Hình ảnh người phụ nữ xưa trong bài thơ
Đi vào thế giới thơ ca của
Nguyễn Bính ta bắt gặp rất nhiều những hình ảnh về mùa xuân, ngày tết và có lẽ
những người mê thơ ông đều thuộc làu những bài thơ bất hủ như Mưa
xuân, Xuân tha hương, Rượu xuân...vì nó chứa đựng cái men của ái tình muôn thuở. Nhưng nếu cũng là đề tài này mà ta bỏ quên thi phẩm Tết của mẹ
tôi thì quả là một điều thiếu sót. Tết của mẹ tôi là một
bức tranh toàn cảnh mẫu mực về đức hi sinh, chịu thương chịu khó, vất vả gian
lao và đầy phẩm hạnh của người phụ nữ Việt Nam xưa. Mỗi độ xuân về tết đến thì
nhà nhà rộn ràng, người người náo nức để chào đón những niềm vui hạnh phúc đầu
năm với nhà cửa khang trang, quần là áo lượt, rượu thịt hoa trái đủ thứ trên đời,
nhưng khi hưởng thụ những niềm vui ấy có mấy ai nghĩ đến những cái đó có từ
đâu, ai làm ra nó! Tất cả đều từ bàn tay tảo tần của người mẹ, từ cái chắt
chiu bé nhỏ của mẹ ở những ngày lam lũ mà ra. Nguyễn Bính đã thấy được và thay
ta nói lên những điều đáng kính đó.
Tết đến mẹ tôi vất vả nhiều
Mẹ tôi lo liệu đủ trăm điều
Mẹ tôi lo liệu đủ trăm điều
Đầu tiên là trang hoàng lại
nhà cửa bên ngoài cho sạch sẽ khang trang và làm những nghi thức tín ngưỡng của
dân gian làng quê xưa để mong cho cả nhà được bình an vô sự từ những ngày đầu của
năm mới
Sân gạch tường vôi người
quét lại
Vẽ cung trừ quỷ, trồng cây nêu.
Vẽ cung trừ quỷ, trồng cây nêu.
Để những ngày tết cả nhà có
được miếng ăn ngon, khách khứa đến có cái đãi đằng, chồng con nở mày nở mặt thì
người mẹ phải lo toan, tính toán từ những ngày não ngày nào
Nuôi hai con lợn tự ngày xưa
Mẹ tôi đã tính "tết thì vừa"
Trữ gạo nếp thơm, mo gói bó
Dọn nhà, dọn cửa, rửa bàn thờ.
Mẹ tôi đã tính "tết thì vừa"
Trữ gạo nếp thơm, mo gói bó
Dọn nhà, dọn cửa, rửa bàn thờ.
Những ngày càng giáp tết người
mẹ càng tất bật và vất vả hơn, phải đi chợ búa sắm sửa, lo toan từ vật chất đến
tinh thần cho chồng con
Nay là hăm tám tết rồi đây
(Tháng thiếu cho nên hụt một ngày)
Sắm sửa đồ lề về việc tết
Mẹ tôi đi chợ buổi hôm nay.
Không như mọi bận người mua quà
Chỉ mua pháo chuột và tranh gà
Cho các em tôi đứa mỗi chiếc
Dán lên khắp cột đốt ing nhà.
(Tháng thiếu cho nên hụt một ngày)
Sắm sửa đồ lề về việc tết
Mẹ tôi đi chợ buổi hôm nay.
Không như mọi bận người mua quà
Chỉ mua pháo chuột và tranh gà
Cho các em tôi đứa mỗi chiếc
Dán lên khắp cột đốt ing nhà.
Mọi thứ vật chất lo chu toàn
xong thì cũng là giờ phút thiêng liêng của đêm giao thừa đã đến, người mẹ
lại thành tâm ngồi cầu kinh cho gia đạo bình an. Quả là trong cái đức tin của
người mẹ bao giờ cũng có nhà cửa gia đình, chồng con
Suốt đêm giao thừa mẹ tôi thức
Lẫm nhẫm cầu kinh Đức Chúa Bà.
Lẫm nhẫm cầu kinh Đức Chúa Bà.
Sau sự vất vả lo toan ấy
là sự chăm sóc dạy dỗ những đứa con từ cách cư xử đến lễ nghi, hiếu thảo,
tôn kính ông bà tổ tiên. Mẹ mong cho các con lanh lợi, may mắn suốt năm, luôn
nhớ cội nhớ nguồn nội ngoại
Mẹ tôi gọi cả các em tôi
Đến bên mà dặn: "Sáng ngày mai
Các con phải dậy cho thật sớm
Đầu năm năm mới phải lanh trai
Mặc quần mặc áo lên trên nhà
Thắp hương thắp nến lễ ông bà
Chớ có cãi nhau, chớ có quấy,
Đánh đổ đánh vỡ như người ta..."
Đến bên mà dặn: "Sáng ngày mai
Các con phải dậy cho thật sớm
Đầu năm năm mới phải lanh trai
Mặc quần mặc áo lên trên nhà
Thắp hương thắp nến lễ ông bà
Chớ có cãi nhau, chớ có quấy,
Đánh đổ đánh vỡ như người ta..."
Sáng mồng một tết mẹ không
cho các con ra đường vì sợ ai đó lỡ mồm lỡ miệng quở bậy sẽ bị xui xẻo cả năm .Và
để các con mừng mẹ lì xì mở hàng cho các con mỗi đứa năm xu rưỡi. Quả thật
Nguyễn Bính rất tinh ý ở chỗ này, sao không lì xì năm xu hay sáu xu mà lại là
năm xu rưỡi! Vì mẹ lì xì cho các con ngoài mục đích để tiêu xài còn có ý
nghĩa là lấy hên nữa, cái rưỡi ấy mang một ý nghĩa tượng trưng cho sự thừa
thãi, phong phú, dồi dào về vật chất cũng như may mắn cho các đứa con.
Sáng nay mồng một sớm tinh
sương
Mẹ tôi cấm chúng tôi ra đường
Mở hàng mỗi đứa năm xu rưỡi
Rửa mặt hoa mùi nước đượm hương
Mẹ tôi cấm chúng tôi ra đường
Mở hàng mỗi đứa năm xu rưỡi
Rửa mặt hoa mùi nước đượm hương
Tấm lòng người mẹ không những
thương yêu, chăm sóc cho những thành viên hiện hữu trong gia đình mà còn thành
kính mà còn mong muốn sự hiển linh của ông bà tổ tiên về ăn tết vui vẻ với con
cháu. Sự sum họp, chan hòa giữa người đã khuất và người còn đây
Mẹ tôi thắt lại chiếc khăn sồi
Rón rén lên bàn thờ ông tôi
Đôi mắt người trông thành kính quá
Ngước xem hương cháy đến đâu rồi.
Rón rén lên bàn thờ ông tôi
Đôi mắt người trông thành kính quá
Ngước xem hương cháy đến đâu rồi.
Hương cháy trọn cây, tàn vẫn
không đổ là ông bà chứng giám. Nếu ngày tư ngày tết vong linh ông bà cũng về
vui vầy chứng giám cùng con cháu thì quả là hạnh phúc. Đó cũng chính là phong tục,
tín ngưỡng cổ truyền của dân tộc ta.... Từ đầu bài thơ đến giờ chúng ta chỉ thấy
toàn sự lo toan khổ cực của người mẹ mà không thấy người được hưởng gì về cái
hương vị của tết cả. Thật tình mà nói ngày trước cứ mỗi lần lễ lộc tết nhứt thì
là mỗi lần người phụ nữ phải thêm phần vất vả, chứ có sướng vui gì. Nếu có sướng
vui chăng cũng chẳng qua là vui lây từ chồng con mà thôi, họa hằng có được vui
thì cũng rất ngắn ngủi
Mẹ tôi uống hết một cốc rượu
Mặt người đỏ tía vì hơi men
Người rủ cô tôi đánh tam cúc
Cười ầm tốt đỏ đè tốt đen.
Mặt người đỏ tía vì hơi men
Người rủ cô tôi đánh tam cúc
Cười ầm tốt đỏ đè tốt đen.
Ba ngày tết thoáng chốc đã
qua, sự mệt nhọc kia chưa hết thì người mẹ lại tiếp tục với cuộc sống
"Đầu tắt mặt tối nuôi chồng con".... Cũng như Đường về quê mẹ của
Đoàn Văn Cừ, hình ảnh người phụ nữ trong Tết của mẹ tôi là một điển
hình mẫu mực. Một người mẹ sớm hôm tần tảo, quán xuyến mọi công việc nhỏ lớn
trong gia đình, hết lòng chăm sóc chồng con, hiếu thảo tôn kính đối với ông bà
tổ tiên, cha mẹ đôi bên và đặc biệt giữ gìn, dạy dỗ con cái theo thuần phong mỹ
tục của dân tộc. Người mẹ ở đây không những đẹp về phẩm hạnh mà còn đẹp một
cách giòn giã trong cách nhìn của con cái, một người mẹ mẫu mực.
Nguyễn Bính là một nhà thơ bất
hạnh, mẹ ông mất khi ông mới lọt lòng. Có thể ông không bao giờ thấy được mặt
mũi vóc dáng người mẹ đáng kính của mình, nhưng thông qua những gì của
dòng họ kể lại cùng với trái tim đầy mẫn cảm ông đã xây dựng lại hình ảnh người
mẹ đẹp đẽ, đáng tôn kính vô bờ bến. Người mẹ ấy không chỉ của riêng ông mà là
biểu tượng ngàn đời của dân tộc Việt. Người phụ nữ Việt Nam là vậy, vui thì vui
chung nhưng cực khổ thì riêng mình gánh chịu, không một tiếng thở than. Thi sỹ
Nguyễn Bính là một người chẳng những rất tài hoa mà còn là một người lưu giữ hồn
xưa của đất nước, ông đã thay ta nói lên cái tưởng như rất đỗi bình thường
nhưng lại vô cùng vĩ đại. Ngày nay xã hội đã phát triển hơn, cuộc sống của nhiều
người đã khá giả hơn và không vất vả như trước, nhưng ta hãy mở rộng tâm
hồn mà nhìn đâu đó quanh ta thật kỹ thì ta vẫn thấy hình ảnh cái Tết của mẹ
tôi cũng mênh mang trong xa vắng ngậm ngùi. Chúng tôi không dám luận nhiều
hơn, chỉ xin cúi đầu thán phục:
Cô gái Việt Nam ơi!
Nếu chữ hi sinh có ở đời
Tôi sẽ nạm vàng muôn khổ cực
Cho lòng cô gái Việt Nam tươi.
(Hồ Dzếnh).
Nếu chữ hi sinh có ở đời
Tôi sẽ nạm vàng muôn khổ cực
Cho lòng cô gái Việt Nam tươi.
(Hồ Dzếnh).
Đào Thái Sơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét