Mùa xuân là cả một mùa xanh
Lam Hồng
Phong trào Thơ mới nở rộ các tài năng, người đọc đã biết đến nhà thơ
Nguyễn Bính qua các bài thơ “Xuân đến”, “Thơ xuân”, “Mùa xuân xanh”,
“Tết của mẹ tôi”… Và cả sau này, thơ xuân vẫn như mạch ngầm chảy mãi để ông
viết nên những bài thơ: “Thư Tết”, “Xuân nhớ miền Nam”, “Tiếng trống
đêm xuân”. Năm 1941, khi làm tuyển tập “Thi nhân Việt Nam”, nhà
phê bình văn học Hoài Thanh cũng đã chọn 8 bài của Nguyễn Bính, trong đó có thi
phẩm “Xuân về”. Giữa biết bao sắc màu thơ xuân, Nguyễn Bính đã để
lại một nét xuân riêng không thể trộn lẫn. Nhà phê bình văn học Lê Tiến Dũng
thật chí lý khi cho rằng, mùa xuân như là “một định mệnh đầy duyên nợ” với
Nguyễn Bính, không chỉ gắn bó với cuộc đời mà còn gắn bó với thi ca ông. Bởi
trong tình yêu tha thiết Nguyễn Bính dành cho con người, thiên nhiên, cuộc sống
luôn đầy ắp sắc xuân, sức xuân.
Xuân tạo thi hứng cho
người thi sĩ đa tình của quê hương “Thiên Bản lục kỳ”. Và thơ ông
làm cho cảnh xuân, sinh hoạt ngày xuân ở vùng quê ông trở nên lãng mạn, thi vị
và sâu lắng ghi dấu trong ký ức mọi người, mọi thời: “Xuân đã sang rồi,
em có hay?/ Tình xuân chan chứa, ý xuân đầy”. Thi sĩ từng thốt lên như
không kìm nén được cảm xúc “Xuân sang xao xuyến lòng tôi quá”. Mùa
xuân trong thơ ông phần lớn là xuân ở các làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ, mang
vẻ đẹp thật mộc mạc, thanh khiết: “Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay/ Hoa
xoan lớp lớp rụng vơi đầy/ Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ/ Mẹ bảo: thôn Đoài
hát tối nay”. Có những bức tranh xuân chỉ bằng vài nét chấm phá nhưng dưới
ngòi bút tài hoa và tâm hồn dạt dào xúc cảm của Nguyễn Bính bỗng hiện lên thật
có hồn:“Tháng giêng vừa Tết đầu xuân/ Xanh um lá mạ, trắng ngần hoa cam/ Mưa
xuân rắc bụi quanh làng/ Bà già sắm sửa hành trang đi chùa/ Ông già vào núi đề
thơ/ Trai tơ đình đám, gái tơ hội hè”. Chất “chân quê” cũng in dấu đậm nét
khi trong những bài thơ viết về mùa xuân của ông, ta bắt gặp thật nhiều những
hình ảnh đặc trưng nơi thôn dã: “Từng đàn con trẻ chạy xun xoe/ Mưa
tạnh, trời quang nắng mới hoe/ Lá nõn nhành non ai tráng bạc/ Gió về từng trận,
gió bay đi/ Thong thả nhân gian nghỉ việc đồng/ Lúa thì con gái mượt như nhung/
Đầy vườn hoa bưởi, hoa cam rụng/ Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng”. Ngay
cả trong những câu thơ về mùa xuân mà ngôn ngữ, cách diễn đạt có phần mới mẻ,
mang hơi hướng lời ăn tiếng nói điệu đà của người thị thành thì nét xuân vẫn
đậm chất hương đồng gió nội: “Đã thấy xuân về với gió đông/ Với trên
màu má gái chưa chồng/ Bên hiên hàng xóm, cô hàng xóm/ Ngước mắt nhìn giời đôi
mắt trong”.
Mùa xuân là mùa của hội hè, đình đám, nhất là ở quê ông. Vậy nên, thơ xuân Nguyễn Bính thường có nhiều bài viết về hội làng như một nét đẹp văn hóa rất đáng trân trọng, gìn giữ. Cả một năm lao động vất vả, cuộc sống luôn bộn bề khó khăn, hội làng là dịp để mọi người dân quê tạm gác lại những lo toan, hòa mình vào không khí sum vầy và những sinh hoạt cộng đồng. Nhà thơ Nguyễn Bính đã rất thấu hiểu tâm tư, nỗi niềm của người dân quê khi viết những câu thơ đầy náo nức về hội làng: “Hội xuân gió loạn đuôi cờ/ Làng xa, đêm vắng, nhặt thưa trống chèo/ Hội làng đèn đuốc như sao/ Đêm chèo tiếng trống giáo đầu nổi lên”. Người đọc bắt gặp ở đó những gì xưa mà không bao giờ cũ, đã trở thành bản sắc văn hóa của dân tộc. Đó là phong cách ăn mặc, trang điểm của các trai thanh, gái lịch thời đó khi đi xem hội: “Khen ai tóc thẳng đường ngôi/ Ấm hơi trầu quế, thơm mùi hương nhu/ Khen ai áo kép, quần hồ/ Hội làng mê mải sớm trưa đi về”. Đó còn là những sinh hoạt văn hóa dân gian thuần hậu từng nuôi dưỡng tâm hồn người dân quê: “Quê hương tôi có hát xòe, hát đúm/ Có hội xuân liên tiếp những đêm chèo”. Mùa xuân trong thơ Nguyễn Bính không chỉ tràn ngập khắp thiên nhiên, đất trời, quê hương làng xóm mà còn mang niềm vui, hạnh phúc đến mỗi nhà, mỗi người. Trong bài thơ “Tết của mẹ tôi”, nhà thơ đã gợi lại rất nhiều hương vị, phong tục đẹp của một cái Tết Cổ truyền thật đầm ấm trong gia đình. Với 52 câu thơ, giản dị như lời nói thường ngày mà hiện lên đầy đủ, sống động quang cảnh sinh hoạt ngày Tết: “Tết đến mẹ tôi vất vả nhiều/ Mẹ tôi lo liệu đủ trăm chiều/ Sân gạch tường hoa người quét lại/ Vẽ cung trừ quỷ, giồng cây nêu/ Nuôi hai con lợn tự ngày xưa/ Mẹ tôi đã tính “Tết thì vừa”/ Trữ gạo nếp thơm, mo gói bó/ Dọn nhà, dọn cửa, dọn bàn thờ”. Từ việc người mẹ đi chợ mua pháo chuột, tranh gà cho các con; đồ xôi, mổ lợn đến việc mở hàng mừng tuổi, dặn dò mọi người trong nhà phải kiêng cữ thế nào, thắp hương, khai bút, chơi tam cúc…, tất cả đã làm sống dậy trong mỗi người không khí, niềm háo hức mong chờ Tết đến.
Mùa xuân là mùa của hội hè, đình đám, nhất là ở quê ông. Vậy nên, thơ xuân Nguyễn Bính thường có nhiều bài viết về hội làng như một nét đẹp văn hóa rất đáng trân trọng, gìn giữ. Cả một năm lao động vất vả, cuộc sống luôn bộn bề khó khăn, hội làng là dịp để mọi người dân quê tạm gác lại những lo toan, hòa mình vào không khí sum vầy và những sinh hoạt cộng đồng. Nhà thơ Nguyễn Bính đã rất thấu hiểu tâm tư, nỗi niềm của người dân quê khi viết những câu thơ đầy náo nức về hội làng: “Hội xuân gió loạn đuôi cờ/ Làng xa, đêm vắng, nhặt thưa trống chèo/ Hội làng đèn đuốc như sao/ Đêm chèo tiếng trống giáo đầu nổi lên”. Người đọc bắt gặp ở đó những gì xưa mà không bao giờ cũ, đã trở thành bản sắc văn hóa của dân tộc. Đó là phong cách ăn mặc, trang điểm của các trai thanh, gái lịch thời đó khi đi xem hội: “Khen ai tóc thẳng đường ngôi/ Ấm hơi trầu quế, thơm mùi hương nhu/ Khen ai áo kép, quần hồ/ Hội làng mê mải sớm trưa đi về”. Đó còn là những sinh hoạt văn hóa dân gian thuần hậu từng nuôi dưỡng tâm hồn người dân quê: “Quê hương tôi có hát xòe, hát đúm/ Có hội xuân liên tiếp những đêm chèo”. Mùa xuân trong thơ Nguyễn Bính không chỉ tràn ngập khắp thiên nhiên, đất trời, quê hương làng xóm mà còn mang niềm vui, hạnh phúc đến mỗi nhà, mỗi người. Trong bài thơ “Tết của mẹ tôi”, nhà thơ đã gợi lại rất nhiều hương vị, phong tục đẹp của một cái Tết Cổ truyền thật đầm ấm trong gia đình. Với 52 câu thơ, giản dị như lời nói thường ngày mà hiện lên đầy đủ, sống động quang cảnh sinh hoạt ngày Tết: “Tết đến mẹ tôi vất vả nhiều/ Mẹ tôi lo liệu đủ trăm chiều/ Sân gạch tường hoa người quét lại/ Vẽ cung trừ quỷ, giồng cây nêu/ Nuôi hai con lợn tự ngày xưa/ Mẹ tôi đã tính “Tết thì vừa”/ Trữ gạo nếp thơm, mo gói bó/ Dọn nhà, dọn cửa, dọn bàn thờ”. Từ việc người mẹ đi chợ mua pháo chuột, tranh gà cho các con; đồ xôi, mổ lợn đến việc mở hàng mừng tuổi, dặn dò mọi người trong nhà phải kiêng cữ thế nào, thắp hương, khai bút, chơi tam cúc…, tất cả đã làm sống dậy trong mỗi người không khí, niềm háo hức mong chờ Tết đến.
Mùa xuân là mùa của hội
tụ sum vầy, nhưng trong cuộc đời, Nguyễn Bính có nhiều năm phải tha hương, xa
gia đình. Chính điều đó đã cho ông nhiều cảm xúc để viết những bài thơ xuân
chan chứa nỗi niềm khi xa quê “Xuân tha hương”, “Xuân vẫn tha hương”:
“Tết này chưa chắc em về được/ Em gửi về đây một tấm lòng/ Chao ôi! Tết đến mà
không được/ Trông thấy quê hương thật não nùng”.
Khi được trở lại quê hương vào một ngày xuân sau bao năm xa cách, những vần thơ của ông như cũng náo nức reo vui: “Xuân này vui tết lại vui quê/ Lại chuyện làm ăn, chuyện hội hè/ Xanh biếc đầu xuân, nương mạ sớm/ Giậu tầm xuân nở, bướm vàng hoe/ Vào đám làng tôi mở trống chèo/ Bay cờ, lộn gió, đỏ đuôi nheo/ Lớp mà Thị Kính nuôi con mọn/ Tôi biết người xem lệ chảy nhiều”. Và khi nhà thơ tạm biệt quê hương, tiếp tục cho những chuyến đi, mùa xuân cũng như lưu luyến bước chân người: “Bữa ấy tôi đi nắng ửng vàng/ Bời bời ngõ cũ tím hoa xoan”.
Khi được trở lại quê hương vào một ngày xuân sau bao năm xa cách, những vần thơ của ông như cũng náo nức reo vui: “Xuân này vui tết lại vui quê/ Lại chuyện làm ăn, chuyện hội hè/ Xanh biếc đầu xuân, nương mạ sớm/ Giậu tầm xuân nở, bướm vàng hoe/ Vào đám làng tôi mở trống chèo/ Bay cờ, lộn gió, đỏ đuôi nheo/ Lớp mà Thị Kính nuôi con mọn/ Tôi biết người xem lệ chảy nhiều”. Và khi nhà thơ tạm biệt quê hương, tiếp tục cho những chuyến đi, mùa xuân cũng như lưu luyến bước chân người: “Bữa ấy tôi đi nắng ửng vàng/ Bời bời ngõ cũ tím hoa xoan”.
Nhà thơ Nguyễn Bính ra
đi vào đúng ngày tất niên năm Ất Tỵ (1965), khi một mùa xuân mới chưa kịp đến.
Nhưng với những tuyệt tác thơ xuân, ông đã để lại cho đời, cho người yêu thơ
những mùa xuân trọn vẹn, đúng như câu thơ ông viết trong bài “Nhạc
xuân”: “Năm mới, tháng giêng mùng một tết/ Còn nguyên vẹn cả một mùa xuân”.
Đọc thơ xuân Nguyễn Bính vào những ngày xuân để được sống lại những gì đẹp đẽ,
thiêng liêng của Tết Cổ truyền, có lẽ cũng là một cái thú, nhất là khi trong
cuộc sống công nghiệp thời đại công nghệ thông tin quá gấp gáp hôm nay, những
điều đó đang dần bị phai nhạt và mai một.
Mưa Xuân
Chiều ấm mùi hương
thoảng gió đưa
Tà tà mưa bụi rắc thưa thưa
Cây cam cây quít cành giao nối
Lá ngửa lòng tay hoa đón mưa.
Nào ai nhìn thấy rõ mưa xuân
Tơ nhện vừa giăng sợi trắng ngần
Bươm bướm cứ bay không ướt cánh
Người đi trẩy hội tóc phơi trần.
Đường mát da chân lúa mát mình
Đôi bờ cỏ dại nở hoa xanh
Gò cao đứng sững trâu kềnh bụng
Nghếch mõm nghe vang trống hội đình.
Núi lên gọn nét đá
tươi màu
Xe lửa về Nam chạy chạy mau
Một toán cò bay là mặt ruộng
Thành hàng chữ nhất trắng phau phau.
Bãi lạch bờ dâu sẫm lá tơ
Làng bên ẩm ướt giọng chuông mờ
Chiều xuân lưu luyến không đành hết
Lơ lửng mù sương phảng phất mưa.
1958
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét