Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và ca khúc thiếu nhi Em là bông hồng
nhỏ
Là người Việt Nam chắc chắn không có ai không biết đến cố nhạc
sĩ Trịnh Công Sơn. Ông là một nhạc sĩ sau khi mất được khán giả kỉ niệm ngày mất
nhiều nhất. Trong lòng công chúng nếu những câu được trích dẫn để giải bày tâm
trạng, hoặc làm câu nói cửa miệng để thổ lộ lòng mình cũng thường
trích lời ca những ca khúc của nhạc sĩ Trịnh: “Sống trong đời sống cần
có một tấm lòng, Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, Tôi xin làm đá cuội và lăn theo
gót hài...”.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sinh vào giờ Thìn, ngày 10
tháng Giêng năm Kỷ Mão tức ngày 28 tháng 2 năm 1939 tại Đắc lắc. Nhưng quê ông
ở làng Minh Hương, tổng Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên.
Năm 1943 từ Đắc Lắc ông theo gia đình chuyển về Huế. Ông học
trường tiểu học Nam Giao, vào trường Pellerin, theo học trường Thiên Hựu . Ông
tốt nghiệp tú tài ban Triết tại Chasseloup Laubat, Sài Gòn. Học trường Sư Phạm
Quy Nhơn khoá I (1962-1964). Sau khi tốt nghiệp ông lên dạy học và làm Hiệu trưởng
một trường Tiểu học ở B’lao Bảo Lộc (Tỉnh Lâm Đồng). Sau 1965, ông bỏ hẳn nghề
dạy học, về sống và sáng tác tại Sài gòn. Ông tự học nhạc, bắt đầu sáng tác năm
1958 với tác phẩm đầu tay Ướt Mi (Nhà Xuất Bản An Phú in năm 1959). Cho đến nay
nhạc sĩ đã sáng tác hơn 600 tác phẩm. Ngoài sáng tác nhạc, ông còn làm thơ, viết
văn và hội họa. Tôi chưa được đọc thơ ông, cũng chưa có vinh dự được thưởng thức
tranh ông vẽ, nhưng qua các ca khúc của ông tôi hình dung ra một họa sĩ tài ba
với những gam màu mà ít có họa sĩ nào “pha chế ” được: Màu thủy tinh của Nắng
thủy tinh, màu trắng của Hạ trắng, màu hồng của Mưa hồng, màu xanh của mắt
xanh xao đón ưu phiền, màu xanh trong Diễm xưa (Chợt hồn xanh buốt
cho mình xót xa)…
Tuy vậy, lĩnh vực mà ông nổi tiếng và được yêu mến
nhiều nhất là sự nghiệp sáng tác nhạc của ông. Ông đã được một số các giải thưởng:
- Năm
1972, ông đoạt giải thưởng Đĩa Vàng ở Nhật Bản với bài "Ngủ Đi Con"
(trong Ca Khúc Da Vàng) qua tiếng hát của ca sĩ Khánh Ly phát hành trên 2 triệu
bản.
- Giải thưởng cho Bài hát hay nhất trong phim "Tội Lỗi Cuối Cùng
- Giải Nhất của cuộc thi "Những bài hát hay nhất sau 10 năm chiến tranh" với bài "Em Ở Nông Trường, Em Ra Biên Giới"
- Giải Nhất cuộc thi "Hai mươi năm sau" với bài "Hai Mươi Mùa Nắng Lạ"
-Năm 1997 ông đoạt giải thưởng lớn của Hội Nhạc Sĩ cho một chuỗi bài hát: "Xin Trả Nợ Người", "Sóng Về Đâu", "Em Đi Bỏ Lại Con Đường"
- Giải thưởng cho Bài hát hay nhất trong phim "Tội Lỗi Cuối Cùng
- Giải Nhất của cuộc thi "Những bài hát hay nhất sau 10 năm chiến tranh" với bài "Em Ở Nông Trường, Em Ra Biên Giới"
- Giải Nhất cuộc thi "Hai mươi năm sau" với bài "Hai Mươi Mùa Nắng Lạ"
-Năm 1997 ông đoạt giải thưởng lớn của Hội Nhạc Sĩ cho một chuỗi bài hát: "Xin Trả Nợ Người", "Sóng Về Đâu", "Em Đi Bỏ Lại Con Đường"
Những giải thưởng đó thật vinh dự cho một nhạc sĩ. Nhưng quả
thật, có một giải thưởng không bằng hiện vật, tiền, bằng khen mà nhạc sĩ Trịnh
Công Sơn nhân được (không ai có thể mua được bằng tiền, vàng bạc, hay kim cương
) đó là sự yêu mến của hàng triệu trái tim Việt Nam và khắp nơi trên thế giới.
Nói đến nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, người ta quen với những ca
khúc da vàng, nhạc tình, nhạc về thân phận con người. Thế nhưng, mảng ca khúc
viết cho thiếu nhi cũng có nhiều sáng tác để đời: Mẹ đi vắng, Em là bông hồng
nhỏ, Tuổi đời mênh mông…. Trong những ca khúc đó, Em là bông hồng nhỏ được
các em thiếu nhi yêu thích nhiều nhất. Dù ông không phải là người chuyên viết
nhạc thiếu nhi nhưng Em là bông hồng nhỏ đã cho thấy sự đa tài trong
bút pháp, tâm hồn trẻ trung của ông.
Bài hát Em là bông hồng nhỏ được viết cho
phim Cho cả ngày mai của đạo diễn Long Vân sản xuất năm 1981. Người thể
hiện ca khúc này là cô Bống ( Hồng Nhung). Lúc hát bài này Hồng Nhung mới 14 tuổi.
Bài hát này nằm trong tuyển tập 50 bài hát thiếu nhi hay nhất
thế kỷ 20 do báo Thiếu niên tiền phong, Hội Nhạc sĩ VN, Ban Khoa học giáo dục
VTV, Ban Âm nhạc Đài tiếng nói VN tổ chức 1999-2000.
Em là bông hồng nhỏ là tâm sự của một em bé với những
tình cảm yêu thương của mình dành cho bố mẹ. Em mơ thấy mình lạc vào một thế giới
của những trang sách hồng, với những vần thơ đầy yêu thương. Mơ thấy mình làm một
bông hồng nhung nhỏ, bay giữa trời làm mát ngày qua. Nhưng chắc chắn
không phải là mơ, mà là hiện thực, là lời khẳng định: Em sẽ là mùa xuân của
mẹ. Em sẽ là màu nắng của cha. Em sẽ là niềm hạnh phúc của cha mẹ, và vì
thế em được đưa vào một thế giới đầy ắp tình người. (Đưa em vào tình người bao
la).
Thế giới của em bé đẹp tựa mùa xuân, em chính là mùa
xuân của mẹ, em chính là màu nắng của cha. Với giai điệu nhẹ nhàng, trong
sáng, tinh khiết như những giọt sương buổi sớm, ấm áp nhưng màu nắng sưởi ấm
trái tim người cha ca khúc Em là bông hồng nhỏ từ trong phim bước ra
và ngay lập tức được đón nhận là một ca khúc độc lập. Bài hát được viết ở giọng
Son trưởng, nhịp 4/4 gồm có 4 đoạn đơn vuông vắn, tầm cữ không quá rộng
(Là-đô) rất hợp với giọng trẻ thơ. Để viết nhạc cho thiếu nhi, cách lựa chọn tiết
tấu chỉ có 2 hình nốt : nốt trắng, nốt đen và một dấu hóa bất thường
( Đô thăng ) như trong bài Em là bông hồng nhỏ sẽ làm cho các em dễ xử
lí. Đơn giản nhưng không đơn điệu. Đơn giản đến mức độ này thì phải cao tay
trong bút pháp mới làm được. Với tiết tấu chỉ có hình nốt trắng và đen thì từ
các bé mới 3-4 tuổi đến các em thiếu niên đều hát được. Việt sử dụng âm hình tiết
tấu đơn giản thì dễ rồi nhưng để tiến hành giai điệu đó ra sao, cách phát triển
giai điệu đó phải dùng bút pháp gì để được một ca khúc hay, không bị đơn điệu
là một việc làm vô cùng khó. Thế nhưng với phương pháp nhắc lại, mô phỏng thường
gặp trong sáng tác, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết được ca khúc rất hay.
Lời
ca trong ca khúc này thật giản dị, giàu hình ảnh, giàu chất thơ và hoàn chỉnh
như một bài thơ:
Em sẽ là mùa xuân của mẹ
Em sẽ là màu nắng của cha
Em đến trường học bao điều lạ
Môi hé cười là những nụ hoa
Em sẽ là màu nắng của cha
Em đến trường học bao điều lạ
Môi hé cười là những nụ hoa
Trang sách hồng nằm mơ
màng ngủ
Em gối đầu trên những vần thơ
Em thấy mình là hoa hồng nhỏ
Bay giữa trời làm mát ngày qua
Em gối đầu trên những vần thơ
Em thấy mình là hoa hồng nhỏ
Bay giữa trời làm mát ngày qua
Cây có rừng bầy chim làm tổ
Sông có nguồn,từ suối chảy ra
Tim mỗi người là quê nhà nhỏ
Tình nồng thắm như mặt trời xa.
Sông có nguồn,từ suối chảy ra
Tim mỗi người là quê nhà nhỏ
Tình nồng thắm như mặt trời xa.
Mời các bạn nghe ca khúc do Hồng Nhung trình bày với tốp ca
thiếu nhi Tại
đây
Từ một nhạc sĩ viết
nhạc cho người lớn, luôn trầm tư, trăn trở với đời , với những câu mang đậm chất
triết lí: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng; Hạt bụi nào hóa kiếp thân
tôi, để một mai tôi về làm cát bụi …”thế mà Trịnh Công Sơn lại có những
câu hát hồn nhiên, trong trẻo, tràn đầy tình yêu, tràn đầy nhựa sống dành cho
trẻ con. Thế giới trẻ con trong tâm hốn người nhạc sĩ tài hoa này lung linh như
màu nắng, hồn nhiên trong trẻo như bầu trời, nhân hậu, hiền hòa như mặt đất. (Trời trong xanh, đất hiền hòa..) Mỗi khi nghe bài hát này, tôi thấy cả đất trời
bừng lên màu hoa hồng đỏ thắm, tỏa ngát hương, dể thương, hồn nhiên
như giấc mơ của bé. Tự nhiên tôi ao ước mình trở thành những cô, cậu bé mười ba
mười bốn tuổi, tâm hồn trong trắng, hồn nhiên, mãi mãi không …già đi, mãi mãi
không về cùng cát bụi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét