Nhan sắc mùa xuân
Chị Hạnh vùng vằng, đứng dậy bỏ đi xuống nhà dưới. Con nhỏ
Lan ngơ ngác, trố mắt nhìn tôi. Nó không hiểu "mô tê" chi hết:
"Sao chị Hạnh giận tụi mình ha". Tôi cười: "Không có sao
đâu". Rồi tôi chuẩn bị thay quần áo để đi chợ tết với Lan. Khi tôi nói vọng
ra sau: "Chị Hạnh ơi ,em đi nghen" thì không nghe tiếng trả lời.
Còn mấy ngày nữa là tết, không khí tết đã tràn khắp cùng thôn xóm, nấy lần
tôi rủ chị Hạnh đi chơi chung với tôi và bè bạn mà chị nhất định không đi. Chị
nói: "Thôi tụi mi đi đi, tao mà đi đâu, chỉ tội làm chật chân tụi
bây". Rồi chị lại đi lo công việc của mình.
|
Chị Hạnh là bà con xa của tôi, chị về ở với gia đình tôi từ
ngày còn nhỏ. Nghe nói, quê chị Ở Huế, sau một trận lụt, người dân làng quê chị
đều lên đường tha phương cầu thực - cha mẹ chị cũng đã qua đời trong trận lụt ấy.
Mẹ đem chị về nuôi, coi chị như con ruột, tất nhiên tôi coi chị cũng như người
chị ruột của mình. Chị Hạnh đẹp, mà lạ kỳ chưa, dường như cô gái Huế nào cũng đẹp
và hiền dịu. Tuy nhiên, bên cạnh sự hiền thục ấy, thì trong cơn thiên tai, chị
đã bị tai nạn khiến cho chân trái của chị bị thương, không còn nguyên vẹn - chị
đi đứng không còn bình thường cho nên chị luôn mang đầy mặc cảm. Hiếm hoi lắm
chị Hạnh mới bước ra khỏi nhà. Chị nói: "Tao mà đi ra đường , cái chân cà
thọt chỉ chọc chúng nó cười"...
Đối với tôi, những buồn vui của mình gần như chỉ có chị Hạnh
để chia sẽ, chị dạy cho tôi biết bao nhiêu điều. Khi thấy tôi nghịch ngợm lấy hộp
phấn trang điểm của chị ra ngồi trước gương, chị nói:
- Đừng vội tô son lên mình làm chi vội Lệ ạ. Người ta chỉ tô
son khi đời có quá nhiều nỗi buồn.
Tôi cười:
Tôi cười:
- Em cũng hay buồn, bộ chị không thấy a?
- Một kiểu buồn con nít mà nói làm chi.
Mỗi năm, cứ vào những ngày cận tết thì chị Hạnh lại leo lên
con tàu Thống Nhất để về lại Huế. Chị nói, không thể để cho mồ mả cha mẹ thiếu
khói nhang - Làm con cái mà để như vậy là tội bất hiếu. Nhưng năm nay chị sẽ
không về Huế nữa vì mùa hè vừa rồi chị đã bốc mộ Ông bà đem về thờ trong một
ngôi chùa. Tết mà có chị Hạnh ở lại, tôi sẽ nhàn hạ hơn nhiều, không phải lo đủ
mọi chuyện linh tinh như những cái tết trước. Chị Hạnh quả thật là một người
con gái đảm đang và tháo vác việc nhà - mảnh đất trước sân nhà bao nhiêu năm bỏ
trống, giờ đây không biết chị vun xới tìm giống như thế nào mà giờ đây ở đó đã
trở thành một vườn hoa cúc trắng xinh đẹp. Tôi không hiểu tại sao chị không trồng
xen một thứ cỏ cây nào khác. Có một hôm tôi nghịch ngợm đem về những bông hoa
mười giờ, lén trồng viền chung quanh những khóm cúc trắng của chi Hôm sau chị
đã nhổ những bông hoa mười giờ ném ra đường, cằn nhằn: "Tao ghét cái thứ
hoa sớm nở tối tàn này lắm".
Vậy đó, thế giới của chị Hạnh và thế giới của tôi là hai thế
giới hoàn toàn khác nhau. Tôi dạo phố với những con đường mỗi mùa thay đổi. Chị
Hạnh trầm tư bên những khóm hoa cúc trắng của mình. Tôi ồn ào cười nói và nhạy
cảm với bao chuyện rất lẩm cẩm trong thế giới riêng mình. Chị Hạnh thì giấu kín
những tình cảm riêng tư.
Đôi lúc tôi hỏi chị: "Chị Hạnh ơi, chị yêu ai bao giờ
chưa?". Chị Hạnh lắc đầu: "Ai mà dám yêu cái con đi cà thọt?!".
Lòng chị mang đầy những mặc cảm. Những khi buồn, khuôn mặt chị càng hiện rõ. Có
thể vì không muốn buồn một mình mà chị Hạnh đã không về Huế ăn tết.
Nhỏ Lan rỉ tai tôi: "Mày có thấy chị Hạnh đẹp không?". Tôi nhìn nó: "Mắc mơ gì mày". "Mấy ngày tết chị Hạnh có đi đâu không?". "Không". "Tao có cách này.". Tôi trừng mắt nhìn nó: "Mày đừng có giỡn ". "Tao có giỡn đâu, tao thấy thương chị Hạnh quá".
Nhỏ Lan rỉ tai tôi: "Mày có thấy chị Hạnh đẹp không?". Tôi nhìn nó: "Mắc mơ gì mày". "Mấy ngày tết chị Hạnh có đi đâu không?". "Không". "Tao có cách này.". Tôi trừng mắt nhìn nó: "Mày đừng có giỡn ". "Tao có giỡn đâu, tao thấy thương chị Hạnh quá".
Mùa xuân tàn phai nhanh, không phải ở trên ngọn cây, cũng
không phải bởi lá non đã già. Mà mùa xuân đã lẳng lặng rụng những cánh hoa mai
cắm trong phòng khách. Giờ đây, cành mai xinh đẹp hôm nào lại trở thành một
nhánh cây khô, thật tội nghiệp.
Vườn hoa cúc của chị Hạnh thì không cần biết mùa xuân đã đi
qua hay còn ở lại, vẫn thản nhiên nở những bông hoa trắng xinh đẹp dưới bàn tay
chăm sóc của chị Hạnh. Hàng này, chị Hạnh càng chăm sóc những bông hoa của mình
kỹ càng hơn. Điều bí ẩn của chị, chị không tiết lộ cho tôi - đó là thỉnh thoảng
chị lại nhận được một lá thư của một người giấu mặt. Có lần, khi thấy bóng tôi,
chị đã vội vàng giấu lá thư ra phía sau lưng.
Chị Hạnh không hề biết đó là những lá thư do nhỏ Lan soạn thảo
ra. Chị cất tất cả trong một chiếc hộp sắt tây cũ, khi còn một mình thì chị lại
mở ra đọc.
Tôi không biết nhỏ Lan viết gì trong đó. Đến trường nó lại hỏi
thăm: "Chị Hạnh hết buồn chưa hở Lể". Tôi trừng mắt nhìn nó:
"Đùa vừa thôi".
Cứ thế, những lá thư gởi tới đều đặn. Những bông cúc cũ tàn lụi,
chị Hạnh lại trồng thêm những bông cúc mới.
Mùa xuân lại sắp sửa trở về.
Những ngày cuối năm chị Hạnh lại tất bật với công việc của
mình. Thỉnh thoảng tôi lại thấy chị ngồi thừ người nhìn ra đường phố. Chị ngóng
những chuyến xe thư. Trò chơi của nhỏ Lan đã gieo vào lòng chị một điều không tả
nổi.
Một hôm chị hỏi tôi:
- Lệ, em có biết đường X. không?
- Có gì không chị Hạnh?
- Chị muốn em đem đến đó giùm chị một lá thư.
Đường X và cái địa chỉ bí ẩn do nhỏ Lan mượn để viết. Tôi
quýnh quáng:
- Sao chị không gởi qua bưu điện?
Chị thở dài:
- Ờ, có lẽ một người có đôi chân không bình thường như chị
thì ai ngó ngàng tới.
Rồi chị bảo tôi chở chị ra phố. Nắng cuối năm dịu mềm và long
lanh những sắc lá trên đường phố. Chị bảo tôi chờ ngang phố X, chị bảo đi chậm
lại. Chị ngoái nhìn vào trong. Rồi chị bảo đạp xe qua. Tim tôi như thắt lại vì
điều gian dối của mình.
Ba mươi tết thì chị ngã bệnh. Vườn hoa cúc trắng không người
chăm sóc cũng héo tàn theo chị. Tự dưng tôi lại dạp xe đến phố X. - ngôi nhà
chìm khuất trong những cụm hoa tigôn hồng nhạt.
Tôi gõ cửa, một người đàn ông xuất hiện:
- Cô bé kiếm ai vậy?
- Ông ơi, chị Hạnh.
Tôi không hiểu mình đã nói với ông ta những gì. Ai lại rảnh
rang trong chiều ba mươi tết đẻ làm một chuyện tào lao?
Cơn đau đánh gục chị Hạnh một cách nhanh chóng. Khi buổi sáng
bắt đầu, chị lại bảo tôi mở rộng cửa sổ để chị có thể nhình rỏ con đường. Lúc đầu
tôi tưởng chị muốn mở rộng cửa cho thoáng mát, rồi tôi chợt hiểu khi người đưa
thư lại lặng lẽ đạp xe qua không dừng lại. Chị Hạnh đợi một lá thư không bao giờ
gởi tới.
Cho đến một buổi chiều, khi tôi vừa bước về nơi đầu ngỏ đã
thoáng nghe tiếng chị Hạnh cười nói giòn tan. Trên bàn là một bó hoa cúc trắng.
Tôi cúi chào người đàn ông đang nói chuyện với chị. Trong ánh
sáng mờ mờ, tôi chợt nhận ra người đàn ông của ngôi nhà X.
Tôi đứng ngồi không yên, cho đến khi người đàn ông từ giã chị
ra về. Tôi chặn ông ta ngay đầu ngõ:
- Cô bé đó à, tôi đã tới theo lời yêu cầu của cô.
Tôi ấp úng:
- Nhưng chị Hạnh bị... bị... đôi chân.
- Tôi lại nghĩ khác, chị cô là một người chị tuyệt vời.
- Đừng làm cho chị tuyệt vọng.
Tại sao tôi lại nói với ông ta điều đó. Có lẽ vì tôi sợ trái
tim chị Hạnh tan nát?
Tôi trở vào nhà. Chị Hạnh đã cắm những đóa hoa cúc trắng vào
trong chiếc lọ... Chị đang châm lửa đốt những lá thư. Ngọn lửa cháy bùng lên từng
chập. Tôi im lặng đứng nhìn. Cho đến khi đốt đến lá thư cuối cùng, chị nói:
- Chị biết hết rồi, Lê.
Tôi chưa biết mở lời như thế nào thì chị nói tiếp:
- Chợ tết có còn bán không? Em cho chị đi với nha?
Gương mặt chị rạng rỡ hẳn ra. Và trên bàn nơi góc phòng của
chị, tôi đã thấy chị cắm một lọ hoa cúc trắng. Mùa xuân đang bắt đầu có phải?.
Khuê Việt Trường
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét