Tiết trùng cữu - Lễ
Ông Bà ngày xưa của ta
Sau Tết Trung Thu là Tết Trùng Cữu, chữ Tết do chữ Tiết đọc trại ra mà
thành. TIẾT 節 là Thời Tiết 時節 chỉ Khí hậu có liên quan đến mùa màng.
TIẾT cũng có nghiã là ngày Lễ Tết trong năm. Một năm có mấy
cái Tết lớn. Nguyên Đán là cái Tết lớn nhất mở đầu
cho một năm nằm trong tháng Giêng, Thanh Minh là Tết nằm trong tháng 3, Đoan Ngọ
là Tết của tháng 5, Tháng 8 thì có Tết Trung Thu và Tháng 9 thì ta có Tết
Trùng Cữu.
Trùng Cữu, Trùng là Trùng lắp, là lặp lại. Cữu là số 9. Nên Trùng Cữu 重九 là 2 số 9 được lặp lại, tức là ngày
mùng 9 tháng 9 Âm lịch. Theo Kinh Dịch thì số 9 thuộc Dương, nên Trùng Cữu còn
được gọi là Trùng Dương 重陽.
Đây là cái Lễ tiết cuối cùng sau mùa thu hoạch, rồi trời sẽ trở lạnh để vào
đông cho đến Tiết Đông Chí về, sẽ lại chuẩn bị để đón mừng năm mới!
Ngoài việc được gọi là Tiết Trùng Dương 重陽節 ra,
Trùng Cữu còn được gọi là Tiết Đạp Thu 踏秋節, có
nghĩa là Đạp lên lá vàng khô của mùa Thu, tức là Đi dạo chơi trong mùa Thu
trước khi trời trở lạnh. Trong dân gian xưa còn gọi ngày này là Ngày Của Người
Già : LÃO NHÂN TIẾT 老人節 hoặc
KÍNH LÃO TIẾT 敬老節. Có thể là do sau khi mùa
màng được thu hoạch vào mùa Thu, con cháu có nhiều món ngon vật quý để dâng hiến
cho Ông Bà, hoặc đã có tiền để chăm lo săn sóc đến đời sống của Ông Bà hơn. Khi
ông bà cha mẹ già đã quá cố, thì con cháu cũng nhân dịp Đạp Thu mà kéo nhau lên
núi để Tảo Mộ (Ở những nơi có đồi núi thì người chết được chôn cất ở
trên cao, vùng đồng bằng để trồng trọt canh tác. Cho nên ta thấy Cụ Nguyễn Du tả
cảnh Tảo mộ của Tiết Thanh Minh là: "Ngổn ngang gò đống kéo lên, Thoi
vàng hồ rắc tro tiền giấy bay, là thế!). Vì vậy, mà Tiết Trùng Cữu còn được gọi
là Tiết ĐĂNG CAO 登高節.
Ngoài ra, Tiết Trùng Cữu cón được gọi là Tiết THÙ DU 茱萸節, Tiết CÚC HOA 菊花節....
Cây lá và
trái Thù Du (trái cherry)
THÙ DU là loại cây ăn trái được thu hoạch vào khoảng cuối tháng
6. Cây lá có tính sát trùng tiêu độc, ngừa phong đón gió, nên
trong ngày Lễ Trùng Cữu dân gian hay bẻ một nhánh lá nhỏ giắt bên mình để
"trừ tà", để được bình an khoẻ mạnh nên ngày lễ nầy
còn được gọi là Tiết Thù Du là vì thế.
Hoa
Cúc và tục lệ uống rượu Cúc trong ngày Trùng Cữu
Trong bài thơ " Bốn mùa ăn chơi " của người xưa thì câu thứ 3 là
" Thu ẩm Hoàng Hoa tữu ". Hoàng Hoa tức là Hoa Cúc đó, loại hoa có
màu vàng và nở vào mùa thu, nên được dùng để ủ rượu uống cho ấm vào những ngày
cuối thu lạnh lẽo nầy, để ngừa cảm cúm, như ta chích " flu shot " vào
mùa nầy! Nên Tiết Trùng Cữu còn được gọi là Tiết Cúc Hoa là vì
thế!
Theo truyền thuyết thì ...
Vào
thời Nam Bắc Triều, người của Nam Triều là Ngô Quân Chi thuộc nước Lương,
ghi trong "Tục Tề Hài Ký" rằng:
Đời Đông
Hán, ở huyện Nhữ Nam có một người tên là Hoàn Cảnh, cha mẹ đều chết
vì bệnh ôn dịch ở cuối thu, nên anh ta quyết định lên núi tầm sư
học đạo để trừ ôn dịch ôn thần. Đạo nhân Phí Trường
Phòng dạy cho phép tiên dưỡng sinh và y học. Một năm, sau Trung Thu, đạo nhân gọi
Hoàn Cảnh đến mà bảo rằng : mùng 9 tháng 9 năm nay, ôn thần lại đến gieo rắc
bệnh dịch, con hãy về quê mà cứu nhân độ thế. Nói đoạn bèn trao cho
anh ta một cây Thanh Long Kiếm, một bao lá Thù Du và một bình Rượu Cúc, căn dặn
mọi người phải lên cao mà tránh nạn.
Đến
hôm mùng 9 tháng 9, Hoàn Cảnh gọi hết bà con lối xóm cùng đăng cao lên
núi, giắt cho mỗi người một lá Thù Du và uống một ly rượu Cúc, rồi đơn
thân độc mã đứng chặn ở sườn núi, chiến đấu và tiêu diệt ôn
thần. Từ đó về sau không ai còn bị chết về bịnh dịch nữa, và cũng từ đó
về sau mới có tục Đăng Cao, cài lá Thù Du lên áo và uống rượu Cúc
trong ngày Tiết Trùng Cữu cho đến hiện nay.
Trùng Cữu
xưa Trùng Cữu nay
Trong
văn học, nhất là trong Đường Thi, ngày Trùng Cữu luôn luôn được nhắc đến
một cách thân thiết gần gũi qua các thi nhân nổi tiếng như Lưu Trường Khanh với
...
九日登李明府北樓 CỮU NHẬT ĐĂNG LÝ MINH
PHỦ BẮC LÂU
九月登高望,
Cữu nguyệt đăng cao vọng,
蒼蒼遠樹低。
Thương thương viễn thọ đê.
人煙湖草裡,
Nhân yên hồ thảo lý,
山翠現樓西。
Sơn thuý hiện lầu tê. ( tây )
劉長卿 Lưu
Trường Khanh
Diễn nôm:
NGÀY
CHÍN LÊN BẮC LÂU CỦA LÝ MINH PHỦ
Tháng
chín lên cao ngắm,
Xanh
xanh cây cỏ xa.
Hồ
mờ sương người vắng,
Lầu tây núi biếc nhòa !
Đỗ
Chiêu Đức diễn nôm
Còn Thi tiên Lý Bạch với ...
九月十日即事
CỮU NGUYỆT THẬP NHẬT TỨC SỰ
昨日登高罷,
Tạc nhật đăng cao bãi
今朝再舉觴。
Kim triêu tái cử trường.
菊花何太苦,
Cúc hoa hà thái khổ,
Chú Thích:
Mùng 9 tháng 9 gọi là Tiết Trùng Dương, hái hoa cúc, uống rượu cúc, nhưng...
Mùng 10 tháng 9 gọi là Tiểu Trùng Dương, lại hái hoa cúc, lại uống rượu cúc.
Chỉ trong hai ngày, hoa cúc BỊ HÁI, BỊ VÙI DẬP đến 2 lần. Lý Bạch ví thân phận
đi đày của mình giống như là hoa cúc liên tiếp bị vùi dập vậy, nên mới hạ 2 câu
cuối là: "Cúc hoa hà thái khổ, Tao thử lưỡng Trùng Dương". Có
nghĩa: Hoa Cúc sao mà lại khổ thế, phải gặp cái nạn của 2 lễ Trùng Dương nầy!
KHỔ 苦 là Khổ sở, Cực khổ. KHỔ
cũng có nghĩa là ĐẮNG nữa! Tân là Cay, nên Tân Khổ là Cay Đắng, Đắng Cay!
Diễn nôm:
Chuyện
của ngày mười tháng chín
Hôm qua sau leo núi,
Sáng nay lại nâng ly.
Hoa
Cúc sao mà khổ,
Trùng Dương đến nhị kỳ!
Đỗ Chiêu Đức diễn nôm
Nhưng nổi tiếng và tiêu biểu nhất cho lễ Trùng Cữu là bài thơ của Thi Phật
Vương Duy....
CỮU
NGUYỆT CỮU NHẬT ỨC SƠN ĐÔNG HUYNH ĐỆ
Mỗi
phùng giai tiết bội tư thân.
Diêu tri Huynh đệ đăng cao xứ,
Thiên
tháp thù du thiểu nhất nhân!
Vương Duy
Chú Thích:
Khi làm bài thơ nầy Vương Duy chỉ mới 17 tuổi, đang xa nhà đến Trường An để mưu
cầu công danh. Nhà ông ở Bồ Châu, phía đông của núi Hoa Sơn, nên mới đề tựa là
"Ức Sơn Đông Huynh Đệ". Bài thơ nổi tiếng với 2 câu đầu mà không có
người du tử nào không trầm trồ với 2 từ "dị hương, dị khách".
Nghĩa bài thơ:
Mùng chín tháng chín nhớ anh em ở phía đông núi.
Ta một mình ở nơi đất lạ làm người khách lạ, nên mỗĩ lần gặp Lễ Tết là lại nhớ
người thân thêm bội phần. Ta biết rằng ở nơi xa xôi kia, anh em ta đang đăng
cao trong ngày lễ nầy, và mỗi người đều có giắt một lá Thù Du lên áo, chỉ thiếu
có một người không được giắt là ta mà thôi!
Diễn nôm:
Xứ lạ quê người làm khách lạ,
Mỗi
lần lễ tết nhớ khôn nguôi.
Anh
em mùng chín đăng cao đó,
Đều
giắt thù du thiếu một người!
Lục bát:
Đơn
thân xứ lạ quê người,
Mỗi khi lễ tiết ngậm ngùi nhớ nhau.
Quê
xa huynh đệ đăng cao,
Đỗ Chiêu Đức biên khảo
KHÁCH TRUNG HÀNH
Mùi rượu Đinh Lăng của bạn Huỳnh Hữu Đức đã nồng
nặc khắp các website, khi về đến VN rồi và khi đặt chân đến Vĩnh Long trong
ngày họp mặt cuả Vườn Thơ Thẩn thì mùi rượu Đinh Lăng càng ngạt ngào đậm đà
hơn, thêm vào đó lại có mùi rượu mít của Cao Linh Tử bay thơm như ... múi mít!
Cảm vì mùi rượu mít và nồng nặc vì mùi rượu Đinh Lăng làm cho Đỗ Chiêu Đức tôi
chợt nhớ tới Lệnh Hồ Xung trong Tiếu Ngạo Giang Hồ khi gặp Tổ Thiên Thu bàn về
phép uống rượu sao cho sành điệu. Tổ Thiên Thu đã thao thao bất tuyệt nào là rượu
Bồ Đào thì phải uống bằng chén Dạ Quang như câu thơ cuả Vương Hàn là: "Bồ
Đào mỹ tửu Dạ Quang bôi", và rượu Lan Lăng thì phải uống bằng chén Ngọc
như câu thơ của Lý Bạch: "Lan Lăng mỹ tửu uất kim hương, Ngọc uyển thịnh
lai hổ phách quang" ....
Bây giờ ngồi đây, bỗng chợt thấy lòng bồi hồi xao xuyến nhớ lại buổi hội ngộ
hãn hữu ngẫu nhiên của tháng qua với những người ... rất thân, nhưng ... chưa từng
quen biết ! Cám ơn "Chủ Nhân" Huỳnh Hữu Đức đã rất biết ...
"Năng túy khách" như bài thơ KHÁCH TRUNG HÀNH cuả Lý Bạch dưới
đây:
李白《客中行》Lý Bạch "Khách Trung Hành"
|
蘭陵美酒鬱金香,Lan lăng mỹ tửu uất kim hương,
玉碗盛來琥珀光。Ngọc
uyển thịnh lai hổ phách quang
但使主人能醉客,Đản sử
chủ nhân năng tuý khách,
不知何處是他鄉。Bất
tri hà xứ thị tha hương !
|
Bài thơ nầy còn có tựa là KHÁCH TRUNG TÁC 客中作. KHÁCH TRUNG là chỉ thân ở nơi đất
khách. Bài thơ được làm ra khi đang ở nơi đất khách. HÀNH 行 là
một thể loại thi ca có thể phổ nhạc để hát được.
Bài
thơ nầy được Lý Bạch làm ra khoảng giữa năm Thiên Bảo đời Đường Huyền Tông (742-756), khi ông di cư sang ở đất Lan Lăng cuả xứ Đông Lỗ (Tỉnh Sơn
Đông hiện nay). Khi ấy xã hội rất phồn vinh thịnh vượng, dân cư an hưởng thái
bình. Lý lại là người thích giao du rộng rãi, thích rượu, thích giang hồ lang
bạc, nên cảnh trí núi sông gấm vóc cuả quê hương ở trong lòng ông nơi nào cũng
đẹp đẽ cả!
CHÚ THÍCH:
LAN LĂNG: là Trấn Lan Lăng, huyện Thương Sơn, Thành phố Lâm Kỳ thuộc tỉnh
Sơn Đông hiện nay.
UẤT KIM HƯƠNG: Tên của một loại cỏ thơm dùng để ngâm rượu cho thơm mà lại cho
rượu có màu vàng lóng lánh.
NGỌC
UYỂN: là Chén làm bằng ngọc, ý chỉ chén quý.
HỔ
PHÁCH: Một loại nhựa cây hóa đá, có màu vàng hoặc màu nâu óng ánh với những
vân vằn vịt rất đẹp.
ĐẢN SỬ: là Chỉ cần .
DỊCH NGHĨA:
Rượu ngon của xứ Lan Lăng mang màu vàng
và mùi thơm của Uất Kim
Hương, được rót vào chén làm bằng ngọc ửng màu hổ phách
lóng lánh (Rượu ngon tuyệt, mùi thơm tuyệt, chén đựng đẹp tuyệt,
màu sắc cũng đẹp tuyệt!). Nên ... Chỉ cần chủ nhân nhiệt tình biết làm
say lòng khách nữa, thì khách sẽ không còn cảm thấy nơi nào là tha
hương nữa cả! (sẽ thân thiết như là đang ở nơi quê hương
của mình vậy! ).
DIỄN NÔM:
KHÁCH
TRUNG HÀNH
Lan
Lăng hổ phách uất kim hương,
Chén ngọc rót đầy lóng lánh gương.
Chủ nhân nếu biết say lòng khách,
Non
nước đâu mà chẳng cố hương!
Lục bát:
Lan
lăng ủ uất kim hương,
Ly
màu hổ phách như gương sáng ngời.
Chủ nhân ví biết rót mời,
Khách
xa quên mất là người tha hương!
Kinh thành hết lạnh, sợ canh thâu
Khéo xui lấy được ngài quan lớn
Phụ bạc gối chăn, sớm phải chầu!
Một năm có 4 mùa, mỗi
tháng có 2 tiết, Thanh Minh 清明 là tiết đầu của tháng 3, thường nằm
ở cuối tháng 2 và giữa tháng 3 trở lại. Tiết Thanh Minh năm nay nhằm vào
ngày 17 tháng 2 (Chúa Nhật, 5 tháng Tư dương lịch
2015). như ta đã biết qua Truyện Kiều:
Thanh Minh trong tiết tháng ba,
Lễ là Tảo Mộ, hội là Đạp Thanh.
Thanh 清 là trong, Minh 明 là sáng. Tiết Thanh Minh 清明節 là ngày tiết trời trong sáng của cuối xuân sau những ngày mưa xuân phơi phới làm lạnh lẽo lòng người!. Sau những ngày rét mướt của mùa đông, thì đây là dịp để ra thăm lại mồ mả ông bà, nên mới có lễ Tảo Mộ, Tảo 掃 là quét dọn, Mộ 墓 là mồ mả. Tảo Mộ 掃墓 là quét dọn lại mồ mả ông bà cho sạch sẽ khang trang, đồng thời cũng làm Lễ cúng bái như trình cho ông bà Tổ Tiên biết để cùng bắt tay vào vụ mùa sắp đến. Sẵn dịp trời quang mây tạnh, sau những ngày mưa phùn rét mướt, giờ đây thì :
Cỏ non xanh rợn chân trời,
Thanh Minh trong tiết tháng ba,
Lễ là Tảo Mộ, hội là Đạp Thanh.
Thanh 清 là trong, Minh 明 là sáng. Tiết Thanh Minh 清明節 là ngày tiết trời trong sáng của cuối xuân sau những ngày mưa xuân phơi phới làm lạnh lẽo lòng người!. Sau những ngày rét mướt của mùa đông, thì đây là dịp để ra thăm lại mồ mả ông bà, nên mới có lễ Tảo Mộ, Tảo 掃 là quét dọn, Mộ 墓 là mồ mả. Tảo Mộ 掃墓 là quét dọn lại mồ mả ông bà cho sạch sẽ khang trang, đồng thời cũng làm Lễ cúng bái như trình cho ông bà Tổ Tiên biết để cùng bắt tay vào vụ mùa sắp đến. Sẵn dịp trời quang mây tạnh, sau những ngày mưa phùn rét mướt, giờ đây thì :
Cỏ non xanh rợn chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
nên .... nam thanh nữ tú lại có dịp du xuân, đạp lên cỏ non mà
dạo khắp núi đồi gò đống. Đạp Thanh 踏青 là đạp lên trên những cỏ non xanh
biếc, "Xuân du phương thảo địa" mà...
Nói thì nói
thế, chứ thời tiết cũng còn lạnh lắm, không phải cái lạnh hiu hắt của gió thu,
cũng không phải cái lạnh buốt da của mùa đông, mà là cái lạnh dễ chịu của mưa
xuân phơi phới, ta hãy nghe nhà thơ ĐỖ MỤC tả cảnh Thanh Minh như sau :
清 明 唐 · 杜 牧
清明時節雨紛紛,路上行人欲斷魂。
借問酒家何處有?牧童遙指杏花村。
借問酒家何處有?牧童遙指杏花村。
THANH
MINH
ĐƯỜNG. Đỗ Mục
Thanh minh thời tiết vũ phân
phân 清明時節雨纷纷
Lộ thượng hành nhân dục đoạn hồn 路上行人欲断魂
Tá vấn tửu gia hà xứ hữu? 借問酒家何處有?
Mục đồng dao chỉ Hạnh Hoa Thôn! 牧童遥指杏花村!
Lộ thượng hành nhân dục đoạn hồn 路上行人欲断魂
Tá vấn tửu gia hà xứ hữu? 借問酒家何處有?
Mục đồng dao chỉ Hạnh Hoa Thôn! 牧童遥指杏花村!
Ghi Chú:
1. Phân Phân: Là Liên tục không dứt, là Phơi Phới, là Phơn phớt.
2. Dục Đoạn Hồn: là Muốn đứt cái hồn ra, là buồn thúi ruột.
3. Tá Vấn: là Ướm hỏi, là Hỏi thăm (việc gì hoặc cái gì đó...).
4. Mục Đồng: là những đứa bé chăn dê, chăn cừu hoặc chăn trâu....
5. Hạnh Hoa Thôn: Có 2 nghĩa:
* Là cái Thôn tên là Hạnh Hoa, Xóm Hạnh Hoa.
* Là Cái xóm ở phía sau rừng hoa Hạnh.
1. Phân Phân: Là Liên tục không dứt, là Phơi Phới, là Phơn phớt.
2. Dục Đoạn Hồn: là Muốn đứt cái hồn ra, là buồn thúi ruột.
3. Tá Vấn: là Ướm hỏi, là Hỏi thăm (việc gì hoặc cái gì đó...).
4. Mục Đồng: là những đứa bé chăn dê, chăn cừu hoặc chăn trâu....
5. Hạnh Hoa Thôn: Có 2 nghĩa:
* Là cái Thôn tên là Hạnh Hoa, Xóm Hạnh Hoa.
* Là Cái xóm ở phía sau rừng hoa Hạnh.
Như trên đã nói, Thanh Minh là dịp để
quét tước lại mồ mả ông bà, là hội Đạp Thanh để nam thanh nữ tú du
xuân... Nhưng, Đỗ Mục lại bảo là "dục đoạn hồn". À , thì ra , tác
giả đang xa nhà, ta hãy đọc lại cả câu xem sao...
Lộ thượng hành nhân dục đoạn hồn...
Người lữ khách xa nhà đi trên đường
một thân một bóng, thay vì cùng người nhà đi tảo mộ hoặc đạp thanh, nên càng cảm
thấy thấm thía hơn với nỗi buồn xa xứ trong cảnh mưa phùng lất phất....Cho nên
mới muốn tìm ly rượu để sưởi ấm cỏi lòng tha hương chiếc bóng.....
Diễn nôm:
THANH
MINH
Thời tiết Thanh minh lất phất mưa
Trên đường lữ khách muốn say sưa
Rượu ngon ướm hỏi nơi đâu bán ?
Xóm Hạnh, Mục đồng chỉ trỏ thưa!
Thời tiết Thanh minh lất phất mưa
Trên đường lữ khách muốn say sưa
Rượu ngon ướm hỏi nơi đâu bán ?
Xóm Hạnh, Mục đồng chỉ trỏ thưa!
Theo Giai Thoại Văn Chương VN của Thái Bạch thì: Các cụ ta ngày xưa muốn tỏ rỏ
cái tinh thần độc lập, cái đầu óc cầu tiến, không quá lệ thuộc vào cổ nhân,
nên đã "chê" bài thơ Thất ngôn Tứ tuyệt nầy của Đỗ Mục là: Mỗi câu
dư 2 chữ. Các Cụ lý luận như thế nầy: "Thời tiết vũ phân phân" thì
biết là thời tiết của Thanh Minh rồi, nên không cần phãi có 2 chữ Thanh Minh nữa.
"Hành nhân dục đoạn hồn" là đủ nghĩa rồi, không cần phải có 2 chữ Lộ
Thượng, đi trên đường chớ không lẽ đi "dưới nước" ?!. "Tửu
gia hà xứ hữu?" đã là câu hỏi rồi, cần chi phãi có từ "Tá Vấ "?. "Dao chỉ Hạnh Hoa Thôn" đủ nghĩa rồi, ai chỉ mà chả được,
cần gì phải "Mục đồng" chỉ mới được! Nên bài thơ Thất Ngôn trên
nên viết lại thành Ngũ Ngôn cho nó gọn, như sau
Thời tiết vũ phân phân
Hành nhân dục đoạn hồn
Tửu gia hà xứ hữu?
Dao chỉ Hạnh Hoa thôn!
Hành nhân dục đoạn hồn
Tửu gia hà xứ hữu?
Dao chỉ Hạnh Hoa thôn!
Nói thì nói thế, chứ thơ Ngũ ngôn và Thất ngôn âm điệu và tiết tấu vẫn khác
nhau xa, nhưng đây cũng là một gợi mở của Cha Ông để cho con cháu đừng quá bị lệ
thuộc vào cổ nhân mà thôi! Âu cũng là một sáng kiến hay đó!....
Học theo gương của người xưa, nhớ hồi còn trẻ (khoảng 15- 16 tuổi gì đó), khi
vừa đọc được bài viết trên của Thái Bạch, cũng vừa là lúc thầy đang cho đọc bài
"Phùng Nhập Kinh Sứ" của Sầm Tham như sau:
逢入京使
PHÙNG NHẬP KINH SỨ
故園東望路漫漫,
Cố viên đông vọng lộ man man,
雙袖龍鐘淚不幹。 Song tụ long chung lệ bất can.
馬上相逢無紙筆, Mã thượng tương phùng vô chỉ bút,
憑君傳語報平安. Bằng quân truyền ngữ báo bình an!
岑参 Sầm Tham.
雙袖龍鐘淚不幹。 Song tụ long chung lệ bất can.
馬上相逢無紙筆, Mã thượng tương phùng vô chỉ bút,
憑君傳語報平安. Bằng quân truyền ngữ báo bình an!
岑参 Sầm Tham.
Tranh Minh họa cho bài thơ
trên.
NGHĨA BÀI THƠ:
GẶP NGƯỜI SỨ GIẢ ĐI VỀ KINH THÀNH
Cố viên là cố hương, là quê nhà ở mãi tận phương trời đông với đường xá xa xôi diệu dợi (lộ man man!). Hai tay áo già nua lụm cụm (Song tụ long chung) không lau sạch hết dòng lệ nhớ quê hương không lúc nào khô cạn (lệ bất can). Gặp nhau giữa đường trên ngựa đây, lại không có bút mực giấy viết gì cả!. Chỉ nhờ anh nhắn miệng lại dùm là: Tôi rất khỏe mạnh bình an mà thôi!
Cố viên là cố hương, là quê nhà ở mãi tận phương trời đông với đường xá xa xôi diệu dợi (lộ man man!). Hai tay áo già nua lụm cụm (Song tụ long chung) không lau sạch hết dòng lệ nhớ quê hương không lúc nào khô cạn (lệ bất can). Gặp nhau giữa đường trên ngựa đây, lại không có bút mực giấy viết gì cả!. Chỉ nhờ anh nhắn miệng lại dùm là: Tôi rất khỏe mạnh bình an mà thôi!
DIỄN NÔM:
GẶP SỨ LAI KINH
Vườn xưa diệu dợi mõi mòn trông,
Lụm cụm khôn ngăn lệ nhỏ ròng.
Trên ngựa gặp nhau không giấy viết,
"Bình an" nhờ báo kẽo nhà mong!
Vườn xưa diệu dợi mõi mòn trông,
Lụm cụm khôn ngăn lệ nhỏ ròng.
Trên ngựa gặp nhau không giấy viết,
"Bình an" nhờ báo kẽo nhà mong!
Bắt chước tiền nhân, lúc đó tôi cũng lí luận với thầy rằng: Trông ngóng
về hướng đông, vì quê nhà ở nơi đó, cho nên chỉ nói: "Đông vọng lộ man
ma" là đủ rồi, đâu cần phải có từ "Cố Viên"?!. Già nua lụm cụm
nên lau không khô dòng lệ nhớ quê hương, lau bằng gì mà chả được, đâu cần phải
lau bằng 2 tay áo, nên câu 2 cũng không cần phải có từ "Song Tụ", chỉ "Long chung lệ bất can" là đủ. Tương tự câu 3 cũng vậy,
gặp nhau ở đâu cũng được, không nhất thiết là gặp nhau trên ngựa mới không có
giấy bút, nên chỉ "Tương phùng vô chỉ bút" là đủ rồi ! Câu chót thì
lại lịch sự đến khách sáo, gặp anh, không nhờ anh thì nhờ ai đây?, nên đơn giản
là "Truyền ngữ báo bình an" cũng gọn gàng và lịch sự lắm rồi!.
Nên, bài thơ Thất ngôn trên sẽ trở thành bài thơ Ngũ ngôn như sau:
Đông vọng lộ man man,
Long chung lệ bất can.
Tương phùng vô chỉ bút,
Bằng ngữ báo bình an!
Long chung lệ bất can.
Tương phùng vô chỉ bút,
Bằng ngữ báo bình an!
Thầy giáo lúc bấy giờ khen lấy khen
để, cho là học sinh có Ý kiến và suy nghĩ hay ho, không đọc thơ một cách cứng
ngắt bài bản.... Thầy đâu có biết rằng, cái thằng học trò ranh mảnh nầy chỉ bắt
chước và làm theo "Giai Thoại Văn Chương Việt Nam" của Thái Bạch mà
thôi, chớ cũng chẳng hay ho gì hơn ai hết!
Chuyện qua đã hơn 50 năm, bây giờ nhắc lại, lại cảm thấy bồi hồi xúc động, thời gian không chờ đợi ai cả, thoáng cái mà tuổi đã gần 70 rồi! Muốn nói cho Thầy biết là mình chỉ nhại lại cái việc làm của người đi trước mà thôi, thì Thầy đã không còn nữa!... Thầy ơi!...
Chuyện qua đã hơn 50 năm, bây giờ nhắc lại, lại cảm thấy bồi hồi xúc động, thời gian không chờ đợi ai cả, thoáng cái mà tuổi đã gần 70 rồi! Muốn nói cho Thầy biết là mình chỉ nhại lại cái việc làm của người đi trước mà thôi, thì Thầy đã không còn nữa!... Thầy ơi!...
*THẦY:
Ở đây là Bác Sáu 六伯 Lặc-Bệ, theo âm Phúc Kiến), có bằng Cao Đẳng
Tiểu Học thời Pháp Thuộc, nên đứng tên làm Hiệu Trưởng về Mặt Hành Chánh cho
trường Tiểu học TÂN TRIỀU Cái Răng, trước nhiệm kì của cô NGUYỄN KIM QUANG. Ông
là anh ruột của bà Hiệu Trưởng họ THI 施 (Bà Sứ) sau này. Ông không có trực
tiếp đứng lớp, chạy loạn từ Trung Hoa đại lục sang, nhưng nói tiếng Việt rất sỏi
như người bản xứ, giỏi Văn Chương Văn Học Hán Việt. Ông ở trọ hẵn trong trường
học, rất thân thiện và hòa đồng với học sinh, chúng tôi thường đến phòng ông
chơi, học thơ Đường, Tản văn, làm câu đối.... và thường gọi ông là Bác Sáu (Lặc
Bệ) cho thân mật, chớ không có gọi bằng Thầy, hoặc Hiệu Trưởng gì cả!.
1. VỊ
HỮU của Lý Thương Ẩn
Có một bạn gởi lời yêu cầu: "Tết đừng chọn thơ nhớ quê nữa, buồn
quá! Chọn thơ nào vui vui, nổi tiếng mà ít người biết á!". Cái nầy là
làm khó ông Đồ rồi đây, chọn thơ vui vui thì dễ rồi, còn thơ nổi
tiếng mà ít người biết là làm khó nhau rồi. Đã nói là nổi tiếng thì phải
nhiều người biết, chớ làm sao ít người biết được!?. Nhưng thôi, Đồ
tui cũng rán đây, và xin nói trước là sẽ chọn một bài thơ HAY (nổi tiếng
không thì chưa biết ) mà ít người biết nhé!
Xin mời cùng
đọc bài "VỊ HỮU" 爲有 của Lý Thương Ẩn 李商隱 đời
Đường sau đây:
VỊ HỮU 爲 有
Vị hữu vân bình vô hạn kiều, 爲有雲屏無限嬌,
Phụng thành hàn tận phạ xuân tiêu . 鳳城寒盡怕春宵.
Vô đoan giá đắc kim qui tế, 無端嫁得金亀婿,
Cô phụ hương khâm sự tảo triều. 辜負香衾事早朝 .
Phụng thành hàn tận phạ xuân tiêu . 鳳城寒盡怕春宵.
Vô đoan giá đắc kim qui tế, 無端嫁得金亀婿,
Cô phụ hương khâm sự tảo triều. 辜負香衾事早朝 .
DỊCH NGHĨA:
Vì Có ...
Vì có bức bình phong vẽ mây ngũ sắc đẹp vô vàn, nên ở đất Kinh thành nầy lúc cuối đông hết lạnh, lại thấy lo sợ cho những đêm xuân, vì khi khổng khi không lại lấy phải ông chồng làm quan lớn thế nầy, nên chi sáng xuân (là thời khắc mặn nồng của đôi lứa ) ông ta lại phụ rãi bỏ mặc nệm ấm chăn êm thơm phức để đi chầu Vua mỗi buổi sáng sớm!.
Vì Có ...
Vì có bức bình phong vẽ mây ngũ sắc đẹp vô vàn, nên ở đất Kinh thành nầy lúc cuối đông hết lạnh, lại thấy lo sợ cho những đêm xuân, vì khi khổng khi không lại lấy phải ông chồng làm quan lớn thế nầy, nên chi sáng xuân (là thời khắc mặn nồng của đôi lứa ) ông ta lại phụ rãi bỏ mặc nệm ấm chăn êm thơm phức để đi chầu Vua mỗi buổi sáng sớm!.
CHÚ THÍCH:
* Lý Thương Ẩn, tự là Nghĩa Sơn, hợp cùng Đỗ Mục, thành một cặp Lý Đỗ ở buổi Tàn Đường. Tài hoa và tiếng tăm cũng không thua gì cặp Lý Đỗ già, là Lý Bạch và Đỗ Phủ của buổi Sơ Đường.....
* Lý Thương Ẩn, tự là Nghĩa Sơn, hợp cùng Đỗ Mục, thành một cặp Lý Đỗ ở buổi Tàn Đường. Tài hoa và tiếng tăm cũng không thua gì cặp Lý Đỗ già, là Lý Bạch và Đỗ Phủ của buổi Sơ Đường.....
* chữ VỊ:
Có 3 hình thức viết như sau: Giản thể: 为
Phồn thể: 為 và 爲.
Có 2 âm đọc như sau: VI (không có dấu nặng) là Làm, Ví dụ: Vi nhân nan; Làm người khó. "Ấu bất học, lão hà VI": Nhỏ mà không học, lớn làm "Đại Úy" (Hà vi là làm gì, ý nói là làm được gì! "Thanh tịnh vô VI" là chữ VI nầy đây.
Đọc là VỊ (có dấu nặng): Có 2 nghĩa, khi là Giới từ (preposition) thì có nghĩa là Vì, như tựa của bài thơ trên: Vị Hữu là Vì Có.
Khi là Nghi vấn tự thì có nghĩa Vì sao?. Ví dụ: Vi hà 爲何? là Tại làm sao, là Vì lẽ gì?
* Phụng thành: là một tên khác để gọi Kinh thành, nơi nhà Vua đóng đô.
* Xuân tiêu: là đêm xuân, trời chỉ se se lạnh, là thời khắc tuyệt vời nhất cho đôi lứa yêu nhau, nhất là những cặp vợ chồng son, nên chi người xưa cũng đã nói: Xuân tiêu nhất khắc trị thiên kim (đêm xuân một khắc giá đáng ngàn vàng!).
* Vô đoan: là khi khổng khi không, là những khiến xui không có tính toán trước, là tự dưng đưa đẩy. Ở đây là lời nói nũng nịu của nàng mệnh phụ...
* Kim Quy Tế: Kim quy là rùa vàng. Tế là chàng rể, là chồng, xưa gọi chồng là Phu Tế. Đời Đường, hễ làm quan mà có phẩm trật, thì mặc áo có thêu hình con rùa viền chỉ vàng, con rùa càng vàng thì quan càng cao, lâu dần thành Thành ngữ, bây giờ người Hoa vẫn còn sử dụng từ KIM QUY TẾ để chỉ những chàng rể giàu sang quyền quý. Các cô gái người Hoa kén chồng giàu, gọi là đang Điếu Kim Quy, nghĩa là đang Câu Rùa Vàng.
* Hương khâm: hương là thơm, khâm là cái mền, cái chăn. Hương khâm là gối chăn thơm phức.
* Sự: là phụng sự là thờ phượng nhà Vua.
* Tảo Triều: Buổi chầu sớm, thường thì vào khoảng canh năm, cho nên canh tư phải thức dậy rồi, giờ đó mà phải rời bỏ gối chăn thơm phức thì oan uổng thiệt!....
Có 3 hình thức viết như sau: Giản thể: 为
Phồn thể: 為 và 爲.
Có 2 âm đọc như sau: VI (không có dấu nặng) là Làm, Ví dụ: Vi nhân nan; Làm người khó. "Ấu bất học, lão hà VI": Nhỏ mà không học, lớn làm "Đại Úy" (Hà vi là làm gì, ý nói là làm được gì! "Thanh tịnh vô VI" là chữ VI nầy đây.
Đọc là VỊ (có dấu nặng): Có 2 nghĩa, khi là Giới từ (preposition) thì có nghĩa là Vì, như tựa của bài thơ trên: Vị Hữu là Vì Có.
Khi là Nghi vấn tự thì có nghĩa Vì sao?. Ví dụ: Vi hà 爲何? là Tại làm sao, là Vì lẽ gì?
* Phụng thành: là một tên khác để gọi Kinh thành, nơi nhà Vua đóng đô.
* Xuân tiêu: là đêm xuân, trời chỉ se se lạnh, là thời khắc tuyệt vời nhất cho đôi lứa yêu nhau, nhất là những cặp vợ chồng son, nên chi người xưa cũng đã nói: Xuân tiêu nhất khắc trị thiên kim (đêm xuân một khắc giá đáng ngàn vàng!).
* Vô đoan: là khi khổng khi không, là những khiến xui không có tính toán trước, là tự dưng đưa đẩy. Ở đây là lời nói nũng nịu của nàng mệnh phụ...
* Kim Quy Tế: Kim quy là rùa vàng. Tế là chàng rể, là chồng, xưa gọi chồng là Phu Tế. Đời Đường, hễ làm quan mà có phẩm trật, thì mặc áo có thêu hình con rùa viền chỉ vàng, con rùa càng vàng thì quan càng cao, lâu dần thành Thành ngữ, bây giờ người Hoa vẫn còn sử dụng từ KIM QUY TẾ để chỉ những chàng rể giàu sang quyền quý. Các cô gái người Hoa kén chồng giàu, gọi là đang Điếu Kim Quy, nghĩa là đang Câu Rùa Vàng.
* Hương khâm: hương là thơm, khâm là cái mền, cái chăn. Hương khâm là gối chăn thơm phức.
* Sự: là phụng sự là thờ phượng nhà Vua.
* Tảo Triều: Buổi chầu sớm, thường thì vào khoảng canh năm, cho nên canh tư phải thức dậy rồi, giờ đó mà phải rời bỏ gối chăn thơm phức thì oan uổng thiệt!....
VÌ CÓ ...
Vì có bình phong đẹp lắm mầuKinh thành hết lạnh, sợ canh thâu
Khéo xui lấy được ngài quan lớn
Phụ bạc gối chăn, sớm phải chầu!
Lục Bát
Bình phong đẹp đẽ yêu kiều
Phụng thành đông hết, xuân tiêu đêm dài
Vô duyên lấy phải quan ngài
Gối chăn bỏ hết mặc ai,... đi chầu!
Bình phong đẹp đẽ yêu kiều
Phụng thành đông hết, xuân tiêu đêm dài
Vô duyên lấy phải quan ngài
Gối chăn bỏ hết mặc ai,... đi chầu!
Quý vị thấy thế
nào?. Theo Đồ tui, thì đây là một bài thơ HAY mà ít người biết, xin giới thiệu
để quý vị đọc cho vui, và.....
...
Quý vị có nhớ gì không? Bài thơ nầy làm ta nhớ lại tâm lý của người
thiếu phụ luôn luôn bị chồng lỗi hẹn vì mắc chạy theo lợi nhuận trong bài GIANG
NAM KHÚC của LÝ ÍCH dưới đây:
2.GIANG NAM
KHÚC của LÝ ÍCH
.. Tôi xin nhắc lại
bài thơ "Giang Nam Khúc" 江南曲 của Lý Ích 李益 .
嫁得瞿塘賈,Giá đắc Cù Đường cổ
朝朝誤妾期。Triêu triêu ngộ thiếp kỳ
早知潮有信,Tảo tri triều hữu tín
嫁與弄潮兒。Giá dữ lộng triều nhi!
早知潮有信,Tảo tri triều hữu tín
嫁與弄潮兒。Giá dữ lộng triều nhi!
DỊCH NGHĨA:
Khúc hát xứ Giang Nam
Lấy được chú lái buôn ở xứ Cù Đường,(là một điều may mắn đó, thường thì các lái buôn nầy rất giàu). Nhưng... ngày nào cũng lỗi hẹn với thiếp cả! (chỉ lo đi tìm lợi nhuận). Nếu sớm biết trước, nước thủy triều lên xuống đúng hẹn, không sai bao giờ. Thì thà trước kia lấy gã chèo đò cho xong!
Khúc hát xứ Giang Nam
Lấy được chú lái buôn ở xứ Cù Đường,(là một điều may mắn đó, thường thì các lái buôn nầy rất giàu). Nhưng... ngày nào cũng lỗi hẹn với thiếp cả! (chỉ lo đi tìm lợi nhuận). Nếu sớm biết trước, nước thủy triều lên xuống đúng hẹn, không sai bao giờ. Thì thà trước kia lấy gã chèo đò cho xong!
CHÚ THÍCH:
* Giang Nam khúc: là Khúc hát của xứ Giang Nam, bài thơ nầy được trích trong phần Nhạc Phủ (những bài thơ dùng để phổ nhạc theo các điệu hát dân gian, như ca dao của ta vậy!).
* Giá: là gã, là lấy chồng. Ta thấy trong bài có 2 từ kép, Giá Đắc:
là gã được cho ai đó, lấy được ai đó, thường chỉ chuyện đã rồi. Giá Dữ: Gã với, gã cho, tức là lấy ai đó, có thể đã hoặc chưa xảy ra.
* CỔ 賈: Chữ nầy được đọc bằng 2 âm và cũng có 2 nghĩa khác nhau:
1. Đọc là Cổ: Có nghĩa là lái buôn, con buôn, người làm ăn buôn bán.
2. Đọc là Giả: Là họ Giả (Ví dụ: Giả Bảo Ngọc trong Hồng Lâu Mộng).
* Triêu 朝: Chữ nầy cũng có 2 cách đọc và 2 nghĩa như sau:
1. Đọc là Triêu: có nghĩa là Buổi sáng, hoặc chỉ có nghĩa Buổi thôi, như trong câu: Dưỡng quân thiên nhật, dụng tại nhất TRIÊU. Có nghĩa: Nuôi quân ngàn ngày, (chỉ) dùng trong một BUỔI.
2. Đọc là Triều: Nếu là danh từ thì có nghĩa là Trào, ví dụ: Triều đại...
Nếu là động từ thì có nghĩa là Chầu, ví dụ: Câu thơ cuối của bài thơ VỊ HỮU nêu trên: "Cô phụ hương khâm sự tảo TRIỀU" đó.
* Ngộ: Là làm lở vở, ở đây " Ngộ...Kỳ " là lở kỳ hẹn, là trễ hẹn.
* Triều 潮: Triều nầy có 3 chấm thủy đằng trước nên có nghĩa là nước thủy triều. Một nghĩa nữa Triều là Sóng. Ví dụ Tân Triều: là đợt sóng mới.
*Lộng Triều Nhi: Người chuyên biểu diễn về các màn bơi, chèo, nhào lộn trên sông nước. Ở xứ Giang Nam, sông ngòi chằng chịch cũng giống như là vùng đồng bằng Sông Cửu Long miền Lục Tỉnh của ta vậy, nhưng của ta địa phận nhỏ nhoi, còn xứ Giang Nam bao gồm các tỉnh lớn như Giang Tô, Chiết Giang... chẳng hạn, nên họ có rất nhiều trò kỷ xảo trên sông nước, còn của xứ ta thì chỉ giỏi bơi chèo,lội nước. Cho nên từ "Lộng triều Nhi" chỉ tạm dịch là Chú lái đò hoặc Anh chèo đò chuyên nghiệp mà thôi.
* Giang Nam khúc: là Khúc hát của xứ Giang Nam, bài thơ nầy được trích trong phần Nhạc Phủ (những bài thơ dùng để phổ nhạc theo các điệu hát dân gian, như ca dao của ta vậy!).
* Giá: là gã, là lấy chồng. Ta thấy trong bài có 2 từ kép, Giá Đắc:
là gã được cho ai đó, lấy được ai đó, thường chỉ chuyện đã rồi. Giá Dữ: Gã với, gã cho, tức là lấy ai đó, có thể đã hoặc chưa xảy ra.
* CỔ 賈: Chữ nầy được đọc bằng 2 âm và cũng có 2 nghĩa khác nhau:
1. Đọc là Cổ: Có nghĩa là lái buôn, con buôn, người làm ăn buôn bán.
2. Đọc là Giả: Là họ Giả (Ví dụ: Giả Bảo Ngọc trong Hồng Lâu Mộng).
* Triêu 朝: Chữ nầy cũng có 2 cách đọc và 2 nghĩa như sau:
1. Đọc là Triêu: có nghĩa là Buổi sáng, hoặc chỉ có nghĩa Buổi thôi, như trong câu: Dưỡng quân thiên nhật, dụng tại nhất TRIÊU. Có nghĩa: Nuôi quân ngàn ngày, (chỉ) dùng trong một BUỔI.
2. Đọc là Triều: Nếu là danh từ thì có nghĩa là Trào, ví dụ: Triều đại...
Nếu là động từ thì có nghĩa là Chầu, ví dụ: Câu thơ cuối của bài thơ VỊ HỮU nêu trên: "Cô phụ hương khâm sự tảo TRIỀU" đó.
* Ngộ: Là làm lở vở, ở đây " Ngộ...Kỳ " là lở kỳ hẹn, là trễ hẹn.
* Triều 潮: Triều nầy có 3 chấm thủy đằng trước nên có nghĩa là nước thủy triều. Một nghĩa nữa Triều là Sóng. Ví dụ Tân Triều: là đợt sóng mới.
*Lộng Triều Nhi: Người chuyên biểu diễn về các màn bơi, chèo, nhào lộn trên sông nước. Ở xứ Giang Nam, sông ngòi chằng chịch cũng giống như là vùng đồng bằng Sông Cửu Long miền Lục Tỉnh của ta vậy, nhưng của ta địa phận nhỏ nhoi, còn xứ Giang Nam bao gồm các tỉnh lớn như Giang Tô, Chiết Giang... chẳng hạn, nên họ có rất nhiều trò kỷ xảo trên sông nước, còn của xứ ta thì chỉ giỏi bơi chèo,lội nước. Cho nên từ "Lộng triều Nhi" chỉ tạm dịch là Chú lái đò hoặc Anh chèo đò chuyên nghiệp mà thôi.
DIỄN NÔM:
Thơ 6 chữ
Lấy phải Cù Đường thương lái
Thường ngày bỏ thiếp nằm co
Lớn ròng nước kia đúng hẹn
Biết trước, lấy gả chèo đò!
Thường ngày bỏ thiếp nằm co
Lớn ròng nước kia đúng hẹn
Biết trước, lấy gả chèo đò!
Lục Bát
Ai xui lấy lái Cù Đường
Ngày ngày bỏ thiếp sầu thương muộn phiền
Đầy vơi dòng nước thường xuyên
Phải dè lấy gả chèo thuyền cho xong!
Ai xui lấy lái Cù Đường
Ngày ngày bỏ thiếp sầu thương muộn phiền
Đầy vơi dòng nước thường xuyên
Phải dè lấy gả chèo thuyền cho xong!
Cũng như bài
"Vị Hữu", đây cũng là một bài thơ thuộc loại "Khuê oán" (nỗi buồn thương oán trách ở chốn khuê phòng) ngày xưa. Trong bài thơ
nầy, Cái "oán" lên cao ở chữ "ngộ" và chữ "triêu triêu" (Triêu triêu NGỘ thiếp kì), rồi bộc phá ở 2 câu
chót (Tảo tri triều hữu tín, Giá dữ lộng triều nhi). Ta thấy, tình yêu
nam nữ ở bất cứ thời đại nào cũng mãnh liệt vô cùng, bị rào cản đạo đức của Nho
giáo, nàng mệnh phụ chỉ oán trách thôi, rồi cam chịu lạnh lẽo trong... nệm ấm
chăn êm, còn nàng "thương lái" nầy thì thực tế hơn, nhân bản
hơn, mãnh liệt hơn...nói lên tiếng nói của con tim yêu đương cuồng nhiệt, xé
rào Nho gia ở chữ "Tảo tri" (sớm biết) mà tôi đã rán dịch cho xác
ý là "Phải dè".... Nhưng tựu trung, vẫn là để diễn tả cái "oán" đã lên đến cực điễm, chớ vẫn chưa dám "xé rào" thật!. Vì, nước thủy triều thì lên xuống đúng hẹn, nhưng "gả chèo đò" chưa chắc đã về nhà đúng hẹn đâu (mắc "đi nhậu" chẳng hạn...)!!! . "Oán" thì nói "lẫy"
thế thôi, chứ lấy chồng thương buôn giàu có vẫn hơn là lấy anh chèo đò để uống
nước sông....cầm hơi à?!
Qua 2
bài thơ xưa, chúng cũng thấy, đề tài "tình yêu" là đề tài muôn thuở.
Trời sanh ra nam nữ bình đẳng, xã hội phát sinh ra đạo Nho, thành ra trọng nam
khinh nữ, ức chế tình yêu của nữ giới, nhưng có được đâu, nhu cầu đòi hỏi, khao
khát tình yêu vẫn thể hiện qua từng thời đại. Giàu sang như anh lái buôn Cù Đường,
quyền quý như ông "Kim quy tế" mà lơ là trong tình yêu, thì vẫn tạo
nên tiếng "oán" như thường.....Mới biết tình yêu mãnh liệt và vĩ đại
biết bao nhiêu !!!......
Thơ Khuê oán, Cung oán... trong Đường thi nhiều vô số kể, đây chỉ là 2 bài tiêu
biểu, một quý tộc, một bình dân. Hai bài thơ này HAY mà ít người biết đến
....
Hẹn lần sau ở đề tài khác....
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét