"Nam quốc sơn hà",
Bản hùng văn của danh tướng Lý Thường Kiệt
Bản hùng văn của danh tướng Lý Thường Kiệt
Một
bài Hịch thuộc thể thi,
"thi Hịch" độc đáo nhất trong quân sử cổ
kim.
Nam
quốc sơn hà là một bài thơ đã được dạy học tại các cấp lớp một hai tại Việt nam
từ xưa tới nay, ngay cả thời Pháp thuộc lớp đàn anh chúng tôi cũng đã học bài
này. Với bản phiên âm sai tại ngay câu thứ hai mà thế hệ tôi bao đời nay đều
thuộc theo sách của cụ Dương Quảng Hàm. "Tiệt nhiên định phận tại thiên thư" đã làm giảm cấp tình tự dân
tộc Lạc Việt nhiều lắm!. Nay buộc phải gút lại cho đúng. Nhất là sách giáo khoa
và các trang mạng. Phần lớn người Việt có cắp sách đến trường đều thuộc, có thể
họ không hiểu hết ý vì có các từ cổ và khí phách người xưa nay không
có sách vở nhắc lại, hoặc do vì trình độ của quý thầy cô, hoặc do vì không có
nhiều tư liệu để tham khảo thêm. Do bài Nam quốc sơn hà quá nổi tiếng, số người
ăn theo như những "tên đốt đèn" nhân vật hắc ám nổi tiếng trong văn
học Roma. Họ bằng mọi cách tấn công vào danh tướng Lý thường Kiệt bằng cách này
hay cách khác. Về bản văn thì sắp xếp cho nó là một bản "Tuyên ngôn độc
lập đầu tiên" của nước ta, lấy cớ rằng ngay câu đầu "Nam quốc sơn hà
Nam đế cư," dịch là "Sông núi nước nam vua nam ở" thay vì phải
dịch theo ngôn ngữ của thể hịch văn. Rồi dựa vào câu trong sách sử ĐVSKTT
viết" người đời truyền rằng Thường Kiệt làm hàng rào theo dọc sông để cố
thủ. Một đêm quân sĩ chợt nghe ở trong đền Trương tướng quân có tiếng đọc to
rằng: "Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên phân định tại thiên thư Như hà
nghịch lỗ lai xâm phạm? Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!". Vì câu này trong
ĐVSKTT mà họ cho bài Nam quốc sơn hà là bài thơ thần chứ không
phải của Lý thường Kiệt. Thế là cứ âm ỉ tấn công quyền tác giả. Tại Việt nam
hai giáo sư tiến sĩ Hán nôm đại học là Đỗ Bình Trị và Bùi duy Tân ghi " Lý
thường Kiệt" có dấu ? trong sách Văn học lớp 9, NxB Giáo dục H, 1995 khi
giới thiệu bài Nam quốc sơn hà. Bùi duy Tân lấy làm đắc ý vì thắng lợi!(12).
Nay laiquangnam xin viết lại, chuyện đúng sai mong Bạn đọc tự cho điểm và tự
nhận xét. Vấn đề là không phải để hơn thua, mà là bài " Nam quốc sơn
hà" nay cần phải giải quyết gấp những tồn tại một cách dứt điểm, để mỗi
khi "ai đó" cần giới thiệu với người nước ngoài thì người giới thiệu
không hề bối rối và cùng vui với tiền nhân. Rất mong mọi ý kiến phản hồi để
chúng ta sang trang việc tranh luận này và đi tìm một bản dịch khả dĩ có thể
chấp nhận được bởi trong gần một thế kỷ nay vẫn chưa có bản dịch nào khiến
chúng ta tạm hài lòng. Tam ngu thành hiền! laiquangnam viết được, có ý kiến được, thì các bạn của
tôi còn làm giỏi hơn tốt hơn tôi 1000 lần. Mong lắm thay!.
Phần 1 Dẫn nhập
Phần 1 Dẫn nhập
Toàn văn nguyên tác của bài thơ hịch này như sau Tại tờ 9-b (bản kỉ, quyển 3) của bộ Đại việt sử ký toàn thư
Cho thấy thứ tự trước sau của hai chữ ([分定] phân định). Trang chụp này do giáo sư sử gia Nguyễn khắc Thuần công bố vào năm 2004. laiquangnam chép lại và chú lại. (13)
Cho thấy thứ tự trước sau của hai chữ ([分定] phân định). Trang chụp này do giáo sư sử gia Nguyễn khắc Thuần công bố vào năm 2004. laiquangnam chép lại và chú lại. (13)
Nguyên tác
南 國 山 河,
南 國 山 河 南 帝 居
截 然 分定在 天 書
如 何 逆 虜 來 侵 犯
汝 等 行 看 取 敗 虛
李 常 杰
南 國 山 河 南 帝 居
截 然 分定在 天 書
如 何 逆 虜 來 侵 犯
汝 等 行 看 取 敗 虛
李 常 杰
Phiên âm
Nam quốc sơn hà
Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên phân định tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Tiệt nhiên phân định tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Lý Thường Kiệt
II - Hịch văn là gì?
1- Hịch là gì?
1- Hịch: Là thể loại văn
thư đầu tiên trong phép dụng binh thời cổ đại, nó xuất hiện trong buổi lễ
"thệ sư". Lễ "thệ sư" là ngày bắt đầu làm lễ xuất binh.
Sách Thuyết văn giải tự viết ", Hịch có khi còn gọi là Vũ hịch, vũ là lông
chim, có nghĩa là lúc gấp thì cắm lông chim để truyền quân lệnh, hàm ý là quân
lệnh được truyền nhanh như chim bay". Những bài hịch lừng danh trong văn
học Tàu là ba bài Dụ Ba Thục Hịch của Tư Mã Tương Như, Vị Viên Thiệu hịch Tượng
châu của Trần Lâm, và Vị Từ Kính nghiệp thảo Võ Chiếu hịch của Tân lạc
vương (2)
2- Tính chất và ngôn từ của hịch văn
Ngày nay các người nghiên cứu về văn học cổ của Trung quốc đều
phải tham chiếu tác phẩm Văn tâm điêu long của Lưu hiệp( 465-532)
viết cách nay đã trên dưới 1500 năm. Ông đã dành tới 30 năm để viết. Văn tâm
điêu long được đánh giá rất cao "là tác phẩm chứa đủ tinh hoa của muôn
đời" (Tôn Mai - "Tứ lục tùng thoại"), là "kho báu ở chốn
văn tuyền... Phàm kẻ sỹ muốn trau chuốt văn chương... chưa ai có thể xa rời mà
đi tìm lối dẫn dắt khác để đến đích được" (Thúc Lâm). (4)
Thông lệ này được tác giả Nguyễn Phạm Hùng khi
viết chuyên luận Văn học lý trần (sđd (6) đã cô đúc ý kiến của Lưu Hiệp về thể
hịch của Trung quốc như sau
Hịch là loại văn "Tín thực quốc gia",
nhưng nhằm mục đích kể tội, trách mắng lẫn nhau, ngôn
từ khoa trương, điêu trá, bịa đặt, có một hệ thống
sắp xếp ngôn ngữ có phần bạo liệt, quyết đoán. Và Đàm Gia kiện, trong tác phẩm Lịch sử văn hóa
Trung quốc đã kết luận Thể văn hịch luôn dùng biền thể không dùng văn vần. (sđd
4)
Lưu Hiệp đưa ra sáu tiêu chí (lục quán) để xem xét tác phẩm. Ông
viết: "Muốn xem xét tình cảm và tư tưởng trong văn chương, thì trước hết
phải theo sáu mặt để mà quan sát sau: Một là "Vị
thể" (chỉ nội dung, tư tưởng của tác phẩm); hai là "Trí
từ" (dùng từ đặt câu); ba là "Thông biến" (tính
khoa học và sáng tạo của nội dung và hình thức); bốn là "Kỳ
chính" (bố cục và hành văn có theo quy cách không); năm là "Sự
nghĩa" (điển cố và dẫn chứng có thỏa đáng không); và sáu là "Cung
thương" (âm điệu có hài hòa không). (sđd 4)
Dựa trên nhưng điều trên, ta có thể nhận ra ngay bài Nam quốc sơn
hà là một bài thơHịch độc đáo và hoàn hảo bởi bố cục và ngôn ngữ xử dụng có các
từ từ mắng mỏ kẻ địch "như hà, nghịch lỗ, Nhữ
đẳng", Dựa trên những dẫn chứng văn học trên, ta có thể nói rằng
Nam quốc sơn hà là một bản văn hịchThơ rất độc đáo của người Việt. Nó có những
ngôn ngữ và bố cục như thể văn hịch Trung quốc thường thể hiện, nhưng khác
chăng là nó ngắn gọn, dễ thuộc, và không cần phải "khoa ngôn, lộng
ngữ" như trong hịch Tàu bởi người trong cuộc đã từng kinh qua chiến trận
với kẻ thù và họ đã từng thắng lợi. Lời thơ Hịch của Lý tướng quân đã được bảo
đảm bằng vàng.
III- Ai là tác giả thật sự
Xin đọc một bản hịch khác, bài hịch "Phạt Tống lộ bố
văn", do Lý tướng quân cho truyền bá trên đất địch vào năm 1075, , trong
đó có đoạn :
"Trời sinh ra dân chúng, vua hiền tất hòa
mục. Đạo làm chủ dân, cốt ở nuôi dân. Nay nghe vua Tống ngu hèn, chẳng
biết tuân theo phép thánh, lại tin kế của An Thạch tham tà, bày những phép
"thanh miêu", "trợ dịch" khiến trăm học mệt nhọc lầm than,
mà riêng thoả mãn nuôi mình béo mập. Bởi trăm tính mệnh muôn dân, đều phú bẩm
tự trời, thế mà bỗng sa vào cảnh éo le độc hại, lượng kẻ ở trên cố
nhiên phải xét.
Nhưng việc từ trước thôi không nói gì. Nay bản
chức vâng mệnh quốc vương, chỉ đường tiến quân lên Bắc, muốn dẹp yên
làn sóng yêu nghiệt, chỉ có ý phân biệt quốc thể, không phân
biệt chúng dân. Phải quét sạch nhơ bẩn hôi tanh để đến thưở ca
ngày Nghiêu, hưởng tháng Thuấn thanh bình.
Ta nay ra quân, cốt để cứu dân khỏi nơi chìm
đắm. Hịch văn truyền tới, để mọi người cùng nghe. Ai nấy hãy tự đắn đo, chớ có
mang lòng sợ hãi." (5). Bản
dịch của Trần Văn Giáp.
Chỉ có khẩu khí của một danh tướng, như Lý thường Kiệt mới nói ra
được câu "Nay nghe vua Tống ngu hèn", Hẳn là vua
tôi nhà Đại Tống cùng cảm thấy bực tức và nhục. Giọng hịch đều như vậy cả.
Theo thông lệ xưa nay, người tư lệnh chiến trường được hưởng
quyền tác giả qua những bản nhật lệnh hay những bài diễn văn hùng
hồn trước binh sĩ mình, kể cả những chiến thắng qua từng trận đánh cho dù người
trực tiếp tham gia là binh sĩ thuộc cấp dưới quyền. Họ chịu trách nhiệm về mọi
diễn tiến xấu và tốt xảy ra trên chiến trường. Ngày ấy Lý thường Kiệt chịu
trách nhiệm tất cả các hành vi tiến hành chiến tranh với Tống triều.
Không ai có quyền cướp bản quyền nay đã ghi đậm nét dấu ấn của Lý
tướng quân qua bài thơ hịch Nam quốc sơn hà lừng danh trong quân sử, trừ khi ai
đó tìm được văn bản thật sự được viết vào thời điểm 1076 có tên tuổi tác giả
đầy đủ. Mọi ý kiến ngược lại khi nêu câu hỏi, thay vì nói " có ai
chứng minh được Lý thường Kiệt là tác giả đâu ? " để gạt Lý
thường Kiệt sang bên thì tai sao họ không đặt câu hỏi " Có ai tìm
được văn bản gốc của một tác giả cụ thể nào để bác quyền tác giả của Lý tướng
quân theo thông lệ đâu mà nghi ngờ Lý thường Kiệt không phải là tác giả?". Những kẻ có chút học thức bậy bạ thường có tư tưởng ấm đầu,
thường mang tư tưởng của những "kẻ đốt đền" mong tìm chút danh khi
phả nọc vào lịch sử dân tộc ta. Đốt đền lịch sử dân tộc là một tội ác! Tại sao
dựa vào câu viết của sử gia vào thế kỷ thư 13 khi mà ngày ấy quyền tác giả
không được mấy quan tâm, khi mà nhà sử học luôn luôn nghĩ rằng những gì
thuộc về chính thống, có chính nghĩa luôn luôn có thần nhân ủng hộ và độ trì. Trong
sử ngày ấy, tiền nhân ta còn mô tả có hiện tượng rồng bay trên kinh thành Thăng
Long. Bạn có tin thơ thần là do thần sáng tác?. Họ đã hiểu sai hai chữ thơ
thần. Xin xem đoạn lịch sử đánh Tống tiếp theo bên dưới
Bài thơ tứ tuyệt với 28 chữ bên trên chỉ được dịch sang quốc văn
với một bản dịch tốt nhất cho thế hệ mai sau một khi mà lớp chúng ta cùng xác
nhận văn thể của nó một cách rõ ràng. Một khi đã coi nó là một "bài thơ"
thất ngôn tứ tuyệt như thông lệ thì bản dịch phải có chất thơ đó là đòi hỏi của
một lớp người thưởng ngoạn "!"nào đó.
Một khi nó đã là bản văn "tuyên ngôn độc lập" thì nó
phải có thư ngôn ngữ hàm súc thể hiện bản sắc văn hóa đầy bao dung của dân tộc
Việt. Nó không phải là một bản văn tuyên ngôn độc lập bởi nước ta đã dành đôc
lập từ thời Ngô vương Quyển, 938 tính đến 1076 đã có trên dưới 150 năm liên tục
sống trong cảnh thái bình.
Một khi nó đã là một bài thơHịch cô đọng thì nó tất phải có ngôn
ngữ đầy tự tin lẫn khí phách đấu tranh sinh tồn lẫn lời mạt sát, hạ nhục kẻ
thù, bản Nam quốc sơn hà có đầy đủ thứ ngôn ngữ này.
Và việc tối cần thiết trước khi dịch là ta phải
xác quyết tác giả của nó thật sự là ai. Người khí phách ngang tàng thì có ngôn ngữ " ngang tàng
", lời nói đi đôi với việc làm đó là tính nhất quán rất đôc đáo của sĩ phu
đời Lý Trần. Họ rất quyết liệt trong trong hành xử nên trong văn luôn có cả máu
và lửa! có cả thơ lẫn nụ cười bởi họ xem kẻ thù là kẻ dưới tay, vấn đề là thời
gian " để xuống tay!. Chỉ có Lý tướng quân mới có ngôn ngũ kẻ cả như vậy.
Năm 1075 thì ".... Nay nghe vua Tống ngu hèn, chẳng
biết tuân theo phép thánh... (thiên thư, sách trời), lại tin kế của
An Thạch tham tà, bày những phép "thanh miêu", "trợ dịch" (nhữ
đẳng, thứ ngữ mày! nghịch lỗ, bọn tù binh mọi rợ)
khiến trăm học mệt nhọc lầm than, mà riêng thoả mãn nuôi mình béo mập. Bởi trăm
tính mệnh muôn dân, đều phú bẩm tự trời, thế mà bỗng sa vào cảnh éo le độc hại,
lượng kẻ ở trên cố nhiên phải xét (hành khan, thấy ngay
trước mắt, thủ bại hư, cầm chắc lấy thất bại hoàn toàn)
Nay vấn đề nêu trên đã được giải quyết một cách rõ ràng.
laiquangnam tin rằng sẽ có những bản dịch khác của lớp sau sẽ được giới thiệu
bằng thứ ngôn ngữ đặc trưng của dòng thơ Hich rất độc đáo của người Việt, mang
màu sắc riêng của dân tộc ta, với thứ ngôn ngữ ngày nay tương hợp hơn với lớp
trẻ hơn. Hy vọng những bản dịch đầy sức sống như thế, và sẽ được chuyển sang
Anhngữ do thế hệ 1, 5 hay 2. 0 thể hiện. Một bản dịch ra thơ quốc âm có hồn sẽ
song hành cùng bản dịch Anh ngữ đang rất cần thiết trong lúc này để giới thiệu
khí phách của tiền nhân ta, và đất nước ta, lịch sử ta đã có một thời như thế.
Tàu là Tàu, Việt là Việt. Cả trong hành xử lẫn trong ngôn ngũ văn chương. Đó là
một tài sản vô giá để lớp thế hệ người Việt trẻ vào đời cùng với bè bạn năm
châu với hành trang văn hóa dân tộc đầy sung mãn trong thế kỷ 21, khi bọn chúng
đứng lên thuyết trình nói về bản sắc dân tộc Việt.
Mỗi tác gỉa sáng tác đều có bản sắc riêng và có một khẩu khí đặc
trưng rất khác người. Mỗi thể văn chuyển tải ý người xưa ắt phải có một thứ
giọng ngôn ngữ phù hợp với văn thể ấy; chỉ có thế thì lời văn của người xưa sẽ
xông thẳng vào tâm hồn người đọc, bài Nam quốc sơn hà sẽ lưu truyền mãi trong
hồn dân tộc Việt, nó tan vào tâm hồn người Việt đang sống tại khắp nơi trên
trái đất này, Nó khiến cho họ sống lại những phút giây hào hùng của tiền nhân.
Xin Bạn đọc cố gắng thuộc nguyên tác và hiểu rõ các từ nho đã cổ. Cần học thuôc
nguyên tác để còn có lúc cao hứng ngồi dịch lại và giảng cho cháu con mình
nghe. Rằng ông bà ta ngày xưa khí phách như thế đó!
Bối cảnh ra đời của bài thơ Nam quốc sơn hà
Đoạn văn dưới đây nay laiquangnam xin viết gọn lại phần có liên
quan đã được chính sử ghi lại
"Từ nhà Đinh, nhà Lê trở đi, tuy Tàu không sang cai-trị
nước ta nữa, nhưng vẫn cứ lăm-le có ý muốn xâm-lược. Đến khi vua Thần-tông nhà
Tống (1068-1078) có quan Tể-tướng là Vương an Thạch đặt ra phép mới để cải-tổ
việc chính-trị nước Tàu. Nguyên nhà Tống bấy giờ bị nước Bắc-liêu và nước
Tây-hạ ức hiếp, hằng năm phải đem vàng bạc và lụa vải sang cống hai nước ấy. Mà
trong nước thì không có đủ tiền để chi dụng. Vua Thần-tông mới dùng ông Vương
an Thạch làm Tể-tướng để sửa-sang mọi việc, (sđd 1). Khi Tân pháp
của Vương An Thạch đem ra thi-hành ra thì dân nước Tàu đều lấy làm oán-giận, vì
là trái với chế-độ và phong-tục cũ. Vương an Thạch lại có ý muốn lập công ở
ngoài biên, để tỏ cái công-hiệu viêc. cải-tổ của mình. Bấy giờ ở Ung-châu có
quan tri-châu là Tiêu Chú biết ý Vương an Thạch, mới làm sớ tâu về rằng: nếu
không đánh lấy đất Giao- châu thì về sau thành một điều lo cho nước Tàu.
Vua nhà Tống nghe theo, lại thêm Thẩm Khởi tâu bày mọi lẽ nên đánh Giao-châu.
Vua nhà Tống thuận. Thẩm Khởi ra thu-xếp mọi việc theo ý Vương an Thạch, Sau
Tống-triều thay Thẩm Khởi cho Lưu Gi ra thay. Lưu Gi sai người đi biên các khe
ngòi, các đồn-lũy, sửa binh-khí, làm thuyền-bè và lại cấm không cho người ở
châu huyện gần đấy đi lại buôn bán với người Giao-châu.
Bên Lý-triều ta thấy sự tình như thế mới viết
thư sang hỏi Tống-triều, thì Lưu Gi lại giữ lại không đệ về kinh. Suy việc cũ năm1067 vua Tống phong
vương cho vua Lý, tước hiệu là Nam bình Vương, vậy mà tại sao năm 1073 lại
phong cho vua Lý là Giao chỉ quận vương, hàm ý gì vậy?. Coi nước ta là thuộc
quốc chăng?. Việc đã rõ, Lý thường Kiệt tức giận. Vậy là nhà Tống đã xách mé
và có ý đồ khi hạ thấp và xem thường vua Lý. Giao Chỉ Quận Vương, nghĩa là coi
vua nước ta là vương của một quận thuộc địa như thời lệ thuộc Trung quốc xa
xưa. Giao chỉ là quận nhỏ tại đất Giao Châu. Lý thường Kiệt trước đó đã gạt Lý
đạo Thành sang bên, cho vào trấn thủ Nghệ An, lên thay quyền tướng quốc, tự tay
lo việc nước. Lý thường Kiệt là người rất quyết đoán trong hành xử và điều hành
quốc gia. Ông tinh ý và chuẩn bị các bước tiến hành chiến tranh với Tống. Lý
tướng quân chuyển giao lại vai trò tướng quốc cho Lý đạo Thành còn mình thì
đích thân huấn luyện binh đội và xin cầm quân sang đánh Tống. Vua thuận, phong
Lý thường Kiệt làm tướng chinh phạt có phó tướng là Tôn Đản phụ trợ. Họ chỉ huy
10 vạn tinh binh chia ra làm 2 đạo. Thủy binh do Lý tướng quân chỉ huy, bộ binh
do phó tướng Tôn Đản chỉ huy cùng tiến sang đánh nhà Tống. Lý Thường Kiệt đánh
chiếm nhanh gọn các châu Khâm, Liêm; Tôn Đản chỉ huy quân bộ hạ thành châu Ưng
khó khăn. Vua Tống lệnh cho Đô giám Quảng Tây nhà Tống là Trương Thủ
Tiết đem quân đến cứu. Thường Kiệt đón đánh ở cửa ải Côn Lôn (nay là
phủ Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây của nhà Minh) chém Trương Thủ Tiết tại
trận. Biết đạo quân cứu viện đã bị đánh tan tành, tuyệt vọng Đô Giám Ung châu
tử tiết cùng gia đình. Hạ xong thành, Lý Thường Kiệt thu quân về, bắt sống
người ba châu ấy đem theo về để làm con tin về sau nếu Tống phục hận". Quả
nhiên Tống động binh đánh trả thù. (sđd, 1& 8)
Năm 1076, (tức đời Tống Hy Ninh năm thứ 9). Mùa xuân, tháng 3, nhà
Tống sai Quách Quỳ, tuyên phủ sứ Quảng Nam (Quảng Nam này là địa danh, là đất
của Tàu trùng tên với tỉnh Quảng Nam của Việt nam có sau năm 1475 là đất của
Chiêm thành) làm Chiêu Thảo sứ, Triệu Tiết làm phó, đem quân 9 tướng, hợp với
Chiêm Thành và Chân Lạp sang xâm lấn nước ta. Ba mặt giáp công. Trong lần đánh
phục hận này, Quách Quỳ nhận sứ mệnh phải đánh " chết bỏ " hầu rửa
nhục cho Đại Tống. Quách Quỳ vào trận với sự ủy thác "đánh phải thắng bằng
mọi giá ", "đánh phục thù ", "đánh vuốt mặt" cho Tống
Triều và "đánh làm quà cho tể tướng Vương an Thạch ", chứng minh
đường lối cải cách theo Tân pháp của tể tướng Vương an Thạch đã thành công,
"đánh tan giao châu của Đại Việt " nhằm thị uy với các nước phương
bắc láng giềng của Tống. Thế nên khí thế tấn công của quân Tống rất mạnh. Không
bao lâu sau họ đã đến bờ bắc của sông Như Nguyệt, cách kinh thành Thăng Long
chừng vài chục dặm, khoảng chừng 60 km về phía bắc. Quân ta vất vả giữ vững
trận địa. Quân Tống dùng súng bắn đá bắn xối xả vào bờ nam làm thuyền bè ta bị
vỡ nát không ít. Hai hoàng tử đã hy sinh và vài tướng cũng bị tử thương. Thương
vong cao. Lý tướng quân đã dùng diệu kế là cho đọc bản thơHịch lời thơ ngắn
gọn, thời điểm công bố là trong một đêm trăng dưới làn mưa đá xối xả được bắn
ra từ bên kia bờ bắc của sông Như Nguyệt, từ quân của viên tướng sừng sỏ Quách
Quỳ. Khí thế địch thật hùng hổ. Tại chiến trường sôi động ấy Lý tướng quân thấy
rằng bài hịch không thể viết dài, khó nhớ, không thể đọc trước hàng quân như
thông lệ năm xưa qua đánh Tống (sđd5) mà phải khéo chọn, Ông kỷ lưỡng chọn điểm
phát ngôn là từ một ngôi miếu vốn nổi tiếng linh thiêng, "đền thờ thần
sông " nằm ở phía nam sông Như Nguyệt, đền thờ hai vị anh hùng Trương Hát
&Trương Hống, vốn là hai võ tướng dưới thời Triệu Quang Phục. Thật là một
diệu kế của một danh tướng. Trong thế trận tưởng đã nghiêng về phía quân Tống, bổng
đảo chiều khi binh sĩ nghe bài thơ phát ra từ miếu thần, viết " Một
đêm quân sĩ chợt nghe ở trong đền của Trương tướng quân là thần sông Như
nguyệt, có tiếng đọc to rằng:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên phân định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!
(sđd1), TTK đã sơ ý dẫn sai thứ tự tại câu 2
Tiệt nhiên phân định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!
(sđd1), TTK đã sơ ý dẫn sai thứ tự tại câu 2
Khí thế quân Nam trở nên bừng bừng như có thần nhân hổ trợ và quân
Tống lấp tức bị chận lại. Tống quân bị tổn thất nặng nề. Quân Tống tiến thoái
lưỡng nan từ dạo ấy. Lý tướng quân đề nghị giảng hòa nhằm giảm sự khổ đau cho
nhân dân. Quách Quỳ thấy kéo dài là thua chắc nên thuận lui binh. Khi đọc sử
xưa tỉ như ĐVSKTT ta chỉ thấy các sử gia kể chuyện từng ngày, ghí sự kiện, mà
không triển khai những nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến thắng ấy. Với họ chính
bài thơ làm khí thế quân Nam tăng lên như một phép thần mà không hề phân tích
tại sao nó là bài "thơ thần", bởi theo họ chỉ có thần nhân mới tài
tình tạo ra bài thơ như thế, đổi nguy thành an trong thoáng chốc.
Phần 2
Tại sao Nam quốc sơn hà là bài thơ thần, thơ thần là bài thơ như
có sức mạnh Siêu nhiên đổi cả một cục diện trận đánh. Như đã chứng minh bên
trên, đây là bài thơ hịch theo phong cách riêng của người Việt Nam, và tác gỉa
không ai khác hơn là Lý thường Kiệt.
Nguyên tác
南 國 山 河,
南 國 山 河 南 帝 居
截 然 分定在 天 書
如 何 逆 虜 來 侵 犯
汝 等 行 看 取 敗 虛
李 常 杰
南 國 山 河 南 帝 居
截 然 分定在 天 書
如 何 逆 虜 來 侵 犯
汝 等 行 看 取 敗 虛
李 常 杰
Phiên âm
Nam quốc sơn hà
Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên phân định tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Tiệt nhiên phân định tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Lý Thường Kiệt
Chú vài từ và tạm dịch nghĩa
bài Nam quốc sơn hà cần chú và dịch theo phong cách và ngôn ngữ đã
quy định cho thể thơ hịch này
Câu 1 nêu công lý muôn đời
南 國 山 河 南 帝 居
Nam quốc sơn hà nam đế cư
Nam quốc sơn hà nam đế cư
Đó là câu công lý bởi năm 1054 vua Lý Thánh Tông đã đặt tên nước
ta là Đại Việt, tính đến năm 1076 đã được 22 năm.
Sau khi Lý thường Kiệt mất, câu
Nam quốc sơn hà nam đế cư
Thành câu kinh nhật tụng trong suốt dòng lịch sử dân tộc ta, ,
Chính vì tính cách Việt khác tính cách Tàu kể cả trong văn chương
và ngôn ngữ trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Sau khi Lê Lợi đánh thắng nhà
Đại Minh, sao Khuê Nguyễn Trãi trong "Bình Ngô đại cáo": đã lặp lại ý
thơ Hịch năm xưa của danh tướng Lý Thường Kiệt ông viết:
"Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo,
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Nước non bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.. "
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo,
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Nước non bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.. "
Đánh cho dài tóc,
Đánh để đen răng,
Đánh cho chích luân bất phản!
Đánh cho phiến giáp bất hoàn!
Đánh cho sử tri Nam Quốc Anh hùng chi hữu chủ!
Đánh để đen răng,
Đánh cho chích luân bất phản!
Đánh cho phiến giáp bất hoàn!
Đánh cho sử tri Nam Quốc Anh hùng chi hữu chủ!
Hoàng đế Quang Trung
Link, đây là bản chữ nôm của hoàng đế Quang Trung viết bằng chữ nôm nay được giáo sư Ngô thanh Nhàn dịch sang quốc ngữ link
Link, đây là bản chữ nôm của hoàng đế Quang Trung viết bằng chữ nôm nay được giáo sư Ngô thanh Nhàn dịch sang quốc ngữ link
http://www.
viethoc. org/phorum/read. php?10, 38005, 38005, quote=1
Câu 2
截 然 分定在 天 書
Tiệt nhiên phân định tại thiên thư
Tiệt nhiên phân định tại thiên thư
a)- Tiệt nhiên, [截 然.] phân biệt rõ ràng đâu ra đấy không dính dáng
gì với nhau nữa. Tiệt là cắt lìa ra, nhiên là vốn dĩ là như thế.
b)- Phân định, [ 分定 ] sau một ngàn năm dành giật và trận thủy chiến trên sông
Bạch Đằng năm xưa, Ngô vương Quyền đã cho nhà Nam Hán biết thế nào là
vàng là đá tính đến thời Lý tướng quân đã trên dưới 150 năm rồi. Việc phân định
[ 分定] nay coi như đã ổn.
c)- "Thiên thư", Sách Trời (Trời là đấng, là người lập
nên thế gian này), nhất là người Tàu vốn đã tôn Khổng tử là thánh nhân, đạo của
Khổng là cô đúc trong câu, "sống là phải biết nương theo đạo Trời",
thuận lòng Trời là yên, nghịch lòng Trời là loạn lẽ nào lại vua Tống ngày nay
lại không rõ tiền nhân họ. Lý tướng quân mắng vua Tống ngu hèn là phải đạo.
Chính vì vậy mà năm 1075 khi dẫn binh vào đất Tống, Lý thường Kiệt
đã mắng mỏ vua Tống trong bài hịch (sđd5)
". Nay nghe vua Tống ngu hèn, chẳng
biết tuân theo phép thánh, lại tin kế của An Thạch tham tà, bày những phép
"thanh miêu", "trợ dịch" khiến trăm học mệt nhọc lầm than,
mà riêng thoả mãn nuôi mình béo mập. Bởi trăm tính mệnh muôn dân, đều phú bẩm
tự trời, thế mà bỗng sa vào cảnh éo le độc hại, lượng kẻ ở trên cố nhiên phải
xét. (5) "Phạt Tống lộ
bố văn", Lý thường Kiệt, Trần văn Giáp dịch
Lý tướng quân đã lý luận những gì đã được "phân định "
tại sáchTrời ấy mà dân Lạc Việt ta đã đấu tranh dai dẳng với bọn Tàu phương bắc
từ hơn 1000 năm trước để đến năm 938 thì Ngô Vương Quyền đặt nền móng độc lập
lâu dài sau trận thủy chiến năm xưa. Nước ta luôn luôn thắng địch bằng thủy
chiến. Chiến tranh trên đường thuỷ luôn có tính quyết định; trong trận đánh
năm xưa 1075, chính Lý tướng quân đã đích thân chỉ huy chiến thuyền đánh vào
châu Liêm giải quyết gọn nhẹ về phần mình, trong khi cánh lục quân do phó tướng
Tôn Đản người Tày đánh châu Ung thì chậm lụt hơn, cuối cùng Lý tướng quân đã
phải hổ trợ sau khi chém tướng tư lệnh đạo quân Quảng tây mang sang cứu viện là
Trương thủ Tiết (8) tại ngay mặt trận thì thành Ung Châu mới hạ được, Lý thường
Kiệt hoàn thành cuộc chinh phạt. Độc lập chưa đầy 150 năm, mà Lý triều
với Phật giáo là quốc giáo sao lại làm được kỳ tích như vậy. Có khi
nào Bạn là con dân Lạc Việt nghĩ về nó với sự trăn trở sự ươn hèn của tổ quốc ta
bắt đầu từ thời Thiệu trị 1858 chăng?. Năm xưa Hai Bà thua vì không
có sức mạnh của thủy binh nên ngưu Đầu Mã Viện đã đổ bộ lên đất Giao châu bằng
đường thủy (năm 40 scn) như chỗ không người; rồi Trương Phụ (1407) cũng huy động
thủy binh hùng mạnh sang trấn áp nước ta, cho nên từ "ba Tàu, "
là từ cảnh giác dân tộc này từ ngàn năm trước. Mặt biển đông luôn là hướng
quyết định cuộc chiến sinh tồn của dân tộc này trước sự xâm lăng của ba Tàu
phương bắc. Nhiều lần mất nước hoặc từ sự lơ là hoặc là do yếu kém vì ngân sách
quốc gia huy động vào việc xây lăng tẩm cho vua là một trong các điều xấu xa
nhất do triều Nguyễn Gia Miêu cấy vào đầu óc người Việt. Thiếu ngân sách, tiêu
pha phung phí bỏ mặc thủy binh suy yếu, ta mất nước cho bọn Tây cũng từ đường
thủy mà ra. Năm 1862 Mất miền đông, năm 1874 mất miền tây, 1884 mất luôn nước.
Tằm ăn lên. Vua Nguyễn quá xuẩn!
Câu 3
如 何 逆 虜 來 侵 犯
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm.
Dịch từng từ,
a)-"Như hà" là lời hỏi vặn, vì sao, vì cớ gì, hà cớ gì,
mắc mớ gì. .
Nghịch [ 逆 ] là làm trái >> "ngỗ nghịch" [忤逆 ] , Nghịch là từ phản nghĩa của thuận, Nghịch làm trái với lẽ tự nhiên (thuận )
Nghịch [ 逆 ] là làm trái >> "ngỗ nghịch" [忤逆 ] , Nghịch là từ phản nghĩa của thuận, Nghịch làm trái với lẽ tự nhiên (thuận )
b)-Lỗ [虜 ] là từ, là tiếng dùng để "nhiếc mắng
", đồ mọi rợ, bọn tù mọi rợ
Nghịch lỗ [ 忤逆] bọn từ mọi rợ ngỗ nghịch
Nghịch lỗ [ 忤逆] bọn từ mọi rợ ngỗ nghịch
Dịch nguyên câu ba
"Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm. " Hà cớ gì mà bọn mọi rợ ngỗ nghịch kia sang xâm
phạm. Xâm phạn cái gì ? Lý tướng quân cho rằng bọn Tống với "vua
Tống ngu hèn " (sđd (5) kia đã xâm phạm những điều đã quy
định (vốn được phân định rạch ròi từ sách trời, ít nhất là từ khi Ngô Vương ta
thiết lập nền độc lập vĩnh cửu cho dân Lạc Việt )
Câu 4
汝 等 行 看 取 敗 虛
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Laiquangnam xin dịch từng từ,
a)-[ 汝 ] nhữ là mày, vốn là từ Tàu thuần túy mang ngữ
nghĩa "miệt thị ",
b)-[ 等 ] đẳng là bọn, là lũ, cũng là từ Tàu thuần túy
mang ngữ nghĩa "miệt thị
Nhữ đẳng là đẳng cấp bọn mày, thứ "ngữ mày", "thứ đẳng cấp thuộc loại ngữ mầy thì làm được nước non gì ! "
Nhữ đẳng là đẳng cấp bọn mày, thứ "ngữ mày", "thứ đẳng cấp thuộc loại ngữ mầy thì làm được nước non gì ! "
c) hành khan là thấy ngay lập tức
d) [ 取 ] thủ là cầm lấy, rước lấy.
e)- [ 虛 ] hư là hỏng hoàn toàn ,
"thủ bại hư" cầm chắc trong tay lấy thất bại hoàn
toàn.
Laiquangnam dịch nguyên câu tư ;
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Theo đúng ngữ hịch (sđd 2, 3, 4 ),
Thứ "ngữ mày" nắm chắc thất bại hoàn toàn ngay thôi mà
!.
1-Nhắc nhớ chuyện năm trước còn quá mới với thời điểm phát bài thơ
hịch này, Lý tướng quân đã chém tướng tư lệnh Quảng Tây và các thuộc tướng
((sđd 8) tại ngay chiến trường khi tấn công vào hang ổ của chúng. Lý
tướng quân, nói là làm quá khứ đã chứng minh. Không cần khoa ngôn lông
ngữ như Lưu Hiệp đã dạy.
2-Nhớ xưa hoàng đế Quang Trung cũng đã viết hịch với lời lẽ như
sau
Đánh cho dài tóc,
Đánh để đen răng,
Đánh cho chích luân bất phản!
Đánh cho phiến giáp bất hoàn!
Đánh cho sử tri Nam Quốc Anh hùng chi hữu chủ!
Đánh để đen răng,
Đánh cho chích luân bất phản!
Đánh cho phiến giáp bất hoàn!
Đánh cho sử tri Nam Quốc Anh hùng chi hữu chủ!
Hoàng đế Quang Trung
Laiquangnam xin chú vài từ giúp Bạn đọc dễ nhớ nguyên tác của
người xưa.
chích luân là cái bánh xe,
a)-"chích luân bất phản!" là như cái
bánh xe chỉ phải quay theo chiều thuận, một chiều, không hề quay ngược bao giờ,
nghĩa là "sách trời"trong Nam quốc sơn hà, đã quy định là như
vậy, cứ thuận theo mà bảo toàn mạng sống, cớ sao phải làm nghịch lại..
b)- "phiến giáp bất hoàn" là một mãnh giáp cũng không còn để mà về, lính thua chạy không có gì mặc mà chạy về ắt phải xấu hổ với vợ con, hàm ý là "đánh cho không còn "cái quần xà lỏn" để mà mặc chạy về. Ôm đầu máu mà chạy ! Đánh cho biết thế nào là ô nhục khi xâm lăng nước non Nam của Ta. .
b)- "phiến giáp bất hoàn" là một mãnh giáp cũng không còn để mà về, lính thua chạy không có gì mặc mà chạy về ắt phải xấu hổ với vợ con, hàm ý là "đánh cho không còn "cái quần xà lỏn" để mà mặc chạy về. Ôm đầu máu mà chạy ! Đánh cho biết thế nào là ô nhục khi xâm lăng nước non Nam của Ta. .
Vua QuangTrung, nói là làm, bởi trong đời Ngài
chưa biết thế nào là thua trận, ngay cả khi giáp trận với bọn Tây khi bọn này
giúp GiaLong mãiQuốcCầuVinh với vũ khí tinh xảo hơn hẳn mà cũngphải chạy dài;.
thế nên lời hịch trên chẳng cần dùng khoa ngôn lộngngữ như LuuHiệp đã dạy khi tổng
luận VH TQ. Ta khác Tàu, người Việt khác người Tàu là vậy. Tôn sĩ Nghị bỏ chạy
trối chết, hấp tấp đến nỗi mà bỏ cả ấn tín, quân Thanh chòi đạp làm sập cầu
phao, xác trôi lềnh làm nghẹt dòng sông Nhị. Dân miệt biên giới HoaViệt phải
chạy lùi vào sâu trong đại lục cả trăm dặm.
Tóm lại Bạn đọc đã rõ từng âm, từng từ mà người xưa đã viết. Bởi
bản văn ngắn, người Việt buộc phải mượn âm Tàu, chữ của người Tàu làm vỏ bọc để
tải thuật ngữ thơHịch, thuật ngữ văn học. Ngày xưa không có viết mực giấy bút
như ngày nay, lối học chữ Tàu theo " tam thiên tự "
chỉ là cách chữa cháy, ấy vậy mà ông bà ta du nhập trước sau chỉ trên dưới 5000 từ,
đúng ra chỉ cần 2 đến 3000 từ là đã đủ điều hành xã hội, đủ huấn luyên quân
binh.
Ta thử đọc lại đoạn văn sau đây để hiểu ngày xưa ông bà ta học chữ
Hán như thế nào, đây là thứ chữ dành cho cho lớp tú tài ... , Vua không dùng
" sức học cỡ tú tài " này, lớp tú tài chỉ biết chữ Hán vừa đủ để đọc
mộ bia, để viết gia phả, và để giúp cho quý bà đôi câu biền ngẫu "khóc chồng
", họ làm vài câu thơ châm chọc hay tán gái hay mang cái sở học "bóng
đè" phả vào ca dao, giảng tích Tàu cho người nông dân miệt vườn ít học,
khiến cho dân ta bị Hán hoá trong đầu lúc nào không biết, thật khốn nạn cho dân
tộc này khi mà họ học không tới thay vì làm thinh cứ luôn mồm cất tiếng gáy. Lớp
cử nhân trở lên mới được tham chính. Lớp sĩ phu "có học, bất luận
là tú tài hay cử nhân có tâm mới là lớp người mà dân tộc này mang ơn. Ngay
cả sở học cở tiến sĩ Cao xuân Dục, của Phan bội Châu, giải nguyên mà còn bị cụ
Phan Khôi chỉ trích là "viết câu chữ Hán sai bét " bởi người Tàu
không nói như vậy. Vậy mà họ đã cày cục tiêu tốn mười năm để thông 3000 từ Hán.
Thế nên đại bộ phận người dân nói tiếng Việt không mấy hiểu từ xa lạ. Thế nên
trong triều luôn có vị quan văn dịch lời biểu, lời tấu từ tiếng Hán sang tiếng
Việt thuần túy cho các võ quan thông hiểu. Vì vậy tại chiến trường ác liệt năm
xưa, trước trận phản công mà địch phải huy động tên tướng sừng sỏ Quách Quỳ (7)
mà họ đã thần thoại hóa trong các truyện của người Tàu là Tam hạ Nam Đường, Vạn
huê lầu. Quân Tàu đánh với mọi khí thế trong người nhằm phục hận năm xưa Lý
tướng quân đã phá nát đất nước họ. Lý tướng quân đã viết bài thơ hịch rất ngắn,
nhưng hàm súc dủ các điều muốn nói, không cần truyền hịch trước hàng quân, mà
chỉ cần cho họ nghe, họ sẽ hiểu theo trình độ của họ, theo sự hưng phấn lẫn
lòng căm thù mà cấp trên của họ vừa làm vừa giảng giải. Trận chiến trong đêm
trăng bên bờ sông Như Nguyệt chỉ cách kinh thành Thăng Long trên dưới vài chục
dặm ( khoảng 60 km ). Trong khi cần sự hưng phấn của người chiến binh, biết đâu
có cả bọn trẻ vác tre, vót chông, đội đất đắp lũy chống lại súng bắn đá của
địch đang gây tổn thất lớn cho thuyền bè ta. Trong bối cảnh ấy, người chiến
binh, người dân công trồng tre làm rào chắc chiến lũy, kẻ ngồi vót chông gây
chướng ngại có thể tử trận bất cứ lúc nào do đá bắn qua tới tấp từ bên kia
sông. Với họ vừa làm vừa giữ trận tuyến, thì giờ là vàng bạc. Lời thơHịch miễn
sao tạo nên khí thế chiến đấu cho quân binh là đã đủ. Thế mới biết chọn cách,
chọn điểm tiến hành phổ biến bài thơHịch là rất đổi tài tình của Lý tướng quân.
Nhờ đêm tối, đêm là thời điểm của thần nhân, là cõi âm, là cõi tỉnh, người nghe
rõ hơn, tập trung hơn. Thần nhân đọc lời thơ với giọng văn trách mắng xem
thường kẻ thù như laiquangnam đã tạm dich nghĩa ở trên.
Chính vì thế mà ngôn ngữ bản dịch này phải có giọng trách mắng,
phải có ngôn ngữ miệt thị kẻ thù truyền cho mọi tầng lớp dân quân, chiến sĩ
tham gia chiến dịch, trận đánh thông hiểu. Đó là loại ngôn ngữ thơHịch rất đặc
trưng của dòng thơ cổ do tiền nhân ta viêt. "Ai đó "đã đem giọng mượt
mà đầy chất thơ vào bản dịch bài thơHịch này, laiquangnam e rằng không đúng
chỗ. Ngôn từ tuyệt kỹ của người xưa là dùng âm điệu cao thấp của dòng thất
ngôn, và ngôn từ cần là "đánh đúng vào lòng người Việt khiến họ phấn khích
mà cầm gươm xông tới, quên đi nỗi sợ tử vong ", lúc ấy không có từ mượt mà
mềm yếu ( Xin mời Khách thơ đọc phần bản dịch của người xưa bên dưới ). Điều
tốt nhất là chúng ta buộc phải thuôc nguyên tác hiểu cặn kẻ từ tiếng Nho nay
không còn dùng. Hiểu rõ được từng ngữ nghĩa thì càng yêu mến tiền nhân ta hơn
nữa. Ngày nay trẻ tại Việt nam. cấp I học lần đầu và cấp II học lại lần thứ
hai. Bọn trẻ học thuộc lòng và nghe giảng bài Nam quốc sơn hà, đáng tiếc như sau
Nam quốc sơn hà
Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư. // đúng ra phải là phân định )
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư. // đúng ra phải là phân định )
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Lý Thường Kiệt
Rõ ràng bản dịch ra quốc ngữ khiến bọn trẻ dễ học, dễ nhớ hơn, nhưng
sẽ không hay bằng nguyên tác nếu như thầy cô giáo chịu giảng với cả tấm lòng.
Người Việt với tinh thần thực tế, học sao cho nhanh, họ đã viết
quyển Nhất thiên tự: "một nghìn chữ" cơ bản, dùng thể thơ lục bát các
vô nghĩa miến sao thuận miệng dễ nhớ là được, cứ mỗi một cập gồm một chữ Nho
thì tiếp theo nghĩa của chữ ấy là chữ thuần Việt, ví dụ thiên trời, địa đất ...
Dịch sang thơ quốc âm
Như đã nói trên ThơHịch phải có lời mắng mỏ. Hạ nhục, khinh mịêt
kẻ thù và rất tiếc là laiquangnam không đủ tài năng dịch, cho dù chỉ cố mong
được có một phần khẩu khí của người xưa, Lý tướng quân người đã mắng mỏ vua
nước Đại Tống, hài tội nhà tư tưởng lớn của người Tàu là Vương An Thạch trong
câu dưới đây "Nay nghe vua Tống ngu hèn, chẳng
biết tuân theo phép thánh, lại tin kế của An Thạch tham tà,
bày những phép "thanh miêu", "trợ dịch" khiến
trăm học mệt nhọc lầm than, mà riêng thoả mãn nuôi mình béo mập.
Bởi trăm tính mệnh muôn dân, đều phú bẩm tự trời, thế mà bỗng sa vào cảnh éo le
độc hại, lượng kẻ ở trên cố nhiên phải xét. (sđd 5)
"Phạt Tống lộ bố văn", Lý thường Kiệt, Trần văn Giáp dịch
Nay laiquangnam xin thể hiện lại bài Nam quốc sơn hà với hai bản
văn dịch thơhịch như sau, Mỗi bản văn được thể tái thể hiện trong từng nhóm binh
sĩ khác nhau khi họ luận bàn ngữ nghĩa của từ bài thơ thần mà họ vừa nghe tiếng
thần nhân đọc trong đêm trăng bên bờ sông Như Nguyệt trong trận đánh quyết định
sống còn, nhưng họ đâu có hiểu đó là thần cơ trong cách dụng binh của Lý tướng
quân, mượn miệng thần linh để binh sĩ mình mau thấm nhuần lời hịch do mình
viết, vừa phấn khích, vừa tức bọn giặc ngu xuẩn, lỗ mãng, vừa khúc khích cười,
vừa ra dấu chọc quê kẻ địch bên kia sông. Xưa nay theo thông lệ người chỉ huy
luôn luôn được nhận vinh quang về quyền tác giả các bản văn hịch mà mình nói,
viết hay mình cho lưu hành, cho đến khi đời sau có "ai đó" chứng minh
bằng văn bản rằng đã có người sáng tác ra nó. Nói ngược lại, phủ nhận Lý thường
Kiệt là tác giả với đòi hỏi phải chứng minh có bút tự của Lý thường Kiệt e rằng
kẻ ấy ấm đầu.
Dịch sang thơ quốc âm
1
Nước non Nam Đế Nam hùng cứ!
Phân định sách trời xưa tỏ nay,
Lỗ mãng! cớ sao sang lấn phạm,
Ngữ bây thất bại chắc trong tay!
Laiquangnam
Phân định sách trời xưa tỏ nay,
Lỗ mãng! cớ sao sang lấn phạm,
Ngữ bây thất bại chắc trong tay!
Laiquangnam
2
Đất nước Nam, Đế Nam, hùm ngự!,
Sách trời phân định tỏ xưa nay.
Cớ sao lỗ mãng sang xâm lược!,
Chống mắt xem Ta " tẩn" lũ mày!.
Sách trời phân định tỏ xưa nay.
Cớ sao lỗ mãng sang xâm lược!,
Chống mắt xem Ta " tẩn" lũ mày!.
"hùm ngự", vuốt rau hùm chết có ngày
nghe con!. Rừng nào cọp nấy.
"tẩn", đẩn, tẩm, đấm, xáng, táng. .
" là các từ mà bọn trẻ Việt nam hay dùng sau khi hạ gục kẻ thù. Xin Khách
thơ hãy cố hình dung để thấy trọn nụ cười hồn nhiên chọc quê lính Tàu của bọn
trẻ tham gia trận đánh khi chúng dùng tiếng địa phương của khắp mọi miền đất
nước đang hiện diện trong đêm đó .
Bạn đọc có thấy bọn trẻ vừa tiếp tre, vừa tiếp đất cho người chiến
binh dưới làn mưa đá của đội quân xâm lược Quách Quỳ cố phục hận, họ bắn qua
xối xả qua bờ nam sông Như Nguyệt trong đêm trăng. Bọn chúng đùa vui, có gì
phải sợ. Chống mắt xem Ta " tẩn" lũ mày!. Trận đánh
mà bên ta chết hai hoàng tử, và kẻ địch tổn thất vô cùng nặng nề, 10 phần chết
sáu bảy. Quách Quỳ vị tướng Tàu, người Tàu vô cùng sừng sỏ, cũng sợ chết, rồi
chịu lui quân. Ông nói ta thà mình ta thân bại để cứu muôn người còn hơn chết
chùm. Vua Tống thua me gở bài cào, rồi cuối cùng quyết định lột chức đuổi Quách
Quỳ về quê. Ôi khí thế này, ngày nay chúng ta không còn mong thấy lại!
Lỗ mãng chữ nặng nề hơn chữ mất day nhiều, lỗ mãng là chữ của người bề
trên nói với kẻ dưới, thường hàm chứa một sự đe dọa, hễ không sửa chữa là
" bụp" liền. Chữ mất dạy có khi người nói không đủ sức kiềm chế người
bị nguyền rủa, nhưng người dùng chữ lỗ mãng thì tự tin là ta sẽ đánh mày nếu
như mày không biết hối lỗi.
Chống mắt thường là sự quả báo cho một hành động phải xảy
ra khi có một nguyên nhân sai lầm hoặc bất nhân.
Tẩn, đẩn là khi ta chế ngự địch thủ đến mức không còn khả năng kháng cự,
địch thủ chỉ còn nằm yên chịu trận mà thôi.
Vài bản dịch của người xưa
(laiquangnam không bình hay có bất kỳ ý kiến gì)
1
Nam quốc sơn hà
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định rõ ở sách trời
Cớ sao lũ giặc đến xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời! (1)
Rành rành định rõ ở sách trời
Cớ sao lũ giặc đến xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời! (1)
1) Bản dịch của sách Hợp tuyển thơ văn Việt Nam thế kỷ X đến giữa
thế kỷ XVII. NXB Văn học. Hà Nội. 1976.
2
Sông núi nước nam
Sông núi nước Nam vua nam coi.
Rành rành phân định ở sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Bay sẽ tan tành chết sạch toi.
Bản dịch của HOA BẰNG
Nguồn: Văn lang, Danh nhân đất Việt, NXB ThanhNiên, 1995
Rành rành phân định ở sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Bay sẽ tan tành chết sạch toi.
Bản dịch của HOA BẰNG
Nguồn: Văn lang, Danh nhân đất Việt, NXB ThanhNiên, 1995
3 -Bản dịch:của Trần Trọng Kim
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời!
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời!
4- Bản dịch do Lê Thước và Nam Trân dịch
(bản này đang được dùng trong sách giáo khoa Trung hoc và Đại học
ở VN)
Núi sông Nam Việt vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ
Núi sông Nam Việt vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ
Nhóm giáo sư Đại học Huế, Tinh tuyển thơ văn Hán Nôm, , NXB Giáo
Dục, 2001.
Bản số 5
Người dịch: Ngô linh Ngọc
Đất nước Đại Nam, Nam đế ngự
Sách trời định phận rõ non sông
Cớ sao nghịch tặc sang xâm phạm?
Bay hãy chờ coi chuốc bại vong.
Sách trời định phận rõ non sông
Cớ sao nghịch tặc sang xâm phạm?
Bay hãy chờ coi chuốc bại vong.
Trích Ngô linh Ngọc, Tổng tập văn học Viêt nam, tập I, NXB Khoa
hoc xã hội, Hà nội, 1980.
Lời cuối:
1- Sau trận thua đau này nhiều người Tàu thời ấy, hoặc sau này viết
nhiều câu chuyện Tàu nhằm giảm cấp chuyện đánh Tống thắng lợi vang dội của danh
tướng Lý thường Kiệt năm xưa. Họ đặt điều nói xấu tiền nhân ta tỉ như bịa đặt
các tên gọi xách mé, mà "sử gia"(sic!) TCĐT cố tình trích dẫn gán
ghép cho Lý tướng quân mang tên xấu xa ấy. Họ thần thoại hóa sức mạnh của Quách
Quỳ như là một danh tướng bách chiến bách thắng trong các truyện Tàu mà thế hệ
chúng tôi khi còn nhỏ khoảng cuối đầu thập niên (1955-1962) ham đọc các truyện
Tàu ấy như Tam hạ Nam dường, Vạn huê lầu mà không biết đầu mình đã nhiễm độc,
mình đã bị người Tàu cấy vào đó một "tế bào ung thư" nay có người đã
bị di căn thành bệnh "bóng đè" nào có hay!. Viết các truyện dài hơi
như Vạn huê Lầu, Tam Ha Nam Duong được thì "nghĩa lý gì" khi viết một
câu truyện bịa như thế để ông dẫn. Quách Quỳ là tên tội đồ với dân tộc này.
Rằng "Cây quất trồng ở Giang Nam thì ngọt mà mang lên trồng ở Giang Bắc
trồng thì chua". Chính sử Tàu đã viết "xấu hổ vì thất bại trên trận
đánh với Lý thường Kiệt vua Tống đã lột chức Quách Quỳ đuổi về quê".
2- Xưa nay người Tàu vốn sở trường về hàng gian hàng giả, là chúa
đặt điều trong các sách truyện ký sự nói xấu nước ta. Tư tưởng Đại Hán thái quá
của người Tàu mà TCĐT cố tình trích dẫn, một lối ném đá dấu tay hiểm độc. Tôi
đã thấy, đã tiếp xúc, đã đọc trên internet, Tư tưởng Đại Hán thái quá của họ
luôn luôn là điều khiến cho người Việt chúng tôi dè chừng người Tàu như ông bà
chúng tôi đã dè chừng từ hơn 2000 năm nay. Từ ba Tàu, ba Trời, ba Hoa trong
ngôn ngữ Việt là một minh chứng với ba là một prefix. TCĐT được học với sử gia
người Việt là giáo sư Nguyễn Phương tốt nghiệp tiến sĩ tại Pháp năm xưa về dạy
ngay ĐH VK SG, nay ông lại đang tâm bôi nhọ mọi danh nhân đất nước ta, Ông
không từ một ai từ Thần nhân người Việt đến các đại anh hùng dân tôc như Lý
thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Vua Quang Trung. Sách vở mà ông trích dẫn toàn là
các ký sự bịa đặt không thuộc giòng chính sử! Lý ra ông phải là
người kết nối và hòa giải lòng hận thù, vì nguyên nhân đưa đến lòng hận thù ấy
giữa hai dân tộc Hoa-Việt ông biết rất rõ mà. Tiếc thay ông lại nhiễm
tư tưởng Đại Hán đến tận thế kỷ 21 qua các trang sử Việt tưởng vô tư, vô hại
nhưng lại vô cùng ác độc. Buồn thay vì tôi không thấy mấy ai là người Việt "có học" tử tế lại để tâm đến tình tự dân tộc Việt, nay Họ lại không hề
lên tiếng vì " người khôn nhất là người luôn tụng câu đầu môi "một
câu nhịn là chín câu lành!"; rằng "nó ăn ở
không phải thì trời trả báo nó!", nhớ xưa vị Phật sống của
chúng ta là nhà vua Trần nhân Tông đã khoác chiến bào cùng Hưng Đạo Đại Vương
dẹp giặc, dẹp tan quân Nguyên hung hãn để cứu đất nước này khỏi diệt vong. Nhà
thiền sư đất Việt năm xưa còn vậy huống hồ gì bây giờ mà giới có học lại "thủ
thân vi đại thấy chuyện bất bình về văn hóa, về lịch sử
tiền nhân, về ba vị đại anh hùng dân tộc, ba danh tướng nhất của dân Việt bị
bôi lọ mà nở làm thinh, rằng "sống chết mặc bay" chỉ
có mình ta khôn?. Buồn thay!
3- Đây không phải là bản Tuyên ngôn độc lập bởi nước ta đã là một thực
thể độc lập vững chắc kể từ khi Ngô Vương Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông
Bạch Đằng. Từ năm 938 trở về sau nước ta đã độc lập lâu dài. Từ đó cho đến 1076
tính ra đã được 137 năm. Nay Lý tướng quân chỉ báo là "rừng
nào có cọp nấy, "đất nước phương Nam này ta đã
tốn máu xương để dành lại và xóa sổ 1000 lệ thuộc". Năm trước,
1075, Ta (Lý thường Kiệt) đã thay trời cứu dân Tống khỏi lầm than vì họa Tân
pháp của Vương An Thạch. Thế nên câu đầu "Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
", không cần phải nêu tên nước của ta trong từng thời kỳ làm gì. "Nam
quốc sơn hà là đất đai của giống nòi Lạc Việt.
Ngày nay trong văn học nước ta, có nhiều áng hùng văn trong lịch
sử cổ kim được chuyển dịch sang chữ quốc ngữ từ các nguồn văn hóa khác nhau.
Nhắc lại, các vị vua ở nước ta thời cổ có Triệu Đà muốn xưng đế
cho ngang hàng với Hán đế nhưng sau vua Hán dùng đòn bẩn dọa đào mã cha mẹ ông,
Triệu Đà sợ là con bất hiếu nên rút ý định xưng đế, rồi dẫn đến họa mất nước
bởi sau khi ông chết, người vợ Tàu lăng loàn của ông có tên là Lữ Hậu thông dâm
người tình nhân cũ đang là quan trong triều Hán nên đem đất nước về cho Tàu.
Việc này khiến Lữ Gia nổi binh giết chết Triệu Ai Vương và Lữ Hậu. và ta cũng
mất luôn nước. Chịu Bắc thuộc lần thứ nhất.
4- Khi xung trận Lý thường Kiệt đã gọi vua của Tàu là "ngu
hèn", Có khi nào Bạn đọc tự hỏi vì cớ gì trong đầu ""bóng
đè" của họ hiện nay khiến các dịch giả Việt nam phải e ngại mà phải dùng
thứ ngôn ngữ dịch mềm mỏng khác với khí khách tiền nhân. Ngôn ngữ mang chất thơ
không đúng trong việc dịch bài thơhich này. Bạn nghĩ gì?
5- Vua là chủ nước nhỏ, Đế là chủ của nước lớn.
6- Sáu điều độc đáo của bài thơ hịch "Nam
quốc sơn hà"
Khác hơn các bản hùng văn được thể hiện đây đó trên thế giới, bản
hùng văn này có những yếu tố kỳ lạ tối ưu sau.
a)- Một là dùng thơ để viết hịch.
b)- Hai là bài thơ lại rất ngắn, nó chỉ có bốn câu gồm
28 chữ, với một bố cục cực kỳ chặt chẻ mà trong suốt giòng lịch sử của người
Tàu họ không làm sao tưởng tượng nổi ; rằng đã có một tướng lãnh Đại Việt đã
viết hàm súc như vậy. Đã không hình dung được thì làm sao mà sáng tạo.
c) Ba là Thể hịch buộc phải dùng lời" khoa
ngôn " để khích tướng và làm cho người chiến binh bớt sợ kẻ thù. Nam quốc
sơn hà thì người thật việc thật, không lộng ngữ khoa ngôn.
e) Bốn là bài hịch được truyền đi khi vị tướng
quân tư lệnh chiến trường không cần phải tập hơp binh sĩ, không cần phải nhìn
hàng quân dưới bóng quân kỳ mà ban lời "nhật lệnh ", "huấn lệnh,
đọc bài hịch để nâng cao tinh thần binh sĩ như thông lệ. Lý thường Kiệt đã có
cách khác hiêu quả hơn nhiều, kỳ diệu hơn nhiều. mau thuộc mau nhớ, trình độ
nào cũng hiểu, diễn nôm ở dạng nào cũng được
f) Năm là bài thơ của Lý tướng quân dùng ngôn từ
cho cả hai đối tượng mà mình nhắm đến, binh sĩ thuộc quyền và cả binh sĩ địch.
Với kẻ thù thì đó nặng lời " mắng mỏ ", miệt thị và đối với binh sĩ
mình rằng những gì ta nói có các nhân chứng nay là thuộc tướng của ta, họ đã
chứng kiến.
g) Sáu là Lý thường Kiệt biết giữa ngôn ngữ bình
dân, số từ tiếng nôm nhiều hơn thứ tiếng Tàu mà các quan văn (ông bà ta) đang
dùng nên bài thơ Hịch có thể được dịch ra thành nhiều bản khác
nhau, tùy theo độ nhuần nhuyễn từ ngữ dân tộc, từ đó đánh thẳng vào lòng yêu
quê hương của người chiến binh không được mấy hiểu biết chữ Nho
7- Là người Việt ngày nay mỗi khi chúng ta thẩm định lại giá trị
một bài cổ văn của dân tộc, buộc phải nhìn trước nhìn sau và quy chiếu một cách
nhất quán với tình tự dân tộc để thử tìm xem một cách cặn kẻ và có hệ thống
rằng "có thuốc độc trong viên kẹo ngọt" hay
chăng. Âm mưu Hán hóa lên dân tộc Việt mà người Tàu nhất quán áp lên dân tộc
này từ thời vua Hán vào thế kỷ thứ I, SCN khi họ sai Mã Viện Ngưu Đầu triệt hạ
văn minh Lạc Việt, một nền văn minh Trống Đồng, văn minh lúa nước đã có khi
tiếp cận với các nước Nam Á qua đường hàng hải trước khi người Trung quốc xâm
lược và hủy diệt nó đi. Người Việt nay cầm bút cố mà tự hỏi lòng rằng "Cây
quât trồng ở Giang Nam thì ngọt mà mang trồng Giang Bắc trồng thì chua" có
đúng trong trường hợp này chăng ?. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có bản sắc
riêng của mình nên người nước Nam phải thưởng ngoạn theo phong cách và tình tự
của người phương Nam cần gì phải Tử viết, phải Lưu Hiệp nói. Lý luận văn học
của ta nên theo cách đánh giá của tiền nhân ta, Lê quý Đôn và Ngô Thời Nhiệm...
kiến văn nào có chịu thua kém ai, không thể nhất nhất đều bị "bóng
đè" như lớp đàn anh mình sinh ở thập niên 1930 nay còn sót lại đó đây, họ
làm nhiễm bẩn bản sắc dân tộc Việt. Người Việt hiện nay cần có tinh thần
khử Hán hóa (déhanisation), để chống lại quyền lực mềm Hán Hóa (Hanisation) mà
Trung quốc hiện nay đang cố triển khai trên đất nước ta như những gì ta thấy
qua phim ảnh hằng ngày trên tivi, trên báo chí tại Việt nam.
8- Những yếu tố khiến Lý thường Kiệt thành công trong việc chinh
chiến, xin mời đọc một đoạn
"Giáp Thìn, [Chương Thánh Gia Khánh] năm
thứ 6 [1064], (Tống Anh Tông Thự, Trị Bình năm thứ 1). Mùa xuân, tháng giêng
sai sứ sang Tống.. Mùa hạ, tháng 4, [3b] vua ngự ở điện Thiên Khánh xử kiện.
Khi ấy công chúa Động Thiên đứng hầu bên cạnh, vua chỉ vào công chúa, bảo ngục
lại rằng: "Ta yêu con ta cũng như lòng ta làm cha mẹ dân. Dân không hiểu
biết mà mắc vào hình pháp, trẫm rất thương xót, từ nay về sau, không cứ gì tội
nặng hay nhẹ đều nhất luật khoan giảm".(ĐVSKTT )
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Xót thương vì hình ngục, nhân từ
với nhân dân, là việc đầu tiên của vương chính. Thánh Tông lo tù nhân trong
ngục hoặc có kẻ vô tội mà chết vì đói rét, [6a] cấp cho chiếu chăn ăn uống để
nuôi sống, lo quan lại giữ việc hình ngục hoặc có kẻ vì nhà nghèo mà nhận tiền đút
lót, cấp thêm cho tiền bổng và thức ăn để nhà được giàu đủ. Lo dân thiếu ăn thì
xuống chiếu khuyến nông, gặp năm đại hạn thì ban lệnh chẩn cấp người nghèo,
trước sau một lòng, đều là thành thực. Huống chi lại tôn sùng đạo học, định rõ
chế độ, văn sự thi hành mau chóng bên trong; phía nam bình Chiêm; phía bắc đánh
Tống, uy vũ biểu dương hiển hách bên ngoài. Tuy có việc lầm lỗi nhỏ
khác cũng vẫn là bậc vua hiền. Hoặc có người bảo là vua nhân nhu có thừa mà
cương đoán không đủ, ngu ý chưa cho là phải.
Đời Lý với quốc giáo là Phật giáo nước ta chỉ mới 150 lập quốc dân
ít, văn hóa chưa cao so với địch mà đã kéo quân vào Trung quốc đánh đấm ra trò,
đây là lần duy nhất trong sử Việt ắt cũng có nguyên nhân sâu xa của nó. Vua Lý
là cha mẹ dân, coi dân như là con em của mình. Một bài học muôn đời của nhân
cách Việt. Phục thay!
I- Tham khảo
[1] Trần Trọng Kim, Việt nam sử lược in vào năm
1920, nxb Tân Việt,Link http://vnthuquan.
net/truyen/truyen.
aspx?tid=2qtqv3m3237nvn2nqn1n31n343tq83a3q3m3237nvn&AspxAutoDetectCookieSupport=1
Chép "Tiệt nhiên định phận tại thiên thư". Từ sai sót
này của cụ Trần có lẽ đã dắt theo sự sai sót của Dương Quảng Hàm. Ngày nay khi
tra trên mạng internet, ta vẫn thấy các trang web nay còn vẫn dùng bản cũ. Ví
dụ: www. vi-wikipedia. org và
các sách giáo khoa VN đang được dùng hiện nay. Đúng ra phải là "Tiệt nhiên
phân định tại thiên thư " như bản ĐVSKTT. Hanoi dịch lần 2.
[2] Phạm thi Hảo, Khái niệm và thuật
ngữ Lý luận Văn học Trung quốc, nxb Văn Học, năm 2004. Bà
Phạm thi Hảo là chuyên gia đầu ngành về Trung quốc học của Hanoi. Bà đã được
gởi đến Trung quốc du học về văn hóa Trung quốc từ trước 1954. Bà đã đọc nhiều
sách viết về Văn học Trung quốc và Các đại tự điển văn hóa của Trung quốc để
viết nên quyển này.
[5] "Phạt Tống lộ bố văn", http://www.
suutap. com/default. asp?id=1326&muc=5
[6] Nguyễn Phạm Hùng, văn học Lý Trần nhìn từ thể loại (chuyên khảo), nxb Giáo Dục 1996.
[6] Nguyễn Phạm Hùng, văn học Lý Trần nhìn từ thể loại (chuyên khảo), nxb Giáo Dục 1996.
[9] link load sách sử của Trần trọng Kim http://vnthuquan.
net/truyen/truyen.aspxtid=2qtqv3m3237nvn2nqn1n31n343tq83a3q3m3237nvn1n
Link http://vnthuquan.
net/diendan/tm. aspx?m=220136
[12] Bùi Duy Tân, Bàn thêm về văn bản và
tác giả bài thơ "Nam quốc sơn hà". Tạp chí Văn học, số 10/1996. Nay
đăng lại toàn văn trong sách "Khảo và luận" của BDT, NXB Giáo
Dục, 1999, trang 13. Các bạn đọc quyển này để hiểu toàn bộ sự diễn
tiến vấn đề đã nêu. .
II- Phần ghi chú nhanh bên lề những từ mà
laiquangnam đã dùng trong bài
Vài định nghĩa về các từ "chữ Nho", từ "Hán
việt", từ "Việt Hán", từ Nôm, từ "thuầnViệt"
Và từ "Việt"
1- Chữ Nho là thứ chữ mà ông bà ta xử dụng có nguồn gốc
từ tiếng Tàu mà ra, do vì ông bà ta bị Tàu, người Tàu đô hộ, họ hủy sach văn tự
của ta (?) trong hai cuộc tàn phá văn hóa có tính "hệ thống, bài bản
" được thi hành chặt chẻ. Lần thứ nhất là vào đời Hán, năm 43 SCN do Ngưu
Đầu Mã Viện thực hiện theo chỉ thị của vua Hán. Và lần thứ hai vào các năm 1400-1428
do Trương Phụ thực hiện dưới sự chỉ đạo của vua nhà Minh [1]. Khi
bị mất chữ viết, người Việt xưa buộc phải dùng chữ Tàu của người Tàu là người
đã đô hộ mình. Đó không là ngôn ngữ của mình, nên ông bà ta chỉ chọn lọc một số
ít từ để dùng tạm trong việc điều hành quốc gia như quản lý xã hội (quản lý hộ
khẩu, Họ tên (tiện cho việc bắt lính, đóng thuế), viết gia phả, văn bia...);
dùng trong việc thi cử (dựa vào văn chương mà tuyển người tài cho đất nước ...). Ước độ ông bà ta dùng trên dưới 5000 từ đơn (Tự điển Hán Việt của ĐDA vào
đầu thế kỷ 20 là một minh chứng).
Vào năm 1407-1427 Người Tàu thấy người Việt viết chữ Nho nhưng đọc
theo âm Hán đời Đường, thế kỷ thứ IX_X, mà ta tạm gọi là âm Hán Việt không
giống như người bản địa (Tàu, người Tàu đời Minh) cho nên đã bắt về Trung quốc
hơn 200 người là các học sanh, là thầy chùa sang Tàu để người Tàu tái đào tạo
rồi tung về Việt nam để duy trì sự liên tục dòng văn hóa Hán tộc. Lối đi là qua
kinh sách Phật giáo Trung quốc (mà nay vẫn còn là một thứ "bóng đè"
nặng trên vai Phật giáo Việt nam). Thiều Chửu trích ra thêm khoảng chừng 4000
từ nữa, thế nên trong Hán Việt tự điển của Thiều Chửu có những tiếng, những từ
tuy ta đọc theo âm Hán Việt nhưng là của Tàu, bởi chỉ có người Tàu rặt mới dùng
mà thôi; người Việt chúng ta không dùng hay không còn dùng. Nhiều hình tượng
La Hán, Phật, Bồ tát vốn không có tại nước ta thời Lý Trần với dòng thiền rất
đặc sắc, thiền "Yên tử", nay lại xuất hiện đầy ở rất nhiều chùa miếu
ở Nam bộ hiện nay. Chùa người Khmere thì không thấy, ví dụ tượng ông "Phật
mập" do " Bố Đại hòa thượng" hóa thân xuất hiện cuối Nguyên đầu
Minh vào. Đừng lấy tinh thần Phật giáo "phá chấp, phi hình
tướng" mà che cho cái "?" của mình. "Cây quất
trồng ở Giang Nam thì ngọt mà mang trồng Giang Bắc trồng thì chua". Không
hiểu giới thày chùa Việt nam có chịu lắng nghe!
2- Từ Hán Việt là tập hợp con của chữ nho, từ thứ chữ
nho ấy mà chuyển hóa. Từ HánViệt là tiếng Hán đọc theo Âm Việt đã được chọn lựa
lại trong số ấy. Ví dụ chữ Thiên của Tàu, người Tàu dùng khoảng 26 chữ, trong
tiếng Hán Việt ta chỉ dùng 5 từ với năm nghĩa khác nhau cùng có âm là thiên. Có
26 chữ Tàu, có 5 chữ Nho, có 5 từ Hán Việt, có 5từ Việt Hán và có một từ Việt,
nói thiên nói địa tuy là nói trên trời dưới đất, mà nay thành tiếng thuần Việt,
bởi người Việt hiểu cụm "nói thiên nói địa" >> nóiThiênNóiĐịa
>nóiBaTtrời, nóiTàolao, nóiBaXíBaTú .... (các từ viêt liền tương đương với
một từ tiếng Anh khi chuyển dịch. Từ Hán Việt là từ mà ngày nay chúng
ta cần phải làm ngay một quyển tự điển gọn nhẹ, nhằm giúp học sinh và người
dùng bình thường để dùng đúng, như Nhật Bản đã làm giúp đỡ thuyền nhân Việt nam
trên xứ họ, học sinh chỉ cần quanh quẩn trong vòng 3000 từ là đủ. Làm như ĐDA
vừa thiếu vừa dư, lẫn lộn giữa chữ Tàu, chữ nho và từ Hán Việt, từ Việt Hán. Ta
cần có ngay nó để có bộ tự điển đối chiếu Prefix và suffix dành chuyển ngữ các
thuật ngữ Khoa học, văn chương, luật pháp ... vv.... một cách nhất quán.
3- Từ Việt Hán là tập hợp con của từ Hán Việt, có số phần tử nhỏ
hơn hay bằng. Từ Việt Hán là từ tối cần thiết để mở rộng ngôn từ và
sức sống cho dòng Việt ngữ
Ngày nay ta mượn âm Hán chỉ là cái vỏ bọc để dịch các "thuật
ngữ" khi ta tiếp cận Văn minh thế giới Tây phương, nó đã ảnh hưởng trên
văn hóa chúng ta ngày nay không thể tránh khỏi. Văn hóa của dân tộc ta là sự
tiêu hóa, là sự tiếp cận, tiếp nhận và có chọn lọc. Muốn hiểu từ Việt Hán cho
tường tận, ta phải chú bằng tiếng Anh bên cạnh, và người dùng buộc phải tra
Encyclopedia của Anh Mỹ mới mong hiểu rõ nghĩa. Các Đại tự điển của người Tàu,
họ cũng dịch từ các bộ Encyclopedia của Anh, Mỹ, Pháp mà ra cả. Ví dụ các từ
Triết học (philosophy), văn hóa (culture) tư bản (capital) là các từ Việt Hán.
Văn hóa (tỉnh từ ) là từ Hán Việt (dùng tự điển Thiều Chửu để tra). Văn hóa
(danh từ là vỏ bọc) là từ Việt Hán phải dùng Encyclopedia để tra cho tường tận
ngữ nghĩa. Các vị được gọi là học giả bị "bóng đè" nặng thường thích
tra cứu các từ mà laiquangnam giới thiệu ở trên bằng các đại tự điển của Trung
quốc. Hết biết!. Dịch lại cái người ta đã dịch từ trong các bộ Encyclopedia của
người Phương Tây để hiểu từ, đó là lối làm việc của học giả bị "bóng
đè", Tàu là nhất có là" người "?".
5- Trong ngôn ngữ của ta có tám định nghĩa về một loại từ để sắp
xếp nó vào là chủng loại nào. Do khuôn khổ và nội dung của bài Nam quốc sơn hà
không cho phép laiquangnam dài dòng, xin hẹn quý bạn trong một bài viết khác.
III- Phần ghi chú nhanh đọc để biết.
Trong thế kỷ trước, đa phần các nhà sư Việt nam xuất gia từ thuở
bé, tu tập tại chùa nhỏ của Phật giáo Việt nam dưới thời Pháp thuộc và hay ngay
cả thời Ngô Đình Diệm tại các địa phương xa kinh thành Huế, họ đã có lối học
chữ Nho như thế (11), nhất là trước năm 1935. Lối học chữ nho này phổ biến tại
các chùa ở đồng bằng Nam bộ, trên các hải đảo, và có lẽ cả giới tu sĩ Cao đài
nữa. Học hành không tới nơi nên du nhập " thượng vàng hạ cám "là
nhiễm bẩn văn hóa Việt tộc thậm chí có chùa còn đem Quan Vũ, phong cho thành
Bồ tát, là thần Hộ pháp cho PGVN. Lớp trẻ nếu không được cảnh giác sẽ mất định
hướng về văn hóa Lạc Việt. Ngày nào mà dân trí ta còn thấp thì ngày ấy càng bị
Hán hóa nặng nề trong tư tưởng và trong cách sống. Dễ thấy nhất là lớp người
sinh thập niên 1930 biết chút chữ Hán cũng a dua truyền bá không công cho văn
hóa Tàu, lấy điển Tàu, phong tục của người Tàu rồi gán cho "khuôn phép của
tiền nhân". Bó tay!.
Thiên trời, địa đất, vân mây,
Vũ mưa, phong gió, trú ngày, dạ đêm,
Tinh sao, lộ móc, tường diềm,
Hưu lành, khánh phúc, tăng thêm, đa nhiều...
Vũ mưa, phong gió, trú ngày, dạ đêm,
Tinh sao, lộ móc, tường diềm,
Hưu lành, khánh phúc, tăng thêm, đa nhiều...
Tam Thiên tự: "ba nghìn chữ". Chữ và nghĩa kế tiếp nhau
thành từng đoạn theo lối vè bốn chữ, gieo vần theo thi pháp lục bát chính quy,
nghĩa là chữ cuối câu trên ăn vần với chữ thứ ba đếm lùi của câu kế tiếp không
cần nghĩa lý. miễn sao dễ thuộc là được, ví dụ:
thiên: trời. điạ: đất.
cử: cất. tồn: còn.
tử: con. tôn: cháu.
lục: sáu. tam: ba
gia: nhà quốc: nước (Tamthientu)
Thế nên ngày nay chúng ta có những từ song lập, với đặc điểm là
chữ sau giải nghĩa chữ trước. Ví dụ trong ngôn ngữ của ta có các cặp từ thượng
lên, hạ xuống, hay khi nói "đường quốc lộ" "sông Nhị hà"
vẫn không nghe chướng. Nhiều người ra vẻ ta đây bày đặt chỉnh sửa người nói
sai, phê phán người nói đã dùng dư từ, theo họ nên nói "quốc lộ",
"Nhị hà". Theo ngu ý laiquangnam đó là sự phê phán không cần thiết.
Nổ! là bệnh của anh cái cần biết thì không biết, cái cần nói thì không chịu
nói, cái cần bỏ qua thì gay gắt, ta đây. Cách học chữ nho của ông bà ngày ấy,
cũng có nhiều cái hạn chế, chữa lửa, ví dụ ngay từ chữ bắt đầu học, "chữ
thiên" trong tam thiên tự cho ta thấy gì?. "Thiên", tiếng Tàu
của người Tàu có ít nhất là 26 chữ trùng âm, người Tàu viết 26 chữ khác nhau
để phân biệt ngữ nghĩa. Âm Hán Việt đều đọc là thiên. Chữ địa của người Tàu
dùng có thể ít nhất trong bảy ngữ nghĩa khác nhau. Khi sang tiếng Việt còn đôi
ba nghĩa, địa là đất, địa là vị trí chổ ngồi, là thứ bậc trong xã hội, vi du địa
vị. Từ từ HánViệt, Địa là đất sang từ Việt Hán (như là vỏ bọc) như thuật ngữ
Địa Lý Học (geography). Trong khi tiếng thuần Việt, "Địa" còn là là
động từ chỉ chôm, chỉa. Địa trong từ song lập thổĐịa chỉ người là rành về một
địa bàn. Thế nên trong tiếng Việt ta từ song lập khóa lại ngữ nghĩa các từ đơn.
Các dấu hỏi, ngã, các chữ cuối t, c, ch, n, ng (ví dụ +an, +ang) mà người Nam
Trung bộ, hay Nam bộ đọc như nhau, nhưng nhờ mặt chữ thể hiện mà người Việt
nhận biết ngữ nghĩa của nó. Lối học vỡ lòng làm quen chữ quốc ngữ của thế hệ
chúng tôi, ngày ấy các Thầy chúng tôi đều dạy như vậy. Dạy ngữ nghĩa dưới hình
thức chính tả, Khi đã đọc thuộc lòng, đã quen mặt chữ thì người đọc đã đọc ngay
tổng thể có ai cần đánh vần đâu....
Laiquangnam
Theo http://chimviet.free.fr/
Theo http://chimviet.free.fr/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét