Đọc thơ, cảm cái hay của
thơ có khi khác với hiểu thơ. Hiểu thơlà hiểu cặn kẽ chữ nghĩa, điển
tích trong thơ còn việc cảm cái hay của thơ đòi hỏi phải vận dụng cảm xúc. Cảm
xúc là hoạt động tâm lí nhiều khi nằm ở vô thức. Nó đối lập với ý thức. Cảm
xúc đôi khi khó nói bởi nó không rành mạch như lí trí. Cảm xúc thường đến trực
tiếp- còn hiểu thơ thường phải vận dụng bao nhiêu tri thức. Nhiều
bài thơ thuở bé đọc ta thấy hay mà ta chưa thực sự hiểu nhưng vẫn gây cảm
xúc, in đậm mãi vào tâm trí…
Kỷ niệm về một bài thơ
Ở miền Nam, trước 1975 muốn
vào học trường trung học công lập phải qua kì thi tuyển gay go bởi tỉ lệ tuyển
thường khá thấp. Vùng tôi ở, hàng năm chỉ tuyển khoảng 20-30%. Đầu những năm
sáu mươi, tôi được tuyển vào học trường trung học công lập. Lúc này miền Nam
còn nghèo, nhiều học sinh đến trường còn đi chân đất, da sẫm màu, tóc cháy nắng
vì đi bộ từ quê lên… vậy mà vẫn sung sướng lắm. Ngồi trong lớp, tường xây gạch
ba mươi, nhà hai tầng, lợp ngói, chúng tôi rất hãnh diện. Nhìn lên bảng đen,
nhìn thầy giáo anh nào cũng chăm chú, cung cúc nghe theo lời thầy như những
tên nô lệ vâng lệnh chủ, vừa sợ vừa kính phục.
Tôi nhớ nhất những giờ Việt
văn. Bấy giờ sở dĩ gọi là giờ Việt văn mà không gọi là giờ Văn bởi nó khác với
giờ Pháp văn, Anh văn, Hán văn…Thời ấy học xong bài văn Việt nào, thầy giáo lại
bắt về nhà học thuộc lòng. Đến lớp dò bài, phải đọc trôi như cháo những đoạn
văn trích khá dài từ Tôi đi học của Thanh Tịnh,Trên lái thán
của Trần Cư, O chuột, Xóm Giếng ngày xưa của Tô Hoài… Phấn
thông vàng của Xuân Diệu…và cơ man nào là thơ. Giờ Hán văn cũng học thuộc
lòng. Mỗi tuần một giờ Hán văn. Đến nay tôi vẫn còn thuộc được mấy bài thơ Đường
học từ những năm bé bỏng ấy. Tôi nhớ bấy giờ học bộ sách Giảng văncủa thầy
Nguyễn Quảng Tuân. Sách có nhiều thơ cổ, lại cũng có nhiều bài mang nội dung
lánh đời của các nhà Nho xưa. Chẳng hạn bấy giờ lũ học sinh bé tí chúng tôi học
bài thơ Cảnh nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tuy lúc này chưa có một ý niệm
gì về xuất xứ (1) mà tôi vẫn ít nhiều cảm nhận được tâm trạng yếm thế của
họ. Chúng tôi cũng chưa thể hiểu hết nghĩa chữ “nhàn” nhưng cũng cảm được phần
nào cái thảnh thơi vui thú với thiên nhiên:
Một mai, một cuốc, một cần
câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú
nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn
lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn
giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm
ao.
Rượu đến gốc cây, ta sẽ nhắp,
Nhìn xem phú quý tựa
chiêm bao.
Thầy cứ đọc, trò cứ học.
Xem ra bài thơ cũng dễ hiểu song câu thứ 5 có chữ “giá” là khúc mắc. Thu
ăn măng trúc – đông ăn giá.
Lúc này tôi mới khoảng 13,
14 tuổi nhưng cũng lí luận lắm, đọc câu thơ thấy có vấn đề mà lại rụt rè
không dám hỏi thầy; mà vị tất lúc này tôi hỏi thầy đã giải thích được “ăn giá”
là ăn gì? Ăn giá (đỗ), hay ăn giá (băng)? Sách không chú thích
mà thầy cũng không bàn luận gì. Thôi thì cứ mặc nhiên hiểu là mỗi mùa có món
ăn của đất trời cung cấp. Câu thơ nói lên cái phóng khoáng trong cảnh ẩn dật:
ăn uống giản dị mà hợp lẽ tự nhiên - mùa nào thức nấy - mùa thu đã sẵn măng
trúc của núi rừng, mùa đông thì có “giá”… ! Vậy nhưng “giá” ở
đây là gì thì không rõ. Nếu là cây giá làm từ đậu (đỗ) thì mùa nào chẳng có,
hà tất phải đợi đến mùa đông?! Bài thơ trong sách viết bằng quốc ngữ nên “giá”
cũng có thể là băng giá chăng? Lại càng thậm vô lí bởi dân ta ở thế kỉ 16 làm
gì đã có thói quen uống đá lạnh? Hơn nữa lại ở vùng nhiệt đới, miền đồng bằng
Bắc bộ mùa đông dù lạnh mấy cũng đã làm gì có băng? Quả là điều khó hiểu! … “giá”
trong câu thơ là vật gì?
PHẢI CHĂNG LÀ: “THU ĂN
MĂNG TRÚC ĐÔNG ĂN MÍA”?
Qua mấy năm học, bù đầu với
bao nhiêu môn Toán, Lí, Hóa, Vạn vật… rồi nào là Anh, Pháp văn, Triết học, Sử
Địa… chuẩn bị cho 2 kì thi Tú tài liền nhau… câu thơ Trạng Trình lui dần vào
kí ức. Học xong trung học, lên Đại học, học Việt Hán, Quốc âm… rồi lên Cao học
với đề tài văn thơ Hán Nôm, tôi lại lọ mọ tìm gốc gác của câu thơ. Sục vào
thư viện trường rồi thư viện thành phố… chưa tìm được bản thơ chữ Nôm nào của
cụ Trạng thì chiến cuộc đã đến hồi khốc liệt. Xếp bút nghiên… lại vật lộn với
cuộc sống mấy mươi năm… cho đến mãi gần đây tôi lại gắng tìm lời giải cho vấn
nạn của 50 năm trước… Ngẫm nghĩ chữ giá蔗 âm Hán-Việt là cây mía. Có thể câu thơ chính là “Thu
ăn măng trúc, đông ăn mía” chăng? Cũng có lí… vì ở nông thôn xưa, mùa
đông là mùa của mía, lúc này đã hết mưa, trời hanh khô, mía ngọt. Người ta
thường chặt mía vào tháng chạp, rồi cho trâu kéo ép mía, lấy mật đựng vào
chum ăn dần. Mía là đặc sản của mùa đông.
Vậy nhưng bài thơ của Trạng
Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dùng chữ “giá” nào? Nếu Cụ viết chữ “giá” là
蔗 (2) thì đúng là
cây mía rồi nhưng đây là thơ Nôm thì không thể viết là 蔗 để đọc làgiá và hiểu là mía được…
mà phải dùng đúng chữ “mía” Nôm: 𣖙 (mía = mộc + mỹ ;
chữ 美 “mỹ” bên phải dùng chỉ
âm).
Giả thuyết đặt ra nhưng vấn
đề cốt lõi là phải xem cho được tận mắt bài thơ của cụ Trạng viết bằng chữ
Nôm. Gắng tìm trên 400 văn bản Hán-Nôm lưu trữ ở Thư viện Quốc gia, tôi chỉ
được có 2 cuốn Bạch Vân Am thi tập kí hiệu R.1917 và R.2017 cùng cuốnBạch
Vân am tiên sinh kí hiệu R.101. Không có Bạch Vân quốc ngữ thi nên
chẳng thể có được bài thơ.
Bẵng đi một dạo…; mới đây,
tôi viết thư cho Viện Nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội. May mắn làm sao - Viện đã
tìm giúp cho cuốn“Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập” và chụp cho
2 trang, gồm trang bìa tập thơ và trang có chép bài thơ. Cuốn thơ được Viện
đánh giá là tài liệu tốt nhất về mảng thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm:
Trang 01 (bìa)
cuốn Trình Quốc công
Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập- Văn bản
mang số AB635 lưu
trữ tại
Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội.
Bài thơ Nôm số 79 (cả bài
được khoanh mực xanh).
Bài thơ 8 câu viết theo hàng dọc từ trên xuống, từ phải
qua.
Mỗi hàng dọc gồm 3 câu, hàng cuối có 2 câu.
Riêng câu“Thu ăn măng trúc,
đông ăn giá”
ở giữa hàng thứ hai của bài thơ, có khoanh mực đỏ.
Phiên âm quốc ngữ bài thơ
trong ảnh trên:
Một mai một cuốc một thanh
đao.
Thơ thẩn dầu ai vui thú
nào.
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn người đến chốn
lao xao.
Thu ăn măng trúc đông
ăn giá,
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao.
Rượu đến bóng cây ta hãy uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm
bao.
Đọc bài thơ trên, quả đúng
câu 5 là “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá” nhưng ngạc nhiên làm sao: chữ “giá”
ở đây lại được viết là 稼.
Đến đây thì bao hồ nghi cũ đành bỏ qua.
Câu thơ số 5 của bài thơ
nhắc đến một thức thiên nhiên của mùa: “giá” của mùa đông. Vậy nhưng đây lại
là một điều bế tắc… “Giá” 稼
trong câu thơ hoàn toàn không phải là cây giá người Việt ta vẫn thường dùng
làm thức ăn. Người Trung Quốc không gọi những mầm mọc từ hạt ngũ cốc là “giá”
như ta thường gọi… mà gọi là “nha” 芽. Giá đậu (đỗ) ta ăn hàng ngày, họ gọi làđậu
nha 豆芽. Mầm lúa là mạch nha 麥芽… còn chữ 稼 (đọc là giá) lại là cây lúa non, là
cây mạ (3).
Sao thơ Trạng Trình lại
dùng cây mạ làm thức ăn mùa đông? Chẳng lẽ cụ Trạng lại nhầm về từ
Hán Nôm đến vậy sao?
CÂU THƠ CỦA NGUYỄN BỈNH
KHIÊM
VÀ TRUYỆN “HƯƠNG CUỘI” CỦA
NGUYỄN TUÂN
Đến đây thì tôi đành bế tắc.
Có anh bạn văn chương thấy việc khó bèn góp ý lí giải câu thơ: nêu tập truyện Vang
bóng một thời của Nguyễn Tuân có truyện Hương cuội kể về bữa
rượuThạch lan hương của cụ Kép làng Mọc: …Mạch nha được làm từ cuối
đông, đem bọc vào những viên sỏi trắng, xếp một lượt lên những tờ giấy bản sắp
lên mặt những chậu lan đang trổ bông. Dùng những chiếc lồng phất giấy chụp lại,
qua mấy đêm, mạch nha nhiễm mùi hương thơm ngát của hoa lan. Bữa rượu Thạch
lan hương của cụ Kép đãi các bạn nhà Nho cùng thưởng hoa, ngâm thơ đầu
xuân là thú vui tao nhã…
Anh bạn tôi nêu nghi vấn:
Hạt lúa vừa mọc mầm…làm ra mạch nha. Biết đâu “giá” trong câu thơ của Trạng
Trình là cây lúa non mới mọc từ hạt lúa nếp cũng có thể dùng làm mạch nha, vật
phẩm của mùa đông? Cụ Trạng Trình viết câu số 5 của bài thơCảnh nhàn biết
đâu lại chẳng muốn nhắc đến một thú vui tao nhã của người ẩn dật như Nguyễn
Tuân đã tả?
Nói nghe chơi vậy thôi chứ
muốn nói đến mạch nha thì chẳng thể dùng cây mạ non để
thay thế được.
Rốt ráo “giá” (cây mạ)
trong “đông ăn giá” vẫn là điều khó hiểu.
CHÚ THÍCH:
(1) Xuất 出: ra làm việc nước, giúp đời. Xử
處: lui về thôn dã ẩn dật,
lánh đời.
(2) Giá 蔗 là cây mía.
(3) Trong tiếng Hán, cây
mạ viết là 稼,
gồm bộ hòa 禾
chỉ nghĩa, kết hợp với chữ gia 家
chỉ âm.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét