Một số thành ngữ thông dụng có nguồn gốc
Thành ngữ là những cụm từ cố
định, nó có giá trị tương đương với từ. Khi đưa vào lời ăn tiếng nói hằng ngày
hoặc đệm vào văn chương khi viết lách ta thường sử dụng các thành ngữ ấy một
cách nguyên xi hoặc sáng tạo chút ít để tạo ra những giá trị tu từ nhất định ,
làm tăng vẻ hàm xúc, gợi hình ảnh cho câu văn, gây ấn tượng cho người đọc người
nghe, làm cho lời ăn tiếng nói trở nên sâu sắc...Và như hầu hết mỗi con người
chúng ta khi giao tiếp ít nhiều đều sử dụng các thành ngữ dù vô tình hay hữu ý.
Vì vậy việc hiểu nghĩa các thành ngữ một cách đúng đắn để lời văn khi giao tiếp
có hiệu quả nhất định cũng là một việc không thể thiếu của chúng ta. Có thể nói
kho tàng thành ngữ rất đồ sộ, nó rất phong phú về ý nghĩa, rất đa dạng về cấu tạo
và nó cũng xuất phát từ nhiều nguồn gốc khác nhau. Trong bài viết ngắn này
chúng tôi xin giới thiệu một số thành ngữ thông dụng có nguồn gốc xuất
phát từ những bài thơ độc đáo.
Thanh mai trúc mã (thanh
mai là trái mai xanh, trúc mã là ngựa trúc) thành ngữ này dùng để chỉ sự đẹp
đôi hoặc duyên nợ lứa đôi và nó có nguồn gốc từ bài Trường Can hành ( Xóm trường
Can )của Lý Bạch. Bài thơ có 30 câu , có thể nói là một thiên diễm tình ( Khi
tóc vừa buông trán /Hái hoa trước cổng chơi /Chàng cưỡi ngựa tre đến/Quanh giường
tung trái mai /Trường Can cùng chung xóm /Cả hai đều thơ ngây/Mười bốn, về làm
vợ /Thiếp còn e lệ hoài /Cúi đầu vào vách tối, /Gọi mãi, chẳng buồn quay /Mười
lăm, mới hết thẹn /Thề cát bụi không rời /Bền vững lòng son sắt /Há lên Vọng
phu đài /Mười sáu, chàng đi xa /Cù Đường, Diễm Dự đôi /Tháng năm không đến được
/Vượn buồn kêu trên trời /Trước cổng vết chân cũ /Rêu xanh mọc um đầy /Rêu nhiều
không quét hết /Gió thổi, lá vàng rơi /Tháng tám bươm bướm vàng /Trên cỏ vườn
bay đôi /Cảnh ấy đau lòng thiếp /Má hồng buồn phôi pha /Khi chàng xuống Tam Ba
/Nhớ gởi thư về nhà /Thiếp sẽ mau đi đón /Đến thẳng Trường Phong Sa ). Nếu hiểu
thành ngữ này ở phạm vi 6 câu thơ đầu thì chỉ là sự quấn quýt, gần gũi vô tư của
con trai và con gái lúc còn thơ trẻ. Nếu ta liên hệ với 24 câu còn lại thì ta
hiểu đó là một mối tình nồng nàng, lâm ly, gắn bó đáng trân trọng.
Sư tử Hà Đông, một
thành ngữ khá thông dụng dùng để chỉ người đàn bà hay ghen tuông ,hung hãn,
đanh đá, ăn hiếp chồng, có lai lịch từ một bài thơ của Tô Đông Pha như sau:
Long Khâu cư sỹ diệc khả
liên
Đàm không thuyết hữu dạ bất miên
Hốt văn Hà Đông sư tử hống
Trụ trượng lạc thủ tâm mang nhiên
(Thật đáng thương cho Long Khâu cư sỹ, miệng nói không nói có đêm ngủ không được, chợt nghe tiếng gầm rú của sư tử Hà Đông, gậy văng ra khỏi tay tâm thần hoảng loạn).
Đàm không thuyết hữu dạ bất miên
Hốt văn Hà Đông sư tử hống
Trụ trượng lạc thủ tâm mang nhiên
(Thật đáng thương cho Long Khâu cư sỹ, miệng nói không nói có đêm ngủ không được, chợt nghe tiếng gầm rú của sư tử Hà Đông, gậy văng ra khỏi tay tâm thần hoảng loạn).
Long Khâu cư sỹ chính
là Trần Tháo, có vợ là Liễu thị, một hôm ông thết đãi tiệc có ca kỹ đàn hát cho
khách nghe, vợ ông nổi cơm tam bành lấy gậy đập vào tường, la hét om sòm làm
khách bỏ về hết. Chính vì vậy mà mà Tô Đông Pha mới là thơ trêu ghẹo ông. Trần
Tháo là cư sỹ, sư tử hống là một ẩn dụ mà kinh Phật dùng để chỉ tiếng thuyết
pháp đầy uy nghiêm của Đức Phật để ám chỉ sự la hét của Liễu thị. Thật là độc
đáo!
Gương vỡ lại lành ( phá
cảnh trùng viên) một thành ngữ nói lên cảnh vợ chồng đã tan rã mà lại được sum
họp, đoàn viên. Thành ngữ này xuất phát từ một bài thơ của Từ Đức Ngôn, một phò
mã nước Trần .
Cảnh dữ nhân câu khứ
Cảnh quy nhân vị quy
Vô phục Hằng Nga ảnh
Không lưu minh nguyệt huy.
(người đi thì gương cũng đi, người về nhưng gương chưa về, bóng Hằng Nga đâu sao chẳng thấy, chỉ thấy ánh trăng mà thôi)
Cảnh quy nhân vị quy
Vô phục Hằng Nga ảnh
Không lưu minh nguyệt huy.
(người đi thì gương cũng đi, người về nhưng gương chưa về, bóng Hằng Nga đâu sao chẳng thấy, chỉ thấy ánh trăng mà thôi)
Vốn công chúa nước Trần tên
là Lạc Xương, vợ của Từ Đức Ngôn, khi nước nhà tan rã hai vợ chồng chạy nạn.
Trước khi chia tay, công chúa đập tấm gương soi làm hai mảnh, mỗi người giữ một
mảnh, hẹn đến ngày thượng nguyên đem ra chợ Trường An bán để làm dấu hiệu tìm
nhau. Phò mã chạy thoát còn công chúa thì bị Việt công bắt ép làm vợ. Tới đúng
ngày rằm tháng giêng, Đức Ngôn đem gương ra chợ bán để tìm vợ và chàng thấy
cũng có một người bán gương như mình. Đồng thời ghép thử hai mảnh gương vỡ thì
vừa khít với nhau, chàng bèn làm bài thơ trên nhờ người bán gương đem về cho vợ.
Công chúa Lạc Xương đọc thơ khóc nức nở. Việt công biết chuyện bèn trả vợ lại
cho chàng. Vợ chồng đoàn tụ. Quả là gương vỡ lại lành.
Vật đổi sao dời (vật
hoán tinh di) một thành ngữ dùng để chỉ sự thay đổi to lớn cảnh vật có nguồn gốc
từ bài Đằng Vương cát nổi tiếng của Vương Bột
Đằng Vương cao các lâm giang
chử
Bội ngọc minh loan bãi ca vũ
Họa đống triêu phi Nam phố vân
Chu liêm mộ quyển Tây sơn vũ
Nhàn vân đạm ảnh nhật du du
Vật hoán tinh di kỷ độ thu
Các trung đế tử kim hà tại?
Hạm ngoại Trường Giang không tự lưu.
(Gác Đằng Vương đứng cao ngất bên bờ sông, ngày nay không còn nghe tiếng tiếng ngọc vàng rung của những người ca vũ nữa, những cột lớn vẽ mây như mây Nam phố lúc buổi sáng, những bức rèm cuộn lên như những trận mưa chiều ở vùng núi Tây sơn. Bóng mây trên mặt đầm trôi đi mãi, vật đổi sao dời đã biết bao mùa thu rồi, các bậc vương tôn ngày xưa ở trong gác này giờ ở nơi đâu, ngoài hiên sông Trường giang cứ trôi đi).
Bội ngọc minh loan bãi ca vũ
Họa đống triêu phi Nam phố vân
Chu liêm mộ quyển Tây sơn vũ
Nhàn vân đạm ảnh nhật du du
Vật hoán tinh di kỷ độ thu
Các trung đế tử kim hà tại?
Hạm ngoại Trường Giang không tự lưu.
(Gác Đằng Vương đứng cao ngất bên bờ sông, ngày nay không còn nghe tiếng tiếng ngọc vàng rung của những người ca vũ nữa, những cột lớn vẽ mây như mây Nam phố lúc buổi sáng, những bức rèm cuộn lên như những trận mưa chiều ở vùng núi Tây sơn. Bóng mây trên mặt đầm trôi đi mãi, vật đổi sao dời đã biết bao mùa thu rồi, các bậc vương tôn ngày xưa ở trong gác này giờ ở nơi đâu, ngoài hiên sông Trường giang cứ trôi đi).
Nếu suy ngẫm kỹ bài thơ này
ta sẽ hiểu sâu sắc hơn thành ngữ trên, một thành ngữ gợi nhiều góc độ tâm trạng
hoài cổ, bâng khuâng, thương tiếc một cái gì đẹp đẽ đã qua.
Người đầu sông kẻ cuối sông,
thành ngữ này dùng để chỉ sự cách trở xa xôi của hai người và có nguồn gốc từ một
bài thơ tương truyền là của Lý Sanh, một người con trai đời nhà Châu, yêu người
con gái là Dương Y, sau đó phải xa nhau.
Nhân đạo Tương Giang thâm
Nhân đạo Tương Giang thâm
Vị để tương tư bạn
Giang thâm chung hữu để
Tương tư vô biên ngạn
Quân tại Tương Giang đầu
Thiếp tại Tương Giang vỹ
Tương tư bất tương kiến
Đồng ẩm Tương Giang thủy
(người bảo sông Tương sâu, nhưng chưa sâu bằng lòng thương nhớ, sông sâu còn có đáy, lòng thương nhớ thì không có bến bờ, chàng ở đầu sông Tương, thiếp ở cuối sông Tương, nhớ nhau mà không thấy nhau, cùng uống nước sông Tương)
Giang thâm chung hữu để
Tương tư vô biên ngạn
Quân tại Tương Giang đầu
Thiếp tại Tương Giang vỹ
Tương tư bất tương kiến
Đồng ẩm Tương Giang thủy
(người bảo sông Tương sâu, nhưng chưa sâu bằng lòng thương nhớ, sông sâu còn có đáy, lòng thương nhớ thì không có bến bờ, chàng ở đầu sông Tương, thiếp ở cuối sông Tương, nhớ nhau mà không thấy nhau, cùng uống nước sông Tương)
Thành ngữ này chẳng những
chỉ sự cách trở bởi không gian mà còn nói lên được cái hoàn cảnh trớ trêu
của hai kẻ yêu nhau mà phải xa nhau vì một lý do nào đó, một nỗi ưu hoài vạn kiếp
của thế thái nhân sinh.
Một đi không trở lại (nhất khứ bất phục phản), thành ngữ này nói lên sự mất mát vĩnh viễn, không thể
tìm thấy lại được và nó có xuất xứ từ bài Hoàng Hạc lâu bất hủ của Thôi Hiệu.
Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc
khứ
Thử địa không dư Hoàng hạc lâu
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản
Bạch vân thiên tải không du du
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu
Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
(Người xưa đã cỡi hạc vàng bay đi mất, chỉ còn trơ lại Lầu Hoàng hạc tại mảnh đất này. Hạc vàng một đi không trở lại, ngàn năm mây trắng vẫn bay dằng dặc, hàng cây đất Hán Dương rực rỡ bên dòng sông tạnh, cỏ thơm bãi Anh Vũ vẫn tốt tươi. Lúc trời chiều đứng trông về làng cũ tự hỏi : Quê hương ở chốn nào? Khói sóng mịt mờ trên sông nước Khiến cho người nổi mối ưu sầu) .
Thử địa không dư Hoàng hạc lâu
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản
Bạch vân thiên tải không du du
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu
Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
(Người xưa đã cỡi hạc vàng bay đi mất, chỉ còn trơ lại Lầu Hoàng hạc tại mảnh đất này. Hạc vàng một đi không trở lại, ngàn năm mây trắng vẫn bay dằng dặc, hàng cây đất Hán Dương rực rỡ bên dòng sông tạnh, cỏ thơm bãi Anh Vũ vẫn tốt tươi. Lúc trời chiều đứng trông về làng cũ tự hỏi : Quê hương ở chốn nào? Khói sóng mịt mờ trên sông nước Khiến cho người nổi mối ưu sầu) .
Nếu hiểu được bài thơ trên
thì ta thấy thành ngữ Một đi không trở lại không đơn thuần chỉ là sự
lên sự mất mát vĩnh viễn, không thể tìm thấy lại được mà nó còn nói lên tâm trạng
cảm hoài trước quy luật của trần hoàn tạo vật là không có gì tồn tại mãi
mãi.....
Nói chung thành ngữ là một dạng
sản phẩm đặc biệt của ngôn ngữ do con người tạo ra và tồn tại ở nhiều dạng thức
khác nhau nhưng có một tác dụng chung nhất đó là làm cho ngôn ngữ giao tiếp
thêm sinh động, giàu hình ảnh, lời nói trở nên đẹp đẽ, sâu sắc. Thành ngữ có
nhiều nguồn gốc xuất xứ khác nhau như từ một câu danh ngôn, từ một câu chuyện,
một điển tích hay từ một bài thơ. Hiểu được thành ngữ một cách chính xác và đầy
đủ không phải là chuyện dễ, đặc biệt là việc truy nguyên nguồn gốc của nó.
Chính vì vậy khi giao tiếp cần phải sử dụng đúng chỗ, đúng lúc, phù hợp với
văn cảnh thì tính thuyết phục sẽ cao hơn. Như chúng tôi đã trình bày ở trên có
rất nhiều thành ngữ ngữ mà chính nó là một phần tinh thần của những bài thơ, nếu
ta sử dụng các thành ngữ này mà ta lại hiểu được ý nghĩa của bài thơ mà được
coi là xuất xứ của nó thì chẳng những làm phong phú, chính xác thêm trong ngôn
ngữ giao tiếp mà còn thấy thú vị hơn nhiều.
Đào Thái Sơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét