Những bông hoa hồng với hương thơm
ngào ngạt và những cánh hoa thanh tú lấp lánh những giọt sương có thể làm mủi
lòng trái tim băng giá nhất.
Nhưng hãy quan sát kỹ hơn những giọt sương đó. Chúng đọt thành giọt tròn chứ không chảy, nguyên nhân chính là nước không thể dễ dàng bám vào vật chất tạo nên bề mặt cánh hoa. Thế nhưng nước cũng không chảy xuống. Vậy chúng còn lưu luyến điều gì trên cánh hoa?
Để tìm ra câu trả lời, một nhóm các nhà hóa học do Lin Feng
thuộc đại học Tsinghua tại Bắc Kinh đã quat sát cánh hóa bằng kính hiển vi
điện tử quét. Cái mà họ quan sát được chính là tấm thảm dày đặc khối lồi tí
hon được các đường gợn sóng bao phủ thậm chí còn nhỏ hơn nữa. Nhóm của Feng
đã đúc khuôn nhựa bề mặt cánh hoa để kiểm chứng liệu có phải chính cấu trúc
này chứ không phải thành phần hóa học của cánh hoa đã giữ những giọt sương.
Cũng giống như cánh hoa thật, cánh hoa nhựa cũng giữ được sương ngay cả khi
nó bị lật úp xuống.
Chính kết cấu bề mặt đã làm nên điều kỳ diệu. Kết cấu cũng rất quan trọng với cái được gọi là “hiệu ứng hoa sen” khiến cho nước tạo thành giọt tròn rồi trôi xuống lá cũng như cánh hoa ở nhiều loài thực vật, cuốn theo nó cả bụi bặm và rác rưởi. Nhưng sự khác biệt chính là: đối với các bề mặt làm trôi nước, những cái bướu tí hon có đỉnh phủ sáp và được ngăn cách bởi các máng hẹp nên chúng ít tiếp xúc với nước hơn.
Feng cho rằng “hiệu ứng cánh hoa” không phủ sáp
của hoa hồng có lẽ đã giúp nó thu hút côn trùng thụ phấn bằng cách giữ lại
các giọt sương long lanh.
Cánh hoa nhựa như Feng chế tạo có thể được sản xuất với giá thành rẻ cũng như được ứng dụng trong nhiều mục đích thương mại dựa trên đặc tính khác lạ của cánh hoa hồng. Thế nhưng dù có hàng chục bông hoa giả cũng không thể thể hiện được thông điệp tình yêu như hoa hồng thật. Phát hiện được công bố trên tờ Langmui. |
Thứ Tư, 18 tháng 2, 2015
Tại sao sương lại đọng trên cánh hoa
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Khúc hát Marseilles
Khúc hát Marseilles Thời đại Bạc đã mang lại cho văn học Nga nhiều tên tuổi sáng giá. Một trong những người sáng lập chủ nghĩa biểu hiện N...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét