa sai (3) những di căn trót bắt nguồn từ một sự chọn lựa trong quá khứ ?
Đấy là chưa loại trừ dã tâm giăng bẫy sẵn của thực dân phương Tây qua chính sách chi viện khí tài, tận dụng sự mâu thuẫn nội bộ tại các quốc gia nhược tiểu hòng khống chế, chiếm lĩnh và bành trướng thuộc địa vào những thế kỷ trước.
Để đi đến một nhận định khách quan, tưởng cần phải gạt sang bên từng luận điểm một chiều của các tay chép sử thuộc trường phái này hay trường phái kia. Như những câu chuyện hoang đường ghi trong Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện của dòng họ Nguyễn Gia-Miêu (gọi theo nguồn gốc xuất thân của dòng họ chúa Nguyễn) chẳng hạn, nhằm xuyên tạc ý định dời đô ra Nghệ An cũng như nghi vấn về cái chết bất thần của Nguyễn Huệ(4). Đồng thời hãy cho lắng xuống bao mối bất bình về tham vọng khôi phục nghiệp chúa bằng mọi giá cùng cách hành xử cạn tình của Nguyễn Ánh đối với vua tôi Tây Sơn sau ngày toàn thắng. Chúng ta cũng khoan xét tới yêu cầu nặng mang tính đấu tranh giai cấp vốn là một yếu tố chính trị hiện thực, phụng sự cho một thời kỳ cách mạng „bài Phong đả Thực“ của dân tộc vào những thập niên đầu thế kỷ 20. Ngõ hầu có được một cái nhìn đạt lý hơn về sự trùng phùng của hai con người „HUỆ và ÁNH“ mà lằn ranh phân định giữa sự bất hạnh và may mắn quá đỗi mong manh.
Một khía cạnh tế nhị khác, lòng yêu nước đâu chỉ để độc quyền xưng tụng các bậc cái thế, những chiến tích lẫy lừng, sự hùng vĩ của các kỳ quan… Lòng yêu nước còn phải được thể hiện chung cho những phần lãnh thổ đìu hiu, từng nỗi đau chiến bại lẫn vô vàn tình huống bi thương khác nữa. Có như thế mới lý giải được phần nào giá trị của những vinh nhục, giải phóng được phần nào từng nỗi oan khuất đầy tính bi kịch của tiên nhân.
Trở lại tình hình chính trị đất nước trước ngày Nguyễn Huệ - Nguyễn Ánh chào đời.
Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê dựng ra BẮC TRIỀU ở Thăng
Long (triều Mạc).
Năm 1533, Nguyễn Kim tìm con cháu nhà Lê lập nên NAM TRIỀU tại Thanh Hóa (nhà Lê trung hưng).
Kim mất, rể là Trịnh Kiểm nắm quyền củng cố vai trò CHÚA TRỊNH (đàøng Ngoài) lấn át nhà Lê và vô hiệu hóa vai trò nhà Mạc kể từ 1592 (5).
Con của Kim là Nguyễn Hoàng nhận rõ mối hiểm họa từ phía Trịnh, xin vào trấn Hóa Châu (1558) tạo dần một thế lực mới tức CHÚA NGUYỄN (đàng Trong) lần lượt mở mang bờ cõi đến tận cực Nam (Cà Mau) ngày nay.
Từ đó lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm giới tuyến, Trịnh-Nguyễn mở đầu một thời kỳ phân tranh lâu dài nhất trong lịch sử (1558-1786).
Năm 1655, quân Nguyễn lần đầu tiên chủ động tấn công quân Trịnh chiếm Nghệ An. Sau liệu không giữ được bèn rút về mang theo những di dân, trong số có tổ tiên họ Hồ vào ở vùng phía trên đèo An Khê lập nên ấp Tây Sơn. Giữa thế kỷ 18, một người là Hồ Phi Phúc theo vợ về sống tại Kiên Mỹ (Bình Định). Họ sinh hạ được ba con (đời thứ tư) đấy chính là ba anh em nhà Tây Sơn : Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ.
Lớn lên cả ba chuyển sang họ Nguyễn (họ nhà chúa ?) hẳn để thuận thời và xóa bỏ mặc cảm cách biệt với cư dân bản địa, hầu hết vốn là con cháu của những di dân thân thuộc nhà Nguyễn thuở đầu Nam tiến ?
Việc đổi họ phải chăng còn manh nha từ một ý tưởng mang tính chiến lược cho cuộc dấy nghĩa sau này ?
Nguyễn Huệ sinh năm 1753 trong một môi trường dân giả, chín năm sau Nguyễn Ánh chào đời (1762) thuộc dòng dõi quyền quí : lịch sử đã có một cuộc trùng phùng, bất hạnh hay may mắn ?
Không như tuổi thơ hồn nhiên của Nguyễn Huệ, ngay từ khi còn bé Nguyễn Ánh đã mồ côi cha(6). Anh em mất sớm, chỉ mình Nguyễn Ánh sống sót trong sự bất an do tự thâm cung đầy dẫy những cuộc tranh chấp.
Năm 1771, Nguyễn Huệ 18 tuổi là một trong những thủ lĩnh nòng cốt của phong trào Tây Sơn. Việc góp phần diệt Trương Phúc Loan của Nguyễn Huệ không đơn thuần loại bỏ một tên tham quan, đấy còn là một hành động vô hình chung giúp Nguyễn Ánh trả được mối gia thù và thoát khỏi một sự thanh trừng nội bộ rất có thể xẩy ra bất cứ lúc nào : Nguyễn Huệ có là vị ân nhân đầu đời của NguyễnÁnh ?
Năm 1774 quân Trịnh tấn công Phú Xuân cùng lúc Tây Sơn đánh Quảng Nam, chúa Nguyễn Phúc Thuần giao trọng trách lại cho Nguyễn Phúc Dương để lánh vào Gia Định (mang theo Nguyễn Ánh). Trịnh lại vượt Hải Vân, quân Tây Sơn yếu thế rút về Quy Nhơn. Nhạc dâng thư tình nguyện (kế hoãn binh) làm quân tiền khu cho Trịnh đánh Nguyễn. Trịnh mừng, sai Nguyễn hữu Chỉnh mang ấn kiếm vào phong Nhạc chức Tráng Tiết Tây Sơn Hiệu Trưởng trước khi cho quân lui về Thuận Hóa (1775).
Năm 1777 Nguyễn Huệ xuôi Nam chiếm Trấn Biên-Gia Định-Vĩnh Long làm chủ đàng Trong (Thuần và Dương bị giết). Nhạc xưng đế (Thái Đức, 1778) phong Nguyễn Huệ làm Tiết Chế thống lĩnh quân Tây Sơn.
Nguyễn Ánh thoát xuống An Giang nằm gai nếm mật rồi nghiễm nhiên kế vị ngôi chúa (1780) quy tụ lực lượng phản công tái chiếm Gia Định, Bình Thuận và xưng vương. Năm 1782 tại Cần Giờ, thủy binh cùa Nguyễn Ánh có tàu đồng đại bác (Pháp, Bồ đào Nha) yểm trợ đã thua tan tác trước lực lượng thuyền chiến của anh em Tây Sơn từ Qui Nhơn vào.
Nguyễn Ánh trốn ra Phú Quốc, sai người sang Xiêm cầu viện. Từ đấy, cả hai thực sự trở thành đối thủ không đội trời chung. Mỉa mai thay, qua việc truy bức chúa Nguyễn đến phải tử vong : ai đã chính thức mở lối cho Nguyễn Ánh khởi đầu vương nghiệp nếu không là Nguyễn Huệ ?
Cuối 1782 bộ tướng nhà Nguyễn tái chiếm Gia Định, rước Nguyễn Ánh từ Phú Quốc về. Đầu năm sau Nguyễn Huệ trở vào, Nguyễn Ánh lại ra Phú Quốc và cho con đầu là hoàng tử Cảnh làm con tin theo Bá đa Lộc (giám mục Pháp) sang Pháp cầu viện. Năm 1784, Nguyễn Ánh (22 tuổi) được vua Xiêm giúp 300 thuyền và 3 vạn binh kéo về Gia Định hãm thành, bị thảm bại trước Nguyễn Huệ ở Rạch Gầm-Xoài Mút (1785). Nguyễn Ánh lại sang Xiêm, vua Xiêm muốn giúp một lần nữa nhưng do bầy tôi can ngăn(7). Nguyễn Ánh đành từ chối và lang bạt ở vùng Hà Tiên đến phải xin cơm nhà dân ăn.
Năm 1786 Nguyễn Huệ đánh Phú Xuân, ngoài Võ văn Nhậm (rể Nhạc) và Nguyễn văn Lộc còn có Nguyễn hữu Chỉnh cùng đi. Chỉnh vốn là một tay giảo hoạt trước thờ Hoàng đình Bảo (tôn phò Trịnh Sâm nên bị kiêu binh giết) nay trốn vào Nam quy thuận Tây Sơn, y nhân cơ hội thuyết phục Nguyễn Huệ lấy danh nghĩa „diệt Trịnh phò Lê“ tiến thẳng ra Bắc.
Nguyễn Huệ giao Phú Xuân cho Lữ rồi cử Chỉnh dẫn thủy binh đi trước, Nguyễn Huệ cùng Nhậm sẽ kéo bộ binh theo sau hẹn sẽ hội quân ở Vị Hoàng tiến ra Thăng Long.
Ngày 6/6 Bính Ngọ tức 1/7/1786, Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ nhất, Trịnh Khải cho quân nghênh chiến bị thua. Khải trốn lên Sơn Tây đến Hạ Lôi thì bị bắt và tự vẩn. Nguyễn Huệ vào Thăng Long (21/7/1786) chính thức xóa sổ họ Trịnh, thống nhất đàng Trong với đàng Ngoài. Hôm sau yết kiến Lê Hiển Tông tại cung Vạn Thọ được vua phong làm Nguyên soái Uy quốc công và gả Ngọc Hân công chúa. Ngày 17/7 Bính Ngọ (10/8/1786) Hiển Tông băng, hoàng tôn Lê Duy Kỳ nối ngôi tức Lê Chiêu Thống.
Sợ rằng Nguyễn Huệ một phương lừng lẫy khó kềm, Nhạc từ Qui Nhơn cấp tốc mang quân tín cẩn ra gọi khéo về. Nguyễn Huệ biết ý, đón dâng tờ trình rồi giữa đêm 17/7 nhuận (9/9/1786) cùng Nhạc xuôi Nam bỏ mặc Chỉnh. Chỉnh hoảng hốt đuổi theo xin trấn Nghệ An cùng với Nguyễn Duệ và Nguyễn hoàng Đức, riêng Võ văn Nhậm đóng ở Đông Hải trông chừng mặt Bắc.
Nhạc phong Nguyễn Huệ làm Bắc Bình Vương cai quản từ Thuận Hóa trở ra, Lữ làm Đông Định Vương Trấn Biên (Bình Thuận trở vào) còn mình tự phong là Trung Ương Hoàng Đế đóng tại Qui Nhơn.
Ở đàng Ngoài, Lê Chiêu Thống chưa kịp yên vị thì Trịnh Bồng đã tự xưng. Chỉnh được mật gọi, ra đuổi Bồng rồi mặc sức thao túng. Hay tin, Nguyễn Huệ lệnh Võ văn Nhậm ra giết Chỉnh (Chiêu Thống hoảng sợ bỏ trốn sau khi sai người cầu viện nhà Thanh). Xong việc, Võ văn Nhậm lại tự tung tự tác mưu lập Lê Duy Cẩn, bị Ngô văn Sở cáo biến vào Phú Xuân.
Tháng 4 Mậu Thân (5/1/88) Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ hai chỉ trong 10 ngày, giết Nhậm. Khoảng non tháng thì quay về, giao đàng Ngoài cho Sở cùng Ngô thời Nhiệm (danh sĩ Bắc Hà) lo việc.
Nguyễn Ánh nhân thời cơ, từ Gia Định phản công khiến Lữ phải rút.
Tháng 10 năm Mậu Thân (1788) Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn sĩ Nghị dẫn đại quân nhà Thanh, chia làm ba đạo tiến sang.
Để yên lòng dân, Nguyễn Huệ làm lễ cáo trời đất lên ngôi hoàng đế niên hiệu Quang Trung (25/11/Mậu Thân tức 22/12/1788 tại núi Bân, Phú Xuân) và ngay trong ngày thống lĩnh đại binh thủy bộ lên đường.
Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ ba ngày 22/12/1788 vây Hà Hồi, đánh Ngọc Hồi chiếm Yên Quyết và Khương Thượng… (Tôn sĩ Nghị lên ngựa bỏ chạy không kịp thắng yên cương) dẹp tan 20 vạn quân Thanh, tiến vào Thăng Long ngày 5 tháng giêng Kỷ Dậu ((30/1/1789) ở tuổi 36.
Nguyễn Ánh bấy giờ được Pháp hổ trợ, miệt mài củng cố binh bị (8).
Tháng 2 (Kỷ Dậu) Nguyễn Huệ về Phú Xuân sau khi đã hoà hiếu với nhà Thanh (cấp lương thực và phóng thích tù binh, tránh bị phục thù). Tháng 6/1790, lệnh tướng Diệu dẹp loạn Lê Duy Chỉ (liên kết với thổ dân Vạn Tượng, Xiêm toan chiếm Nghệ An) và khuất phục vua Ai Lao buộc phải triều cống và vua Miến Điện phải thông hiếu (1791).
Mùa xuân 1792 (Nhâm Tý) được tin Nguyễn Ánh sắp đánh Quy Nhơn, Nguyễn Huệ liền chuẩn bị binh mã chinh Nam nhưng tháng 7 Nhâm Tý (15/9/1792) nhà vua bất ngờ ngã bệnh, mất ở tuổi 39.
Nguyễn Quang Toản nối ngôi (Cảnh Thịnh) mới 13 tuổi, triều chính rơi vào tay cậu ruột là thái sư Bùi đắc Tuyên. Tuyên lợi dụng củng cố quyền lực, tạo băng đảng gây chia rẽ và hãm hại trung thần.
Năm 1793 quân Nguyễn Ánh chiếm Phú Yên, đánh Quy Nhơn. Nhạc cầu cứu, quân từ Phú Xuân vào. Nhạc mở cửa thành, tướng của Cảnh Thịnh bất ngờ ra lệnh giải giáp quân đội của Nhạc, chiếm giữ các kho tàng khiến Nhạc tức uất thổ huyết chết (con của Nhạc là Nguyễn Bảo cũng bị giáng).
Tây Sơn mỗi ngày mỗi suy yếu, trong lúc Nguyễn Ánh liên tục thua trận này bày trận khác, chủ động tập kích.
Năm 1793 Nguyễn Ánh rút vào Diên Khánh đào hào đắp lũy xây tổng hành dinh, lập xưởng đóng thuyền chiến giao Nguyễn văn Thành trấn giữ. Năm 1794 Tây Sơn vào vây, Nguyễn Ánh đem binh giải cứu. Diệu tạm rút, năm sau quay lại. Nguyễn Ánh lại từ Gia Định ra, thế trận hai bên cứ vậy giằng co cho đến khi Phú Xuân có biến (9), Diệu được lệnh triệu về.
Năm 1797, Nguyễn Ánh toan tái chiếm Quy Nhơn song lượng sức không được bèn dong buồm thẳng ra Quảng Nam, cuối cùng cũng phải quây về vì không đủ lương thực. Năm 1799, Nguyễn Ánh chiếm Quy Nhơn đổi tên thành Bình Định giao Võ Tánh và Ngô Tùng Châu giữ. Năm 1800 quân Tây Sơn vào, thành Bình Định mất, Võ Tánh tự đốt mình.
Thay vì giải vây, Nguyễn Ánh ra tấn công Phú Xuân làm chủ Thuận Hóa, các nơi khác cũng dần lọt vào tay Nguyễn Ánh. Cảnh Thịnh bỏ chạy, Nguyễn Ánh thu ấn truyền quốc và đào mả Nguyễn Huệ nghiền xương, bỏ đầu lâu giam ngục.
Tháng 7 Nhâm Tuất (1802) Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế, niên hiệu Gia Long, quốc hiệu Nam Việt (1804, nhà Thanh mới sai sứ sang ban quốc hiệu Việt Nam) tiếp tục đánh chiếm Nghệ An, Thanh Hóa… rồi ra Bắc, vua tôi Tây Sơn lần lượt bị bắt và bị hành hình.
Nhà Tây Sơn bị tuyệt diệt, Nguyễn Ánh tóm thu thiên hạ, bình định đất nước đến năm 1820 thì mất.
Năm 1533, Nguyễn Kim tìm con cháu nhà Lê lập nên NAM TRIỀU tại Thanh Hóa (nhà Lê trung hưng).
Kim mất, rể là Trịnh Kiểm nắm quyền củng cố vai trò CHÚA TRỊNH (đàøng Ngoài) lấn át nhà Lê và vô hiệu hóa vai trò nhà Mạc kể từ 1592 (5).
Con của Kim là Nguyễn Hoàng nhận rõ mối hiểm họa từ phía Trịnh, xin vào trấn Hóa Châu (1558) tạo dần một thế lực mới tức CHÚA NGUYỄN (đàng Trong) lần lượt mở mang bờ cõi đến tận cực Nam (Cà Mau) ngày nay.
Từ đó lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm giới tuyến, Trịnh-Nguyễn mở đầu một thời kỳ phân tranh lâu dài nhất trong lịch sử (1558-1786).
Năm 1655, quân Nguyễn lần đầu tiên chủ động tấn công quân Trịnh chiếm Nghệ An. Sau liệu không giữ được bèn rút về mang theo những di dân, trong số có tổ tiên họ Hồ vào ở vùng phía trên đèo An Khê lập nên ấp Tây Sơn. Giữa thế kỷ 18, một người là Hồ Phi Phúc theo vợ về sống tại Kiên Mỹ (Bình Định). Họ sinh hạ được ba con (đời thứ tư) đấy chính là ba anh em nhà Tây Sơn : Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ.
Lớn lên cả ba chuyển sang họ Nguyễn (họ nhà chúa ?) hẳn để thuận thời và xóa bỏ mặc cảm cách biệt với cư dân bản địa, hầu hết vốn là con cháu của những di dân thân thuộc nhà Nguyễn thuở đầu Nam tiến ?
Việc đổi họ phải chăng còn manh nha từ một ý tưởng mang tính chiến lược cho cuộc dấy nghĩa sau này ?
Nguyễn Huệ sinh năm 1753 trong một môi trường dân giả, chín năm sau Nguyễn Ánh chào đời (1762) thuộc dòng dõi quyền quí : lịch sử đã có một cuộc trùng phùng, bất hạnh hay may mắn ?
Không như tuổi thơ hồn nhiên của Nguyễn Huệ, ngay từ khi còn bé Nguyễn Ánh đã mồ côi cha(6). Anh em mất sớm, chỉ mình Nguyễn Ánh sống sót trong sự bất an do tự thâm cung đầy dẫy những cuộc tranh chấp.
Năm 1771, Nguyễn Huệ 18 tuổi là một trong những thủ lĩnh nòng cốt của phong trào Tây Sơn. Việc góp phần diệt Trương Phúc Loan của Nguyễn Huệ không đơn thuần loại bỏ một tên tham quan, đấy còn là một hành động vô hình chung giúp Nguyễn Ánh trả được mối gia thù và thoát khỏi một sự thanh trừng nội bộ rất có thể xẩy ra bất cứ lúc nào : Nguyễn Huệ có là vị ân nhân đầu đời của NguyễnÁnh ?
Năm 1774 quân Trịnh tấn công Phú Xuân cùng lúc Tây Sơn đánh Quảng Nam, chúa Nguyễn Phúc Thuần giao trọng trách lại cho Nguyễn Phúc Dương để lánh vào Gia Định (mang theo Nguyễn Ánh). Trịnh lại vượt Hải Vân, quân Tây Sơn yếu thế rút về Quy Nhơn. Nhạc dâng thư tình nguyện (kế hoãn binh) làm quân tiền khu cho Trịnh đánh Nguyễn. Trịnh mừng, sai Nguyễn hữu Chỉnh mang ấn kiếm vào phong Nhạc chức Tráng Tiết Tây Sơn Hiệu Trưởng trước khi cho quân lui về Thuận Hóa (1775).
Năm 1777 Nguyễn Huệ xuôi Nam chiếm Trấn Biên-Gia Định-Vĩnh Long làm chủ đàng Trong (Thuần và Dương bị giết). Nhạc xưng đế (Thái Đức, 1778) phong Nguyễn Huệ làm Tiết Chế thống lĩnh quân Tây Sơn.
Nguyễn Ánh thoát xuống An Giang nằm gai nếm mật rồi nghiễm nhiên kế vị ngôi chúa (1780) quy tụ lực lượng phản công tái chiếm Gia Định, Bình Thuận và xưng vương. Năm 1782 tại Cần Giờ, thủy binh cùa Nguyễn Ánh có tàu đồng đại bác (Pháp, Bồ đào Nha) yểm trợ đã thua tan tác trước lực lượng thuyền chiến của anh em Tây Sơn từ Qui Nhơn vào.
Nguyễn Ánh trốn ra Phú Quốc, sai người sang Xiêm cầu viện. Từ đấy, cả hai thực sự trở thành đối thủ không đội trời chung. Mỉa mai thay, qua việc truy bức chúa Nguyễn đến phải tử vong : ai đã chính thức mở lối cho Nguyễn Ánh khởi đầu vương nghiệp nếu không là Nguyễn Huệ ?
Cuối 1782 bộ tướng nhà Nguyễn tái chiếm Gia Định, rước Nguyễn Ánh từ Phú Quốc về. Đầu năm sau Nguyễn Huệ trở vào, Nguyễn Ánh lại ra Phú Quốc và cho con đầu là hoàng tử Cảnh làm con tin theo Bá đa Lộc (giám mục Pháp) sang Pháp cầu viện. Năm 1784, Nguyễn Ánh (22 tuổi) được vua Xiêm giúp 300 thuyền và 3 vạn binh kéo về Gia Định hãm thành, bị thảm bại trước Nguyễn Huệ ở Rạch Gầm-Xoài Mút (1785). Nguyễn Ánh lại sang Xiêm, vua Xiêm muốn giúp một lần nữa nhưng do bầy tôi can ngăn(7). Nguyễn Ánh đành từ chối và lang bạt ở vùng Hà Tiên đến phải xin cơm nhà dân ăn.
Năm 1786 Nguyễn Huệ đánh Phú Xuân, ngoài Võ văn Nhậm (rể Nhạc) và Nguyễn văn Lộc còn có Nguyễn hữu Chỉnh cùng đi. Chỉnh vốn là một tay giảo hoạt trước thờ Hoàng đình Bảo (tôn phò Trịnh Sâm nên bị kiêu binh giết) nay trốn vào Nam quy thuận Tây Sơn, y nhân cơ hội thuyết phục Nguyễn Huệ lấy danh nghĩa „diệt Trịnh phò Lê“ tiến thẳng ra Bắc.
Nguyễn Huệ giao Phú Xuân cho Lữ rồi cử Chỉnh dẫn thủy binh đi trước, Nguyễn Huệ cùng Nhậm sẽ kéo bộ binh theo sau hẹn sẽ hội quân ở Vị Hoàng tiến ra Thăng Long.
Ngày 6/6 Bính Ngọ tức 1/7/1786, Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ nhất, Trịnh Khải cho quân nghênh chiến bị thua. Khải trốn lên Sơn Tây đến Hạ Lôi thì bị bắt và tự vẩn. Nguyễn Huệ vào Thăng Long (21/7/1786) chính thức xóa sổ họ Trịnh, thống nhất đàng Trong với đàng Ngoài. Hôm sau yết kiến Lê Hiển Tông tại cung Vạn Thọ được vua phong làm Nguyên soái Uy quốc công và gả Ngọc Hân công chúa. Ngày 17/7 Bính Ngọ (10/8/1786) Hiển Tông băng, hoàng tôn Lê Duy Kỳ nối ngôi tức Lê Chiêu Thống.
Sợ rằng Nguyễn Huệ một phương lừng lẫy khó kềm, Nhạc từ Qui Nhơn cấp tốc mang quân tín cẩn ra gọi khéo về. Nguyễn Huệ biết ý, đón dâng tờ trình rồi giữa đêm 17/7 nhuận (9/9/1786) cùng Nhạc xuôi Nam bỏ mặc Chỉnh. Chỉnh hoảng hốt đuổi theo xin trấn Nghệ An cùng với Nguyễn Duệ và Nguyễn hoàng Đức, riêng Võ văn Nhậm đóng ở Đông Hải trông chừng mặt Bắc.
Nhạc phong Nguyễn Huệ làm Bắc Bình Vương cai quản từ Thuận Hóa trở ra, Lữ làm Đông Định Vương Trấn Biên (Bình Thuận trở vào) còn mình tự phong là Trung Ương Hoàng Đế đóng tại Qui Nhơn.
Ở đàng Ngoài, Lê Chiêu Thống chưa kịp yên vị thì Trịnh Bồng đã tự xưng. Chỉnh được mật gọi, ra đuổi Bồng rồi mặc sức thao túng. Hay tin, Nguyễn Huệ lệnh Võ văn Nhậm ra giết Chỉnh (Chiêu Thống hoảng sợ bỏ trốn sau khi sai người cầu viện nhà Thanh). Xong việc, Võ văn Nhậm lại tự tung tự tác mưu lập Lê Duy Cẩn, bị Ngô văn Sở cáo biến vào Phú Xuân.
Tháng 4 Mậu Thân (5/1/88) Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ hai chỉ trong 10 ngày, giết Nhậm. Khoảng non tháng thì quay về, giao đàng Ngoài cho Sở cùng Ngô thời Nhiệm (danh sĩ Bắc Hà) lo việc.
Nguyễn Ánh nhân thời cơ, từ Gia Định phản công khiến Lữ phải rút.
Tháng 10 năm Mậu Thân (1788) Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn sĩ Nghị dẫn đại quân nhà Thanh, chia làm ba đạo tiến sang.
Để yên lòng dân, Nguyễn Huệ làm lễ cáo trời đất lên ngôi hoàng đế niên hiệu Quang Trung (25/11/Mậu Thân tức 22/12/1788 tại núi Bân, Phú Xuân) và ngay trong ngày thống lĩnh đại binh thủy bộ lên đường.
Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ ba ngày 22/12/1788 vây Hà Hồi, đánh Ngọc Hồi chiếm Yên Quyết và Khương Thượng… (Tôn sĩ Nghị lên ngựa bỏ chạy không kịp thắng yên cương) dẹp tan 20 vạn quân Thanh, tiến vào Thăng Long ngày 5 tháng giêng Kỷ Dậu ((30/1/1789) ở tuổi 36.
Nguyễn Ánh bấy giờ được Pháp hổ trợ, miệt mài củng cố binh bị (8).
Tháng 2 (Kỷ Dậu) Nguyễn Huệ về Phú Xuân sau khi đã hoà hiếu với nhà Thanh (cấp lương thực và phóng thích tù binh, tránh bị phục thù). Tháng 6/1790, lệnh tướng Diệu dẹp loạn Lê Duy Chỉ (liên kết với thổ dân Vạn Tượng, Xiêm toan chiếm Nghệ An) và khuất phục vua Ai Lao buộc phải triều cống và vua Miến Điện phải thông hiếu (1791).
Mùa xuân 1792 (Nhâm Tý) được tin Nguyễn Ánh sắp đánh Quy Nhơn, Nguyễn Huệ liền chuẩn bị binh mã chinh Nam nhưng tháng 7 Nhâm Tý (15/9/1792) nhà vua bất ngờ ngã bệnh, mất ở tuổi 39.
Nguyễn Quang Toản nối ngôi (Cảnh Thịnh) mới 13 tuổi, triều chính rơi vào tay cậu ruột là thái sư Bùi đắc Tuyên. Tuyên lợi dụng củng cố quyền lực, tạo băng đảng gây chia rẽ và hãm hại trung thần.
Năm 1793 quân Nguyễn Ánh chiếm Phú Yên, đánh Quy Nhơn. Nhạc cầu cứu, quân từ Phú Xuân vào. Nhạc mở cửa thành, tướng của Cảnh Thịnh bất ngờ ra lệnh giải giáp quân đội của Nhạc, chiếm giữ các kho tàng khiến Nhạc tức uất thổ huyết chết (con của Nhạc là Nguyễn Bảo cũng bị giáng).
Tây Sơn mỗi ngày mỗi suy yếu, trong lúc Nguyễn Ánh liên tục thua trận này bày trận khác, chủ động tập kích.
Năm 1793 Nguyễn Ánh rút vào Diên Khánh đào hào đắp lũy xây tổng hành dinh, lập xưởng đóng thuyền chiến giao Nguyễn văn Thành trấn giữ. Năm 1794 Tây Sơn vào vây, Nguyễn Ánh đem binh giải cứu. Diệu tạm rút, năm sau quay lại. Nguyễn Ánh lại từ Gia Định ra, thế trận hai bên cứ vậy giằng co cho đến khi Phú Xuân có biến (9), Diệu được lệnh triệu về.
Năm 1797, Nguyễn Ánh toan tái chiếm Quy Nhơn song lượng sức không được bèn dong buồm thẳng ra Quảng Nam, cuối cùng cũng phải quây về vì không đủ lương thực. Năm 1799, Nguyễn Ánh chiếm Quy Nhơn đổi tên thành Bình Định giao Võ Tánh và Ngô Tùng Châu giữ. Năm 1800 quân Tây Sơn vào, thành Bình Định mất, Võ Tánh tự đốt mình.
Thay vì giải vây, Nguyễn Ánh ra tấn công Phú Xuân làm chủ Thuận Hóa, các nơi khác cũng dần lọt vào tay Nguyễn Ánh. Cảnh Thịnh bỏ chạy, Nguyễn Ánh thu ấn truyền quốc và đào mả Nguyễn Huệ nghiền xương, bỏ đầu lâu giam ngục.
Tháng 7 Nhâm Tuất (1802) Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế, niên hiệu Gia Long, quốc hiệu Nam Việt (1804, nhà Thanh mới sai sứ sang ban quốc hiệu Việt Nam) tiếp tục đánh chiếm Nghệ An, Thanh Hóa… rồi ra Bắc, vua tôi Tây Sơn lần lượt bị bắt và bị hành hình.
Nhà Tây Sơn bị tuyệt diệt, Nguyễn Ánh tóm thu thiên hạ, bình định đất nước đến năm 1820 thì mất.
III- Nguyễn Huệ - Nguyễn Ánh sự đối đầu bất hạnh?
Xuất thân là dân ngụ cư, Nguyễn Huệ cùng anh dấy nghĩa năm 18 tuổi.
Sinh thời không qua một trường lớp đào tạo chính quy nhưng ngoài tài dụng binh và thuật dùng người (10) Nguyễn Huệ đầy lòng nhân chứ không khinh mạn hoặc bạo sát như Lưu Bang hay Hạng Vũ thời Hán Sở.
Linh hoạt và quyền biến, Nguyễn Huệ thừa thắng mang quân từ Phú Xuân thẳng ra Bắc (1786) diệt Trịnh nhưng không tiếp thu ngay do ý thức rõ tình hình chính trị bấy giờ chưa đủ độ chín muồi (11) dẫu với binh lực thừa cho phép Nguyễn Huệ hiện thực hóa giấc mộng đế vương. Ngay việc bất ngờ thả nổi Chỉnh cũng là một cách Nguyễn Huệ muốn thăm dò dư luận cũng như phản ứng của các thế lực sở tại đối với tay phản thần nhà Trịnh này.
Tiếc thay, tuổi trẻ của anh em Nguyễn Huệ lẫn tập đoàn dưới trướng hầu như thiếu sự đầu tư và tiếp cận với những nguyên tắc kỹ trị cùng truyền thống an dân. Chỉ riêng sự thiếu lòng tin vào em mình của Nhạc (12) đã gián tiếp đẩy cuộc dấy nghĩa của họ vào tình huống bế tắc rồi suy vong.
Còn đáng tiếc và sinh bất phùng thời chăng cùng với Nguyễn Huệ, xuất hiện một Nguyễn Ánh không kém trí dũng vốn được phò trợ bởi môt lực lượng văn võ hùng hậu, xuất thân từ dòng tộc quan lại sĩ phu thâm niên nhà chúa ?
Chuyện kể sau nêu bật tính cách kỳ phùng của hai con người siêu hạng : Trong một trận thủy chiến tại Gia Định, tướng của Nguyễn Ánh là Nguyễn hoàng Đức bị bắt. Nguyễn Huệ thu dùng, nhưng tối ngủ Đức lại nằm mê mắng chưởi quân Tây sơn. Thuộc hạ muốn giết song Nguyễn Huệ cười, không bắt tội còn hậu đãi cho theo đánh Bắc thành. Sau này, Đức trốn về lại với Nguyễn Aùnh vẫn được Nguyễn Ánh tín cẩn phong làm Tổng trấn Bắc thành (1809) chứng tỏ Nguyễn Ánh chẳng phải tay vừa !
Nguyễn Ánh ngỡ may mắn là con cháu nhà chúa, nhưng vừa chào đời gia đình đã chịu sự hãm hại bởi bọn quyền thần. Không chính thức được nối dõi, Nguyễn Ánh còn là mối hiểm nguy tiềm ẩn „đối tượng chính trị“ nhiều hứa hẹn sẽ là đích ngắm, nếu Trương Phúc Loan còn sống. Ấy thế, cậu bé qúy tộc và cô độc ấy vẫn từng ngày lớn lên giữa bao mối đe dọa như một điều kỳ diệu và khó tin. Thử hình dung tuổi niên thiếu của Nguyễn Ánh theo chân chúa lưu lạc. Chúa bị giết, một mình giữa rừng quan tướng vàng thau khó lường (tướng nhà chúa, tướng cừu thù trong gia tộc, tướng sơn lâm mãi võ chiêu mộ bao phen trên đường bại vong, tướng địch quy hàng…). Phải là người trí lực song toàn,h sử Nguyễn Ánh mới chế ngự và duy trì được một lực lượng binh tướng „vạn lý trường chinh“ sau nhiều phen tan tác đến thế.
Nguyễn Ánh là ai theo cách giải thích của người xưa, nếu không là kẻ có chân mệnh ?
Xuất thân là dân ngụ cư, Nguyễn Huệ cùng anh dấy nghĩa năm 18 tuổi.
Sinh thời không qua một trường lớp đào tạo chính quy nhưng ngoài tài dụng binh và thuật dùng người (10) Nguyễn Huệ đầy lòng nhân chứ không khinh mạn hoặc bạo sát như Lưu Bang hay Hạng Vũ thời Hán Sở.
Linh hoạt và quyền biến, Nguyễn Huệ thừa thắng mang quân từ Phú Xuân thẳng ra Bắc (1786) diệt Trịnh nhưng không tiếp thu ngay do ý thức rõ tình hình chính trị bấy giờ chưa đủ độ chín muồi (11) dẫu với binh lực thừa cho phép Nguyễn Huệ hiện thực hóa giấc mộng đế vương. Ngay việc bất ngờ thả nổi Chỉnh cũng là một cách Nguyễn Huệ muốn thăm dò dư luận cũng như phản ứng của các thế lực sở tại đối với tay phản thần nhà Trịnh này.
Tiếc thay, tuổi trẻ của anh em Nguyễn Huệ lẫn tập đoàn dưới trướng hầu như thiếu sự đầu tư và tiếp cận với những nguyên tắc kỹ trị cùng truyền thống an dân. Chỉ riêng sự thiếu lòng tin vào em mình của Nhạc (12) đã gián tiếp đẩy cuộc dấy nghĩa của họ vào tình huống bế tắc rồi suy vong.
Còn đáng tiếc và sinh bất phùng thời chăng cùng với Nguyễn Huệ, xuất hiện một Nguyễn Ánh không kém trí dũng vốn được phò trợ bởi môt lực lượng văn võ hùng hậu, xuất thân từ dòng tộc quan lại sĩ phu thâm niên nhà chúa ?
Chuyện kể sau nêu bật tính cách kỳ phùng của hai con người siêu hạng : Trong một trận thủy chiến tại Gia Định, tướng của Nguyễn Ánh là Nguyễn hoàng Đức bị bắt. Nguyễn Huệ thu dùng, nhưng tối ngủ Đức lại nằm mê mắng chưởi quân Tây sơn. Thuộc hạ muốn giết song Nguyễn Huệ cười, không bắt tội còn hậu đãi cho theo đánh Bắc thành. Sau này, Đức trốn về lại với Nguyễn Aùnh vẫn được Nguyễn Ánh tín cẩn phong làm Tổng trấn Bắc thành (1809) chứng tỏ Nguyễn Ánh chẳng phải tay vừa !
Nguyễn Ánh ngỡ may mắn là con cháu nhà chúa, nhưng vừa chào đời gia đình đã chịu sự hãm hại bởi bọn quyền thần. Không chính thức được nối dõi, Nguyễn Ánh còn là mối hiểm nguy tiềm ẩn „đối tượng chính trị“ nhiều hứa hẹn sẽ là đích ngắm, nếu Trương Phúc Loan còn sống. Ấy thế, cậu bé qúy tộc và cô độc ấy vẫn từng ngày lớn lên giữa bao mối đe dọa như một điều kỳ diệu và khó tin. Thử hình dung tuổi niên thiếu của Nguyễn Ánh theo chân chúa lưu lạc. Chúa bị giết, một mình giữa rừng quan tướng vàng thau khó lường (tướng nhà chúa, tướng cừu thù trong gia tộc, tướng sơn lâm mãi võ chiêu mộ bao phen trên đường bại vong, tướng địch quy hàng…). Phải là người trí lực song toàn,h sử Nguyễn Ánh mới chế ngự và duy trì được một lực lượng binh tướng „vạn lý trường chinh“ sau nhiều phen tan tác đến thế.
Nguyễn Ánh là ai theo cách giải thích của người xưa, nếu không là kẻ có chân mệnh ?
IV- Quang Trung và Gia Long sự an bài may mắn của lịch sử?
a - Không có Nguyễn Huệ, dễ gì Nguyễn Ánh là vương?
Thuở đầu đời Nguyễn Huệ lẫn Nguyễn Ánh hầu như không có dấu hiệu tự thân mưu cầu (13), chính do sự quay cuồng của những sự kiện mang tính “thời thế tạo anh hùng” đã đẩy đưa cả hai vào vai trò “anh hùng tạo thời thế” để rồi trở thành đối thủ của nhau.
Từng trang sử máu lửa vào thời kỳ ấy vô hình chung chứng nghiệm, phải chăng để giúp Nguyễn Ánh hội đủ bản lĩnh trị vì bá tánh, thời thế đã sinh ra non một thập niên trước một Nguyễn Huệ anh hùng làm đối trọng, huấn nhục để tôi luyện Nguyễn Ánh ?
Nguyễn Huệ chết trẻ nhưng đã kịp thời dẹp thù trong giặc ngoài, thống nhất bờ cõi tạo thuận lợi để Nguyễn Aùnh nối tiếp sự nghiệp trị quốc an dân… Điều mà anh em và con cháu Nguyễn Huệ chừng như khó hoàn tất do bất khả trong khâu “tu thân, tề gia” (14)?
Thật vậy, không có phong trào nổi dậy Tây Sơn mà Nguyễn Huệ đã vươn lên vị trí lãnh đạo chủ chốt, tính mạng Nguyễn Ánh chẳng khác chuông treo chỉ mành trước một Phúc Loan đầy tham vọng. Ngoài ra sự xuất hiện của Nguyễn Huệ trong cuộc thư hùng Nam Bắc, vô tình đẩy Nguyễn Ánh chệch khỏi tầm ngắm của nhà Trịnh, phần nào giúp kẻ thừa tự cuối cùng(15) của dòng họ chúa Nguyễn hội đủ thời gian để trưởng thành, khắc phục nghịch cảnh và tích lũy kinh nghiệm.
Và nếu không có Nguyễn Huệ thì dẫu chỉ giữ hư vị, nhà Lê (trung hưng) vẫn tiếp tục tồn tại với ưu thế chính trị nghiêng về phủ Liêu (chúa Trịnh) : liệu Nguyễn Ánh có được cơ hội để vẫy vùng ?
Nguyễn Huệ không trực tiếp diệt nhà Lê nhưng bằng sự cầu viện nhà Thanh trong lúc Nguyễn Huệ (rể vua Lê Hiển Tông) chưa thực sự là mối đe dọa, Chiêu Thống đã tự hủy danh nghĩa gián tiếp khai tử vị thế chính thống vốn sẵn của mình(16). Nguyễn Ánh nhờ vậy mới mạnh dạn xưng đế sau này thu phục nhân tâm mọi miền nhất là giới sĩ phu đất Bắc ít nhiều vẫn còn hoài niệm quá khứ (17)…
Nếu thiếu vắng Nguyễn Huệ sau ngày Chiêu Thống cầu viện, lãnh thổ nước Nam ắt khó được bảo toàn. Nguyễn Ánh (thay vì Nguyễn Huệ) sẽ phải đối đầu với quân Thanh cùng nhiều thế lực khác, kể cả bạo loạn có thể dấy lên khắp nơi dưới danh nghĩa phục Lê kiểu Nguyễn Kim và Trịnh Kiểm. Nhưng nếu Nguyễn Huệ tiếp tục tại thế sau 1792, Nguyễn Ánh khó là đối thủ ngang tầm. Cuộc chiến hẳn sẽ triền miên với sự yểm trợ của lân bang (Pháp) về phía Nguyễn Ánh lẫn sự dòm ngó của nhà Thanh trong vị thế một ”ngư ông đắc lợi” mỗi khi sự phân rã quyền lực mỗi ngày mỗi trầm trọng hơn giữa anh em Tây Sơn.
Nguyễn Huệ mất sớm để lại cho muôn dân sự tiếc nuối về dự tính mở mang bờ cõi ngược lên phía Bắc, qua việc cầu hôn công chúa nhà Thanh - liệu sự nuối tiếc ấy có đầy hoang tưởng ?
Với dân số và quân số cùng diện tích lãnh thổ rất ư khiêm tốn sánh với Trung Quốc, do đâu Nguyễn Huệ và nhân dân ta đánh bại 20 vạn quân Thanh chỉ trong một thời gian ngắn, nếu không vì tinh thần dân tộc bị tổn thương và kẻ ngoại xâm thiếu chính nghĩa ?
Giả dụ Nguyễn Huệ còn sống và thực hiện hoài bão, nói cách khác hoán đổi vị trí cho nhau, lẽ nào quân dân ta có chính nghĩa ? Nhân dân Trung Quốc liệu sẽ không mặc cảm bị xúc phạm bởi mất trắng Lưỡng Quảng(18) về tay người áo vải phương Nam đã hơn một lần làm bẽ mặt triều đình của họ ?
Sẽ khó lường xiết bao nếu tái diễn một cuộc so gươm ngay trên xứ người giữa vị anh hùng chưa một lần nếm mùi chiến bại “Quang Trung” và hoàng đế vũ dũng Càn Long ? Dân tộc ta dễ gì tránh khỏi từng trận đòn thù hẳn khủng khiếp bội phần so với bao cuộc tràn quân xâm lược của họ trước đây ?
Ấy là chưa xét đến vị thế của Ngọc Hân sẽ thế nào nếu vua Thanh chấp thuận lời cầu hôn của Nguyễn Huệ ? Dân chúng sẽ chịu thúc thủ để cho nàng công chúa tài hoa đất Bắc độ nào, vị Bắc Cung hoàng hậu đáng yêu bấy giờ bị phế truất ?
Ngược lại, triều đình “Đại Thanh” liệu có chịu được sĩ nhục khi công chúa của họ kém thế.
a - Không có Nguyễn Huệ, dễ gì Nguyễn Ánh là vương?
Thuở đầu đời Nguyễn Huệ lẫn Nguyễn Ánh hầu như không có dấu hiệu tự thân mưu cầu (13), chính do sự quay cuồng của những sự kiện mang tính “thời thế tạo anh hùng” đã đẩy đưa cả hai vào vai trò “anh hùng tạo thời thế” để rồi trở thành đối thủ của nhau.
Từng trang sử máu lửa vào thời kỳ ấy vô hình chung chứng nghiệm, phải chăng để giúp Nguyễn Ánh hội đủ bản lĩnh trị vì bá tánh, thời thế đã sinh ra non một thập niên trước một Nguyễn Huệ anh hùng làm đối trọng, huấn nhục để tôi luyện Nguyễn Ánh ?
Nguyễn Huệ chết trẻ nhưng đã kịp thời dẹp thù trong giặc ngoài, thống nhất bờ cõi tạo thuận lợi để Nguyễn Aùnh nối tiếp sự nghiệp trị quốc an dân… Điều mà anh em và con cháu Nguyễn Huệ chừng như khó hoàn tất do bất khả trong khâu “tu thân, tề gia” (14)?
Thật vậy, không có phong trào nổi dậy Tây Sơn mà Nguyễn Huệ đã vươn lên vị trí lãnh đạo chủ chốt, tính mạng Nguyễn Ánh chẳng khác chuông treo chỉ mành trước một Phúc Loan đầy tham vọng. Ngoài ra sự xuất hiện của Nguyễn Huệ trong cuộc thư hùng Nam Bắc, vô tình đẩy Nguyễn Ánh chệch khỏi tầm ngắm của nhà Trịnh, phần nào giúp kẻ thừa tự cuối cùng(15) của dòng họ chúa Nguyễn hội đủ thời gian để trưởng thành, khắc phục nghịch cảnh và tích lũy kinh nghiệm.
Và nếu không có Nguyễn Huệ thì dẫu chỉ giữ hư vị, nhà Lê (trung hưng) vẫn tiếp tục tồn tại với ưu thế chính trị nghiêng về phủ Liêu (chúa Trịnh) : liệu Nguyễn Ánh có được cơ hội để vẫy vùng ?
Nguyễn Huệ không trực tiếp diệt nhà Lê nhưng bằng sự cầu viện nhà Thanh trong lúc Nguyễn Huệ (rể vua Lê Hiển Tông) chưa thực sự là mối đe dọa, Chiêu Thống đã tự hủy danh nghĩa gián tiếp khai tử vị thế chính thống vốn sẵn của mình(16). Nguyễn Ánh nhờ vậy mới mạnh dạn xưng đế sau này thu phục nhân tâm mọi miền nhất là giới sĩ phu đất Bắc ít nhiều vẫn còn hoài niệm quá khứ (17)…
Nếu thiếu vắng Nguyễn Huệ sau ngày Chiêu Thống cầu viện, lãnh thổ nước Nam ắt khó được bảo toàn. Nguyễn Ánh (thay vì Nguyễn Huệ) sẽ phải đối đầu với quân Thanh cùng nhiều thế lực khác, kể cả bạo loạn có thể dấy lên khắp nơi dưới danh nghĩa phục Lê kiểu Nguyễn Kim và Trịnh Kiểm. Nhưng nếu Nguyễn Huệ tiếp tục tại thế sau 1792, Nguyễn Ánh khó là đối thủ ngang tầm. Cuộc chiến hẳn sẽ triền miên với sự yểm trợ của lân bang (Pháp) về phía Nguyễn Ánh lẫn sự dòm ngó của nhà Thanh trong vị thế một ”ngư ông đắc lợi” mỗi khi sự phân rã quyền lực mỗi ngày mỗi trầm trọng hơn giữa anh em Tây Sơn.
Nguyễn Huệ mất sớm để lại cho muôn dân sự tiếc nuối về dự tính mở mang bờ cõi ngược lên phía Bắc, qua việc cầu hôn công chúa nhà Thanh - liệu sự nuối tiếc ấy có đầy hoang tưởng ?
Với dân số và quân số cùng diện tích lãnh thổ rất ư khiêm tốn sánh với Trung Quốc, do đâu Nguyễn Huệ và nhân dân ta đánh bại 20 vạn quân Thanh chỉ trong một thời gian ngắn, nếu không vì tinh thần dân tộc bị tổn thương và kẻ ngoại xâm thiếu chính nghĩa ?
Giả dụ Nguyễn Huệ còn sống và thực hiện hoài bão, nói cách khác hoán đổi vị trí cho nhau, lẽ nào quân dân ta có chính nghĩa ? Nhân dân Trung Quốc liệu sẽ không mặc cảm bị xúc phạm bởi mất trắng Lưỡng Quảng(18) về tay người áo vải phương Nam đã hơn một lần làm bẽ mặt triều đình của họ ?
Sẽ khó lường xiết bao nếu tái diễn một cuộc so gươm ngay trên xứ người giữa vị anh hùng chưa một lần nếm mùi chiến bại “Quang Trung” và hoàng đế vũ dũng Càn Long ? Dân tộc ta dễ gì tránh khỏi từng trận đòn thù hẳn khủng khiếp bội phần so với bao cuộc tràn quân xâm lược của họ trước đây ?
Ấy là chưa xét đến vị thế của Ngọc Hân sẽ thế nào nếu vua Thanh chấp thuận lời cầu hôn của Nguyễn Huệ ? Dân chúng sẽ chịu thúc thủ để cho nàng công chúa tài hoa đất Bắc độ nào, vị Bắc Cung hoàng hậu đáng yêu bấy giờ bị phế truất ?
Ngược lại, triều đình “Đại Thanh” liệu có chịu được sĩ nhục khi công chúa của họ kém thế.
b- Thiếu sự kế thừa của Nguyễn Ánh: Đại nghiệp nhất thống giang san của Nguyễn Huệ dễ gì bền vững?
Bằng những chiến thắng thần tốc tạo nền cho một chính sách ngoại giao mềm dẻo thời hậu chiến, thiên tài quân sự Nguyễn Huệ đã khéo khuất phục kẻ thù từ binh tướng đến vua quan. Triều đình nhà Thanh chẳng đã trân trọng dành một sự đón tiếp có một không hai vị anh hùng áo vải cờ đào trời Nam (19) dẫu thừa hiểu là vua… Quang Trung giả (1790) ?
Nhưng về đối nội, chưa tròn ba thập niên do đâu vương triều Tây Sơn nhanh chóng sụp đổ ?
Trước hết do Nhạc quá đa nghi và tính cách nổi loạn buổi đầu của Nhạc chỉ trên tầm một biện lại ngang tàng hay “trại chủ Lương Sơn!” hào hiệp, chứ chưa thể đạt đến tầm vóc của một bậc khai sáng. Nhạc cũng không lường được tay phản thần đàng Ngoài vốn cơ trí nên đã mặc Chỉnh sát cánh cùng Nguyễn Huệ trong lần ra Phú Xuân, mở màn cho một cuộc chinh Bắc thần kỳ của em mình sau đó. Tham vọng của Nhạc chỉ gói trọn trong một phần lãnh thổ, một không gian quyền lực thuộc đàng Trong mà thôi. Lữ thì hiền hòa, thiếu tha thiết với việc mưu bá đồ vương và chết sớm (1787).
Tuy nhiên, sai lầm nghiêm trọng của nhà Tây Sơn cũng chưa hẳn chỉ bắt nguồn sau khi Nguyễn Huệ mất.
Chính sự tự thỏa mãn quá sớm với những gì vừa chiếm lĩnh được vốn đã vượt sức mình, Nhạc đã xé nhỏ từng phần lãnh thổ chưa thực sự ổn định để cát cứ. Sự vội vã phi chiến lược này đã gián tiếp làm phân rã nội bộ từ gia tộc đến binh tướng và nhân dân từng vùng, từng miền theo cách “chúa ai nấy thờ” của anh em Tây Sơn. Tóm lại từ một hành động phản kháng có tính địa phương, biện Nhạc dấy lên một phong trào cứu khổ phò nguy hạn hẹp chỉ giữa hai tầng lớp : quan lại thống trị nhà chúa (Nguyễn) và quần chúng bị bóc lột.
Nguyễn Huệ sau đó mới là người trực tiếp biến sự tranh chấp quyền lợi giai cấp thành một lực lượng có chính nghĩa bao trùm “dẹp giặc trong, chống thù ngoài” kết dính toàn dân thành một khối. Sau trận đại thắng quân Xiêm, Nguyễn Huệ đã chớp thời cơ và triệt để phát huy sức mạnh, công khai tuyên chiến với toàn bộ hệ thống phong kiến đàng Trong lẫn đàng Ngoài : ranh giới sông Gianh mặc nhiên bị xóa bỏ.
Để rồi với cuộc tử chiến tiêu diệt gọn 20 vạn quân Thanh năm 1789, Nguyễn Huệ nghiễm nhiên trở thành vị đệ nhất anh hùng của chính dân tộc mình. Đối thủ thực sự của Nguyễn Huệ trên chiến trường chưa hẳn là… Nguyễn Ánh. Chỉ hiềm dưới trướng Nguyễn Huệ, quan quân ít kẻ xuất thân là khoa bảng cũng như hội đủ năng lực kinh bang tế thế. Do bị thôi thúc bởi sự căm thù ngoại xâm cùng bè lũ tham quan triều Nguyễn nên họ đã đứng lên. Nghĩa khí và sự can trường có thừa song chưa kịp kinh qua một quá trình tổ chức và điều kiện huấn luyện đủ để trở thành một lực lượng chiến đấu chuyên nghiệp. Quân Tây Sơn (gốc Kinh lẫn Thượng…) có thể sử dụng nhanh trong mỗi chiến dịch chứ khó duy trì bền.
Bên trong triều đình Tây Sơn lại thiếu vắng những “quan văn chính thống” nổi trội, ngoài một Nguyễn Thiếp quân sư. Riêng Ngô thời Nhiệm vốn là cựu binh của xứ Ngoài, được ủy thác có giới hạn về sứ mệnh tham mưu và đối ngoại chứ chưa thực sự được toàn quyền gách vác trọng trách, giữa lúc quanh Nhiệm là một rừng hảo hán phương Nam.
Cánh võ biền gồm vô số những tay hào kiệt nặng tinh thần nghĩa hiệp hơn là ý thức sâu sắc về quan điểm chính trị về lâu về dài. Thái độ khoan dung của Trần Quang Diệu đối với tướng sĩ của Võ Tánh (nhà Nguyễn) là một điển hình : Mùa hạ 1800 quân Tây Sơn hãm thành Bình Định, tướng giữ thành là Võ Tánh liệu bề không chống nổi bèn lên đài cao tự châm lửa đốt. Trước khi chết, Tánh gởi thư cho tướng Tây Sơn “ “trong thành lương hết không thể giữ được nữa, tướng quân thua trận đáng chết là ta nhưng quân lính vô tội, chớ nên giết hại” “ Diệu vào thành trông thấy thương chảy nước mắt lấy lễ thu chôn, tướng sĩ của Tánh không bị Diệu giết một ai và được tự do ra về”
Lẽ ra Nguyễn Ánh phải biết, quan quân của Nguyễn Ánh phải nhớ mà nương tay sau này khi đánh bại Tây Sơn . Xưa Ngũ Viên vì thù cha mà quất thây Sở Bình Vương hay Dự Nhượng trả hận cho chủ cũ không thành mà cố xin Tương Tử chiếc áo ông ta đang mặc để đâm cho thỏa mãn ước nguyện. Đấy là cách hành xử của kẻ bầy tôi thời Chiến Quốc kém thế vốn đã bị đời chê trách.
Nay qua sự xúc phạm hài cốt và hành hình dã man thân nhân cùng tướng tá của đối phương (Nguyễn Huệ) Nguyễn Ánh càng để lộ nỗi ức chế triền miên về sự bất lực của mình trước bóng dáng lớn lao của Nguyễn Huệ trong quá trình đối mặt. Nguyễn Ánh tự đánh mất ít nhiều phong cách của một bậc đế vương, lội ngược tinh thần đạo lý “nghĩa tử nghĩa tận” của người Á đông. Chẳng những tự gây thương tổn mình, Nguyễn Ánh còn làm thương tổn bao thế hệ con tim vốn luôn ngưỡng vọng vị anh hùng bách chiến bách thắng Quang Trung. Nguyễn Ánh còn gián tiếp tự chọn cho mình vị thế đối nghịch với toàn dân qua những lần cầu viện ngọai bang (Xiêm, Pháp).
Tuy nhiên vẫn phải thừa nhận Nguyễn Ánh cũng là một bậc anh tài. Ngoài sự kiên gan và tinh thần dám chịu mọi khổ nhục, Nguyễn Ánh còn khéo tận dụng và triển khai từng thành quả của đối thủ (Nguyễn Huệ) để tóm thu thiên hạ về tay mình cùng ổn định đất nước.
Xét về một khía cạnh khác, sao có thể trách được Nguyễn Ánh ?
Trong một tình thế thắng bại chưa thực sự nghiêng về ai, ngoài tâm trạng bất an Nguyễn Ánh còn bị chi phối bởi nhiều áp lực từ tập đoàn quan tướng phong kiến của mình. Biện pháp bất nhẫn Nguyễn Ánh áp dụng với kẻ thù ắt nhằm vuốt ve và “mua đứt” sự dốc lòng của thuộc hạ vốn phải ăn sương nằm đất bao năm theo khuông phò ? Ai cấm họ không ngầm đòi hỏi Nguyễn Ánh, bằng mọi giá phải bảo toàn cùng xác lập vai trò khanh tướng vốn đã cận kề đối với họ? Ai trong số họ không nuôi giấc mộng một ngày trở về cố hương, dọn mình đón đợi ơn mưa móc của Nguyễn Ánh ?
Nhưng dư âm của bao trận quyết tử ngày trước của quân tướng Tây Sơn, Nguyễn Ánh dễ gì thuyết phục và trấn an được những kẻ dưới quyền nếu nhẹ tay với bầy tôi trung dũng còn đó của Nguyễn Huệ ?
Vả lại sự thắng thế của Nguyễn Ánh phần nào còn dựa vào âm hưởng của quá trình mở cõi bởi các tiên chúa nhà Nguyễn, khát vọng thanh bình muôn thuở của nhân dân sau hằng trăm năm binh biến… Trong cảnh huống ấy, không chỉ Nguyễn Huệ hay Nguyễn Ánh mà bất cứ nhân vật nào dám nhận lãnh vai trò “thế thiên hành đạo” tất nhận được sự cổ vũ của nhân dân. Đâu phải chợt dưng thiên hạ nghiêng về Nguyễn Ánh nếu Nguyễn Huệ không sớm bị tước đoạt tuổi trời ? Thiếu bóng minh chủ, quân Tây Sơn như rắn mất đầu đánh mất thế chủ động, bao phen bị dồn vào tình thế gần như trở nên cường đạo(20) và mất dần chính nghĩa.
Nguyễn Huệ, vị chiến tướng lừng lững nằm xuống giữa lúc áo bào còn vắt ngang lưng ngựa và thắng lợi cuối cùng thuộc về Nguyễn Ánh sau khi không còn Nguyễn Huệ, tất cả cũng đã … cát bụi trở về. Vẫn biết không thể lấy sự thắng bại để luận anh hùng, nhưng nếu tự thân thiếu ý chí hay không thừa hưởng cái chất anh hùng cha truyền con nối, Nguyễn Ánh làm sao hiện thực hóa được khát vọng ”trị quốc, bình thiên hạ” của mình ?
Thời thế xưa nay hiếm dung cùng lúc lắm hào kiệt “ trời sinh Du, sao còn sinh Lượng ? “Nhưng riêng với Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh thì chưa hẳn, mỗi người mỗi danh phận, mỗi khí phách và trọn vẹn cuộc đời đã hoàn thành “một nửa sứ mạng lịch sử vinh danh lẫn đau đớn” của mình, sau những gì nhận được hoặc mất đi tưởng như nghịch lý. Bao nhiêu biến cố xoay vần ý chừng cũng thuận theo vận nước, một sự định phận tại thiên thư.
Vâng, biết đâu sự trùng phùng giữa “Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh” đấy chẳng là điều may mắn thay vì bất hạnh của dân tộc : đất nước đã sinh Nguyễn Huệ, lẽ nào thiếu Nguyễn Ánh !
Đâu đó bên kia đời, hẳn cả hai - Thái tổ Võ hoàng đế NGUYỄN HUỆ và Thế tổ Cao hoàng đế NGUYỄN ÁNH khó lòng khước từ một sự tri ơn dẫu toàn tâm hay chừng mực, dẫu công khai hay thầm lặng của hậu thế?
Bằng những chiến thắng thần tốc tạo nền cho một chính sách ngoại giao mềm dẻo thời hậu chiến, thiên tài quân sự Nguyễn Huệ đã khéo khuất phục kẻ thù từ binh tướng đến vua quan. Triều đình nhà Thanh chẳng đã trân trọng dành một sự đón tiếp có một không hai vị anh hùng áo vải cờ đào trời Nam (19) dẫu thừa hiểu là vua… Quang Trung giả (1790) ?
Nhưng về đối nội, chưa tròn ba thập niên do đâu vương triều Tây Sơn nhanh chóng sụp đổ ?
Trước hết do Nhạc quá đa nghi và tính cách nổi loạn buổi đầu của Nhạc chỉ trên tầm một biện lại ngang tàng hay “trại chủ Lương Sơn!” hào hiệp, chứ chưa thể đạt đến tầm vóc của một bậc khai sáng. Nhạc cũng không lường được tay phản thần đàng Ngoài vốn cơ trí nên đã mặc Chỉnh sát cánh cùng Nguyễn Huệ trong lần ra Phú Xuân, mở màn cho một cuộc chinh Bắc thần kỳ của em mình sau đó. Tham vọng của Nhạc chỉ gói trọn trong một phần lãnh thổ, một không gian quyền lực thuộc đàng Trong mà thôi. Lữ thì hiền hòa, thiếu tha thiết với việc mưu bá đồ vương và chết sớm (1787).
Tuy nhiên, sai lầm nghiêm trọng của nhà Tây Sơn cũng chưa hẳn chỉ bắt nguồn sau khi Nguyễn Huệ mất.
Chính sự tự thỏa mãn quá sớm với những gì vừa chiếm lĩnh được vốn đã vượt sức mình, Nhạc đã xé nhỏ từng phần lãnh thổ chưa thực sự ổn định để cát cứ. Sự vội vã phi chiến lược này đã gián tiếp làm phân rã nội bộ từ gia tộc đến binh tướng và nhân dân từng vùng, từng miền theo cách “chúa ai nấy thờ” của anh em Tây Sơn. Tóm lại từ một hành động phản kháng có tính địa phương, biện Nhạc dấy lên một phong trào cứu khổ phò nguy hạn hẹp chỉ giữa hai tầng lớp : quan lại thống trị nhà chúa (Nguyễn) và quần chúng bị bóc lột.
Nguyễn Huệ sau đó mới là người trực tiếp biến sự tranh chấp quyền lợi giai cấp thành một lực lượng có chính nghĩa bao trùm “dẹp giặc trong, chống thù ngoài” kết dính toàn dân thành một khối. Sau trận đại thắng quân Xiêm, Nguyễn Huệ đã chớp thời cơ và triệt để phát huy sức mạnh, công khai tuyên chiến với toàn bộ hệ thống phong kiến đàng Trong lẫn đàng Ngoài : ranh giới sông Gianh mặc nhiên bị xóa bỏ.
Để rồi với cuộc tử chiến tiêu diệt gọn 20 vạn quân Thanh năm 1789, Nguyễn Huệ nghiễm nhiên trở thành vị đệ nhất anh hùng của chính dân tộc mình. Đối thủ thực sự của Nguyễn Huệ trên chiến trường chưa hẳn là… Nguyễn Ánh. Chỉ hiềm dưới trướng Nguyễn Huệ, quan quân ít kẻ xuất thân là khoa bảng cũng như hội đủ năng lực kinh bang tế thế. Do bị thôi thúc bởi sự căm thù ngoại xâm cùng bè lũ tham quan triều Nguyễn nên họ đã đứng lên. Nghĩa khí và sự can trường có thừa song chưa kịp kinh qua một quá trình tổ chức và điều kiện huấn luyện đủ để trở thành một lực lượng chiến đấu chuyên nghiệp. Quân Tây Sơn (gốc Kinh lẫn Thượng…) có thể sử dụng nhanh trong mỗi chiến dịch chứ khó duy trì bền.
Bên trong triều đình Tây Sơn lại thiếu vắng những “quan văn chính thống” nổi trội, ngoài một Nguyễn Thiếp quân sư. Riêng Ngô thời Nhiệm vốn là cựu binh của xứ Ngoài, được ủy thác có giới hạn về sứ mệnh tham mưu và đối ngoại chứ chưa thực sự được toàn quyền gách vác trọng trách, giữa lúc quanh Nhiệm là một rừng hảo hán phương Nam.
Cánh võ biền gồm vô số những tay hào kiệt nặng tinh thần nghĩa hiệp hơn là ý thức sâu sắc về quan điểm chính trị về lâu về dài. Thái độ khoan dung của Trần Quang Diệu đối với tướng sĩ của Võ Tánh (nhà Nguyễn) là một điển hình : Mùa hạ 1800 quân Tây Sơn hãm thành Bình Định, tướng giữ thành là Võ Tánh liệu bề không chống nổi bèn lên đài cao tự châm lửa đốt. Trước khi chết, Tánh gởi thư cho tướng Tây Sơn “ “trong thành lương hết không thể giữ được nữa, tướng quân thua trận đáng chết là ta nhưng quân lính vô tội, chớ nên giết hại” “ Diệu vào thành trông thấy thương chảy nước mắt lấy lễ thu chôn, tướng sĩ của Tánh không bị Diệu giết một ai và được tự do ra về”
Lẽ ra Nguyễn Ánh phải biết, quan quân của Nguyễn Ánh phải nhớ mà nương tay sau này khi đánh bại Tây Sơn . Xưa Ngũ Viên vì thù cha mà quất thây Sở Bình Vương hay Dự Nhượng trả hận cho chủ cũ không thành mà cố xin Tương Tử chiếc áo ông ta đang mặc để đâm cho thỏa mãn ước nguyện. Đấy là cách hành xử của kẻ bầy tôi thời Chiến Quốc kém thế vốn đã bị đời chê trách.
Nay qua sự xúc phạm hài cốt và hành hình dã man thân nhân cùng tướng tá của đối phương (Nguyễn Huệ) Nguyễn Ánh càng để lộ nỗi ức chế triền miên về sự bất lực của mình trước bóng dáng lớn lao của Nguyễn Huệ trong quá trình đối mặt. Nguyễn Ánh tự đánh mất ít nhiều phong cách của một bậc đế vương, lội ngược tinh thần đạo lý “nghĩa tử nghĩa tận” của người Á đông. Chẳng những tự gây thương tổn mình, Nguyễn Ánh còn làm thương tổn bao thế hệ con tim vốn luôn ngưỡng vọng vị anh hùng bách chiến bách thắng Quang Trung. Nguyễn Ánh còn gián tiếp tự chọn cho mình vị thế đối nghịch với toàn dân qua những lần cầu viện ngọai bang (Xiêm, Pháp).
Tuy nhiên vẫn phải thừa nhận Nguyễn Ánh cũng là một bậc anh tài. Ngoài sự kiên gan và tinh thần dám chịu mọi khổ nhục, Nguyễn Ánh còn khéo tận dụng và triển khai từng thành quả của đối thủ (Nguyễn Huệ) để tóm thu thiên hạ về tay mình cùng ổn định đất nước.
Xét về một khía cạnh khác, sao có thể trách được Nguyễn Ánh ?
Trong một tình thế thắng bại chưa thực sự nghiêng về ai, ngoài tâm trạng bất an Nguyễn Ánh còn bị chi phối bởi nhiều áp lực từ tập đoàn quan tướng phong kiến của mình. Biện pháp bất nhẫn Nguyễn Ánh áp dụng với kẻ thù ắt nhằm vuốt ve và “mua đứt” sự dốc lòng của thuộc hạ vốn phải ăn sương nằm đất bao năm theo khuông phò ? Ai cấm họ không ngầm đòi hỏi Nguyễn Ánh, bằng mọi giá phải bảo toàn cùng xác lập vai trò khanh tướng vốn đã cận kề đối với họ? Ai trong số họ không nuôi giấc mộng một ngày trở về cố hương, dọn mình đón đợi ơn mưa móc của Nguyễn Ánh ?
Nhưng dư âm của bao trận quyết tử ngày trước của quân tướng Tây Sơn, Nguyễn Ánh dễ gì thuyết phục và trấn an được những kẻ dưới quyền nếu nhẹ tay với bầy tôi trung dũng còn đó của Nguyễn Huệ ?
Vả lại sự thắng thế của Nguyễn Ánh phần nào còn dựa vào âm hưởng của quá trình mở cõi bởi các tiên chúa nhà Nguyễn, khát vọng thanh bình muôn thuở của nhân dân sau hằng trăm năm binh biến… Trong cảnh huống ấy, không chỉ Nguyễn Huệ hay Nguyễn Ánh mà bất cứ nhân vật nào dám nhận lãnh vai trò “thế thiên hành đạo” tất nhận được sự cổ vũ của nhân dân. Đâu phải chợt dưng thiên hạ nghiêng về Nguyễn Ánh nếu Nguyễn Huệ không sớm bị tước đoạt tuổi trời ? Thiếu bóng minh chủ, quân Tây Sơn như rắn mất đầu đánh mất thế chủ động, bao phen bị dồn vào tình thế gần như trở nên cường đạo(20) và mất dần chính nghĩa.
Nguyễn Huệ, vị chiến tướng lừng lững nằm xuống giữa lúc áo bào còn vắt ngang lưng ngựa và thắng lợi cuối cùng thuộc về Nguyễn Ánh sau khi không còn Nguyễn Huệ, tất cả cũng đã … cát bụi trở về. Vẫn biết không thể lấy sự thắng bại để luận anh hùng, nhưng nếu tự thân thiếu ý chí hay không thừa hưởng cái chất anh hùng cha truyền con nối, Nguyễn Ánh làm sao hiện thực hóa được khát vọng ”trị quốc, bình thiên hạ” của mình ?
Thời thế xưa nay hiếm dung cùng lúc lắm hào kiệt “ trời sinh Du, sao còn sinh Lượng ? “Nhưng riêng với Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh thì chưa hẳn, mỗi người mỗi danh phận, mỗi khí phách và trọn vẹn cuộc đời đã hoàn thành “một nửa sứ mạng lịch sử vinh danh lẫn đau đớn” của mình, sau những gì nhận được hoặc mất đi tưởng như nghịch lý. Bao nhiêu biến cố xoay vần ý chừng cũng thuận theo vận nước, một sự định phận tại thiên thư.
Vâng, biết đâu sự trùng phùng giữa “Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh” đấy chẳng là điều may mắn thay vì bất hạnh của dân tộc : đất nước đã sinh Nguyễn Huệ, lẽ nào thiếu Nguyễn Ánh !
Đâu đó bên kia đời, hẳn cả hai - Thái tổ Võ hoàng đế NGUYỄN HUỆ và Thế tổ Cao hoàng đế NGUYỄN ÁNH khó lòng khước từ một sự tri ơn dẫu toàn tâm hay chừng mực, dẫu công khai hay thầm lặng của hậu thế?
Chú thích:
(1) việc thí vua Lê Long Đỉnh (1009) và Trần Thủ Độ ép Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh (1225)
(2) chỉ việc cầu viện ngoại bang (Xiêm,Pháp) nhằm khôi phục ngôi chúa của Ánh.
(3) Sau khi lên ngôi, Ánh ban hành luật pháp nghiêm minh; không sử dụng các quan tướng Pháp đã hổ trợ Ánh trước đây vào những vai trò quan trọng (chỉ ban thưởng chức tước,phẩm hàm tượng trưng,hậu đãi về vật chất, đặt tên Việt hay gả vợ cho mà thôi).Trước sự xâm nhập của một tôn giáo mới (TCG) vốn là hệ lụy của việc cầu viện ngoại bang (Pháp) Ánh phản ứng tự vệ bằng cách sửa sai như quảng bá mạnh mẽ hơn tư tưởng Phật, Nho giáo trong quần chúng,xây dựng nhiều đền chùa khắp nơi trên toàn quốc…
(4) Các sử gia triều Nguyễn (Gia Miêu) cho rằng Huệ chiếm Phú Xuân là “mạo phạm đất vua và lăng tẩm liệt thánh” của nhà Nguyễn nên đã mơ thấy một lão trượng dùng gậy đánh mắng sinh ra sợ hãi muốn dời đô ra Nghệ An song kết cuộc vẫn phải chết (Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện).Một nghi vấn khác càng không thể chấp nhận cho rằng Ngọc Hân đã đầu độc chồng.Thử hỏi, nhà Lê bấy giờ còn ai và Huệ mất thì Bắc Cung hoàng hậu sẽ nương tựa vào đâu, được gì và mất gì nhất là bà đang có con còn rất nhỏ.
(5) mãi đến đời chúa Trịnh Tùng, nhà Mạc bị đánh đuổi khỏi Thăng Long, chạy lên hùng cứ vùng Cao Bằng cho đến 1677 mới thực sự bị tuyệt diệt.
(6) Nguyễn Phúc Luân (cha của Ánh) là con thứ nhì của Nguyễn Phúc Khoát lẽ ra được nối ngôi theo di chiếu. Nhưng do Trương Phúc Loan muốn chuyên quyền đã tìm cách sát hại (1765) để lập em Luân là Phúc Thuần còn nhỏ (thứ 16) nhằm tiện bề thao túng.
(7) 1785,vua Xiêm muốn giúp Ánh lấy lại Gia Định lần thứ hai. Nguyễn văn Thành tâu “lính Xiêm tàn ngược không nên nhờ, nếu nhờ sẽ có sự lo về sau” Ánh bèn thôi.
(8) Ánh cầu viện Pháp qua sự trung gian của giám mục Bá đa Lộc (gởi hoàng tử Cảnh làm con tin) là một sai lầm khó bào chữa bởi đã gây hệ lụy cho nhiều đời sau.
(9) Bùi đắc Tuyên bị các tướng Tây Sơn giết.
(10) việc Huệ khéo dùng người: sử dụng nhân sĩ đất Bắc (Ngô thì Nhậm) bầy tôi của chúa Trịnh (Nguyễn Hữu Chỉnh) tướng của Ánh bị bắt (Nguyễn Hoàng Đức) “ tận dụng thông tin từ Chỉnh để tiến quân ra Bắc (lần 1) ; nghe theo kế sách của quân sư Nguyễn Thiếp, khen ngợi chiến thuật lui quân của Ngô thì Nhiệm khi quân Thanh vừa tiến sang...
(11) lòng người oán Trịnh nhưng vẫn hướng về nhà Lê và tưởng nhớ Nguyễn Kim là người có công phò lập nhà Lê (trung hưng).
(12) Nhạc ra Bắc, Huệ hiểu ý đón dâng tờ trình và nộp binh phù cho anh.
(13) cả hai đều ở vị thế nhân vật “ hạng hai”: Huệ đằng sau anh mình (Nhạc) và Ánh thực sự không phải là kẻ chính thức được nối nghiệp Chúa (của Nguyễn Phúc Thuần).
(14) Nội bộ Tây Sơn về sau càng chia rẻ. Năm 1793, Cảnh Thịnh (con Huệ) vào cứu Quy Nhơn lại tịch thu ấn tín của vua Thái Đức (Nhạc) tướng Sở can không được, Nhạc uất ức thổ huyết chết. Cảnh Thịnh còn phế thái tử Nguyễn Bảo (con của Nhạc)
(15) Nguyễn Phúc Thuần tử vong và Nguyễn Phúc Dương cũng bị Tây Sơn bắt.
(16) Chiêu Thống theo đám tàn quân nhà Thanh chạy sang lưu vong ở Trung Quốc, chết ở đấy vào năm 28 tuổi (1792)
(17) khuynh hướng sùng bái chế độ quân chủ phong kiến và nhà Lê trung hưng do Nguyễn Kim phụng lập nên tâm lý ít nhiều hướng dần về Nguyễn.
(18) thực ra chỉ là phần lãnh thổ 6 châu thuộc Hưng Hóa và 3 động thuộc Tuyên Quang của nước ta trước kia bị bọn thổ tỵ nhà Thanh xâm chiếm sáp nhập vào hai tỉnh (Quảng Đông, Quảng Tây) của Trung Quốc mà thôi. Vả lại, Phúc An Khang (thay Tôn sĩ Nghị làm Tổng đốc Lưỡng Quảng) đã thay mặt triều đình nhà Thanh lấy cớ cương giới đã định mà khước từ rồi.
(19) đóng giả vua Quang Trung là Phạm văn Trị, anh họ bà vợ đầu của Huệ (Nguyễn Huệ có 3 vợ : bà Phạm thị mất sớm (mẹ Quang Thùy, Quang Bàn) bà Bùi thị (Chánh cung hoàng hậu, mẹ Quang Toản, Quang Thiệu, Quang Khanh) và Lê Ngọc Hân công chúa (Bắc cung hoàng hậu, mới có con nhỏ)
(20) con của Nhạc, Huệ đều bất tài, chia rẽ và hãm hại lẫn nhau… lắm lần thua trận, quân của Toản còn cướp bóc của dân (Phú Xuân).
(1) việc thí vua Lê Long Đỉnh (1009) và Trần Thủ Độ ép Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh (1225)
(2) chỉ việc cầu viện ngoại bang (Xiêm,Pháp) nhằm khôi phục ngôi chúa của Ánh.
(3) Sau khi lên ngôi, Ánh ban hành luật pháp nghiêm minh; không sử dụng các quan tướng Pháp đã hổ trợ Ánh trước đây vào những vai trò quan trọng (chỉ ban thưởng chức tước,phẩm hàm tượng trưng,hậu đãi về vật chất, đặt tên Việt hay gả vợ cho mà thôi).Trước sự xâm nhập của một tôn giáo mới (TCG) vốn là hệ lụy của việc cầu viện ngoại bang (Pháp) Ánh phản ứng tự vệ bằng cách sửa sai như quảng bá mạnh mẽ hơn tư tưởng Phật, Nho giáo trong quần chúng,xây dựng nhiều đền chùa khắp nơi trên toàn quốc…
(4) Các sử gia triều Nguyễn (Gia Miêu) cho rằng Huệ chiếm Phú Xuân là “mạo phạm đất vua và lăng tẩm liệt thánh” của nhà Nguyễn nên đã mơ thấy một lão trượng dùng gậy đánh mắng sinh ra sợ hãi muốn dời đô ra Nghệ An song kết cuộc vẫn phải chết (Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện).Một nghi vấn khác càng không thể chấp nhận cho rằng Ngọc Hân đã đầu độc chồng.Thử hỏi, nhà Lê bấy giờ còn ai và Huệ mất thì Bắc Cung hoàng hậu sẽ nương tựa vào đâu, được gì và mất gì nhất là bà đang có con còn rất nhỏ.
(5) mãi đến đời chúa Trịnh Tùng, nhà Mạc bị đánh đuổi khỏi Thăng Long, chạy lên hùng cứ vùng Cao Bằng cho đến 1677 mới thực sự bị tuyệt diệt.
(6) Nguyễn Phúc Luân (cha của Ánh) là con thứ nhì của Nguyễn Phúc Khoát lẽ ra được nối ngôi theo di chiếu. Nhưng do Trương Phúc Loan muốn chuyên quyền đã tìm cách sát hại (1765) để lập em Luân là Phúc Thuần còn nhỏ (thứ 16) nhằm tiện bề thao túng.
(7) 1785,vua Xiêm muốn giúp Ánh lấy lại Gia Định lần thứ hai. Nguyễn văn Thành tâu “lính Xiêm tàn ngược không nên nhờ, nếu nhờ sẽ có sự lo về sau” Ánh bèn thôi.
(8) Ánh cầu viện Pháp qua sự trung gian của giám mục Bá đa Lộc (gởi hoàng tử Cảnh làm con tin) là một sai lầm khó bào chữa bởi đã gây hệ lụy cho nhiều đời sau.
(9) Bùi đắc Tuyên bị các tướng Tây Sơn giết.
(10) việc Huệ khéo dùng người: sử dụng nhân sĩ đất Bắc (Ngô thì Nhậm) bầy tôi của chúa Trịnh (Nguyễn Hữu Chỉnh) tướng của Ánh bị bắt (Nguyễn Hoàng Đức) “ tận dụng thông tin từ Chỉnh để tiến quân ra Bắc (lần 1) ; nghe theo kế sách của quân sư Nguyễn Thiếp, khen ngợi chiến thuật lui quân của Ngô thì Nhiệm khi quân Thanh vừa tiến sang...
(11) lòng người oán Trịnh nhưng vẫn hướng về nhà Lê và tưởng nhớ Nguyễn Kim là người có công phò lập nhà Lê (trung hưng).
(12) Nhạc ra Bắc, Huệ hiểu ý đón dâng tờ trình và nộp binh phù cho anh.
(13) cả hai đều ở vị thế nhân vật “ hạng hai”: Huệ đằng sau anh mình (Nhạc) và Ánh thực sự không phải là kẻ chính thức được nối nghiệp Chúa (của Nguyễn Phúc Thuần).
(14) Nội bộ Tây Sơn về sau càng chia rẻ. Năm 1793, Cảnh Thịnh (con Huệ) vào cứu Quy Nhơn lại tịch thu ấn tín của vua Thái Đức (Nhạc) tướng Sở can không được, Nhạc uất ức thổ huyết chết. Cảnh Thịnh còn phế thái tử Nguyễn Bảo (con của Nhạc)
(15) Nguyễn Phúc Thuần tử vong và Nguyễn Phúc Dương cũng bị Tây Sơn bắt.
(16) Chiêu Thống theo đám tàn quân nhà Thanh chạy sang lưu vong ở Trung Quốc, chết ở đấy vào năm 28 tuổi (1792)
(17) khuynh hướng sùng bái chế độ quân chủ phong kiến và nhà Lê trung hưng do Nguyễn Kim phụng lập nên tâm lý ít nhiều hướng dần về Nguyễn.
(18) thực ra chỉ là phần lãnh thổ 6 châu thuộc Hưng Hóa và 3 động thuộc Tuyên Quang của nước ta trước kia bị bọn thổ tỵ nhà Thanh xâm chiếm sáp nhập vào hai tỉnh (Quảng Đông, Quảng Tây) của Trung Quốc mà thôi. Vả lại, Phúc An Khang (thay Tôn sĩ Nghị làm Tổng đốc Lưỡng Quảng) đã thay mặt triều đình nhà Thanh lấy cớ cương giới đã định mà khước từ rồi.
(19) đóng giả vua Quang Trung là Phạm văn Trị, anh họ bà vợ đầu của Huệ (Nguyễn Huệ có 3 vợ : bà Phạm thị mất sớm (mẹ Quang Thùy, Quang Bàn) bà Bùi thị (Chánh cung hoàng hậu, mẹ Quang Toản, Quang Thiệu, Quang Khanh) và Lê Ngọc Hân công chúa (Bắc cung hoàng hậu, mới có con nhỏ)
(20) con của Nhạc, Huệ đều bất tài, chia rẽ và hãm hại lẫn nhau… lắm lần thua trận, quân của Toản còn cướp bóc của dân (Phú Xuân).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét