“Mắt em là một dòng
sông,
Thuyền anh bơi lội
trong dòng mắt em”.
Tôi
chưa hề biết tác giả của hai câu thơ này là ai nhưng tôi biết “Mắt em” đã là “một
thời lưu luyến” của thầy giáo dạy Hoa văn tôi. Và, cho đến khi dạy tôi thì tóc
của thầy đã hoa râm rồi nhưng trong lòng thầy “đôi mắt” ấy vẫn là một ký ức đẹp.
Còn tôi cũng vì một đôi mắt mà nói cụ thể là giọt nước mắt rơi xuống từ đôi mắt
“có thần” của Sư huynh tôi đã làm thay đổi cách nhìn và cách sống của tôi. Và
đây cũng là kỷ niệm khó quên nhất trong cuộc đời hành điệu của tôi.
Tôi còn nhớ rất rõ, vào một buổi tinh sương thời còn “tập sự”, Đà lạt lạnh thấu xương, chúng tôi đang chuẩn bị bữa điểm tâm thì nhận được cuộc điện thoại của Hòa Thượng Trưởng ban trị sự tỉnh hội dạy lên chùa Hòa Thượng đón chị. Hòa Thượng còn dặn theo một câu “cô này sẽ là hột ngọc của Phật pháp nên tụi con phải ưu tiên cho nó, không được bắt nó chấp tác như chúng điệu khác mà cho nó làm những công việc nhẹ nhàng thôi”. Đã gọi là hành điệu mà…“phải làm công quả mới có phước chứ”, câu nói này chính Ôn hay dạy tôi mà! Vậy mà!… “thật thiên vị”. Không ngờ câu dặn dò kỹ càng của Ôn đã phản tác dụng đối với căn bệnh thâm căn cố đế của người nữ chúng tôi-ganh tỵ. Thà Ôn đừng dặn có thể chúng tôi còn thương tình “bà già ốm o, gầy mòn”, ngược lại câu dặn của Ôn đã làm tăng thêm thành kiến cho chúng tôi và đem lại cho chị biết bao buồn phiền. Chùa chúng tôi hầu hết là người Huế và Quảng Trị, đặc biệt chúng trong chùa đều xuất gia còn rất trẻ, ngoài 20 tuổi đã được kêu là “mệ trẻ”rồi, huống hồ năm đó chị đã ngoài 30. Đi tu trễ thì chớ, phải mang xe lên chùa Tăng đón về cũng tạm chấp nhận được, còn ưu tiên không hành điệu thì quả thật là lần đầu tiên trong lịch sử chùa tôi. Chị về đến chùa, cảm giác đầu tiên nhận được là mấy chục con mắt lạnh lùng, dò xét hướng về chị. Và, kế đến là những tháng ngày “ở giữa thế giới muôn người vẫn cảm thấy cô đơn” của chị. Ai cũng dè dặt khi tiếp xúc với chị vì sợ đụng vào “hột ngọc của Phật pháp”.
Vậy mà, tôi “xui xẻo” được xếp ở chung phòng với chị, lại còn bị phân công tác chung nữa mới tức chứ. Khi đó chưa hiểu chuyện còn ham chơi, cho dù đang rửa chén mà có việc riêng tôi cũng “bỏ của chạy lấy người”, công việc lở dở dành hết cho chị, tôi không hề nghĩ đến trách nhiệm của bản thân hay cảm xúc vui buồn của chị. Hơn nữa chị chẳng bao giờ trách móc tôi cũng chẳng bộc lộ giận hờn gì ai cả, chị cứ âm thầm nương chúng tu học vậy. Cho tới một buổi tối mùa đông, trời rất lạnh “mấy chú điệu còn tập sự” chúng tôi lén Ni sư mượn ti vi về xem bộ phim “Người tình của Tần Thủy Hoàng”, xem xong đã khuya tôi rón rén bước vào liêu, trong bóng tối bỗng nghe tiếng “thút thít” của chị. Bị bắt gặp tại trận đang khóc, chị cảm thấy bối rối, còn tôi thì…Người xưa nói chẳng sai tí nào, “giọt nước mắt mỹ nhân nó làm mềm lòng quân tử”, không thế mà anh hùng Từ Hải “dọc ngang nào biết trên đầu có ai” đã chết đứng giữa trời vì nước mắt của nàng Thúy Kiều, huống hồ là con tim vốn mềm như sợi bún của tôi. Vì, người cứng rắn như chị, hơn nữa cuộc sống của chị trong mắt chúng tôi vô cùng lý tưởng, xuất thân từ gia đình giàu có, có trình độ, có tài sắc, đặc biệt là được Ôn Hòa Thượng rất quan tâm vậy mà cũng có lúc phải rơi lệ sao? Sau một hồi tôi cũng biết được lý do tại sao chị rơi nước mắt.
Đối với dân Sài Gòn quanh năm đối mặt với khói xe và bụi bặm thì Đà lạt là thành phố mộng mơ và xinh đẹp còn đối với người dân đã từng trải qua mùa Noen ở Đà lạt thì… “Thành phố buồn lạnh thấy mười ông trời”. Công việc “nhẹ nhàng” của chị hàng ngày là nhặt và rửa rau , trời lạnh mà phải ngâm tay nhiều ngày trong nước buốt như đá làm chị bị cảm lạnh. Bị bệnh cũng chẳng ai hay, cũng không nhận được một lời hỏi han, còn cô huynh đệ đồng liêu là tôi thì hồn nhiên, vô tư theo cùng “chuyện tình của Tần Thủy Hoàng”. Cảm nhận được thái độ không mấy thiện cảm của mọi người dành cho mình nên bị bệnh chị đành cam chịu, tủi thân chỉ lén khóc thầm mà thôi. Từ giọt nước mắt của chị tôi mới ý thức được rằng tạo hóa sanh ra con người bằng xương bằng thịt và cho họ một quả tim cũng bằng thịt với những cảm xúc vui buồn thương giận như nhau chỉ khác là mỗi người bộc lộ cảm xúc không giống nhau mà thôi. Chị đã lớn tuổi và trải qua hai thời kỳ “nhường ngôi đổi chủ” rồi nên giọt nước mắt của chị đã âm thầm“chảy vào trong”, lâu ngày kết thành chất xúc tác điểm tô thêm cho cuộc đời muôn hình muôn vẻ của chị. Từ một cô tiểu thư đài các, đi đâu cũng có xe đưa xe đón, trong nhà cơm nước đều có người giúp việc lo, vậy mà đùng một cái cách mạng 75 đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời của chị. Thời “lá ngọc cành vàng” của nàng tiểu thư tuổi vừa tròn đôi tám đã được thay thế bằng thời “chân lấm tay bùn”của người “nông dân chính hiệu”vùng kinh tế mới. Vậy mà những đắng cay tủi nhục của “con đại tá ngụy hết thời” đã không đánh gục được ý chí kiên cường trong con người mảnh mai của chị. Có lẽ những tháng ngày cơ cực đã khiến cho cặp mắt to đẹp của chị ngày càng buồn, và những giọt nước mắt đã được chị “cất giữ kỹ càng” không dám tự tiện rơi ra bên ngoài chăng? May mà tôi đã vô tình bắt gặp giọt nước mắt hiếm hoi ấy. Cũng nhờ vậy tôi mới biết được quá khứ vàng son cũng như thời kỳ đen tối của cuộc đời chị và gia đình. Vậy mà, thân gái như cành liễu mềm mà không dễ gãy trước gió “một ngàn lẻ một phong”. Công, dung, ngôn, hạnh của chị cũng đã làm bao chàng trai trồng cây si từ đằng xa mà không dám một lần ngỏ lời, để rồi suốt cuộc đời họ tiếc nuối cũng vì đôi mắt “khó hiểu” của chị. Người ta thường nói cặp mắt đẹp dễ làm say đắm lòng người, nhưng cặp mắt của chị đẹp mà sao người ta lại sợ? Sau này tôi nghe Ôn Hòa Thượng nói, chị đã sớm có nhân duyên với nhà Phật, đúng ra 11 tuổi là đã nhập Phật môn rồi nhưng vì là chỗ dựa tinh thần của cả gia đình nên qua 30 tuổi, cha mẹ anh em trong nhà đều có cuộc sống ổn định, nợ đời của chị đã hết, duyên muộn Phật pháp mới bắt đầu đơm bông, trổ quả. Cặp mắt luôn chất chứa nỗi u hoài “con người từ đâu đến và sau khi chết sẽ đi về đâu ” nhưng chưa từng “vướng chút bụi trần” còn nguyên sơ và sâu lắng nên người ta trân quý đứng xa mà chiêm ngưỡng chứ không nỡ quấy động nó, giống như hoa sen tuy đẹp và thơm là vậy mà có ong bướm nào dám đến đậu? Thật ra, tôi nể chị chứ chưa từng sợ chị vì gặp chị lần đầu tiên tôi đã cảm giác chị “ấm áp” khác người, mà trực giác thì luôn luôn không sai. Tôi không dè dặt đối với chị mà chỉ không quan tâm đến sự “sống chết” của chị mà thôi, trong khi mọi người đều sợ “đắc tội” với “cục cưng” của trưởng lão Hòa thượng thì ngược lại “cục cưng” của Ni Sư trụ trì là tôi không sợ thì chớ ngược lại nhiều khi còn ỷ lại việc chấp tác của hai người cho mình chị nữa là khác. Đúng như Thiền sư Nhất Hạnh đã nói: có hiểu mới có thương, dĩ nhiên cái “thương” ở đây nó bao la mà cụ thể là lòng từ bi, còn cái “hiểu” tức là trí tuệ chứ không phải cái thương ích kỷ nhỏ nhen và cái hiểu tầm thường cạn cợt. Và, giọt nước mắt của chị đã làm tôi “hốt nhiên đại ngộ”, tôi cảm thấy xấu hổ trước tấm lòng cao thượng của Ôn, thì ra Ôn đã sớm “thương” và “hiểu” cuộc đời của chị, Ôn cũng đã thấy “ngọc trong đá” giờ đã đến lúc được đem ra xử dụng chứ không phải Ôn thiên vị chị đẹp, dịu dàng, con nhà giàu. Cám ơn giọt nước mắt của chị đã đánh thức trái tim tôi, nó là nhựa sống nuôi dưỡng sơ tâm xuất gia của tôi, nó thức tỉnh“tình thương” trong con người tôi-nếu con người mà thiếu “tình thương” thì làm sao tu thành Phật? Giọt nước mắt ấy cũng đã nhắc nhở tôi: giọt nước mắt là giọt ngọc, nó phải rơi đúng chỗ đúng thời chứ không tùy tiện rơi để cầu mong sự thương hại hay sự cảm thông của người khác. Giọt nước mắt nó phải là vũ khí “sắc bén” để giáo hóa chúng sanh chứ không phải là vũ khí “tầm thường” của người nữ.
Vì “mắt em là một dòng sông” nó mênh mông và trong sáng quá nên “thuyền anh bơi lội trong dòng mắt em” mà không làm cho “dòng mắt” ấy vẩn đục. Nó trong sáng quá mà suốt cuộc đời thầy giáo tôi sống êm đềm, hạnh phúc bên cạnh vợ hiền con thảo mà vẫn không quên được “dòng sông thơ mộng ” ấy. Còn cặp mắt “lạnh lùng” của chị đã đánh động trái tim tôi- tôi đã hiểu và biết thương thực sự. Cặp mắt ấy cũng đã cảm hóa được rất nhiều thành phần trong xã hội, trong đó có những tay anh chị “trời không sợ đất không sợ” mà lại sợ đôi mắt của sư phụ.
Tôi còn nhớ rất rõ, vào một buổi tinh sương thời còn “tập sự”, Đà lạt lạnh thấu xương, chúng tôi đang chuẩn bị bữa điểm tâm thì nhận được cuộc điện thoại của Hòa Thượng Trưởng ban trị sự tỉnh hội dạy lên chùa Hòa Thượng đón chị. Hòa Thượng còn dặn theo một câu “cô này sẽ là hột ngọc của Phật pháp nên tụi con phải ưu tiên cho nó, không được bắt nó chấp tác như chúng điệu khác mà cho nó làm những công việc nhẹ nhàng thôi”. Đã gọi là hành điệu mà…“phải làm công quả mới có phước chứ”, câu nói này chính Ôn hay dạy tôi mà! Vậy mà!… “thật thiên vị”. Không ngờ câu dặn dò kỹ càng của Ôn đã phản tác dụng đối với căn bệnh thâm căn cố đế của người nữ chúng tôi-ganh tỵ. Thà Ôn đừng dặn có thể chúng tôi còn thương tình “bà già ốm o, gầy mòn”, ngược lại câu dặn của Ôn đã làm tăng thêm thành kiến cho chúng tôi và đem lại cho chị biết bao buồn phiền. Chùa chúng tôi hầu hết là người Huế và Quảng Trị, đặc biệt chúng trong chùa đều xuất gia còn rất trẻ, ngoài 20 tuổi đã được kêu là “mệ trẻ”rồi, huống hồ năm đó chị đã ngoài 30. Đi tu trễ thì chớ, phải mang xe lên chùa Tăng đón về cũng tạm chấp nhận được, còn ưu tiên không hành điệu thì quả thật là lần đầu tiên trong lịch sử chùa tôi. Chị về đến chùa, cảm giác đầu tiên nhận được là mấy chục con mắt lạnh lùng, dò xét hướng về chị. Và, kế đến là những tháng ngày “ở giữa thế giới muôn người vẫn cảm thấy cô đơn” của chị. Ai cũng dè dặt khi tiếp xúc với chị vì sợ đụng vào “hột ngọc của Phật pháp”.
Vậy mà, tôi “xui xẻo” được xếp ở chung phòng với chị, lại còn bị phân công tác chung nữa mới tức chứ. Khi đó chưa hiểu chuyện còn ham chơi, cho dù đang rửa chén mà có việc riêng tôi cũng “bỏ của chạy lấy người”, công việc lở dở dành hết cho chị, tôi không hề nghĩ đến trách nhiệm của bản thân hay cảm xúc vui buồn của chị. Hơn nữa chị chẳng bao giờ trách móc tôi cũng chẳng bộc lộ giận hờn gì ai cả, chị cứ âm thầm nương chúng tu học vậy. Cho tới một buổi tối mùa đông, trời rất lạnh “mấy chú điệu còn tập sự” chúng tôi lén Ni sư mượn ti vi về xem bộ phim “Người tình của Tần Thủy Hoàng”, xem xong đã khuya tôi rón rén bước vào liêu, trong bóng tối bỗng nghe tiếng “thút thít” của chị. Bị bắt gặp tại trận đang khóc, chị cảm thấy bối rối, còn tôi thì…Người xưa nói chẳng sai tí nào, “giọt nước mắt mỹ nhân nó làm mềm lòng quân tử”, không thế mà anh hùng Từ Hải “dọc ngang nào biết trên đầu có ai” đã chết đứng giữa trời vì nước mắt của nàng Thúy Kiều, huống hồ là con tim vốn mềm như sợi bún của tôi. Vì, người cứng rắn như chị, hơn nữa cuộc sống của chị trong mắt chúng tôi vô cùng lý tưởng, xuất thân từ gia đình giàu có, có trình độ, có tài sắc, đặc biệt là được Ôn Hòa Thượng rất quan tâm vậy mà cũng có lúc phải rơi lệ sao? Sau một hồi tôi cũng biết được lý do tại sao chị rơi nước mắt.
Đối với dân Sài Gòn quanh năm đối mặt với khói xe và bụi bặm thì Đà lạt là thành phố mộng mơ và xinh đẹp còn đối với người dân đã từng trải qua mùa Noen ở Đà lạt thì… “Thành phố buồn lạnh thấy mười ông trời”. Công việc “nhẹ nhàng” của chị hàng ngày là nhặt và rửa rau , trời lạnh mà phải ngâm tay nhiều ngày trong nước buốt như đá làm chị bị cảm lạnh. Bị bệnh cũng chẳng ai hay, cũng không nhận được một lời hỏi han, còn cô huynh đệ đồng liêu là tôi thì hồn nhiên, vô tư theo cùng “chuyện tình của Tần Thủy Hoàng”. Cảm nhận được thái độ không mấy thiện cảm của mọi người dành cho mình nên bị bệnh chị đành cam chịu, tủi thân chỉ lén khóc thầm mà thôi. Từ giọt nước mắt của chị tôi mới ý thức được rằng tạo hóa sanh ra con người bằng xương bằng thịt và cho họ một quả tim cũng bằng thịt với những cảm xúc vui buồn thương giận như nhau chỉ khác là mỗi người bộc lộ cảm xúc không giống nhau mà thôi. Chị đã lớn tuổi và trải qua hai thời kỳ “nhường ngôi đổi chủ” rồi nên giọt nước mắt của chị đã âm thầm“chảy vào trong”, lâu ngày kết thành chất xúc tác điểm tô thêm cho cuộc đời muôn hình muôn vẻ của chị. Từ một cô tiểu thư đài các, đi đâu cũng có xe đưa xe đón, trong nhà cơm nước đều có người giúp việc lo, vậy mà đùng một cái cách mạng 75 đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời của chị. Thời “lá ngọc cành vàng” của nàng tiểu thư tuổi vừa tròn đôi tám đã được thay thế bằng thời “chân lấm tay bùn”của người “nông dân chính hiệu”vùng kinh tế mới. Vậy mà những đắng cay tủi nhục của “con đại tá ngụy hết thời” đã không đánh gục được ý chí kiên cường trong con người mảnh mai của chị. Có lẽ những tháng ngày cơ cực đã khiến cho cặp mắt to đẹp của chị ngày càng buồn, và những giọt nước mắt đã được chị “cất giữ kỹ càng” không dám tự tiện rơi ra bên ngoài chăng? May mà tôi đã vô tình bắt gặp giọt nước mắt hiếm hoi ấy. Cũng nhờ vậy tôi mới biết được quá khứ vàng son cũng như thời kỳ đen tối của cuộc đời chị và gia đình. Vậy mà, thân gái như cành liễu mềm mà không dễ gãy trước gió “một ngàn lẻ một phong”. Công, dung, ngôn, hạnh của chị cũng đã làm bao chàng trai trồng cây si từ đằng xa mà không dám một lần ngỏ lời, để rồi suốt cuộc đời họ tiếc nuối cũng vì đôi mắt “khó hiểu” của chị. Người ta thường nói cặp mắt đẹp dễ làm say đắm lòng người, nhưng cặp mắt của chị đẹp mà sao người ta lại sợ? Sau này tôi nghe Ôn Hòa Thượng nói, chị đã sớm có nhân duyên với nhà Phật, đúng ra 11 tuổi là đã nhập Phật môn rồi nhưng vì là chỗ dựa tinh thần của cả gia đình nên qua 30 tuổi, cha mẹ anh em trong nhà đều có cuộc sống ổn định, nợ đời của chị đã hết, duyên muộn Phật pháp mới bắt đầu đơm bông, trổ quả. Cặp mắt luôn chất chứa nỗi u hoài “con người từ đâu đến và sau khi chết sẽ đi về đâu ” nhưng chưa từng “vướng chút bụi trần” còn nguyên sơ và sâu lắng nên người ta trân quý đứng xa mà chiêm ngưỡng chứ không nỡ quấy động nó, giống như hoa sen tuy đẹp và thơm là vậy mà có ong bướm nào dám đến đậu? Thật ra, tôi nể chị chứ chưa từng sợ chị vì gặp chị lần đầu tiên tôi đã cảm giác chị “ấm áp” khác người, mà trực giác thì luôn luôn không sai. Tôi không dè dặt đối với chị mà chỉ không quan tâm đến sự “sống chết” của chị mà thôi, trong khi mọi người đều sợ “đắc tội” với “cục cưng” của trưởng lão Hòa thượng thì ngược lại “cục cưng” của Ni Sư trụ trì là tôi không sợ thì chớ ngược lại nhiều khi còn ỷ lại việc chấp tác của hai người cho mình chị nữa là khác. Đúng như Thiền sư Nhất Hạnh đã nói: có hiểu mới có thương, dĩ nhiên cái “thương” ở đây nó bao la mà cụ thể là lòng từ bi, còn cái “hiểu” tức là trí tuệ chứ không phải cái thương ích kỷ nhỏ nhen và cái hiểu tầm thường cạn cợt. Và, giọt nước mắt của chị đã làm tôi “hốt nhiên đại ngộ”, tôi cảm thấy xấu hổ trước tấm lòng cao thượng của Ôn, thì ra Ôn đã sớm “thương” và “hiểu” cuộc đời của chị, Ôn cũng đã thấy “ngọc trong đá” giờ đã đến lúc được đem ra xử dụng chứ không phải Ôn thiên vị chị đẹp, dịu dàng, con nhà giàu. Cám ơn giọt nước mắt của chị đã đánh thức trái tim tôi, nó là nhựa sống nuôi dưỡng sơ tâm xuất gia của tôi, nó thức tỉnh“tình thương” trong con người tôi-nếu con người mà thiếu “tình thương” thì làm sao tu thành Phật? Giọt nước mắt ấy cũng đã nhắc nhở tôi: giọt nước mắt là giọt ngọc, nó phải rơi đúng chỗ đúng thời chứ không tùy tiện rơi để cầu mong sự thương hại hay sự cảm thông của người khác. Giọt nước mắt nó phải là vũ khí “sắc bén” để giáo hóa chúng sanh chứ không phải là vũ khí “tầm thường” của người nữ.
Vì “mắt em là một dòng sông” nó mênh mông và trong sáng quá nên “thuyền anh bơi lội trong dòng mắt em” mà không làm cho “dòng mắt” ấy vẩn đục. Nó trong sáng quá mà suốt cuộc đời thầy giáo tôi sống êm đềm, hạnh phúc bên cạnh vợ hiền con thảo mà vẫn không quên được “dòng sông thơ mộng ” ấy. Còn cặp mắt “lạnh lùng” của chị đã đánh động trái tim tôi- tôi đã hiểu và biết thương thực sự. Cặp mắt ấy cũng đã cảm hóa được rất nhiều thành phần trong xã hội, trong đó có những tay anh chị “trời không sợ đất không sợ” mà lại sợ đôi mắt của sư phụ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét