Tôi đã nghe được thông điệp ấy và tôi có nghĩa vụ chuyển tiếp
thông điệp ấy cho người khác. Tai hoạ sẽ giáng xuống đầu chúng ta bởi chính tội
lỗi của chúng ta. Dù chúng ta vẫn ngày ngày đọc lời biện minh cho những tội lỗi
ấy.
Đêm qua tôi chợt tỉnh giấc. Ngay lúc đó tôi nhận ra căn phòng tôi ở tràn ngập
ánh trăng. Tôi
ngồi dậy đến bên của sổ. Đêm nay có lẽ sắp rằm. Trăng tròn quá và trong quá.
Đây là lần đâu tiên tôi nhìn trăng trên bầu trời từ một xứ sở xa lạ. Vầng trăng
có gì khác khi tôi nhìn từ nơi này ? Không có gì khác cả. Chỉ có nỗi nhớ cố
hương từ nơi này trong một đêm trăng im ắng. Và lúc đó, tôi chợt nhớ đến câu
thơ của nhà thơ Việt Phương: Trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước
Mỹ.
Thật đau đớn. Nhà thơ đã nói đúng nỗi đau đớn ấy của chúng ta. Tại sao chúng ta
lại có những năm tháng như thế? Tại sao? Dù có trả lời được thì tôi vẫn cứ phải
hỏi tại sao? tại sao?. Vầng trăng, một biểu tượng của cái đẹp. Cái đẹp không
thuộc quyền sở hữu của một quốc gia nào, của một quyền lực nào.
Khi một quyền lực nào đó định chiếm hữu cái đẹp thì cái đẹp biến mất. Cái đẹp
ấy luôn luôn ở trên mọi quyền lực, toả sáng chúng ta, ngự trị chúng ta và cứu
rỗi chúng ta. Tôi ngắm trăng từ nước Mỹ. Và những người thân của tôi ngắm trăng
từ mảnh đất cố hương tôi. Chúng tôi cùng nhận ra vẻ đẹp ấy và cùng chiêm
ngưỡng. Tại sao chúng ta lại có những tháng năm như thế. Và tại sao chúng ta
lại không nói như thế về những tháng năm tương tự của chúng ta.
Sau chuyến đi Mỹ đầu tiên trở về, tôi về quê đúng dịp rằm trung thu, bác gái
tôi, một người nông dân hơn bảy mươi tuổi, gần như không biết chữ, hỏi:
– Mỹ có rằm trung thu không hở cháu ?
– Không có bác ạ. Nhưng họ cũng có trăng.
– Trăng của họ thế nào?
– Cả thế giới này chỉ có một vầng trăng thôi bác ạ.
– Trăng đang ở giữa làng mình, xa thế mà họ cũng nhìn thấy à ?
– Khi trăng đang ở trên đầu mình thì nhiều nơi khác cũng thấy trăng trên đầu
họ, bác ạ.
– Lạ nhỉ!
Ảnh: chutluulai.net
Tôi chỉ nói đến đó với bác tôi thôi. Bởi lúc đó, tôi nhận thấy gương mặt bác vẻ tư lự. Bác đã đang nghĩ tới một điều gì đó. Câu trả lời của tôi như vậy đã hoàn thành.
Tôi có viết một truyện ngắn có tên : Chạy Trốn Khỏi Vầng Trăng. Chuyện kể về một người đàn bà goá chồng bởi chiến tranh. Chị cố trốn chạy khỏi tình yêu của một người đàn ông giành cho chị. Nhưng đêm đêm, vầng trăng lại mọc trên đỉnh đồi trước nhà chị. Trăng đẹp quá và chị không chịu nổi sự cô đơn và một điều gì đó thức dậy trong lòng chị. Chị không thể thờ ơ trước những điều kỳ diệu trong đời sống. Chị lao theo tiếng gọi của tình yêu. Nhưng những lời thị phi và phẩm hạnh phong kiến như đám mây đen trong khoảng khắc nào đó lại che khuất vầng trăng trong lòng chị.
Nhưng trăng lại hiện ra, lại toả sáng lộng lẫy, và chị lại lao ra khỏi nhà, vừa chạy chị vừa khóc trong hạnh phúc, trong đau đớn dằn vặt. Chị muốn có hạnh phúc, nhưng chị sợ hãi. Chị nghĩ : chỉ có một con đường là chạy trốn khỏi vầng trăng. Nghĩa là phải chạy trốn khỏi cái đẹp. Chị bỏ nhà vào sống trong hang núi tối tăm. Nhưng cái đẹp đã ở trong tâm hồn chị, vầng trăng luôn luôn ngự trị trong tâm hồn chị. Bởi thế, với những người như chị, càng ở trong tăm tối nó càng toả sáng rực rỡ.
Mùa hè năm ngoái, trong một lần về quê, đêm ấy tôi cùng cha tôi ngồi ngoài sân rất khuya. Làng quê trong đêm trăng yên tĩnh trở nên huyền bí và mênh mang vô tận. Trăng vằng vặc trên sân nhà soi rõ cả những con kiến lang thang trong đêm. Thi thoảng, những ngọn gió mùa hạ từ cánh đồng thổi về làm xôn xao những vòm lá trong vườn. Cả vòm cây lấp lánh như dát vàng.
Và trong những cơn gió thổi về, tôi nghe tiếng cuốc từ cánh đồng xa buồn bã. Lâu lắm rồi tôi mới lại nghe tiếng cuốc. Có những năm tháng dài, những con cuốc không biết đi đâu. Tôi hỏi thì cha tôi bảo người ta săn bắn chim chóc nhiều quá đến chẳng còn một con nào. Nhưng đêm ấy, tôi lại được nghe cuốc kêu. Tiếng cuốc kêu đều đều suốt đêm. Kêu như lời của một kẻ tri âm. Kêu như một nỗi buồn đau dằng dặc. Kêu như đang xé từng mảnh phổi của mình. Kêu như những bước chân tiến dần về cái chết. Kêu như nỗi oan ức của mọi thời đại. Và kêu…
Hai cha con tôi ngồi im lặng trong đêm trăng của làng quê. Cha tôi lúc đó đã tám mươi hai tuổi. Tôi bốn mươi lăm tuổi. Cả hai người đàn ông ấy đã đủ thời gian sống để biết im lặng. Bỗng cha tôi quay về phía tôi và nói : Nếu hai anh em con có tiền thì xây một trái nhà lên hai ba tầng, thành phố loạn lạc thì vợ chồng con cái về làng mà ở, nếu nước lớn thì có nơi mà chạy nước. Hai anh em cố mà làm sớm, con ạ.
Khi cha tôi vừa nói xong thì tôi cảm thấy một luồng khí lạnh tràn qua người tôi. Cha tôi là một người nông dân, sau này tham gia cách mạng và về hưu, nhưng bản chất cha tôi vẫn là một người nông dân. Tôi chưa bao giờ nghe cha tôi nói những điều như vậy. Cha tôi không có ngôn ngữ ấy. Cái ông thường xuyên nói, nói cả đời là đạo làm người. Ông nói một cách đơn giản và cụ thể. Những gì ông nói từ trước tới giờ không ngoài những việc cụ thể hàng ngày và với những người cụ thể trong làng, trong họ và trong gia đình.
Câu nói của cha tôi đêm ấy là một thông điệp. Ai đó từ chốn cao xanh đã mượn cha tôi, một người già tám mươi hai tuổi, để truyền đi thông điệp ấy chăng?. Sẽ có một thay đổi lớn lao hay một sự bất trắc khủng khiếp trong đời sống của chúng ta chăng? Có, tôi tin là có. Con người sẽ phải chịu những hậu hoạ khủng khiếp do chính con người gây ra. Khi cha tôi đi nằm vì ngồi lâu ông thấy đau lưng, tôi ngồi một mình giữa sân nhà giàn dụa ánh trăng. Những con kiến vẫn đi. Lúc nào những con kiến cũng vội vã. Chúng đi không ngưng nghỉ từ lúc sinh ra cho tới lúc chết. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy lũ kiến ngủ. Ngày còn bé, tôi hỏi mẹ: Mẹ ơi, những con kiến không ngủ hở mẹ? Mẹ tôi không trả lời được câu hỏi của tôi.
Tôi ngôì im lặng trong tiếng cuốc kêu đều đều từ cánh đồng xa vọng về. Tôi đã kể câu chuyện về cha tôi cho một số người nghe. Nhưng tôi biết chỉ một hai người trong số đó suy nghĩ về câu chuyện ấy. Những người khác nghĩ tôi lãng mạn, nghĩ tôi bị bệnh tâm thần trong một giây khắc nào đó, nghĩ tôi là kẻ tuyệt vọng và có thể là kẻ hão huyền. Tôi không đợi chờ lòng tin của họ vào câu chuyện ấy. Nhưng với tôi, đó hoàn toàn là một thông điệp. Tôi đã nghe được thông điệp ấy và tôi có nghĩa vụ chuyển tiếp thông điệp ấy cho người khác. Tai hoạ sẽ giáng xuống đầu chúng ta bởi chính tội lỗi của chúng ta. Dù chúng ta vẫn ngày ngày đọc lời biện minh cho những tội lỗi ấy.
Đã một lần cha tôi nói về việc xây dựng nhà cửa. Đó là năm 1986, khi tôi đang học ở Cuba. Tôi nhận được thư cha tôi. Trong thư có đoạn : Bố vừa mới xây xong được trái bếp, để sau này bố có mất đi thì anh em có chỗ nà đun nấu. Tôi đã rơi nước mắt khi đọc đến đoạn ấy.
Cha tôi đi thoát ly gần bốn mươi năm rồi về hưu. Ông trở về làng vì đấy là nguyện ước của ông. Nếu ở lại thành phố ông cũng không có một nơi nào để ở. Khi về hưu, ông được tặng một chiếc tủ đựng quần áo đánh vécni vàng như bôi nghệ có lẽ đóng bằng gỗ gạo, một loại gỗ mà tôi gọi là “gỗ giả dối” vì hầu như nó chẳng dùng được vào việc gì. Sau hai năm, chiếc tủ bị mọt gần hết. Cha tôi ngậm ngùi chẻ ra làm củi đun nhưng chỉ có khói mù mịt mà không có lửa. Sau này, những người khác làm quan quá sung sướng. Những người về hưu tay trắng như cha tôi tự an ủi: mình hy sinh làm cách mạng cho thế hệ sau sung sướng mà. Đúng, thế hệ những người cách mạng như cha tôi đã mang lại lòng tin bất diệt cho nhân dân. Tôi khó có thể tìm được những người cách mạng như thế sau thế hệ cha tôi. Vì thế khi về hưu, ông bắt tay nuôi lợn nái và giành dụm tiền nong để tám năm sau ông mới có cơ hội xây được gian bếp tạm tươm tất. Và ông hạnh phúc.
Công việc xây dựng nhà cửa của cha tôi gần hai mươi năm trước là công việc chuẩn bị cho điều kiện sinh hoạt. Còn ý định xây dựng nhà cửa của cha tôi gần hai mươi năm sau là thông điệp về những tai hoạ của kiếp người một ngày nào đó có thể giáng xuống.
Tôi chỉ nói đến đó với bác tôi thôi. Bởi lúc đó, tôi nhận thấy gương mặt bác vẻ tư lự. Bác đã đang nghĩ tới một điều gì đó. Câu trả lời của tôi như vậy đã hoàn thành.
Tôi có viết một truyện ngắn có tên : Chạy Trốn Khỏi Vầng Trăng. Chuyện kể về một người đàn bà goá chồng bởi chiến tranh. Chị cố trốn chạy khỏi tình yêu của một người đàn ông giành cho chị. Nhưng đêm đêm, vầng trăng lại mọc trên đỉnh đồi trước nhà chị. Trăng đẹp quá và chị không chịu nổi sự cô đơn và một điều gì đó thức dậy trong lòng chị. Chị không thể thờ ơ trước những điều kỳ diệu trong đời sống. Chị lao theo tiếng gọi của tình yêu. Nhưng những lời thị phi và phẩm hạnh phong kiến như đám mây đen trong khoảng khắc nào đó lại che khuất vầng trăng trong lòng chị.
Nhưng trăng lại hiện ra, lại toả sáng lộng lẫy, và chị lại lao ra khỏi nhà, vừa chạy chị vừa khóc trong hạnh phúc, trong đau đớn dằn vặt. Chị muốn có hạnh phúc, nhưng chị sợ hãi. Chị nghĩ : chỉ có một con đường là chạy trốn khỏi vầng trăng. Nghĩa là phải chạy trốn khỏi cái đẹp. Chị bỏ nhà vào sống trong hang núi tối tăm. Nhưng cái đẹp đã ở trong tâm hồn chị, vầng trăng luôn luôn ngự trị trong tâm hồn chị. Bởi thế, với những người như chị, càng ở trong tăm tối nó càng toả sáng rực rỡ.
Mùa hè năm ngoái, trong một lần về quê, đêm ấy tôi cùng cha tôi ngồi ngoài sân rất khuya. Làng quê trong đêm trăng yên tĩnh trở nên huyền bí và mênh mang vô tận. Trăng vằng vặc trên sân nhà soi rõ cả những con kiến lang thang trong đêm. Thi thoảng, những ngọn gió mùa hạ từ cánh đồng thổi về làm xôn xao những vòm lá trong vườn. Cả vòm cây lấp lánh như dát vàng.
Và trong những cơn gió thổi về, tôi nghe tiếng cuốc từ cánh đồng xa buồn bã. Lâu lắm rồi tôi mới lại nghe tiếng cuốc. Có những năm tháng dài, những con cuốc không biết đi đâu. Tôi hỏi thì cha tôi bảo người ta săn bắn chim chóc nhiều quá đến chẳng còn một con nào. Nhưng đêm ấy, tôi lại được nghe cuốc kêu. Tiếng cuốc kêu đều đều suốt đêm. Kêu như lời của một kẻ tri âm. Kêu như một nỗi buồn đau dằng dặc. Kêu như đang xé từng mảnh phổi của mình. Kêu như những bước chân tiến dần về cái chết. Kêu như nỗi oan ức của mọi thời đại. Và kêu…
Hai cha con tôi ngồi im lặng trong đêm trăng của làng quê. Cha tôi lúc đó đã tám mươi hai tuổi. Tôi bốn mươi lăm tuổi. Cả hai người đàn ông ấy đã đủ thời gian sống để biết im lặng. Bỗng cha tôi quay về phía tôi và nói : Nếu hai anh em con có tiền thì xây một trái nhà lên hai ba tầng, thành phố loạn lạc thì vợ chồng con cái về làng mà ở, nếu nước lớn thì có nơi mà chạy nước. Hai anh em cố mà làm sớm, con ạ.
Khi cha tôi vừa nói xong thì tôi cảm thấy một luồng khí lạnh tràn qua người tôi. Cha tôi là một người nông dân, sau này tham gia cách mạng và về hưu, nhưng bản chất cha tôi vẫn là một người nông dân. Tôi chưa bao giờ nghe cha tôi nói những điều như vậy. Cha tôi không có ngôn ngữ ấy. Cái ông thường xuyên nói, nói cả đời là đạo làm người. Ông nói một cách đơn giản và cụ thể. Những gì ông nói từ trước tới giờ không ngoài những việc cụ thể hàng ngày và với những người cụ thể trong làng, trong họ và trong gia đình.
Câu nói của cha tôi đêm ấy là một thông điệp. Ai đó từ chốn cao xanh đã mượn cha tôi, một người già tám mươi hai tuổi, để truyền đi thông điệp ấy chăng?. Sẽ có một thay đổi lớn lao hay một sự bất trắc khủng khiếp trong đời sống của chúng ta chăng? Có, tôi tin là có. Con người sẽ phải chịu những hậu hoạ khủng khiếp do chính con người gây ra. Khi cha tôi đi nằm vì ngồi lâu ông thấy đau lưng, tôi ngồi một mình giữa sân nhà giàn dụa ánh trăng. Những con kiến vẫn đi. Lúc nào những con kiến cũng vội vã. Chúng đi không ngưng nghỉ từ lúc sinh ra cho tới lúc chết. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy lũ kiến ngủ. Ngày còn bé, tôi hỏi mẹ: Mẹ ơi, những con kiến không ngủ hở mẹ? Mẹ tôi không trả lời được câu hỏi của tôi.
Tôi ngôì im lặng trong tiếng cuốc kêu đều đều từ cánh đồng xa vọng về. Tôi đã kể câu chuyện về cha tôi cho một số người nghe. Nhưng tôi biết chỉ một hai người trong số đó suy nghĩ về câu chuyện ấy. Những người khác nghĩ tôi lãng mạn, nghĩ tôi bị bệnh tâm thần trong một giây khắc nào đó, nghĩ tôi là kẻ tuyệt vọng và có thể là kẻ hão huyền. Tôi không đợi chờ lòng tin của họ vào câu chuyện ấy. Nhưng với tôi, đó hoàn toàn là một thông điệp. Tôi đã nghe được thông điệp ấy và tôi có nghĩa vụ chuyển tiếp thông điệp ấy cho người khác. Tai hoạ sẽ giáng xuống đầu chúng ta bởi chính tội lỗi của chúng ta. Dù chúng ta vẫn ngày ngày đọc lời biện minh cho những tội lỗi ấy.
Đã một lần cha tôi nói về việc xây dựng nhà cửa. Đó là năm 1986, khi tôi đang học ở Cuba. Tôi nhận được thư cha tôi. Trong thư có đoạn : Bố vừa mới xây xong được trái bếp, để sau này bố có mất đi thì anh em có chỗ nà đun nấu. Tôi đã rơi nước mắt khi đọc đến đoạn ấy.
Cha tôi đi thoát ly gần bốn mươi năm rồi về hưu. Ông trở về làng vì đấy là nguyện ước của ông. Nếu ở lại thành phố ông cũng không có một nơi nào để ở. Khi về hưu, ông được tặng một chiếc tủ đựng quần áo đánh vécni vàng như bôi nghệ có lẽ đóng bằng gỗ gạo, một loại gỗ mà tôi gọi là “gỗ giả dối” vì hầu như nó chẳng dùng được vào việc gì. Sau hai năm, chiếc tủ bị mọt gần hết. Cha tôi ngậm ngùi chẻ ra làm củi đun nhưng chỉ có khói mù mịt mà không có lửa. Sau này, những người khác làm quan quá sung sướng. Những người về hưu tay trắng như cha tôi tự an ủi: mình hy sinh làm cách mạng cho thế hệ sau sung sướng mà. Đúng, thế hệ những người cách mạng như cha tôi đã mang lại lòng tin bất diệt cho nhân dân. Tôi khó có thể tìm được những người cách mạng như thế sau thế hệ cha tôi. Vì thế khi về hưu, ông bắt tay nuôi lợn nái và giành dụm tiền nong để tám năm sau ông mới có cơ hội xây được gian bếp tạm tươm tất. Và ông hạnh phúc.
Công việc xây dựng nhà cửa của cha tôi gần hai mươi năm trước là công việc chuẩn bị cho điều kiện sinh hoạt. Còn ý định xây dựng nhà cửa của cha tôi gần hai mươi năm sau là thông điệp về những tai hoạ của kiếp người một ngày nào đó có thể giáng xuống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét