Mùa thu trong ca khúc viết về Hà Nội
Mùa Thu không chỉ là một trong bốn tiết Xuân - Hạ - Thu
- Đông của Đất Trời, mà còn đong đầy nhiều cảm xúc của người Hà thành và những
lữ khách cho dù chỉ thoáng gặp trong một lần ghé qua Hà Nội. Vì thế, thật dễ hiểu là Mùa Thu đã rung động
con tim vốn nhạy cảm với cái Đẹp của Trời đất, với cái Đẹp của tâm hồn Con người
của nhiều nhạc sĩ. Cứ mỗi độ Thu sang, các nhạc sĩ ở khắp mọi miền quê của Tổ
quốc, lại hướng về Hà Nội - nơi “lắng hồn núi sông”, trái tim của cả nước, để
viết về Hà Nội – nhớ về Mùa Thu Hà Nội.
Mùa Thu Hà Nội đã chiếm trọn cảm xúc nhiều nhạc sĩ. Trong số 100 bài hát hay nhất về Hà Nội được tuyển chọn từ hàng nghìn bài hát viết về Hà Nội, in trong Tổng tập Nghìn năm văn hiến Thăng Long (Nxb Văn hóa – Thông tin, 2009), có 16 bài viết về 4 mùa ở Hà Nội. Trong 16 bài đó, thì tên bài hát có từ “Thu” (mùa thu, đêm thu, sắc trời thu, thu sớm, thu lại về, đoản khúc thu), nghĩa là tác giả lấy Mùa Thu Hà Nội làm đối tượng thể hiện trực tiếp, có 11 bài (chiếm tỷ lệ gần 70%), chỉ có 04 bài tên bài hát có từ “Mùa Xuân”, có 01 bài hát tên bài hát có từ “Mùa Đông”, còn “Mùa Hạ” không có bài nào.
11 bài hát mà ngay từ tên bài hát có từ “Thu”, là:
1. Có một mùa Thu Hà Nội (Nhạc: Phạm Tuyên, Lời: thơ Lê Hoàng Minh);
2. Có phải em mùa Thu Hà Nội (Nhạc: Trần Quốc Lộc, Lời: thơ Tô Như Châu);
3. Đêm Thu Hà Nội (Nhạc: Lê Mây, Lời: thơ Hoàng An Hợp);
4. Em nhớ thương Hà Nội mùa Thu (Nhạc: Đỗ Dũng, Lời: thơ Chơn Huệ);
5. Một sắc trời Thu Hà Nội (Nhạc và lời: Văn Dung);
6. Thu sớm bước dạo (Nhạc và lời: Lê Tịnh);
7. Hà Nội mùa Thu (Nhạc và lời: Vũ Thanh);
8. Hà Nội Thu lại về (Nhạc: Đoàn Bổng, Lời: thơ Nguyễn Thị Hồng);
9. Tôi yêu mùa Thu Hà Nội (Nhạc và lời: Phạm Trọng Cầu)
10. Đoản khúc Thu Hà Nội (Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn);
11. Nhớ mùa Thu Hà Nội ( Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn)
Ngoài 11 ca khúc trên, trong số 100 ca khúc hay nhất viết về Hà Nội đó, tuy tên bài không có chữ “Thu”, nghĩa là mục đích của tác giả không viết trực tiếp về Mùa Thu Hà Nội, song trong nội dung bài hát viết về những sự kiện lịch sử trong đại của dân tộc, hay chỉ là sự kiện liên quan đến riêng tác giả đã diễn ra dưới trời Thu, sắc Thu của Hà Nội. Nhớ đến sự kiện ấy, tác giả không quân được hương sắc của Thu Hà Nội. Hay, mỗi khi bắt gặp hay nhớ về Thu Hà Nội, những kỷ niệm trên lại ùa về, đong đầy nỗi nhớ.
Có thể thấy điều này trong những sáng tác sau:
- Có 2 bài hát, tuy tên bài hát không có chữ “Mùa Thu”, nhưng tên bài hát có tháng nằm trong tiết Thu Hà Nội, là: Cảm xúc tháng Mười (Nhạc: Nguyễn Thành, Lời: thơ Tạ Hữu Yên); Hà Nội tháng Mười (Nhạc và lời: Xuân Giao), Tháng Mười Hà Nội (Nhạc và lời: Trương Ngọc Ninh), …Ví như bài Tháng Mười Hà Nội, Trương Ngọc Ninh đã viết những ca từ: “Tháng mười thu, phố phường thu Hà Nội. Tháng mười thu, mùa thu. Lắng nghe heo may gọi mùa thu nước xanh trong mặt hồ. Chiều xuống lá thu nhẹ rơi bồi hồi mưa thu trong tôi….”.
- Những bài không trực tiếp có tên bài hát có chữ mùa Thu, nhưng viết về một loài hoa đặc trưng của Hà Nội – hoa Sữa – loài hoa chỉ nở vào cuối Thu đầu Đông, là: Hoa sữa (Nhạc và lời Hồng Đăng), Mùa hoa sữa (Nhạc: Huy Thục, Lời: phỏng thơ Hải Như);
- Tuy tên bài hát không có tên mùa Thu, nhưng ta bắt gặp mùa Thu hoặc tiết Thu Hà Nội trong nội dung ca từ, như: Hà Nội đêm trở gió (Nhạc: Trọng Đài, Lời: Chu Lai – Trọng Đài); Hà Nội mùa vắng những cơn mưa (Nhạc: Trương Quí Hải, Lời: dựa ý thơ Bùi Thanh Tuấn);Trời Hà Nội xanh (Nhạc và lời: Văn Ký); Im lặng đêm Hà Nội (Nhạc: Phú Quang, Lời: thơ Phạm Thị Ngọc Liên); Em ơi, Hà Nội phố (Nhạc: Phú Quang, Lời: phỏng thơ Phan Vũ),.…Ví như bài Em ơi, Hà Nội phố, ta bắt gặp những ca từ nói lên hương hoa mùa Thu rất riêng của Hà Nội là: “mùi hoàng lan”, “mùi hoa sữa”; là “cây bàng mồ côi mùa đông”, là “hàng phố cũ rêu phong từng mái ngói xô nghiêng”, là “hoàng hôn trên Hồ Tây nao nao kỷ niệm”. Đó là những cảnh sắc rất Thu của Hà Nội. Tác giả yêu say đắm cảnh sắc ấy, nhân cách hóa, ví sắc Thu như một người con gái mình yêu.
Với 11 ca khúc, 11 “tuyên ngôn” về Mùa Thu Hà Nội được tác giả đặt ra ngay từ tên bài, có một điều lạ lùng, hầu hết các tác giả của những ca khúc này đều không phải là người Hà Nội. Có phải thế chăng mà Ché lan Viên viết: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở. Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”.
Trong 11 ca khúc đó, có 5 ca khúc, phần lời là thơ hoặc ý thơ của tác giả khác được nhạc sĩ phổ nhạc (là: Có một mùa Thu Hà Nội thơ Lê Hoàng Minh; Có phải em mùa Thu Hà Nội thơ Tô Như Châu; Đêm Thu Hà Nội thơ Hoàng An Hợp; Em nhớ thương Hà Nội mùa Thu thơ Chơn Huệ; Hà Nội Thu lại về thơ Nguyễn Thị Hồng). Và, trong số 11 ca khúc hay nhất viết về Mùa Thu Hà Nội ấy, Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn – một người con Xứ Huế, lại quá nửa đời người sống ở Sài Gòn (nay là TP HCM), là tác giả của 2 ca khúc là: Đoản khúc Thu Hà Nội và Nhớ mùa Thu Hà Nội. Cả hai ca khúc này, Trịnh Công Sơn là tác giả của cả phần nhạc và ca từ.
Trong số 11 ca khúc ấy, Thu sớm bước dạo là ca khúc viết muộn nhất. Theo đề tựa “Tặng Hà Nội nghìn năm của tôi”, có thể suy luận nhạc sĩ Lê Tịnh viết bài này chậm nhất là năm 2010, nhân kỷ niệm Hà Nội 1.000 năm tuổi. Mùa Thu Hà Nội chỉ có 3 tháng. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó, sắc Thu đã kịp vương vào con người và vạn vật của Hà Nội. Nhưng thế cũng đủ để các nhạc sĩ cảm nhận và mô tả Mùa Thu Hà Nội dưới muôn hình vạn trạng.
Trong Có một mùa Thu Hà Nội, Nhạc sĩ Phạm Tuyên không tập trung tả hương sắc mùa thu thế nào mà nói về một sự kiện diễn ra vào mùa thu năm 1946, cuộc chiến 60 ngày đêm của quân dân Hà Nội, về Trung đoàn Thủ đô phải tạm rút khỏi Hà Nội, sau 9 năm lại ca khúc khải hoàn về lại Thủ đô: “Vời vợi xanh năm cửa ô. Tháng mười heo may ngọn gió, lớp lớp quân về như sóng. Rung rinh màu lá cây rừng. Mắt người Hà Nội rưng rưng. Cờ sao tung bay phố cổ. Có một mùa thu như thế, thành lời bài hát không quên”.
Nhạc sĩ Trần Quang Lộc trong Có phải em mùa Thu Hà Nội đã nhân cách hóa, gọi mùa Thu Hà Nội là “em” để trò chuyện, để bày tỏ cảm xúc của mình: về mùa Thu Hà Nội xưa, với “hồn Trưng Vương sông Hát”, mùa Thu Hà Nội “mùa thu của ước mơ”.
Nhạc sĩ Lê Mây trong Đêm Thu Hà Nội, tả về một đêm mùa thu Hà Nội, bên Hồ Gươm xanh huyền thoại, nghe thu đến với đất trời, nghe lá mùa thu rơi, trong không gian êm ả, và phát hiện ra “Hương Hà Nội êm đềm, dịu dàng trong mùa hoa sữa. Đêm mùa thu đang mở cửa, đón bao câu chuyện tâm tình. Bàn chân dù muôn phương. Người đi nào nguôi quên, dáng mùa thu Hà Nội. Một Tháp Rùa lung linh quyện mây trời trong xanh. Tháp Bút nghiêng ngiêng đợi chờ”.
Hà Nội giữa mùa Thu được Nhạc sĩ Đỗ Dũng tả trong Em nhớ thương Hà Nội mùa Thu với “Không gian êm ả. Có những phố gầy giăng mắc sương mây. .. Chiều se se lạnh heo may rải lá vàng trong gió. Buông mặt nước hồ hai hàng liễu rủ. Tiếng chuông chiều ngân vang cùng với niềm tiếc nuối gợi nhớ miền mênh mang”. Tác giả nguyện “dù có chia xa hay gần gũi. Lặng mãi trong em mùa thu”.
Nhạc sĩ Văn Dung, trong một ngày Thu đi trên đường Hà Nội, ông đã nhận ra hương sắc riêng Một sắc trời Thu Hà Nội: “Hà Nội ngây ngất nắng xao động gió heo may”, nhận ra Hà Nội “ngàn năm dấu xưa còn đó, trầm mặc uy nghi Thăng Long Đông Đô. Lặng lẽ chiều Tây Hồ, Lặng lẽ từng hồi chuông bâng khuâng trong không gian”. Trong cái hương sắc mùa thu ấy, tác giả như nghe thấy tiếng hát ngày ấy, từng nhịp bước ngày ấy, nghe vọng về lời Người (Bác Hồ) nói bao thân thương; để Hà Nội hôm nay thênh thang trong gió thu. Để ta đi bên nhau vui say bao ước mơ. Để Hà Nội đẹp bao trong trang thơ”.
Nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu “yêu” mùa Thu Hà Nội, bởi Thu Hà Nội có: “mặt hồ lấp lánh như gương soi…chiếc lá mùa thu rơi làm xôn xao Hồ Gươm…bay hương cốm mới.. màn sương thu… mùa heo may về…”. Và, tác giả nhớ về “mùa thu xưa” (bài Tôi yêu mùa Thu Hà Nội).
Mỗi khi Hà Nội vào Thu, cũng như mỗi người dân Hà Nội, trong lòng Nhạc sĩ Vũ Thanh lại xao xuyến, bâng khuâng (“lời Người thu năm ấy”), “Mầu cờ thu năm ấy”). Từ mùa Thu năm 1945 ấy, trải qua gian lao, qua chiến tranh, Hà Nội “Vẫn đây, xanh trời mây”, vẫn trọn vẹn một tình yêu trong trái tim mỗi người Việt Nam, Hà Nội vẫn giữ “khuôn mặt sáng”, vẫn “duyên dáng”, vẫn giữ dáng vóc của Thủ đô một nước ngàn năm văn hiến. Có được diện mạo ấy, dáng vóc ấy, là bởi có “Em bên anh. Ta bước đi nghe lòng nghĩ suy gì. Hà Nội tim ta đó. Dặm dài trong gian khó. Vẫn ngát xanh, xanh mùa thu” (bài Hà Nội mùa Thu ). Mùa Thu Hà Hội được Nhạc sĩ Đoàn Bổng cảm nhận qua một cảnh đẹp của Hà Nội là Hồ Tây. Vào một chiều thu, Hồ Tây thật “mộng mơ”, “êm đềm”. Lúc hoàng hôn buông xuống, “trời Hồ Tây trong xanh”. Hai người yêu nhau, đứng bên nhau trong cảnh sắc ấy của Hồ Tây: “Hai chúng mình lặng im. Nỗi cô đơn vơi dần…Mơ màng trong em anh. Em dịu dàng bên anh. Anh ôm em nồng thắm”. Và, khi xa nhau, kỷ niệm ấy không bao giờ phai mờ: “Rồi từ đấy xa nhau. Bao nỗi buồn đọng lại. Trong chiều thu lắng sâu” (bài Hà Nội Thu lại về).
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có 2 bài, là: Đoản khúc Thu Hà Nội và Nhớ mùa Thu Hà Nội. Hai ca khúc, hai tâm trạng của tác giả. Trong Đoản khúc Thu Hà Nội: Trịnh Công Sơn đã tả những nét đặc trưng của tiết trời mùa thu, là: “Hà Nội mùa Thu. Hà Nội gió. Xôn xao con đường, xôn xao lá. Nhòa phố mong manh, nhòe phố mưa. Chợt nắng long lanh chợt nắng thưa”. Nhưng ông chỉ mượn cái hương sắc ấy để nói tâm trạng nhớ nhung một người con gái mà đoan chắc ông nhớ, khi ông đang ở Hà Nội trong một sớm mùa thu: “Hà Nội mùa thu tròn nỗi nhớ. Không bởi vì em hay vì em…Hồng má môi em hồng sóng xa. Vì một bàn tay không ngần ngai. Tặng hết cho tôi một phố chờ”. Đến Nhớ mùa Thu Hà Nội, Trịnh Công Sơn hoàn toàn khác. Những thứ mà ông nhớ rất cụ thể, và đều là những thứ gợi hương, sắc đặc trưng của Thu Hà Nội. Và, nói đến Thu Hà Nội nếu phải dùng sắc, dùng hương để cảm, để kể, để tả, thì không thể không tả, không nhắc đến /kể đến nó:
“cây cơm nguội vàng”,
“Cây bàng lá đỏ”,
“nằm kề bên nhau phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu”,
“mùa hoa sữa về thơm từng ngọn gió”,
“mùa cốm xanh về thơm từng ngõ nhỏ, cốm sữa vỉa hè thơm bước chân qua”,
“Hồ Tây chiều thu mặt nước vàng bay, …màn sương thương nhớ,… bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời” .
Và, trong cái hương sắc mùa thu Hà Nội ấy, mặc dù “đi giữa mọi người” giữa trời Thu Hà Nội, Trịnh Công Sơn vẫn “nhớ đến một người”. Đoan chắc, người con gái được Trịnh nhớ đến ấy không buồn, khi lòng người nghệ sĩ “Nhớ đến một người để nhớ mọi người”. Nhạc sĩ Lê Tịnh viết Thu sớm bước dạo sau khi những ca khúc viết về Mùa Thu Hà Nội đã rất nổi tiếng, rất được yêu thích, đã đi vào trái tim yêu Hà Nội của bao thế hệ rồi. Thời điểm tác giả viết ca khúc này là lúc không gian Hà Nội đã mở rộng, đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và giao thông nội đô còn nhiều điều tiếng. Song, Mùa Thu năm 2010 của Hà Nội được nhạc sĩ cảm nhận về phương diện thiên nhiên, Hà Nội vẫn giữ hương sắc mùa thu xưa, như: “sương giăng mờ hột nào rót nhỏ”, “một khung trời những vân vi chớp hé”, “từng chiếc lá tìm nhau sắc nắng mùa thu”, “cây sấu ru mùa hè vương trên áo chút gió heo may”. Và tác giả vẫn nghe thấy trong gió Thu Hà Nội của thế kỷ XXI những tiếng vọng của mùa Thu cách mạng Hà Nội xưa: “thành phố của em gươm thiêng truyền đời đời ánh lửa”, “Vào Ba Đình nắm hương thơm thắp cháy cháy hồng điều chung thủy”. Hà Nội vẫn là “Nơi suy nghĩ tóc bạc nhiều cho trăm lối đất nước đi về”. Tác giả gửi gắm niềm tin tưởng, cũng là nhắn gửi cho muôn sau: Hà Nội “Đưa chân bước nghe thì thào, xin ai chớ quên rêu phong, cho hương sắc mãi thơm đời đời”.
Thu quyến rũ đã lên hương, lên sắc, và ngất ngây tình trong những ca khúc hay nhất về Hà Nội. Dù có muôn sau, Mùa Thu Hà Nội vẫn mãi là vẻ đẹp bất tận và quyến rũ của Hà Nội.
Thu ấy chắc chắn sẽ tiếp tục cất lên thành lời, ngân lên thành nhạc để:
Hà Nội tim ta đó
Dặm dài trong gian khó
Vẫn ngát xanh, xanh Mùa Thu!.
Mùa Thu Hà Nội đã chiếm trọn cảm xúc nhiều nhạc sĩ. Trong số 100 bài hát hay nhất về Hà Nội được tuyển chọn từ hàng nghìn bài hát viết về Hà Nội, in trong Tổng tập Nghìn năm văn hiến Thăng Long (Nxb Văn hóa – Thông tin, 2009), có 16 bài viết về 4 mùa ở Hà Nội. Trong 16 bài đó, thì tên bài hát có từ “Thu” (mùa thu, đêm thu, sắc trời thu, thu sớm, thu lại về, đoản khúc thu), nghĩa là tác giả lấy Mùa Thu Hà Nội làm đối tượng thể hiện trực tiếp, có 11 bài (chiếm tỷ lệ gần 70%), chỉ có 04 bài tên bài hát có từ “Mùa Xuân”, có 01 bài hát tên bài hát có từ “Mùa Đông”, còn “Mùa Hạ” không có bài nào.
11 bài hát mà ngay từ tên bài hát có từ “Thu”, là:
1. Có một mùa Thu Hà Nội (Nhạc: Phạm Tuyên, Lời: thơ Lê Hoàng Minh);
2. Có phải em mùa Thu Hà Nội (Nhạc: Trần Quốc Lộc, Lời: thơ Tô Như Châu);
3. Đêm Thu Hà Nội (Nhạc: Lê Mây, Lời: thơ Hoàng An Hợp);
4. Em nhớ thương Hà Nội mùa Thu (Nhạc: Đỗ Dũng, Lời: thơ Chơn Huệ);
5. Một sắc trời Thu Hà Nội (Nhạc và lời: Văn Dung);
6. Thu sớm bước dạo (Nhạc và lời: Lê Tịnh);
7. Hà Nội mùa Thu (Nhạc và lời: Vũ Thanh);
8. Hà Nội Thu lại về (Nhạc: Đoàn Bổng, Lời: thơ Nguyễn Thị Hồng);
9. Tôi yêu mùa Thu Hà Nội (Nhạc và lời: Phạm Trọng Cầu)
10. Đoản khúc Thu Hà Nội (Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn);
11. Nhớ mùa Thu Hà Nội ( Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn)
Ngoài 11 ca khúc trên, trong số 100 ca khúc hay nhất viết về Hà Nội đó, tuy tên bài không có chữ “Thu”, nghĩa là mục đích của tác giả không viết trực tiếp về Mùa Thu Hà Nội, song trong nội dung bài hát viết về những sự kiện lịch sử trong đại của dân tộc, hay chỉ là sự kiện liên quan đến riêng tác giả đã diễn ra dưới trời Thu, sắc Thu của Hà Nội. Nhớ đến sự kiện ấy, tác giả không quân được hương sắc của Thu Hà Nội. Hay, mỗi khi bắt gặp hay nhớ về Thu Hà Nội, những kỷ niệm trên lại ùa về, đong đầy nỗi nhớ.
Có thể thấy điều này trong những sáng tác sau:
- Có 2 bài hát, tuy tên bài hát không có chữ “Mùa Thu”, nhưng tên bài hát có tháng nằm trong tiết Thu Hà Nội, là: Cảm xúc tháng Mười (Nhạc: Nguyễn Thành, Lời: thơ Tạ Hữu Yên); Hà Nội tháng Mười (Nhạc và lời: Xuân Giao), Tháng Mười Hà Nội (Nhạc và lời: Trương Ngọc Ninh), …Ví như bài Tháng Mười Hà Nội, Trương Ngọc Ninh đã viết những ca từ: “Tháng mười thu, phố phường thu Hà Nội. Tháng mười thu, mùa thu. Lắng nghe heo may gọi mùa thu nước xanh trong mặt hồ. Chiều xuống lá thu nhẹ rơi bồi hồi mưa thu trong tôi….”.
- Những bài không trực tiếp có tên bài hát có chữ mùa Thu, nhưng viết về một loài hoa đặc trưng của Hà Nội – hoa Sữa – loài hoa chỉ nở vào cuối Thu đầu Đông, là: Hoa sữa (Nhạc và lời Hồng Đăng), Mùa hoa sữa (Nhạc: Huy Thục, Lời: phỏng thơ Hải Như);
- Tuy tên bài hát không có tên mùa Thu, nhưng ta bắt gặp mùa Thu hoặc tiết Thu Hà Nội trong nội dung ca từ, như: Hà Nội đêm trở gió (Nhạc: Trọng Đài, Lời: Chu Lai – Trọng Đài); Hà Nội mùa vắng những cơn mưa (Nhạc: Trương Quí Hải, Lời: dựa ý thơ Bùi Thanh Tuấn);Trời Hà Nội xanh (Nhạc và lời: Văn Ký); Im lặng đêm Hà Nội (Nhạc: Phú Quang, Lời: thơ Phạm Thị Ngọc Liên); Em ơi, Hà Nội phố (Nhạc: Phú Quang, Lời: phỏng thơ Phan Vũ),.…Ví như bài Em ơi, Hà Nội phố, ta bắt gặp những ca từ nói lên hương hoa mùa Thu rất riêng của Hà Nội là: “mùi hoàng lan”, “mùi hoa sữa”; là “cây bàng mồ côi mùa đông”, là “hàng phố cũ rêu phong từng mái ngói xô nghiêng”, là “hoàng hôn trên Hồ Tây nao nao kỷ niệm”. Đó là những cảnh sắc rất Thu của Hà Nội. Tác giả yêu say đắm cảnh sắc ấy, nhân cách hóa, ví sắc Thu như một người con gái mình yêu.
Với 11 ca khúc, 11 “tuyên ngôn” về Mùa Thu Hà Nội được tác giả đặt ra ngay từ tên bài, có một điều lạ lùng, hầu hết các tác giả của những ca khúc này đều không phải là người Hà Nội. Có phải thế chăng mà Ché lan Viên viết: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở. Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”.
Trong 11 ca khúc đó, có 5 ca khúc, phần lời là thơ hoặc ý thơ của tác giả khác được nhạc sĩ phổ nhạc (là: Có một mùa Thu Hà Nội thơ Lê Hoàng Minh; Có phải em mùa Thu Hà Nội thơ Tô Như Châu; Đêm Thu Hà Nội thơ Hoàng An Hợp; Em nhớ thương Hà Nội mùa Thu thơ Chơn Huệ; Hà Nội Thu lại về thơ Nguyễn Thị Hồng). Và, trong số 11 ca khúc hay nhất viết về Mùa Thu Hà Nội ấy, Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn – một người con Xứ Huế, lại quá nửa đời người sống ở Sài Gòn (nay là TP HCM), là tác giả của 2 ca khúc là: Đoản khúc Thu Hà Nội và Nhớ mùa Thu Hà Nội. Cả hai ca khúc này, Trịnh Công Sơn là tác giả của cả phần nhạc và ca từ.
Trong số 11 ca khúc ấy, Thu sớm bước dạo là ca khúc viết muộn nhất. Theo đề tựa “Tặng Hà Nội nghìn năm của tôi”, có thể suy luận nhạc sĩ Lê Tịnh viết bài này chậm nhất là năm 2010, nhân kỷ niệm Hà Nội 1.000 năm tuổi. Mùa Thu Hà Nội chỉ có 3 tháng. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó, sắc Thu đã kịp vương vào con người và vạn vật của Hà Nội. Nhưng thế cũng đủ để các nhạc sĩ cảm nhận và mô tả Mùa Thu Hà Nội dưới muôn hình vạn trạng.
Trong Có một mùa Thu Hà Nội, Nhạc sĩ Phạm Tuyên không tập trung tả hương sắc mùa thu thế nào mà nói về một sự kiện diễn ra vào mùa thu năm 1946, cuộc chiến 60 ngày đêm của quân dân Hà Nội, về Trung đoàn Thủ đô phải tạm rút khỏi Hà Nội, sau 9 năm lại ca khúc khải hoàn về lại Thủ đô: “Vời vợi xanh năm cửa ô. Tháng mười heo may ngọn gió, lớp lớp quân về như sóng. Rung rinh màu lá cây rừng. Mắt người Hà Nội rưng rưng. Cờ sao tung bay phố cổ. Có một mùa thu như thế, thành lời bài hát không quên”.
Nhạc sĩ Trần Quang Lộc trong Có phải em mùa Thu Hà Nội đã nhân cách hóa, gọi mùa Thu Hà Nội là “em” để trò chuyện, để bày tỏ cảm xúc của mình: về mùa Thu Hà Nội xưa, với “hồn Trưng Vương sông Hát”, mùa Thu Hà Nội “mùa thu của ước mơ”.
Nhạc sĩ Lê Mây trong Đêm Thu Hà Nội, tả về một đêm mùa thu Hà Nội, bên Hồ Gươm xanh huyền thoại, nghe thu đến với đất trời, nghe lá mùa thu rơi, trong không gian êm ả, và phát hiện ra “Hương Hà Nội êm đềm, dịu dàng trong mùa hoa sữa. Đêm mùa thu đang mở cửa, đón bao câu chuyện tâm tình. Bàn chân dù muôn phương. Người đi nào nguôi quên, dáng mùa thu Hà Nội. Một Tháp Rùa lung linh quyện mây trời trong xanh. Tháp Bút nghiêng ngiêng đợi chờ”.
Hà Nội giữa mùa Thu được Nhạc sĩ Đỗ Dũng tả trong Em nhớ thương Hà Nội mùa Thu với “Không gian êm ả. Có những phố gầy giăng mắc sương mây. .. Chiều se se lạnh heo may rải lá vàng trong gió. Buông mặt nước hồ hai hàng liễu rủ. Tiếng chuông chiều ngân vang cùng với niềm tiếc nuối gợi nhớ miền mênh mang”. Tác giả nguyện “dù có chia xa hay gần gũi. Lặng mãi trong em mùa thu”.
Nhạc sĩ Văn Dung, trong một ngày Thu đi trên đường Hà Nội, ông đã nhận ra hương sắc riêng Một sắc trời Thu Hà Nội: “Hà Nội ngây ngất nắng xao động gió heo may”, nhận ra Hà Nội “ngàn năm dấu xưa còn đó, trầm mặc uy nghi Thăng Long Đông Đô. Lặng lẽ chiều Tây Hồ, Lặng lẽ từng hồi chuông bâng khuâng trong không gian”. Trong cái hương sắc mùa thu ấy, tác giả như nghe thấy tiếng hát ngày ấy, từng nhịp bước ngày ấy, nghe vọng về lời Người (Bác Hồ) nói bao thân thương; để Hà Nội hôm nay thênh thang trong gió thu. Để ta đi bên nhau vui say bao ước mơ. Để Hà Nội đẹp bao trong trang thơ”.
Nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu “yêu” mùa Thu Hà Nội, bởi Thu Hà Nội có: “mặt hồ lấp lánh như gương soi…chiếc lá mùa thu rơi làm xôn xao Hồ Gươm…bay hương cốm mới.. màn sương thu… mùa heo may về…”. Và, tác giả nhớ về “mùa thu xưa” (bài Tôi yêu mùa Thu Hà Nội).
Mỗi khi Hà Nội vào Thu, cũng như mỗi người dân Hà Nội, trong lòng Nhạc sĩ Vũ Thanh lại xao xuyến, bâng khuâng (“lời Người thu năm ấy”), “Mầu cờ thu năm ấy”). Từ mùa Thu năm 1945 ấy, trải qua gian lao, qua chiến tranh, Hà Nội “Vẫn đây, xanh trời mây”, vẫn trọn vẹn một tình yêu trong trái tim mỗi người Việt Nam, Hà Nội vẫn giữ “khuôn mặt sáng”, vẫn “duyên dáng”, vẫn giữ dáng vóc của Thủ đô một nước ngàn năm văn hiến. Có được diện mạo ấy, dáng vóc ấy, là bởi có “Em bên anh. Ta bước đi nghe lòng nghĩ suy gì. Hà Nội tim ta đó. Dặm dài trong gian khó. Vẫn ngát xanh, xanh mùa thu” (bài Hà Nội mùa Thu ). Mùa Thu Hà Hội được Nhạc sĩ Đoàn Bổng cảm nhận qua một cảnh đẹp của Hà Nội là Hồ Tây. Vào một chiều thu, Hồ Tây thật “mộng mơ”, “êm đềm”. Lúc hoàng hôn buông xuống, “trời Hồ Tây trong xanh”. Hai người yêu nhau, đứng bên nhau trong cảnh sắc ấy của Hồ Tây: “Hai chúng mình lặng im. Nỗi cô đơn vơi dần…Mơ màng trong em anh. Em dịu dàng bên anh. Anh ôm em nồng thắm”. Và, khi xa nhau, kỷ niệm ấy không bao giờ phai mờ: “Rồi từ đấy xa nhau. Bao nỗi buồn đọng lại. Trong chiều thu lắng sâu” (bài Hà Nội Thu lại về).
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có 2 bài, là: Đoản khúc Thu Hà Nội và Nhớ mùa Thu Hà Nội. Hai ca khúc, hai tâm trạng của tác giả. Trong Đoản khúc Thu Hà Nội: Trịnh Công Sơn đã tả những nét đặc trưng của tiết trời mùa thu, là: “Hà Nội mùa Thu. Hà Nội gió. Xôn xao con đường, xôn xao lá. Nhòa phố mong manh, nhòe phố mưa. Chợt nắng long lanh chợt nắng thưa”. Nhưng ông chỉ mượn cái hương sắc ấy để nói tâm trạng nhớ nhung một người con gái mà đoan chắc ông nhớ, khi ông đang ở Hà Nội trong một sớm mùa thu: “Hà Nội mùa thu tròn nỗi nhớ. Không bởi vì em hay vì em…Hồng má môi em hồng sóng xa. Vì một bàn tay không ngần ngai. Tặng hết cho tôi một phố chờ”. Đến Nhớ mùa Thu Hà Nội, Trịnh Công Sơn hoàn toàn khác. Những thứ mà ông nhớ rất cụ thể, và đều là những thứ gợi hương, sắc đặc trưng của Thu Hà Nội. Và, nói đến Thu Hà Nội nếu phải dùng sắc, dùng hương để cảm, để kể, để tả, thì không thể không tả, không nhắc đến /kể đến nó:
“cây cơm nguội vàng”,
“Cây bàng lá đỏ”,
“nằm kề bên nhau phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu”,
“mùa hoa sữa về thơm từng ngọn gió”,
“mùa cốm xanh về thơm từng ngõ nhỏ, cốm sữa vỉa hè thơm bước chân qua”,
“Hồ Tây chiều thu mặt nước vàng bay, …màn sương thương nhớ,… bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời” .
Và, trong cái hương sắc mùa thu Hà Nội ấy, mặc dù “đi giữa mọi người” giữa trời Thu Hà Nội, Trịnh Công Sơn vẫn “nhớ đến một người”. Đoan chắc, người con gái được Trịnh nhớ đến ấy không buồn, khi lòng người nghệ sĩ “Nhớ đến một người để nhớ mọi người”. Nhạc sĩ Lê Tịnh viết Thu sớm bước dạo sau khi những ca khúc viết về Mùa Thu Hà Nội đã rất nổi tiếng, rất được yêu thích, đã đi vào trái tim yêu Hà Nội của bao thế hệ rồi. Thời điểm tác giả viết ca khúc này là lúc không gian Hà Nội đã mở rộng, đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và giao thông nội đô còn nhiều điều tiếng. Song, Mùa Thu năm 2010 của Hà Nội được nhạc sĩ cảm nhận về phương diện thiên nhiên, Hà Nội vẫn giữ hương sắc mùa thu xưa, như: “sương giăng mờ hột nào rót nhỏ”, “một khung trời những vân vi chớp hé”, “từng chiếc lá tìm nhau sắc nắng mùa thu”, “cây sấu ru mùa hè vương trên áo chút gió heo may”. Và tác giả vẫn nghe thấy trong gió Thu Hà Nội của thế kỷ XXI những tiếng vọng của mùa Thu cách mạng Hà Nội xưa: “thành phố của em gươm thiêng truyền đời đời ánh lửa”, “Vào Ba Đình nắm hương thơm thắp cháy cháy hồng điều chung thủy”. Hà Nội vẫn là “Nơi suy nghĩ tóc bạc nhiều cho trăm lối đất nước đi về”. Tác giả gửi gắm niềm tin tưởng, cũng là nhắn gửi cho muôn sau: Hà Nội “Đưa chân bước nghe thì thào, xin ai chớ quên rêu phong, cho hương sắc mãi thơm đời đời”.
Thu quyến rũ đã lên hương, lên sắc, và ngất ngây tình trong những ca khúc hay nhất về Hà Nội. Dù có muôn sau, Mùa Thu Hà Nội vẫn mãi là vẻ đẹp bất tận và quyến rũ của Hà Nội.
Thu ấy chắc chắn sẽ tiếp tục cất lên thành lời, ngân lên thành nhạc để:
Hà Nội tim ta đó
Dặm dài trong gian khó
Vẫn ngát xanh, xanh Mùa Thu!.
Đêm thu Hà Nội - Phạm Việt Long - Lê Anh Dũng
Ny San
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét